Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

“Điểm danh” những nẻo ăn chơi đất Đà thành | Xã hội | Báo Dân Việt

Nếu đem so sánh với nhiều thành phố lớn khác trên cả nước thì Đà Nẵng là đô thị không mấy tai tiếng về nạn chơi bời, ma túy, mại dâm... Nói thế, không có nghĩa là ở Đà Nẵng các loại hình tệ nạn này đã được xóa trắng. Nó vẫn có, vẫn âm ỉ tồn tại, nhưng không nhóm họp thành những "tụ điểm lớn" làm chướng tai gai mắt bàn dân thiên hạ, và tất nhiên hoạt động của các loại hình tệ nạn này ở Đà Nẵng cũng được tổ chức theo các chiêu thức dè dặt hơn, kín đáo hơn so với nhiều nơi khác... Để có tư liệu cho bài viết này, tôi đã có nhiều đêm lang thang qua từng góc phố, lặng lẽ quan sát, lặng lẽ chứng kiến những cuộc ngã giá bán mua...

 

Đêm đêm, dưới ánh đèn đường, trên một vài con phố ở Đà Nẵng, vẫn có những "bóng hồng bé nhỏ", đứng thu mình bên cột điện hay những gốc cây với vẻ mặt dáo dác, săn tìm khách.

 

Điểm đầu tiên tôi chọn để đến là đoạn đường đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi và cầu Trần Thị Lý. Ở đây, hàng đêm có đến hơn chục chị em chực chờ đợi khách. Chưa kịp tấp xe vào lề đường, ngay lập tức, một cô nàng từ sau... Cột điện bước ra, vẻ mặt hồ hởi... "Anh ơi! Dzô đây nè...".

 

Sau màn “tiếp thị với các “barem” giá cả là màn giới thiệu... Bãi đáp. Nào là, các quán cà phê đèn mờ ở những ngóc ngách thành phố, những khu nhà đang được xây dựng dở dang, bãi biển, rồi những khu nhà trọ rẻ tiền... Ngay lúc đó, có mấy chàng thanh niên đã nhậu xỉn, loạng choạng tấp xe vào quát mắng inh ỏi... Để tìm một gái bán hoa tên L nào đó vì đã móc túi của một người trong đám bạn của họ khi đang 'mây mưa" ở một nhà trọ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

 

Bỏ lại phía sau "một khoảng trời son phấn", tôi lại dông xe về phía đường Nguyễn Văn Linh (đoạn ngay trước Bưu điện) nơi đêm đêm vẫn thường có 5 - 6 bóng hồng chọn làm đất kiếm ăn. Nơi đây từ lâu đã được ví như một chợ tình lộ thiên. Chỉ cần khi màn đêm buông xuống, mặc kệ dòng người vẫn tất tả ngược xuôi, học sinh tan trường sau những giờ học ban đêm, phía bên kia đường các cửa hiệu đèn vẫn đang bật sáng... Thì cũng là lúc gái ăn sương mặt mày son phấn, kẻ đứng, người ngồi, cười nói ngả ngớn trên vỉa hè mời gọi khách mua vui.

 

Giả dạng một gã nhà quê ra thành phố kiếm sống bằng nghề xe ôm, tôi đã có một đêm tận mục sở thị những cảnh bán mua phẩm giá buồn thương đến tê lòng.

 

22 giờ, tôi rời góc phố trên đường Nguyễn Văn Linh sang đoạn đường Điện Biên Phủ (đoạn trước bến xe cũ); đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn gần với đường 30-4); đầu cầu Tuyên Sơn; trên đường Nguyễn Lương Bằng hay khu vực ngã ba Huế... Đêm về khuya, những con đường dần thưa vắng người. Chỉ còn le lói bên đường mấy cái bóng đèn bán hột vịt lộn, và đó cũng là nơi dừng chân lót dạ của những cô gái làng chơi.

 

Ở Đà Nẵng, các cô gái chân dài làm nghề bán thân nuôi miệng thường thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Có cô thuê nhà ở một mình để che đậy hành tung của mình, nhưng cũng có nhiều cô tụ tập lại thuê nhà ở chung. Cứ thế, người vào nghề trước giới thiệu cho người vào nghề sau những địa chỉ… để làm ăn.

 

Qua nhiều cách tiếp thị, số điện thoại cầm tay của các cô nhanh chóng được các chủ quán karaoke, nhân viên lễ tân và chủ các khách sạn lưu vào bộ nhớ. Mỗi khi  khách có nhu cầu… là ngay lập tức các cô được điều đến để phục vụ từ A tới Z. Có nơi thì khách mua dâm tại chỗ, nhưng đa số là sau khi nhậu, sau khi hát, mỗi khách tự chọn cho mình một em vừa ý rồi hẹn hò đến nhà nghỉ hay khách sạn nào đó để mây mưa…

 

Đ - người đã cùng tôi rong ruổi suốt hành trình đến những điểm ăn chơi ở Đà Nẵng để "mục sở thị" là một tay khá sành sỏi. Đ bảo: Đà Nẵng bây giờ nhiều gái gọi lắm, loại nào cũng có cả, giá cả cho một lần phục vụ từ A tới Z là từ 200 nghìn cho đến cả triệu, tùy vào cung cách phục vụ và nhan sắc của các em...

 

Một khi có nhu cầu tìm em út tâm sự, giải sầu, nếu không có số điện thoại thì cứ vào các quán karaoke, nhà nghỉ, khách sạn... Đánh tiếng là được phục vụ ngay... Rồi cứ thế, số điện thoại được chuyển từ người này đến người khác.

 

Đà Nẵng bây giờ còn có một mô hình mại dâm trá hình ăn theo các dịch vụ xông hơi, massage. Cứ khách sạn mọc đến đâu là dịch massage chạy theo đến đó. Đối với những dịch vụ này, thoạt trông thì có vẻ nghiêm túc lắm, những bảng hiệu ghi rất rõ nội quy của luật pháp, những điều nghiêm cấm đối với tiếp viên, những cảnh báo về căn bệnh HIV/AIDS, cảnh báo về các chất ma túy... Thế nhưng, có đặt chân vào chốn ăn chơi này mới thấy hết được những gì đang diễn ra trong đó.

 

Khách sạn X là một  khách sạn lớn nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu. Ở đây có dịch vụ massage đang rất ăn nên làm ra. Cũng giống nhiều điểm massage khác, các phòng được bố trí liền kề nhau, giường được trải drap trắng, một khoảnh nhỏ phía sau dùng cho khách tắm và xông hơi (nhưng trên thực tế hệ thống xông hơi đã tê liệt-NV).

 

Cũng ở trên địa bàn quận Liên Chiểu, còn có một tụ điểm massage thu hút khá đông khách là X.K.H.N. Quả không sai với lời đồn đại của dân sành chơi chốn Đà thành mặc dù mang tên là điểm massage thư giãn nhưng thực chất những gì chúng tôi nhìn thấy tại X.K thì rõ ràng đây là một tụ điểm mại dâm trá hình. Những nhân viên phục vụ ở đây đa số là người từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hầu hết họ chẳng biết gì về kỹ thuật massage mà ở đó họ chỉ chú tâm vào chuyện chào mời khách mua dâm với giá từ 200-300 nghìn đồng mỗi lượt.

 

Ngoài các địa chỉ cho giới mày râu thích "hái hoa bắt bướm" ở Liên Chiểu thì các ông anh còn rỉ tai nhau ở sơn trà không thể không ghé M.K; ở Hải Châu thì H.V, V.N.P, T.B, D.E.C... Chỗ nào cũng có dịch vụ khép kín phục vụ cho dân ăn chơi cả, có điều tùy theo giá cả, tùy theo mức độ sang trọng hay bình dân của các dịch vụ này...

 

Làm sao để hạn chế, để dẹp bỏ những điểm ăn chơi trá hình đang tồn tại trong lòng đô thị? Câu trả lời chắc chắn phải dành cho chính quyền địa phương và công an sở tại nơi những điểm massage này đang đăng ký kinh doanh...   

 

Với tầm vóc của một đô thị công nghiệp và là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung, vài năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng của các khu công nghiệp, khu chế xuất và sự ồ ạt có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài... Những dịch vụ ăn chơi cũng theo đà phát triển ấy mọc lên như nấm sau mưa, theo thời gian, Đà Nẵng ngày càng có thêm nhiều quán bar, vũ trường... Đó là những nơi giới thượng lưu đến để “ném tiền qua cửa sổ". Là nơi những cậu ấm, cô chiêu chọn làm nơi "đập phá" bằng những đồng tiền không "đổ mồ hôi sôi nước mắt"...

 

Từ lâu lắm, có lẽ giới trẻ ở Đà Nẵng quên bẵng đi thói quen đến với những đêm ca nhạc nơi công cộng, những quán cà phê nhạc sống… Họ tìm đến với những quán bar, vũ trường để thể hiện sự nhiều tiền và cũng muốn chứng minh với bạn bè  đã là dân sành điệu thì phải ngập mình trong khói thuốc, rượu mạnh và những bước nhảy cuồng loạn... Những cái tên như No 1, New Phương Đông, Festival, Camel, Vegas... Đã không còn quá xa lạ với những tay chơi lắm tiền nhiều của, với những cậu ấm, cô chiêu quanh năm chỉ biết hưởng thụ.

 

Thời gian qua, nhiều chuyên án ma túy lớn, nhỏ đã được cơ quan công an các cấp thiết lập, hàng chục đối tượng chuyên tụ tập tại các vũ trường để bán ma túy tổng hợp như: Trương Khánh Quang (SN 1984), trú P.Bình Hiên;  Hoàng Thị Huyên (SN 1984), trú P.Phước Ninh; Nguyễn Văn Thế (SN 1972), trú P.Thọ Quang; Nguyễn Thị Lộc Thọ, Bùi Quốc Hoàng (SN1980), trú P.Hòa Cường Bắc; Kiên Mộng Lệ Thanh (SN 1978), trú TP.Bạc Liêu và Bùi Công Long - “Long chúa” (SN 1971), trú P.Bình Hiên... Đã bị bắt.

 

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những đối tượng khác đang chui nhủi ở ngoài vòng pháp luật, chúng vẫn đêm ngày gieo rắc sự đớn đau cho biết bao gia đình, biết bao số phận vì những món lợi quá lớn từ ma túy...

 

Hơn 23 giờ, chúng tôi bước vào một vũ trường trên đường Đống Đa. Tận mắt chứng kiến hàng trăm con người đang ngập chìm trong khói thuốc, trong tiếng nhạc ầm ào phát ra từ hệ thống âm thanh quá cỡ... Kẻ đứng, người ngồi, kẻ uốn éo, giậm giật theo điệu nhạc. Đèn nhấp nháy, nhạc giật liên hồi, những thân hình cứ thế lắc lư, những cô gái phục vụ bàn vận trang phục thiếu vài nhún nhảy rất đỗi hồn nhiên.

 

Đưa mắt một lượt, chúng tôi thấy  khách ở đây rất trẻ, thế nhưng cách thức "đập phá" của họ thì chẳng khác gì dân chơi thứ thiệt. Họ uống bia, quăng lon; uống rượu mạnh và nhả khói thuốc mịt mù. Có bàn, dăm bảy cô cậu choai choai ngồi uống rượu ngã ngớn, đứa này quàng vai bá cổ đứa kia, thỉnh thoảng lại ré lên khi có vũ công xuất hiện trong bộ xiêm y như không mặc gì.

 

Ở một vũ trường khác nằm trong khu vực Đảo xanh, chúng tôi cũng bắt gặp những hình ảnh không khác mấy các vũ trường khác. Cũng những cô cậu choai choai, con cái của những gia đình làm ăn lớn hoặc cha mẹ có chút chức sắc trong xã hội, nhà dư của ăn của để nhưng có lẽ lại hao khuyết tình yêu thương. Có đám cũng ăn vận áo phông nhiều chữ, quần Jean... Cố gắng ngồi ngả ngớn ra dáng sành điệu nhưng vẫn không giấu hết được sự vụng về của dân lao động. Trong ánh sáng mờ ảo, chớp nháy và tiếng nhạc tưng bừng, những cô gái phục vụ bàn vẫn hồn nhiên bật nắp bia bôm bốp. Chứng kiến những hình ảnh ấy, một đồng nghiệp đứng bên cạnh tôi than thở: "Một bàn bình thường, một đêm chúng nó cũng "làm" hết vài tấn lúa chứ chơi".

 

Một người quen khác của tôi cũng là dân thường xuyên lui tới các quán bar và vũ trường lại bảo rằng: Những đối tượng đến đây đa phần là những người tiêu  tiền mà không "đổ mồ hôi". Thế nhưng, bên trong của những chốn ấy còn tiềm ẩn biết bao điều đáng kinh sợ khác. Các em cave trẻ trung từ nhiều miền quê phiêu dạt đến thành phố này, hầu hết đều chọn vũ trường để khách mua dâm, hoặc là cùng uống, cùng nhảy với khách để kiếm tiền boa. Đó cũng là nơi để những băng nhóm giang hồ gặp gỡ, phân chia lãnh địa, ngôi thứ, giải hòa hay thậm chí là thanh toán nhau.

 

Đặc biệt, cái môi trường mờ ảo này rất thuận lợi để cho các "con chiên" của ma túy hoạt động... Một nhân viên làm ở vũ trường nhiều năm cho biết, đa số các cô cậu choai choai vào đây đều có dính dáng đến thuốc lắc, ma túy…

 

Nhiều người dân ở chốn Đà thành này vẫn chưa thể quên chuyện hai băng nhóm giang hồ thanh toán nhau ngay trước cửa vũ trường New Phương Đông mà kết quả là một thanh niên phải bỏ mạng. Vụ băng nhóm của Lợi "điên", Hùng "chó" gây hấn với băng của Ty "già" ở vũ trường No 1, dẫn đến vụ thanh toán đẫm máu trên đường Nguyễn Văn Thoại làm Ty "già" chết tại chỗ, một đệ tử của Ty "già" bị thương tật đến 76%... Vụ những học sinh của Trường THPT Trần Phú bị một băng nhóm khác đánh trọng thương tại quán bar Speed trên đường Lê Duẩn và hàng chục con nghiện khi bị bắt quả tang sử dụng trái phép các chất ma túy đều khai nhận đêm đêm vẫn kiếm sống bằng nghề vũ nữ ở các vũ trường.

 

Đà thành - mấy nẻo ăn chơi chỉ là những nét chấm phá nhỏ về thực tế những gì đang tồn tại trong lòng một đô thị. Mong sao, những nỗ lực hết mình từ phía các ban, ngành hữu trách sẽ mang lại những tín hiệu tốt lành trong việc ngăn ngừa và hạn chế sự tồn tại của những loại hình tệ nạn này…

Du lịch đại trà hay du lịch tàn phá thiên nhiên?

Anh Chiris.

Theo đó, toàn tuyến cáp treo dự kiến có bốn đoạn, dài tổng cộng 10,6km, xuất phát từ trước cửa động Tiên Sơn. Tổng vốn đầu tư cho tuyến cáp treo này vào khoảng 4.500 tỉ đồng. Ngay sau khi ông Trương An Ninh, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Quảng Bình xác nhận trước báo chí rằng tỉnh Quảng Bình đã cho phép tập đoàn Sun Group khảo sát để xây dựng tuyến cáp treo đưa du khách tham quan hang động Sơn Đoòng thì trên các diễn đàn mạng trong nước và nước ngoài có một cuộc vận động chữ ký mạnh mẽ. Mục đích "Hãy cứu lấy Sơn Đoòng!" và thúc giục chính phủ Việt Nam ra tay hành động kịp thời để chấm dứt dự án tư nhân khai thác và đầu tư hệ thống cáp treo đang làm xôn xao dư luận này. Đồng thời, "kêu gọi công dân trái đất hãy giúp đỡ thực thi "Luật về Quyền của Thiên Nhiên" đối với hang Sơn Đoòng. Theo những người này, đây là một dự án ám sát môi trường và gây ra tác hại không thể lường hết được cho hang Sơn Đoòng và hệ sinh thái của toàn khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Không phải tự nhiên, dư luận lại "dậy sóng" trước thông tin này. Câu chuyện nhãn tiền ở Bà Nà và Fansipan là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc xáo trộn Mẹ Tự Nhiên. Bao nhiêu tiếng nói vào cuộc, bao nhiêu ý kiến được đưa ra mổ xẻ. "Phải cẩn trọng với di sản", "Thảm họa"… là những điều mà người ta vẫn nói. Nhưng "nói không" mà "làm có", thậm chí đi một đường tắt, bỏ qua ý kiến cộng đồng.

 

Những hình ảnh hang Sơn Đoòng do anh Chiris ghi lại trong chuyến thám hiểm của mình.

 

Và như có người nói, hình như Việt Nam đang có hội chứng "cáp treo"? Hết cáp treo lên núi giờ quay sang cáp treo động. Cứ phải "cáp cáp", "treo treo" thì mới thỏa lòng di sản chăng? Nói như thế, để ta thấy rằng Việt Nam đang đi ngược lại quy luật, đang làm những chuyện "chẳng giống ai"!

Và cái sự "chẳng giống ai" ấy, lần này, lại ứng xử với Sơn Đoòng - hang lớn nhất, hoành tráng và lộng lẫy nhất thế giới, làm sửng sốt và kinh ngạc cả những chuyên gia hang động dày dạn kinh nghiệm của nhân loại, là thương hiệu hàng đầu của du lịch Việt Nam. Hang rộng 100 - 200m, cao 150 - 250m, dài 6km5; vừa soán ngôi kỷ lục thế giới của hang Deer trong vườn quốc gia Gunnung Mulu , Malaysia .

Đành rằng việc khảo sát tiềm năng du lịch là việc nên làm đối với các nhà chức trách. Đành rằng, khi có cáp treo, thì lượng du khách đến đây sẽ tăng lên không ngừng, không bị hạn chế lượng người tham quan, nhiều người sẽ có cơ hội "mãn nhãn" với một trong những kiệt tác của tự nhiên; đi cùng với đó là sự thay đổi diện mạo, đời sống và thu nhập cho người dân tại khu vực này. Nhưng thiết nghĩ, nếu chỉ vì thế mà có những tác động không đáng có đối với Sơn Đoòng thì cũng nên xem lại.

 

 

 

Nhìn sang một quốc gia Đông Nam Á khác, Malaysia chỉ có 3 di sản thế giới, trong khi Việt nam có tới 17 nhưng lượng khách của Malaysia gần gấp năm lần, lợi nhuận từ du lịch gấp sáu lần Việt Nam . Trong đó, ngọn núi cao nhất Đông Nam Á và là biểu tượng của Malaysia là Kinabalu, dù rất nổi tiếng, mỗi ngày Malaysia cũng chỉ cho phép 120 người leo lên, vì thế để đi lên cần đăng ký trước tới 5 - 7 tháng. Việc làm này không gây khó chịu cho du khách mà trái lại, còn làm tăng giá trị của ngọn Kinabalu.

Nói vậy, để ta thấy rằng bên cạnh những mô hình du lịch đại trà, nhà nhà du lịch, người người du lịch, cũng nên có những khu du lịch "đặc tuyển", chỉ dành cho một số người thực sự có "đam mê" với nó. Du lịch không đơn thuần là câu chuyện "xã hội hóa". Du lịch còn là câu chuyện của khám phá, của cảm giác chinh phục, của cảm giác đơn độc, nhỏ bé và rợn ngợp trước những kiến tạo kỳ vĩ, thậm chí vượt xa trí tưởng tưởng của con người mà Mẹ Tự Nhiên đã ban tặng.

Chris Miller, New Zealand, 41 tuổi, 1 trong 220 khách du lịch đến tham quan hang Sơn Đoòng trong năm qua, khi được hỏi về dự án xây cáp treo vào hang Sơn Đoòng thì anh cho rằng đây là một ý tưởng tồi! Anh nói: "Tôi đã đến thăm Sơn Đoòng vào tháng 4 năm nay, đó thực sự là một nơi tuyệt vời, rất đẹp và ấn tượng. Và tôi nghĩ việc xây cáp treo là ý tưởng tồi vì lối vào Sơn Đoòng nằm sâu trong rừng, việc xây dựng cáp treo sẽ gặp rất nhiều khó khăn với những đồi dốc và nền đất mềm, việc xây dựng sẽ hủy hoại môi trường rất lớn. Tôi cũng đã đến thăm vài nơi, thực sự chúng rất đẹp nhưng tôi khá là thất vọng vì chúng đã được thương mại hóa và mất đi vẻ tự nhiên của phong cảnh thiên nhiên. Sơn Đoòng còn đẹp và đặc biệt hơn các hang động khác ở Phong Nha, có thể nói là hang động đẹp nhất thế giới. Cáp treo hoạt động sẽ mang một số lượng lớn du khách đến tham quan, làm mất đi cảm giác "đơn độc" trước thiên nhiên hùng vĩ. Chris cũng cho rằng, giữ cho Sơn Đoòng được độc quyền và hạn chế du khách sẽ làm tăng sự hấp dẫn và bí ẩn, tăng giá trị của hang lên nhiều. Một khi trở thành điểm du lịch đại trà, Sơn Đoòng sẽ mãi mãi bị cho ra khỏi danh sách cần phải đến tham quan của du khách. Và nữa, dường như dự án cáp treo đã không có giai đoạn lấy ý kiến cộng đồng, Tất cả những người tôi hỏi (hướng dẫn viên thăm hang động, người dân địa phương, các người bạn Việt Nam và những người yêu thích khám phá thiên nhiên) không ai nói đây là một ý tưởng hay ho. Tôi hiểu rằng: chính phủ muốn nhiều du khách đến tham quan và thu được nhiều tiền hơn từ đây, thay vì chỉ một nhóm nhỏ may mắn được đến để ngắm hang động tuyệt vời như vậy. Tuy nhiên, nếu Sơn Đoòng có cáp treo, nó sẽ không bao giờ được như cũ, có thể sẽ thu được nhiều tiền hơn trong ngắn hạn, nhưng những thiệt hại không thể khắc phục như hang động bị hủy hoại dẫn đến mất hấp dẫn, về dài hạn sẽ không bằng trước đó".

 

Ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Phát triển thế nào để rồi vẫn phải bảo tồn, bảo vệ được di sản!

Hiện tại Bộ chưa nhận được văn bản của tỉnh Quảng Bình về vụ việc này. Đánh giá về vấn đề này thì phải xem xét lại nếu như trong vùng di sản thì tuyệt đối phải có ý kiến xin phép và được phép của Thủ tướng, thậm chí là ý kiến của UNESCO. Chúng tôi cũng ủng hộ quan điểm phải bảo tồn và phát triển nhưng phải phát triển thế nào để rồi vẫn phải bảo tồn, bảo vệ được di sản, không phải phát triển bằng mọi giá. Còn doanh nghiệp người ta có ý định xây dựng để phát triển kinh tế thì rất là hoan nghênh nhưng cơ quan Nhà nước cần có định hướng cho đúng đắn, chính xác.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Trải nghiệm du lịch rất... con gái - Thế Giới Văn Hóa Online

VƯỢT QUA CHÍNH MÌNH
Người ta bảo, con gái đừng nên du lịch một mình và cũng hạn chế đi cùng nhóm bạn nữ. Bởi theo họ, chỉ có bạn đồng hành là nam giới mới có thể đỡ đần bạn khi gặp sự cố trên đường tour, giúp bạn cảm thấy bớt lẻ loi khi đến một vùng đất lạ. Thực tế, nếu đi nhiều, bạn sẽ thấy suy nghĩ này sai bét. Ranh giới về giới tính chẳng là gì cả một khi bạn đã xách ba lô lên và đi, không bận tâm liệu mình có đi khỏe hơn, chơi vui hơn nếu là con trai.

trai nghiem du lich cach con gai-05

Vài tháng trước, tôi đã cùng nhóm bạn nữ chinh phục Fansipan (tỉnh Lào Cai). Trong chuyến leo núi đó, tôi và các bạn đã phải nỗ lực hết sức để không bỏ cuộc giữa chừng. Chúng tôi chinh phục Fansipan không phải để chứng tỏ mình mạnh mẽ hơn con trai, mà để trải qua cảm giác: sợ hãi khi ngủ trong lều giữa cái lạnh căm căm, choáng ngợp khi chạm tay vào cột mốc 3.143m, thấy đôi chân như không còn là của mình khi xuống núi…

TINH THẦN ĐỘC LẬP
5 năm trước, khi nhận được tháng lương đầu tiên, tôi nói với ba mẹ rằng mình sắp tự đi du lịch ở Phuket (Thái Lan) một mình. Họ đã lo ngại và đề nghị tôi thay đổi ý định vì sợ tôi không biết dựa vào ai khi gặp bất trắc. Tôi đã trấn an ba mẹ rằng mình đã tìm hiểu thật kỹ về an ninh tại Phuket, nắm giá phòng khách sạn và biết cách đặt dịch vụ đi chơi quanh các đảo.

trai nghiem du lich cach con gai-06

Dù không biết tiếng Thái nhưng tôi tin rằng vốn tiếng Anh của mình đủ để người bản xứ hiểu mình muốn gì. Chuyến đi đó, dù gặp trục trặc do chuyến bay bị trễ giờ, bị tào tháo rượt khi ăn món canh cá lạ miệng nhưng tôi vẫn vui vì mình đi đến nơi về đến chốn.

MÌNH LÀM ĐẸP TRƯỚC HẾT LÀ CHO CHÍNH MÌNH

trai nghiem du lich cach con gai-03
Bình thường, trong lúc đi làm mỗi ngày, tôi thường băn khoăn tự hỏi mình đang make-up cho ai, bận tâm chàng trai nào trong công ty sẽ để ý thấy mình làm tóc đẹp, kẻ mắt quyến rũ và mặc váy xinh xắn hơn mọi ngày. Đến lúc đang say sưa tập lặn biển ở Nha Trang hay trekking xuyên rừng Nam Cát Tiên, tôi mới nhận ra mình làm đẹp trước hết cho chính mình. Tôi tin là mình đẹp và thu hút hơn khi tự tin, quyết định mình muốn xem gì, ăn món nào, khám phá những đâu mà không phải hỏi ý bạn trai muốn như thế nào.

MỞ MANG TẦM MẮT
Đa số bạn nữ cùng độ tuổi của tôi bây giờ đã có chồng con trong lúc tôi vẫn đi về một mình, mỗi năm tự thưởng cho mình vài ba chuyến du hành. Thỉnh thoảng, khi thấy ảnh du lịch đó đây mà tôi post trên Facebook, họ lại comment thèm thuồng cảm giác khi còn độc thân, muốn đi đâu thì đi.

trai nghiem du lich cach con gai-04

Mỗi năm, tôi đều lên kế hoạch dành khoảng một nửa thu nhập cho các chuyến đi để có những trải nghiệm mới mẻ. Năm ngoái, tôi đã đến Hà Tiên để trải nghiệm cảm giác ăn vặt bên bờ sông Tô Châu. Năm nay, tôi đặt mục tiêu tới Hồng Kông (Trung Quốc) để khám phá khu chợ Đàn Ông, Đàn Bà, lang thang phố Mongkok…

TỰ CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG TÌNH CẢM
Sau một lần chia tay bạn trai cách đây 3 năm, để tránh rơi vào tình trạng suy sụp, tôi đã thẳng tiến ra cù lao chàm (Đà Nẵng) để trốn khỏi không gian thành phố quen thuộc.

trai nghiem du lich cach con gai-01

Trong chuyến đi, tôi không còn thời gian gặm nhấm vết thương lòng vì thấy mình gần như cách ly với đời sống phố thị vì sóng điện thoại chập chờn lúc được lúc mất. Nhờ vậy mà tôi thảnh thơi ăn ốc nón, ốc gai, sò huyết, vẫy vùng trong làn nước trong xanh tại Bãi Ông, đạp xe đi viếng chùa Hải Tạng, miếu Bà… Chuyến đi giúp tôi nhận ra việc mất người yêu không có nghĩa là mất tất cả.

LUKE BÙI

 

 

Dán nhãn bảo vệ cua đá Cù Lao Chàm - Xã hội - Dân trí

Ông Nguyễn Văn Vũ  - Trưởng ban Quản lý Khu bảo tồn biển cù lao chàm, cho biết: “Tổ Cộng đồng đã thực hiện khai thác và dán nhãn sinh thái cho 9.486 con cua đá, trong đó có 6.390 con đực và 3.096 con cái. Với kích thước trung bình của chiều ngang mai cua là 7,9 cm và không có cua đá mang trứng bị khai thác.

 

Cua đá được dán nhãn. Ảnh do Ban quản lý bảo tồn biển Cù Lao Chàm cung cấp.

Cua đá được dán nhãn. Ảnh do Ban quản lý bảo tồn biển Cù Lao Chàm cung cấp.

 

Ngoài ra, đối với cua đá kích thước chiều ngang mai nhỏ hơn 7 cm, tổng cộng có 30 con, Tổ Cộng đồng đã thu hồi và phóng thích về với đảo Cù Lao Chàm. Đồng thời, toàn bộ cua đá khai thác đúng quy định sẽ được dán nhãn sinh thái trước khi bán cho khách hàng, giá bán tối thiểu quy định là 500 nghìn đồng/kg”

 

Ông Vũ cho biết thêm, còn về việc khai thác cua đá trái phép, theo đó, trên thực tế cua đá vẫn bị bắt, khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép tại Cù Lao Chàm, nhất là trong mùa du lịch từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Mặc dù, chính quyền địa phương đã và đang có nhiều hoạt động giám sát, ngăn chặn, xử lý, nhưng cua đá vẫn bị khai thác lén lút và kết quả là khó có thể kiểm soát và dự báo được sự phục hồi của cua đá tại Cù Lao Chàm

 

Theo An Khang
 Công an nhân dân

Xem thêm :bảo vệ, du lịch, kết quả, công an, kích thước, khách hàng, quy định, trái phép, hoạt động, quản lý,

Tạo sinh kế tích cực cho người dân sinh sống tại Cù Lao Chàm | Vietnam+ (VietnamPlus)

Quang cảnh xã Tân Hiệp trên đảo cù lao chàm. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)


Nằm cuối dòng sông Thu Bồn, thành phố hội an được thừa hưởng sự đa dạng các hệ sinh thái vùng cửa sông và ven bờ.

Các bãi sậy, cồn cát, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, quần cư rong biển, rừng tự nhiên Cù Lao Chàm, cũng như cảnh quan trên cạn và dưới nước đã và đang mang lại cho Hội An-Cù Lao Chàm một sự giàu có các dịch vụ sinh thái, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội địa phương, nhất là hình thức du lịch sinh thái.

Điểm nhấn của sự phát triển du lịch

Với công cụ là Khu bảo tồn biển được thành lập vào tháng 12/2005 và sau đó là Khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận vào tháng 5/2009, hoạt động du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm và Hội An đã phát triển ngày một mạnh mẽ.

Số du khách đến với Cù Lao Chàm năm 2004 là vài ngàn người, năm 2009 là hơn 40.000, năm 2012 là 106.000 và năm 2013 lên đến hơn 195.000 người, là minh chứng về sự hấp dẫn của vùng biển đảo ngập tràn nắng gió này.

Giám đốc Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm Chu Mạnh Trinh cho biết du lịch sinh thái phát triển đã và đang tạo cơ hội cho người dân cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đến năm 2013 đã có trên 485 người dân địa phương trong tổng số 560 hộ gia đình tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch sinh thái, với hơn 12 loại hình sinh kế mới.

Thu nhập được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện là động lực cho người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên vùng đảo.

Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân địa phương, Cù Lao Chàm với sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang là điểm nhấn làm giàu thành phố Hội An và các cộng đồng trong vùng bờ.

Tuy chỉ có 10% tổng số du khách từ Hội An đến với Cù Lao Chàm hàng năm (Hội An đón nhận 1,5 triệu du khách, trong khi đó Cù Lao Chàm tiếp đón 150.000 người), nhưng lợi ích mang lại cho dịch vụ du lịch trong đất liền là rất lớn.

Thông thường du khách đến thăm Cù Lao Chàm đều tăng thời gian lưu trú tại Hội An lên ít nhất 2 ngày. Hiện nay đã có 32 công ty vận tải khách du lịch từ Hội An ra Cù Lao Chàm với hơn 120 tàu, thuyền và canô cao tốc phục vụ, đạt tổng danh thu khoảng 100 tỷ đồng một năm.

Đến năm 2013, du lịch sinh thái Cù Lao Chàm đã nâng lên một tầm mới. Nơi đây thực sự trở thành sản phẩm mục tiêu trong phát triển du lịch của Hội An và Quảng Nam. Tại điểm cuối của vùng hạ lưu, một dòng vật chất được chuyển vào đất liền hoặc phục vụ du lịch trên đảo bao gồm các sản phẩm thủy sản, cua Đá, lá rừng, võng ngô đồng, cảnh quan môi trường, đời sống cộng đồng...

Một dòng tri thức và văn hóa được nghiên cứu chuyển giao, đó là mô hình bảo tồn biển, danh hiệu khu dự trữ sinh quyển, mô hình cua Đá, nói không với túi ni lông, phân loại rác tại nguồn, lưu trú nhà dân.

Du lịch sinh thái cần đảm bảo được hai yếu tố cơ bản là bảo tồn và thu nhập của ng ười dân địa phương trên cơ sở bảo tồn.

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tìm hiểu. Do vậy, Cù Lao Chàm-Hội An phải đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, trong đó ngoài việc được hưởng những giá trị độc đáo của địa phương mang lại từ thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, thì họ còn cần được giáo dục.

Như thế, du lịch sinh thái luôn gắn liền mật thiết với đời sống kinh tế của người dân địa phương. Vì vậy, nghiên cứu du lịch sinh thái cũng gần tròn nghĩa với nghiên cứu sinh kế địa phương hưởng lợi từ hoạt động này. Đồng thời, sinh kế cộng đồng phải được nghiên cứu chi tiết theo 5 nguồn lực bao gồm tự nhiên, xã hội, con ng ười, tài chính, vật chất và cơ sở hạ tầng.

Mỗi nguồn lực lại được phân tích theo mô hình DPSIR (dẫn lực, áp lực, hiện trạng, tác động, và đáp ứng) để có thể tìm được các giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, các nguyên tắc SMART (cụ thể, lượng hóa, thực thi, hợp lý và thời gian), và SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) cũng cần được áp dụng để sàng lọc và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các chiến lược phát triển du lịch sinh thái tại địa phương .

Nguồn lực tự nhiên được bảo vệ và bảo tồn

Các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, quần cư rong biển, rừng tự nhiên, bãi cát… là nguồn lực tự nhiên quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm-Hội An. Trong những năm qua, các nguồn lực này đã được tiếp cận với khái niệm bảo tồn biển, hay nói cách khác là tiếp cận quản lý trên cơ sở hệ sinh thái.

Với trên 736 loài thuộc 263 giống của các nhóm sinh vật chủ yếu trong hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển đã được ghi nhận cho thấy khu hệ sinh vật trong vùng nước của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm khá phong phú và đa dạng.

Cỏ biển có 5 loài thuộc 3 giống, rong biển kích thước lớn có 76 loài thuộc 46 giống, san hô tạo rạn có 277 loài thuộc 40 giống, cá rạn san hô có 270 loài thuộc 105 giống, thân mềm có 97 loài thuộc 61 giống và da gai có 11 loài thuộc 8 giống.

Cua Đá trong năm 2013 đã được cộng đồng quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý với số l ượng gần 7.000 con được bắt và kích thước mai cua đảm bảo với cam kết ban đầu là trên 7cm khi được dán nhãn sinh thái. Đối tượng tài nguyên này bước đầu được bảo vệ và quản lý khai thác một cách khoa học gắn liền với hệ thống giám sát đảm bảo được bền vững trong tương lai.

Tổng sản lượng tôm Hùm được khai thác tại Cù Lao Chàm là khoảng 15 tấn/năm trong đó 70% được bắt bởi người địa phương còn lại 30% bởi người ngoài. Trong 4 loại ốc Vú Nàng, chỉ còn ốc Vú Nàng Con là khoảng 5 tấn/năm, các loại ốc Vú Nàng Vú và ốc Vú Nàng Hang đang trong tình trạng bị tấn công rất mãnh liệt với kích thước khai thác rất bé.

Sản lượng khai thác hải sản trước đây của Cù Lao Chàm khoảng hơn 1.500 tấn mỗi năm, nhưng chỉ còn 800 tấn/năm từ khi có Khu bảo tồn biển và du lịch sinh thái. Hiện tại, ng ười dân tập trung vào khai thác các sản phẩm phục vụ du lịch.

Một số vùng ngư trường được bảo tồn, phần lớn là nơi có hệ sinh thái rạn san hô nhạy cảm. Tuy nhiên, một số đối tượng nguồn lợi đang bị khai thác quá mức, biểu hiện qua số lượng cá thể giảm dần, kích thước cá thể bé dần. Đây là thách thức lớn đối với nguồn lực tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái lâu bền.

Nhu cầu h ưởng dụng tài nguyên thiên nhiên như tiêu thụ nguồn lợi sinh vật biển, sản phẩm rừng ngày càng gia tăng và mãnh liệt theo số lượng du khách đến thăm đảo. Điều này được phản ảnh qua giá bán sản phẩm tại địa phương.

Đồng thời thông qua kết quả tuần tra kiểm soát, cũng như độ phủ rạn san hô, mật độ cá rạn, việc khai thác một số đối tượng tài nguyên như Bào Ngư, điệp Quạt, ốc Vú Nàng, ốc Nón, Sao Biển, trai Tai Tượng, cá Cảnh đang phức tạp tại Cù Lao Chàm.

Cùng với hiện trạng khai thác khó kiểm soát của người ngoài địa phương, thế mạnh về nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học tại Cù Lao Chàm có khả năng bị suy giảm, nếu không có giải pháp ngăn chặn, sẽ dẫn đến tình trạng nghèo nguồn lực tự nhiên trong tương lai không xa.

Các nguyên nhân gián tiếp liên quan đến suy giảm nguồn lợi là sự phối kết hợp trong quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên chưa đủ mạnh và thuyết phục cộng đồng tham gia bảo vệ.

Các lực lượng chức năng như công an xã, biên phòng, kiểm ngư, dân quân xã và bảo tồn biển cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý và bảo vệ.

Năm 2013, Cù Lao Chàm cũng đã ứng dụng công nghệ phục hồi san hô và đã nuôi cấy tại vùng phục hồi 4.800 tập đoàn, tại vườn ươm 750 tập đoàn san hô. Tỷ lệ sống của san hô nuôi cấy tại vườn ươm khoảng 87% và tại vùng phục hồi là 74%.

Số tập đoàn san hô tách từ vườn ươm sang phục hồi là hơn 400 tập đoàn. Đồng thời một số tập đoàn san hô bàn, cành mới cũng đã được ghi nhận tại các ghềnh đá Cù Lao Chàm. Đây là dấu hiệu phục hồi tự nhiên của các loài san hô tạo rạn tại các vùng nước được giữ gìn sạch sẽ./.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Hội An lọt top 10 nơi có nhiều khách sạn tốt nhất năm 2015


 

 

 

Hội an giành được nhiều điểm cộng nhờ giá phòng hợp lý và gần các danh thắng đẹp. Hiện nơi đây có 229 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 5.054 buồng phòng, trong đó có 3 khu du lịch đạt chuẩn 5 sao; 12 khách sạn đạt chuẩn 4 sao cùng 23 biệt thự và 109 homestay.

Những cái nhất của Hội An làm rạng danh du lịch Việt Nam

Hội an là điểm đến được khách nước ngoài đề cập thường xuyên nhất khi tới Việt Nam và nhiều lần đạt vị trí cao trong các bảng xếp hạng du lịch trên thế giới. Dưới đây là những danh hiệu từng được bình chọn cho phố cổ này.

Top 10 điểm đến có khách sạn tốt nhất thế giới

Đầu tháng 11/2014, trang web đặt phòng Agoda công bố kết quả một cuộc nghiên cứu có tên là Travel Smart về những nơi có khách sạn được bình chọn tốt nhất, dựa trên phản hồi của gần 7 triệu khách hàng.

Hội An được xếp hạng và chấm điểm bằng với Gdansk, Ba Lan (vị trí thứ chín). Các khách sạn tại đây được đánh giá cao về tính hợp lý trong giá cả.

Hội An với khu phố cổ sầm uất từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng du lịch của Việt Nam. Ảnh: Cao Anh Tuấn.

Top những điểm đến có con kênh nổi tiếng nhất thế giới

Theo bình chọn của Touropia hồi tháng 9/2014, Hội An đứng thứ tư trong bảng xếp hạng sau Venice, Amsterdam và Bruges về những thành phố có con kênh chảy qua nổi tiếng nhất hành tinh.

Theo miêu tả của Touropia, Hội An là "một làng chài trở thành điểm đến du lịch nằm ở vùng duyên hải Việt Nam, là thương cảng quốc tế từ thế kỷ 16. Trung tâm thành phố là khu phố cổ. Hội An còn được gọi là Venice của Việt Nam, với đặc trưng là dòng kênh nhỏ chia khu phố cổ làm hai".

Top 17 điểm "selfie" đẹp nhất thế giới

Tháng 3/2014, Buzzfeed Travel xếp di sản thế giới nổi tiếng của Việt Nam đứng thứ 3 trong số những điểm đến dành cho du khách thích tự chụp hình. Nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách nhất chính là khu phố cổ.

Top 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới

Theo Indiatimes, Hội An là một trong 9 thành phố lãng mạn nhất thế giới. Phố cổ này từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây suốt thế kỷ 17 và 18.

Ngày nay, Hội An dần chuyển mình và trở thành một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách. Trong mắt khách nước ngoài, nơi đây là sự hòa quyện độc đáo giữa nét duyên dáng, trầm mặc của những tàn dư xưa cũ và yếu tố hiện đại, chuyên nghiệp thời đại mới.

Hội An với vẻ đẹp trầm mặc làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Buzzfeed.

Top điểm đến được yêu nhất châu Á

Cuối năm 2013, độc giả của tạp chí Conde Nast Traveler (Mỹ) xếp thành phố cổ ở miền Trung Việt Nam vào vị trí thứ hai trong danh sách các điểm đến được yêu thích nhất châu Á.

Đây là cuộc khảo sát thường niên của Conde Nast Traveler - vốn được xem là danh giá nhất của ngành công nghiệp du lịch toàn cầu - Hội An đã "nhảy" vọt lên vị trí thứ hai, xếp sau thành phố Kyoto (Nhật Bản), Trong cuộc bình chọn năm 2012, phố cổ này lần đầu tiên góp mặt trong top 10.

Anh Minh

Du lịch sinh thái - sinh kế cho người dân Cù Lao Chàm

Lặn ngắm san hô tại biển cù lao chàm - loại dịch vụ thu hút khách du lịch.

Sự phát triển du lịch sinh thái ở Cù Lao Chàm và hội an đã thực sự mang lại lợi ích cho người dân nơi đây. Tuy chỉ có 10% tổng số du khách từ Hội An đến với Cù Lao Chàm hằng năm (Hội An đón nhận 1,5 triệu du khách), nhưng lợi ích mang lại cho dịch vụ du lịch trong đất liền là rất lớn. Thông thường, du khách đến thăm Cù Lao Chàm đều tăng thời gian lưu trú tại Hội An lên ít nhất 2 ngày.

Hiện nay, đã có 32 công ty vận tải khách du lịch từ Hội An ra Cù Lao Chàm với hơn 120 tàu, thuyền và ca-nô cao tốc phục vụ, đạt tổng doanh thu khoảng 100 tỷ đồng/năm. Làm thế nào để nâng cao thu nhập của người dân đảo khi tham gia hoạt động du lịch sinh thái này là điều rất cần quan tâm.

Bảo tồn trên cơ sở phát triển du lịch

Đến năm 2013, Cù Lao Chàm thực sự trở thành "sản phẩm" mục tiêu trong phát triển du lịch của Hội An và Quảng Nam. Nguồn lực tự nhiên tại Cù Lao Chàm - Hội An đa dạng và phong phú là cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch sinh thái. Các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, quần cư rong biển, rừng tự nhiên, bãi cát... Là nguồn lực tự nhiên quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm - Hội An.

Sản lượng khai thác hải sản trước đây của Cù Lao Chàm khoảng hơn 1.500 tấn mỗi năm, nhưng từ khi có KBTB và du lịch sinh thái chỉ còn 800 tấn/năm. Hiện tại, người dân tập trung vào khai thác các sản phẩm phục vụ du lịch. Một số vùng ngư trường được bảo tồn, phần lớn là nơi có hệ sinh thái rạn san hô nhạy cảm.

Tuy nhiên, một số nơi nguồn lợi đang bị khai thác quá mức, biểu hiện qua số lượng cá thể giảm dần, kích thước cá thể bé dần. Đây là thách thức lớn đối với nguồn lực tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái lâu bền. Bên cạnh đó, rác thải, việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cũng làm ảnh hưởng đến cảnh quan của Cù Lao Chàm. Nhằm khắc phục tình trạng trên, KBTB Cù Lao Chàm đã đề nghị mở rộng tiếp cận bảo tồn biển vào vùng bờ, hạ lưu sông Thu Bồn, gắn bảo tồn biển với phục hồi rừng ngập mặn, các bãi sậy, đụn cát trong vùng cửa sông. Đồng thời, trong năm 2013, Cù Lao Chàm cũng đã ứng dụng công nghệ phục hồi san hô và đã nuôi cấy tại vùng phục hồi 4.800 tập đoàn, tại vườn ươm 750 tập đoàn san hô.

Một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến sự phát triển du lịch sinh thái của Cù Lao Chàm là nguồn lực con người. Ngay từ những ngày đầu, KBTB Cù Lao Chàm đã tập trung vào công tác nâng cao nhận thức và đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng. Trong thời gian 3 năm, từ 2003 đến 2006, đã có gần 2/3 tổng số dân cư trên đảo tham gia các hoạt động đào tạo và nâng cao nhận thức. Tại thành phố Hội An, có gần 334 lượt người tham dự các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn.

Từ năm 2006 đến 2013, nguồn lực con người của cộng đồng Cù Lao Chàm được tiếp tục cải thiện và nâng cao thông qua các chương trình đào tạo và hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn sinh kế tại địa phương. Nếu như trong giai đoạn từ 2003 đến 2006, nguồn lực con người chủ yếu được tập trung vào sự hiểu biết về bảo tồn, lợi ích kinh tế, cũng như kiến thức về quản lý bảo tồn, thì trong giai đoạn 2006 đến 2013, phần lớn đầu tư cụ thể vào học tập, chuyển giao các sinh kế mới và xây dựng các mô hình trình diễn nhằm gắn kết người dân tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái thông qua bảo tồn.

Người dân được hưởng lợi

Vào những năm xây dựng KBTB Cù Lao Chàm, khoảng chừng 67% tổng số hộ dân đã vay vốn từ các chương trình tín chấp tại địa phương, hội đoàn thể, hoặc người thân và bạn bè. Trong thời gian từ năm 2006 đến 2013, người dân được tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, hỗ trợ sinh kế LMPA (sinh kế cộng đồng trong và xung quanh các KBTB) và GEF (Quỹ Môi trường toàn cầu) với lãi suất ưu đãi.

Không chỉ có vậy, năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp đã đặt trạm giao dịch tại đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân vay và gửi tiền. Với các nguồn vốn vay, người dân tập trung vào đầu tư các trang thiết bị để khai thác nguồn lợi từ biển như ghe, tàu, lưới đánh cá. Gần đây, hoạt động du lịch được nở rộ tại khu vực đảo, bà con còn tập trung đầu tư mở rộng homestay, nhà hàng, tàu chuyên chở khách du lịch.

Theo số liệu thống kê, trong 10 năm qua, dân số tại Cù Lao Chàm không thay đổi lớn (tổng số dân trên dưới 2.500 người), tuy nhiên, thành phần nghề nghiệp đã thay đổi nhiều, nhất là các sinh kế mới ra đời cùng với sự phát triển của du lịch. Với tốc độ phát triển du lịch như hiện nay vào năm 2012 và 2013, thì trung bình một năm, người dân tiếp đón khách du lịch 10 tháng, mỗi tháng 30 ngày, như vậy, cộng đồng Cù Lao Chàm có thể thu nhập thêm 18.691.000.000 đồng/năm. Cùng với số thu từ nguồn phí tham quan lặn biển, thì Cù Lao Chàm đã vượt mức dự báo theo kế hoạch 2010 - 2015 trước 2 năm.

Bắt đầu từ năm 2008, cộng đồng Cù Lao Chàm được tiếp cận bảo tồn và du lịch sinh thái trên các đối tượng tài nguyên mục tiêu cụ thể, bao gồm: Rạn san hô, thảm cỏ biển, tôm hùm, cua đá, ốc vú nàng và bãi biển. Trong hai năm 2009-2010, cộng đồng ở đây được hướng dẫn tăng cường công tác quản lý các hoạt động du lịch tại địa phương. Người dân đã tham gia phong trào "Nói không với túi ni lông" và hành động này không chỉ dừng lại ở vấn đề môi trường mà nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng Cù Lao Chàm.

Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, các nỗ lực của cộng đồng đã trở thành hiện thực với sự ra đời của Tổ cua đá, Tiểu khu bảo tồn biển Bãi Hương, một lần nữa đã chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích của từng nhóm cộng đồng với hoạt động bảo tồn hỗ trợ cho phát triển du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm.

Sự ra đời của KBTB và sau đó là KDTSQ đã hỗ trợ cho cộng đồng Cù Lao Chàm cơ sở thuận lợi phát triển du lịch. Qua mô hình Cù Lao Chàm, một lần nữa định nghĩa của du lịch sinh thái đã được minh chứng rất rõ nghĩa " Du lịch sinh thái là bảo tồn và lợi ích cộng đồng".

TS Chu Mạnh Trinh

Không gian văn hóa du lịch biển đảo tại Hà Nội

Những hiện vật bằng gốm mới khai quật sẽ được trưng bày tại sự kiện lần này.

Từ 21 - 23/11, Ban Tổ chức dành không gian trang trọng nhất tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư) để đón chào những sự kiện này.
Tác động đầu tiên của "Tuần lễ văn hóa du lịch biển đảo Việt Nam - Hà Nội 2014" đến thị giác người xem sẽ là kho báu đồ sộ, phong phú mới được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ tàu cổ cù lao chàm mới đây. Bức tranh khảo cổ ấy sẽ được giới thiệu đầy đủ trong triển lãm "Di sản văn hóa, du lịch biển đảo Việt Nam". Bà Nguyễn Thị Hoa - Phó trưởng Ban Tổ chức chương trình cho biết: "Chỉ tính riêng đồ gốm khai quật đã có được 240 hiện vật, có nguồn gốc chủ yếu từ lò gốm Chu Đậu (tỉnh Hải Dương) vào thế kỷ XV. Tại đây, cũng trưng bày bộ sưu tập ngư cụ đánh bắt và công cụ lao động sản xuất của cư dân vùng biển đảo". Và triển lãm cũng dành cả không gian để người Hà Nội thể hiện tình cảm với biển đảo quê hương. 60 bức tranh mỹ thuật của các tác giả Hà Nội về biển đảo và 100 bức ảnh về nét đẹp văn hoa biển đảo Việt Nam, du lịch lễ hội... Sẽ là những hiện vật nói lên tấm lòng ấy.
Nói về biển đảo quê hương, có thể nhìn từ quá khứ để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam từ xa xưa, nhưng cũng không thể quên công lao xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng biên phòng, cảnh sát biển ngày nay. Hàng trăm tư liệu, hiện vật tiêu biểu của bộ đội biên phòng các tỉnh, TP biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, phối hợp với các lực lượng chức năng để làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh vùng biển, kiểm soát tàu; hay công việc đời thường nhất là dạy học xóa mù chữ, vận động Nhân dân ra khơi cũng sẽ được giới thiệu.
Bà Nguyễn Thị Hoa nhấn mạnh, giá trị cuốn hút nhất của không gian văn hóa du lịch biển đảo chính là việc 30 nghệ nhân của huyện đảo Lý Sơn sẽ trình diễn "đặc sản" di sản vùng biển như bả trạo, hò giật chì và hát ông đối đáp... Vượt hàng trăm cây số về với Thủ đô, những người con đất biển chỉ mong muốn truyền lửa cho thế hệ trẻ Việt Nam về tình yêu quê hương đất nước, cùng chung tay tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Trưng bày Di sản văn hóa biển Việt Nam


 

Bình gốm cổ tàu đắm cù lao chàm

 

Trong số nhiều hoạt động diễn ra và những triển lãm trưng bày dịp này, chuyên đề về "Di sản văn hóa, du lịch biển đảo Việt Nam” hứa hẹn mang đến những khám phá thú vị. Theo đó, khu trưng bày này sẽ tập trung giới thiệu những giá trị vật thể và phi vật thể những di vật, cổ vật được tìm thấy ở các vùng biển Việt Nam, đặc biệt là những hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm. Đây là kho báu đồ sộ, phong phú, riêng đồ gốm khai quật được trên 240.000 hiện vật, có nguồn gốc chủ yếu từ lò gốm Chu Đậu-Hải Dương thế kỷ 15. Tại đây, cũng trưng bày bộ sưu tập ngư cụ đánh bắt và công cụ lao động sản xuất của cư dân vùng biển đảo.

 

Bên cạnh đó, khu trưng bày chuyên đề "Xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ quốc” sẽ giới thiệu những chiến công của Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ độc lập, chủ quyền biển đảo; trưng bày 121 tư liệu, bản đồ lịch sử khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với những chiến công trong việc xây dựng bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trên biển.

 

Triển lãm cũng dành riêng không gian trưng bày 60 tranh mỹ thuật của các tác giả Hà Nội về đề tài biển đảo và 100 bức ảnh về nét đẹp văn hóa Việt Nam: du lịch, lễ hội, cuộc sống ở các vùng biển đảo…Và hệ thống tranh cổ động về văn hóa biển đảo Việt Nam treo dọc tuyến phố Hoa Lư.

 

Minh Hương

Cù Lao Chàm nâng chất lượng nhân lực phục vụ du lịch sinh thái

Canô cao tốc đưa du khách tham quan cù lao chàm. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)




Theo khảo sát năm 2005, khoảng 1/3 tổng số các chủ hộ gia đình ở Cù Lao Chàm có trình độ văn hóa cấp hai và khoảng 40% không được tiếp nhận một sự học vấn nào.

Hơn 30% vợ hoặc chồng của các chủ hộ gia đình này là mù chữ và khoảng chừng 25% có trình độ văn hóa cấp 2.

Ngoài học vấn, các trình độ nghề nghiệp khác như kinh nghiệm và kiến thức về đánh bắt hải sản là rất quan trọng đối với sinh kế tại Cù Lao Chàm.

Cải thiện năng lực quản lý và bảo vệ tài nguyên

Nắm bắt được những thuận lợi và hạn chế của nguồn lực này, ngay từ những ngày đầu, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tập trung vào việc nâng cao nhận thức và đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.

Trong thời gian từ năm 2003-2006, một chương trình nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường đã được tổ chức rộng rãi cho người làm công tác quản lý và cộng đồng của tỉnh, huyện, xã; 19 thành viên cấp thành phố và tỉnh tham gia năm chuyến tham quan khảo sát các mô hình và học tập trao đổi kinh nghiệm tại các khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, hội nghị bảo tồn quốc tế ở các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore, Anh, Trung Quốc và Australia.

Có 116 thành viên, trong đó bao gồm 40 cán bộ và 76 người dân địa phương tham quan học tập các mô hình bảo tồn trong nước.

Các điểm đến tham quan học tập trong nước là các khu bảo tồn Núi Chúa, Phong Nha-Kẻ Bàng, Phú Quốc, Côn Đảo, Vịnh Hạ Long, Cần Giờ, Hòn Mun, Rạng Trào, hội an, Mỹ Sơn và Huế.

800 người, trong đó gần 75% thành viên từ cộng đồng địa phương tham gia đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ thuật và ngành nghề hỗ trợ cho phát triển sinh kế với tổng số 29 khóa tập huấn tại Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian ba năm từ 2003-2006, đã có gần 2/3 tổng số dân cư trên đảo tham gia các hoạt động đào tạo và nâng cao nhận thức, cụ thể là có hơn 1.868 người lớn, trong đó có khoảng 50% là phụ nữ, 606 trẻ em tham gia.

Tại thành phố Hội An đã có gần 334 l ượt người tham dự các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn.

Từ năm 2006-2013, nguồn lực con người của cộng đồng Cù Lao Chàm được tiếp tục cải thiện và nâng cao thông qua các chương trình đào tạo và hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn sinh kế tại địa phương.

Nếu như trong giai đoạn từ 2003-2006, nguồn lực con người chủ yếu được tập trung vào sự hiểu biết về bảo tồn, lợi ích kinh tế, cũng như kiến thức về quản lý bảo tồn, thì trong giai đoạn 2006-2013, phần lớn đầu tư cụ thể vào học tập, chuyển giao các sinh kế mới và xây dựng các mô hình trình diễn nhằm gắn kết người dân tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái thông qua bảo tồn.

Hơn 60% số dân, khoảng 1.576 người tại Cù Lao Chàm ở độ tuổi 19-65, một nguồn lực rất tiềm năng cho lao động sản xuất. Dân cư Cù Lao Chàm được xem là một nguồn dân cư khỏe mạnh với bầu không khí trong lành, thức ăn đạm bạc và đầy ắp các hoạt động cơ bắp.

Tuy xuất phát điểm ban đầu của trình độ học vấn có thấp so với người dân những địa phương khác, nhưng nguồn lực con người khỏe mạnh của Cù Lao Chàm được liên tục đào tạo nâng cao năng lực đã sáng tạo và thích ứng với nhiều sinh kế mới gắn liền với hoạt động du lịch sinh thái tạo cơ hội nâng cao thu nhập và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Các sinh kế mới gắn liền với du lịch tại Cù Lao Chàm đó là nhà hàng tại các bãi biển; xe máy vận chuyển khách; nghỉ dưỡng tại hộ gia đình; vận chuyển khách bằng thuyền; bán hàng lưu niệm; bán thủy sản khô; làm bánh; bán thủy sản tươi sống; cửa hàng tổng hợp và lao động mùa vụ.

Tăng cường nguồn lực tài chính

Vào những năm xây dựng Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, khoảng chừng 67% tổng số hộ gia đình đã vay vốn từ các ch ương tr ình tín chấp tại địa phương, hội đoàn thể, hoặc người thân và bạn bè.

Các hộ gia đình này đã từng mong muốn có được sự tiếp cận tốt hơn đến nhiều nguồn tài chính và được vay nhiều tiền hơn.

Có 50% trong tổng các hộ gia đình vay vốn đầu tư vào ngư cụ, ghe thuyền đánh bắt và 40% vay vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất khác không phải thủy sản, như chăn nuôi hoặc mở hàng quán buôn bán.

Trong thời gian từ năm 2006-2013, nguồn lực tài chính đối với cộng đồng Cù Lao Chàm đã và đang được cải thiện với nhiều cách tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, hỗ trợ sinh kế LMPA (sinh kế cộng đồng trong và xung quanh các KBTB) và GEF (Quỹ Môi tr ường toàn cầu) với lãi suất ưu đãi, trong đó có 76 số hộ gia đình được vay 1,172 tỷ đồng từ nguồn LMPA, và 450 triệu đồng cho 45 hộ gia đình làm nghề khai thác cua đá.

Năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp đẵ đặt trạm giao dịch tại đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân vay và gửi tiền. Phần lớn nguồn lực tài chính của người dân tập trung vào đầu tư các trang thiết bị khai thác nguồn lợi biển như ghe, tàu, lưới đánh cá.

Gần đây hoạt động du lịch được nở rộ tại khu vực đảo, bà con còn tập trung đầu tư mở rộng homestay, nhà hàng, tàu chuyên chở khách du lịch.

Nguồn lực tài chính còn được biểu hiện thông qua thu nhập và sự đa dạng các nguồn thu nhập của cộng đồng, nhất là từ khi người dân đảo tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái.

Theo số liệu thống kê trong 10 năm qua, dân số tại Cù Lao Chàm không thay đổi lớn, tổng số dân trên dưới 2.500 người, đến nay thành phần nghề nghiệp đã thay đổi nhiều, nhất là các sinh kế mới ra đời cùng với sự phát triển của du lịch.

Năm 2005, số người già, trẻ em, nhân viên Nhà nước là 13,5%, người làm nghề làm biển là 35,75%, sinh viên 1%, nội trợ 13,75%, lao động phổ thông 4%, lao động nông nghiệp và rừng 7,25%, lao động làm thuê nghề biển 4,75%.

Ước tính hơn 740 người trong độ tuổi lao động chịu nhiều rủi ro và ít có cơ hội tạo thu nhập tại Cù Lao Chàm. Đến năm 2012, đã có 485 người trong số lao động này có hội tìm được việc làm tại địa phương từ 12 sinh kế mới theo các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái mang lại, với mức thu nhập trên 62 triệu đồng/ngày.

Với tốc độ phát triển du lịch như hiện nay, vào năm 2012-2013, trung bình một năm người dân tiếp đón du khách 10 tháng, mỗi tháng 30 ngày và như vậy cộng đồng Cù Lao Chàm có thể thu nhập thêm 18,6 tỷ đồng/năm, đó là chưa kể số thu từ nguồn phí tham quan lặn biển./.

Chia sẻ kỷ niệm du lịch Việt, nhận giải 30 triệu đồng

Bạn là người đam mê du lịch, từng được khám phá nhiều vùng đất khác nhau, bạn có những trải kỉ niệm về một vùng đất nào đó hay có những sự cố du lịch muốn chia sẻ với cộng đồng. Cuộc thi viết “Việt Nam diệu kỳ” là sân chơi lý tưởng dành cho bạn và những người cùng đam mê.

Hình ảnh người Pà Thẻn trong lễ hội nhảy lửa. Ảnh: Quốc Phương

Cuộc thi viết “Việt Nam diệu kỳ” do Zing.Vn tổ chức chính thức khởi động từ ngày 11/10/2014. Đây cũng là cơ hội để các bạn đem đến cho độc giả Zing.Vn những địa điểm, thông tin du lịch hữu ích, qua đó quảng bá được nét đẹp của các điểm đến trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đóng góp ý kiến để phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Giải thưởng của cuộc thi bao gồm:

- Giải nhất: 01 tour du lịch trị giá 30 triệu đồng cho hai người.

- Giải nhì: 02 voucher nghỉ 02 đêm tại Resort 4 sao ở Phan Thiết.

- Giải ba: 02 đêm tại khách sạn 3 sao Đà Nẵng và 01 tour cù lao chàm (01 ngày), thời hạn sử dụng hết tháng 02/2015.

- 15 giải tuần: 01 voucher nhà hàng và 01 vé hạng O xem À Ố show (trị giá 1.000.000 đồng/vé).

Với hình thức đơn giản là gửi bài viết, bộ ảnh hoặc đoạn video cho tòa soạn theo địa chỉ zingnews@zing.Vn, tất cả những ai yêu du lịch, ưa khám phá đều có thể tham dự cuộc thi.

Thời gian gửi bài dự thi từ 10/11/2014 đến hết ngày 15/12/2014. Để nắm rõ thông tin chi tiết bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY.

Cuộc thi "Việt Nam diệu kỳ" do Vietran Tour, Vietda Travel, Mộc Group, Công ty TNHH Truyền thông Nam Đình và Lang Pho Entertainment JSC tài trợ.

B.T.C

Trên 3 triệu lượt khách du lịch đến Đà Nẵng

Du khách đến thăm Bảo tàng Chămpa, TP Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh
Đáng chú ý là lượng khách Trung Quốc chiếm hơn 1/3 lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng trong 9 tháng qua. Bên cạnh đó, các tuyến bay, chuyến bay thuê tuyến nối Đà Nẵng với các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Côn Minh, Ma Cao... Tiếp tục được nối lại.

Cũng trong thời gian này, trên địa bàn có thêm 36 khách sạn được đưa vào hoạt động với gần 2.000 phòng, nâng tổng số khách sạn lên 427 cơ sở với 15.465 phòng, đáp ứng được nhu cầu phục vụ du khách từ bình dân đến trung, cao cấp.

Tính đến nay, Đà Nẵng có 71 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư 8,1 tỷ USD. Trong đó có 15 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD và 56 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn tương đương 6,5 tỷ USD.

Các sản phẩm du lịch, vui chơi giải trí mới được đưa vào hoạt động như Lễ hội hoa Bà Nà, xe lửa leo núi, tổ hợp vui chơi công nghệ cao tại Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort, vòng quay mặt trời (Sun Wheel)… đã làm tăng thêm sự lựa chọn cho du khách trong mùa du lịch biển.

Để hỗ trợ thêm nhiều tiện ích cho du khách khi đến Đà Nẵng, Sở VHTT&DL Thành phố đã đưa vào hoạt động quầy thông tin hỗ trợ du khách thứ 2 tại ga đến quốc tế sân bay Đà Nẵng; xây dựng Cổng thông tin du lịch đà nẵng và tái bản các ấn phẩm du lịch ...

Song song với công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng sản phẩm du lịch, việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được duy trì. Đặc biệt, các lực lượng chức năng đã kiên quyết xử lý tình trạng đeo bám, chèo kéo khách, nhất là trong các dịp lễ lớn và tại các khu vực trung tâm.

Hồng Hạnh

Du Lịch Việt - Top 10 công ty lữ hành hàng đầu

Đây là giải thưởng uy tín nhất nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, hàng không và các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng đầu Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực cho thành công của ngành du lịch năm 2013.
Tại buổi lễ, Công ty CP Truyền thông Du Lịch Việt – Viet Media Travel (Du Lịch Việt) đã vinh dự đón nhận giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2013, với các danh hiệu “Công ty Lữ hành Nội địa hàng đầu Việt Nam và Công ty Lữ hành Quốc tế hàng đầu đưa khách đi du lịch nước ngoài”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Du Lịch Việt đạt được giải thưởng cao quý này, trong đó từ vị trí thứ 6 thị trường outbound và vị trí thứ 8 thị trường nội địa, năm 2014 Du Lịch Việt đã có bước đột phá khi đứng vị trí thứ 3 trong 10 công ty lữ hành hàng đầu đưa khách đi du lịch nước ngoài và vị trí thứ 7 đưa khách đi du lịch trong nước. Phần thưởng này là sự ghi nhận và khích lệ, động viên đối với Du Lịch Việt vì đã nỗ lực, phấn đấu hết mình nhằm đón tiếp và phục vụ du khách tốt nhất trong thời gian qua.

Du Lịch Việt nhận giải thưởng outbound.

Nhân sự kiện này, Du Lịch Việt triển khai chương trình tri ân đến khách hàng đã luôn tin tưởng chọn Du Lịch Việt làm bạn đồng hành. Chương trình diễn ra từ ngày 1 - 5/10/2014 với 500 suất du lịch trong nước và nước ngoài có giá trọn gói ưu đãi lên đến 45% cùng nhiều quà tặng giá trị, cụ thể:
Chùm tour trong nước (tặng balô du lịch và voucher đăng ký dịch vụ free & easy trị giá 100.000 đồng): Đà Nẵng - Bà Nà - hội an - Huế 4 ngày, khách sạn 3,4 sao, giá 3.999.000 đồng (giá cũ 7.300.000 đồng); Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Thanh Địa La Vang - Động Thiên Đường 4 ngày, khách sạn 3 - 4 sao, giá 4.599.000 đồng (giá cũ 8.100.000 đồng); Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Thánh Địa La Vang - Động Thiên Đường 5 ngày, khách sạn 3 - 4 sao, giá 5.199.000 đồng (giá cũ 8.600.000 đồng); Phú Quốc Đảo Ngọc (tặng câu cá, ngắm san hô) 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 4.099.000 đồng (giá cũ 6.310.000 đồng); Hà Nội - Bái Đính - Tràng An - Yên Tử - Hạ Long 4 ngày, khách sạn 3 sao, giá 5.999.000 đồng (giá cũ 9.894.000 đồng); Hà Nội - Yên Tử - Hạ Long - Lào Cai - Sapa - Thác Bạc 5 ngày, khách sạn 3 sao, giá 7.799.000 đồng (giá cũ 11.894.000 đồng); Hà Nội - Bắc Kạn - Hồ Ba Bể - Cao Bằng - Thác Bản Giốc - Hang Pắc Pó - Lạng Sơn - Bắc Ninh 5 ngày, khách sạn 2,3 sao, giá 7.199.000 đồng (giá cũ 10.594.000 đồng); Hà Nội - Hà Giang - Quảng Bạ - Phố Cáo - Sủng Là - Lũng Cú - Mèo Vạc - Đền Hùng 5 ngày, khách sạn 2 - 3 sao, giá 6.999.000 đồng (giá cũ 10.494.000 đồng); Hà Nội - Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên - Sapa - Đền Hùng - Phú Thọ 6 ngày, khách sạn 2 - 3 sao, giá 7.999.000 đồng (giá cũ 11.494.000 đồng); Côn Đảo 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 5.899.000 đồng (giá cũ 6.399.000 đồng); Nha Trang – Vinpearl Land - Bãi Dài - Du Ngoạn 4 Đảo 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 2.299.000 đồng (giá cũ 3.399.000 đồng); Đà Lạt – Langbiang - Làng Hoa - Thiền Viện Trúc Lâm 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 1.799.000 đồng (giá cũ 2.999.000 đồng); Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư 2 ngày, khách sạn 3 sao, giá 1.599.000 đồng (giá cũ 2.199.000 đồng); Mỹ Tho - Cần Thơ - Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 2.499.000 đồng (giá cũ 2.999.000 đồng).
Chùm tour nước ngoài: Singapore 4 ngày, giá 7.999.000 đồng (giá cũ 8.599.000 đồng); Singapore – Malaysia 6 ngày, giá 9.999.000 đồng (giá cũ 10.499.000 đồng); Hàn Quốc 5 ngày, giá 18.990.000 đồng (giá cũ 19.990.000 đồng); Thái Lan 5 ngày, giá 5.499.000 đồng (giá cũ 5.999.000 đồng); Malaysia 4 ngày, giá 6.690.000 đồng (giá cũ 8.699.000 đồng); Campuchia - Siem Reap – Phnompenh 4 ngày, giá 2.899.000 đồng (giá cũ 3.350.000 đồng); Campuchia - Bokor – Sihanouville 4 ngày, giá 2.999.000 đồng (giá cũ 3.650.000 đồng); Trung Quốc 7 ngày, giá 14.799.000 đồng (giá cũ 16.899.000 đồng); Hồng Kông – Trung Quốc 5 ngày, giá 12.799.000 đồng (giá cũ 15.900.000 đồng); Nhật Bản 6 ngày, giá 33.999.000 đồng (giá cũ 38.499.000 đồng); Du lịch Mỹ: New York – Philadelphia – Thủ đô Washington – Los Angeles – Las Vegas 10 ngày, giá 67.500.000 đồng (giá cũ 79.900.000 đồng), tặng sim Mỹ trị giá 1,5 triệu đồng: miễn phí các cuộc gọi trong nước Mỹ, miễn phí gửi tin nhắn về Việt Nam; Pháp - Bỉ - Hà Lan - Đức 9 ngày, giá 57.500.000 đồng (giá cũ 63.900.000 đồng); Pháp - Thụy Sĩ - Ý 11 ngày, giá 76.900.000 đồng (giá cũ 83.900.000 đồng), tặng show trình diễn nghệ thuật đặc sắc tại Paris trị giá 2 triệu đồng; Du lịch Úc: Melbourne – Sydney 7 ngày, giá 50.900.000 đồng (giá cũ 57.900.000 đồng), tặng travel sim Úc trị giá 1 triệu đồng.

Di sản không thể nằm trên giấy!



- Theo luật thì không được xây dựng công trình nào, thưa ông?

- Tất nhiên không được can thiệp thô bạo nhưng phải có quy trình tính toán các yếu tố, làm thế nào đáp ứng được việc bảo tồn là trên hết và tìm cách phát huy nó.
 


Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh

- Nhiều chuyên gia nói, nếu xây cáp thì giao cho một công ty quản lý và sẽ có thu phí?

- Vấn đề không phải giao cho ai mà là cách thức quản lý, điều hành. Không phải công ty họ quản lý là họ khai thác triệt để, tối đa, bất chấp lợi ích của quốc gia.

Trước đây, Khu du lịch bà nà - Núi Chúa gặp hai vấn đề: thứ nhất phải chặt cây, thứ hai đường lên trắc trở, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Lúc ấy chỉ nghĩ đến phương án làm cáp treo thì họ mới lên đỉnh núi và tham quan các nơi được. Khi làm cáp treo, yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ cảnh quan môi trường. Và thực tế người dân vẫn tiếp cận được ở đỉnh Bà Nà, vui chơi giải trí, thưởng ngoạn cảnh vật mà không bị ảnh hưởng môi trường.

- Nhưng Sơn Đoòng không giống Bà Nà?

- Trường hợp Sơn Đoòng lại khác, cần tính toán kỹ.

- Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc xây cáp treo lên hang?

- Tất cả ý kiến chuyên gia đưa ra cảnh báo phải tập hợp lại, Bộ cùng với tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm phân tích, đánh giá cái gì hại, cái gì lợi và chọn phương án tối ưu để xử lý vấn đề.

- Xin cảm ơn ông!

Phan Thanh Bình - Thảo Trang tình tứ trong chuyến du lịch

Phan Thanh Bình và vợ con đang có chuyến du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Tối 17/10, tiền đạo nổi tiếng một thời đã tổ chức tiệc sinh nhật ấm cúng cho bà xã.
Trên trang cá nhân, Thảo Trang viết: "Cảm ơn ông xã vì tối nay đã làm cho em thật sự bất ngờ và hạnh phúc". Dòng chia sẻ cùng hình ảnh hạnh phúc của nữ người mẫu trên trang cá nhận nhận được sự quan tâm từ bạn bè.
Thảo Trang và con gái 4 tuổi thổi nến mừng sinh nhật mẹ. Mặc dù không còn ở thời kỳ đỉnh cao nhưng chuyện riêng tư của cựu tiền đạo vẫn được khán giả quan tâm theo dõi.
Thảo Trang diện đầm trẻ trung khoe đôi chân dài gợi cảm. Cô c hụp hình bên cạnh những lời chúc ngọt ngào của chồng: "Anh chúc bà xã một ngày sinh nhật vui vẻ, hạnh phúc em yêu".
Có gần chục năm yêu nhau và lấy nhau nhưng vợ chồng Phan Thanh Bình và Thảo Trang luôn tình cảm như ngày đầu. Khi chồng thi đấu xa nhà, nữ diễn viên Trở về 3 thường xuyên chia sẻ sự nhớ nhung chồng trên trang cá nhân.
Bộ phim Trở về 3 của đạo diễn Việt Trinh có sự tham gia của cặp vợ chồng cầu thủ - người mẫu nhận được những phản hồi tích cực. Dù lần đầu tiên diễn trước ống kinh nhưng Phan Thanh Bình diễn tự nhiên và nhập vai khá tốt.
Sau một thời gian bận rôn với công việc thi đấu, đóng phim, vợ chồng Phan Thanh Bình quyết định đi Đà Nẵng nghỉ ngơi, thay đổi không khí để nạp năng lực thực hiện những kế hoạch mới.
Cặp đôi ngồi cáp treo thăm thú Bà Nà. Sau khi tham gia Bước nhảy hoàn vũ, Phan Thanh Bình tập trung thi đấu tại An Giang, trong khi đó, bà xã Thảo Trang bận rộn với việc kinh doanh thời trang.
Sau mùa giải 2014, câu lạc bộ cũ của Phan Thanh Bình giải thể. Hiện anh chưa về đội nào mà tranh thủ đi học bằng huấn luyện viên trong lúc chờ hợp đồng mới.
Phan Thanh Bình từng chia sẻ, anh yêu sự thẳng thắn và hài hước của vợ. Trong khi đó, Thảo Trang lại hài lòng sự chung thủy và tin tưởng vợ của chồng mình. Phan Thanh Bình cũng luôn ủng hộ những đam mê của cô. Khi cô thất bại, anh luôn bên cạnh động viên khiến Thảo Trang vững bước.
Hình ảnh hạnh phúc của vợ chồng Phan Thanh Bình tại Bà Nà, Đà Nẵng.

Việt Nguyễn

Bà Nà Hills tặng hoa hồng cho du khách nữ nhân ngày 20-10

 

Có thể dễ dàng cảm nhận được niềm hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt của những du khách ghé thăm Bà Nà hôm nay, đặc biệt là các du khách nữ. Không chỉ phụ nữ Việt Nam và có rất nhiều du khách quốc tế đã hào hứng và xúc động khi được giải thích hôm nay là ngày Phụ Nữ Việt Nam và những đóa hoa này là dành cho họ.

Phái đẹp hôm nay đến với bà nà hills ai cũng rạng ngời, hạnh phúc. Cô Hải, đến từ Hà Nội cho biết: “Đây là ngày 20/10 hạnh phúc nhất của cô từ trước đến giờ, bởi cô được đón ngày vui này bên bà, bên mẹ của mình tại Bà Nà Hills. Cô đến Bà Nà Hills nhiều lần nhưng mẹ và bà thì đây là lần đầu tiên”.

Cô chia sẻ thêm: Các chàng trai Bà Nà Hills là những người đầu tiên hôm nay chúc mừng cô nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam, vì thế chuyến đi này sẽ là kỷ niệm khó quên đối với những người phụ nữ trong cả gia đình…

Cùng với món quà tinh thần này, Bà Nà Hills còn thiết kế tour “Tri ân khách hàng nữ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam”, chương trình áp dụng từ ngày 18 đến 26/10. Tour bao gồm chương trình tham quan, ăn uống, lưu trú dành cho 2 khách.

Xuân Đương

Vòng quanh Đông Nam Á qua các bảo tàng sáp

Với hàng loạt những bức tượng sáp là bản sao gần như hoàn chỉnh của những chính trị gia, nghệ sĩ, vận động viên, diễn viên điện ảnh nổi tiếng… trên khắp thế giới, các bảo tàng tượng sáp luôn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Thái Lan

Nằm ở tầng 6 của tòa nhà Siam Discovery, trung tâm Bangkok, bảo tàng sáp Madam Tussauds tại Thái Lan là bảo tàng thứ 10 trong hệ thống Madame Tussauds trên toàn thế giới, là bảo tàng thứ 3 của châu Á và đầu tiên tại Đông Nam Á. Nơi đây trưng bày hình ảnh làm bằng tượng sáp sống động như thật của hơn 70 nhân vật nổi tiếng trên thế giới.

Bà Marie Tussaud, người sáng lập ra bảo tàng sáp Madam Tussauds, đã phát triển loại hình nghệ thuật này bằng việc mở ra một bảo tàng sáp đầu tiên tại London, từ đó bảo tàng có sự phát triển vượt bậc và được nhân rộng ra trên toàn thế giới như Amsterdam, Berlin, Washington DC, New York, Las Vegas, Hong Kong, Thượng Hải, Bangkok…

Du khách có thể bắt gặp tượng sáp của nữ ca sĩ quái chiêu Lady Gaga trông vô cùng sống động.

Hoặc trò chuyện với người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng thế giới Oprah Winfrey.

Malaysia

Tọa lạc trong công viên giải trí I-City vủa Malaysia, bảo tàng sáp Madame Tussauds với hơn 100 bức tượng được tạc theo tỉ lệ 1:1. Tới đây bạn có thể bắt tay với tổng thống Mỹ Barack Obama, gặp gỡ đôi vợ chồng nổi tiếng Hollywood Brangelina hay chụp ảnh cùng Nữ hoàng Anh Elizabeth.

Vé vào cửa tham quan bảo tàng là 100 RM đối với người lớn và 50 RM cho trẻ em. Riêng người dân nước này chỉ phải trả 80 RM/người lớn và 40 RM/trẻ em.

Các bức tượng sáp giống y chang người thật.

Singapore

Bảo tàng sáp ở Singapore còn có tên gọi "Images of Singapore" (hình ảnh đất nước Singapore) nằm trên đảo Sentosa. Không giống như những bảo tàng sáp Madame Tussauds chỉ trưng bày tượng của những nhân vật nổi tiếng, bảo tàng sáp ở Singapore độc báo với những bức tượng tái hiện lại nét đời thường của con người ở đảo quốc sư tử thông qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi...

Dù già hay trẻ, yêu thích lịch sử hay không, chắc chắn bạn cũng sẽ có một cuộc hành trình đi ngược thời gian vô cùng thoải mái và thú vị khi tìm hiểu lịch sử Singapore.

Mỗi bước đi trong bảo tàng là mỗi bước khám phá lịch sử, phong tục, tập quán và lễ nghi của các dân tộc sống trên đất nước Singapore.

Việt Nam

Được khánh thành vào năm ngoái, khu trưng bày tượng sáp Bà Nà, Đà Nẵng hiện trưng bay hàng chục bản sao tượng sáp ấn tượng về nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Các tượng sáp được làm bằng sáp ong hoặc chất dẻo với tỉ lệ 1:1, khá chân thực. Đặc biệt, ở mỗi bức tượng đều có thông tin về nhân vật, với nội dung tên tuổi, quê quán, sự nghiệp... Bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bên cạnh đó. Du khách cũng được tìm hiểu xưởng đúc sáp ở cuối tuyến tham quan trưng bày. Quá trình làm tượng công phu, các nhà điêu khắc phải thu thập thông số về nhân vật muốn mô phỏng để tạo ra bản sao đúng kích cỡ, màu da, chiều cao...

Có lối đi lại tham quan thông thoáng, hiện khu trưng bày này có sức chứa 1.000 lượt người tham quan mỗi ngày với vé vào cửa 50.000 đồng/người.

Những nhân vật nổi tiếng đều có mặt tại bảo tàng sáp Bà Nà.

Trần Quỳnh tổng hợp

5 lý do để xem cáp treo là “thảm họa”

1. Lợi ích kinh tế

Năm 2014 là năm thử nghiệm tour du lịch mạo hiểm vào Sơn Đoòng, 223 khách đi, mỗi khách đóng khoảng 3.000USD. Năm 2015, số giấy phép sẽ được cấp ra là 450 - 500 giấy, với tốc độ đăng ký hiện nay thì vấn đề bán hết số giấy phép đó là dễ như trở bàn tay.

Tính nhẩm nhanh thôi cũng thấy doanh thu từ cách khai thác Sơn Đoòng hiện nay dễ dàng lên đến 30 tỷ đồng mỗi năm, mà ảnh hưởng đến môi trường là rất ít, hầu như không có (chuyên gia của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh luôn đi chung với khách, ngoài công tác hướng dẫn khoa học, còn để đảm bảo không một cái giấy gói kẹo rơi lại trong hang).

Thêm vào đó, với cách hoạt động hiện nay của Công ty Oxalis- đơn vị đang tổ chức tour thám hiểm hang Sơn Đoòng, toàn bộ lực lượng phục vụ đoàn là người bản địa, Công ty Oxalis đã tạo rất nhiều công ăn việc làm cho thanh niên nơi đây.

Nhóm thám hiểm chụp ở biển tên hang Sơn Đoòng. Thiên Hương là cô gái ngồi hàng đầu. Trong nhóm này còn có ông Hồ Khanh - người tìm ra hang Sơn Đoòng, các chuyên gia Howard Limbert, Ian Watson từ Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh.

Còn Sun Group đầu tư 4.500 tỷ đồng. Để thu hồi vốn sau 4-5 năm, thì nôm na mỗi năm phải đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng. Hiện tại, công ty chưa công bố giá vé. Nhưng giá vé cáp treo và tham quan 1 ngày ở Bà Nà là 500.000 đồng, giả sử tạm tính giá vé Sơn Đoòng gấp 4 lần số đó là 2 triệu đồng/vé, để thu 1.000 tỷ đồng, công ty phải bán khoảng 500.000 vé 1 năm.

Hãy tưởng tượng tác động của môi trường từ chưa đến 500 người/năm lên 500.000 người/năm. Chỉ riêng lượng ánh đèn flash thôi cũng đủ giết chết những sinh vật dưới lòng đất quen sống với môi trường tối đen như mực và yên lặng như tờ của Sơn Đoòng rồi.

2. Ảnh hưởng đến môi trường

Không như bài toán kinh tế, ảnh hưởng môi trường khó có thể lấy máy tính ra mà bấm. Và quan trọng hơn nữa là ta không thể để nó xảy ra rồi mới tính. Vì vậy, hãy tạm dùng những tiền đề về các dự án cáp treo trước của Sun Group cũng như trên thế giới. Đồi Bà Nà tại Đà Nẵng là công trình cáp treo tiêu biểu của Sun Group.

Dĩ nhiên, cảm nhận tùy vào mỗi cá nhân, riêng tôi, tôi không chịu nổi sự xô bồ, đông đúc, chen lấn ở đó. Tôi không chịu nổi mùi nước tiểu nồng nặc trong bán kính 50m chung quanh khu vực vệ sinh. Tôi không chịu nổi sự giả tạo, rẻ tiền trong những kiến trúc giả cổ, giả Tây mà chưa đến tầm. So với những ấn tượng tuổi thơ tôi có về Bà Nà, thì ngọn đồi hôm nay đã xuống cấp trầm trọng.

Một dự án khác của Sun Group cũng đang làm là cáp treo lên Fansipan. Hồi trước, khi tôi leo Fan, trời lạnh mà mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Chính những vất vả đó khiến giây phút đứng trên đỉnh thật xứng đáng. Bạn tôi, Đỗ Tường Duy- một “phượt thủ”, cũng khẳng định: Fansipan đẹp không chỉ vì đỉnh núi cao, mà còn vì con đường lên đỉnh lắm thăng trầm.

Những rừng trúc, hoa đỗ quyên, hay đơn thuần chỉ là những tảng đá như tấm lưng người khổng lồ. Hôm nay, xe ủi lên vạt rừng, tróc cây, xây khu vui chơi, ẩm thực, sân golf 18 lỗ và khách sạn 5 sao. Bạn của Duy đang leo Fansipan báo lại, mái nhà Đông Dương đang biến thành bãi rác công nghiệp. Liệu chúng ta có để Sơn Đoòng biến thành nạn nhân tiếp theo?

Mà chưa kể, khác với Fansipan, rất nhiều sinh vật trong hệ sinh thái của Sơn Đoòng còn chưa được nghiên cứu và ghi nhận hết. Hủy hoại những sinh vật này là có tội với khoa học thế giới.

Nhìn rộng ra khỏi biên giới Việt Nam, công trình cáp treo Zhongtianmen lên đỉnh núi Taishan của Trung Quốc cũng bị lên án kịch liệt. Giáo sư Xie Ninggao - Trưởng Trung tâm Nghiên cứu di sản thế giới của Đại học Bắc Kỳ gọi cáp treo này là “vết sẹo lên vẻ đẹp của tự nhiên” hủy diệt thảm thực vật lên đến 19.000m2; trong số đó có hằng trăm thực vật đơn bào không thể phục hội lại được. Liệu chúng ta có muốn lặp lại sai lầm này?

3. Cân bằng nội địa- quốc tế

Một trong những lý do của Sun Group là hình thức thám hiểm hiện tại của Sơn Đoòng phục vụ được quá ít đồng bào Việt Nam, vì 2 lý do: Giá tiền và sức khỏe. Tuy nhiên, thống kê năm vừa rồi của Tổng cục Du lịch cho thấy lượng khách Việt Nam đi châu Âu lên đến vài trăm nghìn lượt. Tạm tính, trong số đó một nửa là tự túc, nửa qua các công ty lữ hành thì giá trung bình cũng 3.000USD cho một tuần ở xứ người. Đó là chưa kể lượng khách đi Mỹ, Nhật, Úc hay các nước khác có mức phí tương đương. Nói nôm na, người Việt mình đâu có nghèo.

Vậy phải chăng người Việt mình yếu? Đúng là so với thế giới, thể trạng mình không bằng ai, nhưng nếu leo trèo và đi bộ một tuần mà cũng không nổi thì khó tin quá. Người lớn tuổi nhất từng chinh phục Sơn Đoòng là một bác người Mỹ 75 tuổi. Chả lẽ hầu hết người Việt Nam ta đều yếu hơn ông cụ 75? Không đúng! Năm 2012, Nguyễn Sơn Lâm chinh phục thành công nóc nhà Đông Dương trên chiếc nạng gỗ của mình.

Và ngay cả nếu bạn chưa đủ tiền thật, chưa khỏe mạnh cường tráng thật, thì bạn vẫn có thể dành dụm. Tôi chỉ là một cô giáo, cao vỏn vẹn một thước rưỡi. Nhưng tôi tiết kiệm và tập thể dục suốt 3 năm trời để một ngày được bước chân đến Sơn Đoòng. Tiền có thể để dành, sức khỏe có thể rèn luyện, nhưng một khi thiên nhiên đã chết thì không thể cứu lại được.

4. Quyền sở hữu

Khi Việt Nam nhận danh hiệu “Di sản thiên nhiên thế giới” của UNESCO trao tặng cho Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng chính là Việt Nam đang nhận trách nhiệm bảo vệ di sản và di sản đó thuộc về thế giới, thuộc về loài người. Đừng vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà đánh mất giá trị lâu dài. UNESCO đã từng cảnh báo tước lại danh hiệu của cố đô Huế và vịnh Hạ Long cũng vì cách quản lý yếu kém ở những nơi đó. Chẳng lẽ Việt Nam muốn mất luôn Phong Nha – Kẻ Bàng hay sao? Chỉ cần một cây đinh thô bạo đóng vào Sơn Đoòng là di sản ấy mất tính thiên nhiên và đứng trên bờ vực mất luôn danh hiệu.

5. Giá trị của thiên nhiên

Suy cho cùng, mục đích tối thượng của thiên nhiên không phải lúc nào cũng để phục vụ kinh tế cho con người. Có những giá trị lớn hơn đồng tiền. Và trên thế giới họ đã ý thức được điều đó. Ví dụ: Hang Leschugilla của Mỹ đã đóng cửa vĩnh viễn đối với khách du lịch. Bởi vậy tôi mong chúng ta đừng biến mọi thứ thành tiền, đừng khai thác tận gốc, đừng nhìn ngắn hạn và đừng vin vào cái nghèo!

Đừng vì lợi ích của một nhóm nhỏ trong xã hội mà đánh mất giá trị lâu dài. UNESCO đã từng cảnh báo tước lại danh hiệu của cố đô Huế và vịnh Hạ Long cũng vì cách quản lý yếu kém ở những nơi đó. Chẳng lẽ Việt Nam muốn mất luôn Phong Nha - Kẻ Bàng hay sao?

Cẩn trọng với "hội chứng cáp treo" tại Việt Nam

 

Cách đây chưa đầy một năm, cộng đồng đam mê "du lịch bụi", du lịch khám phá từng xôn xao vì dự án xây cáp treo lên đỉnh Phan-xi-păng (Sa Pa, Lào Cai) với nghi ngại phá vỡ cảnh quan tự nhiên và làm mất đi hứng thú trong hành trình trải nghiệm mang lại một thương hiệu du lịch thu hút du khách quốc tế của "Nóc nhà Đông Dương". Cũng chẳng bao lâu sau, Ban quản lý vịnh Hạ Long, một Di sản thiên nhiên thế giới từng hai lần được UNESCO công nhận và là một Kỳ quan thiên nhiên thế giới lại tiếp bước dự án nêu trên với phương án xây cáp treo xuyên vịnh Hạ Long đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận. Khi những sự việc trên chưa ngã ngũ, thì tháng 10 vừa qua, hang Sơn Đoòng, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới tại Quảng Bình đã được Hiệp hội hang động UNESCO công nhận, một điểm du lịch nổi bật và hiếm có mà Việt Nam may mắn sở hữu lại tiếp tục đối mặt với sự leo thang của "hội chứng cáp treo" cùng câu hỏi nan giải "làm hay không làm?".

Theo số liệu thống kê, năm 2014, khi mở tua du lịch mạo hiểm vào Sơn Đoòng có 223 khách tới, mỗi khách đóng khoảng 3.000 USD. Một năm sau, dự kiến số giấy phép sẽ được cấp ra là 450 đến 500 giấy. Và với tốc độ đăng ký tua như hiện nay thì để bán hết số giấy phép đó là "dễ như trở bàn tay" (hiện tại đăng ký đã kín đặc hết năm 2015. Nếu du khách muốn tham dự, phải chờ đến năm 2016). Tính ra, doanh thu từ cách khai thác hiện tại của Sơn Đoòng có thể lên tới gần 30 tỷ đồng mỗi năm. Tất nhiên, ảnh hưởng đến môi trường là rất ít, thậm chí hầu như không có, bởi chuyên gia của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh luôn đi chung tua du lịch khám phá với các đoàn du khách, ngoài công tác hướng dẫn khoa học còn kiêm luôn nhiệm vụ bảo vệ di sản, như một khách du lịch từng ví "để không một gói kẹo được rơi lại trong hang".

Vậy, xây hệ thống cáp treo (dù chỉ là đưa khách lên và xuống) nhằm mục đích gì? Có phải vì lợi nhuận? Trong dự án, Công ty Sun Group định đầu tư số tiền 4.500 tỷ đồng và nếu như thế, thời gian thu hồi vốn là bao nhiêu năm? Nếu thu hồi sau bốn đến năm năm, vậy mỗi năm phải thu khoảng 1.000 tỷ đồng. Hiện tại công ty chưa công bố giá vé, nhưng có thể lấy một thí dụ đầu tư khác của Sun Group là Bà Nà (Đà Nẵng) nơi một khách tham quan phải trả 500.000 đồng cho một vé cáp treo. Vậy nếu tính tượng trưng bằng con số "chưa có tiền lệ", giá vé Sơn Đoòng cao gấp bốn lần là hai triệu đồng/vé thì một năm, công ty phải bán khoảng... 500 nghìn vé tương đương chừng ấy con người. Một con số có chăng là "siêu tưởng"?! Một du khách chia sẻ: "Hãy tưởng tượng tác động của môi trường sẽ thế nào khi nâng số khách tham quan từ 500 người/năm lên 500 nghìn người/năm. Nói một cách hình tượng, chỉ riêng lượng ánh đèn flash từ máy ảnh thôi cũng đủ giết chết những sinh vật dưới lòng đất quen sống với môi trường "tối đen như mực và yên lặng như tờ" của Sơn Đoòng rồi".

Một trong những "cái cớ" mà nhà đầu tư muốn quảng bá cho hệ thống cáp treo tại Sơn Đoòng, hay Phan-xi-păng chính là việc "bình dân hóa" hoạt động du lịch để phục vụ khách du lịch Việt Nam. Nhà đầu tư còn giải thích, với phương án khai thác cũ, Sơn Đoòng sẽ kém hấp dẫn với khách Việt Nam vì chi phí đắt và hành trình đòi hỏi thể lực cao. Nhưng một chuyên gia đã biện dẫn: "Nếu vì tương lai của di sản, hãy để người Việt Nam có đủ ý thức và đã qua chọn lựa cả về thể chất lẫn văn hóa tham gia những dự án du lịch tự nhiên đặc biệt tầm cỡ như Sơn Đoòng. Nếu làm ngược lại, chúng ta sẽ mất di sản sau một thời gian làm du lịch "bình dân"". Thực tế, những địa điểm từng xây dựng cáp treo để tăng lượng khách như Bà Nà đang chứng kiến cảnh xuống cấp các công trình công cộng vì phải phục vụ lượng khách quá nhiều (90% khách nội địa) mà ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường, cảnh quan thì chưa cao, do đó đã dẫn đến hệ quả du khách nước ngoài "một đi không quay lại".

Vậy viễn cảnh nào sẽ đến với Sơn Đoòng, nơi được coi như kỳ quan mà tạo hóa đã ban tặng nước ta khi đã "bình dân hóa" để phát triển du lịch?! Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Ủy viên BCH Hiệp hội Lữ hành Việt Nam:"Trước mắt, du khách đổ về Quảng Bình có thể đông hơn và doanh thu nhiều hơn, nhưng lợi bất cập hại. Thương hiệu Sơn Đoòng và Phong Nha- Kẻ Bàng sẽ giảm giá thê thảm bởi những tác hại ghê gớm của cáp treo, của sự tùy tiện đối với môi trường. Trong khi đó, thực tế hiện nay, khách chưa nhiều mà thuyền trên sông Son vào Phong Nha đã nhếch nhác, quán xá xô bồ và chẳng ra hồn, không thể đón khách đoàn quốc tế...".

Bài học nhãn tiền đã thấy rõ. Cáp treo Phan-xi-păng đã "giết chết" đam mê khám phá trong một hành trình trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên. Vịnh Hạ Long hứa hẹn sẽ cho ra mắt tuyến cáp treo ngắm vịnh để rồi khách có lẽ... Bỏ qua hết tuyến đi bằng du thuyền vì chẳng ai muốn nhìn một di sản thiên nhiên thế giới toàn trụ cáp và dây dợ... Trên blog cá nhân, một cô giáo đam mê du lịch cảnh báo: "Không riêng Việt Nam, nhìn rộng ra khỏi biên giới, công trình cáp treo Zhongtianmen trên đỉnh núi Taishan của Trung Quốc cũng bị lên án kịch liệt. Giáo sư Xie Ninggao, Trưởng Trung tâm nghiên cứu Di sản Thế giới của Đại học Bắc Kinh gọi cáp treo này là "vết sẹo trên vẻ đẹp của tự nhiên", hủy diệt thảm thực vật lên đến 19.000 m2; trong số đó có hàng trăm thực vật đơn bào không phục hồi được. Liệu chúng ta có muốn lặp lại sai lầm đó?". Ông Nguyễn Văn Mỹ khẳng định: "Thiên hạ chẳng ai làm vậy. Núi Kô-ta Ki-na-ba-lu (Ma-lai-xi-a), ngọn núi cao nhất ASEAN hay E-vơ-rét (Nê-pan), núi cao nhất thế giới luôn hạn chế, chọn lọc người leo rất khắt khe và chính sự khắt khe đó mới thực sự đem tới thương hiệu và lợi nhuận không thể phủ nhận".

Động Thiên Đường, nằm trong khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) dự kiến tăng giá vé từ 120 đến 250 nghìn đồng trong năm tới, nhưng các doanh nghiệp lữ hành và du khách đều rất sẵn lòng vì cái giá ấy vẫn "đáng đồng tiền bát gạo" và nhà quản lý đã làm rất chuyên nghiệp, tuyệt đối bảo tồn tự nhiên di sản (Ban quản lý xây dựng cả một hành lang bằng gỗ chạy dài nhiều km để du khách không bước trực tiếp lên nền hang...). Phải chăng, đó mới là bài học về cách làm du lịch thực sự dành cho chính "người hàng xóm" Sơn Đoòng?

Phó Vụ trưởng Lữ hành (Tổng cục Du lịch Việt Nam) Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: "Cách xây cáp treo ở di sản để phát triển du lịch đã "chết yểu" từ lâu trên thế giới bởi người ta đã đánh giá được hậu quả lớn thế nào khi phá hoại cảnh quan di sản, thiên nhiên". Không thể phủ nhận, những dự án cáp treo sẽ đem lại yếu tố tích cực về lợi nhuận và phục vụ số lượng lớn khách du lịch nhưng phải tính toán kỹ lưỡng từng trường hợp, từng địa điểm, nhất là các vùng di sản. Bởi suy cho cùng, thiên nhiên không phải lúc nào cũng để phục vụ kinh tế cho con người, phá vỡ thiên nhiên đồng nghĩa với việc phá vỡ cảnh quan sống, còn tai hại gấp nhiều lần. Nước Mỹ đã sẵn sàng đóng cửa vĩnh viễn Hang Leschugilla nổi tiếng đối với khách du lịch để chống nguy cơ "phá hoại" di sản, một thí dụ đủ để minh chứng điều này.

PHONG CHƯƠNG

Bộ trưởng Bộ VHTTDL nghiêng về phương án bảo tồn hang Sơn Đoòng

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh

 

Cụ thể, trả lời báo giới, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, chiều mai (13.11), ông sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình về vấn đề cáp treo vào hang Sơn Đoòng. Ông cũng cho biết tới thời điểm này Bộ vẫn chưa nhận được văn bản của tỉnh Quảng Bình báo cáo các phương án xây dựng cáp treo tại đây.

Về quan điểm của Bộ VHTTDL với dự án này, Bộ trưởng cho biết dù là làm gì cũng phải trên tinh thần tuân theo Luật Di sản và phải gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

&Ldquo;Thời gian qua, nhiều ý kiến chuyên gia đều cảnh báo về dự án này. Với chức năng của mình, Bộ phải tập hợp lại, sau đó cùng với UBND tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm phân tích, đánh giá cái gì hại, cái gì lợi và chọn phương án tối ưu để xử lý. Tuy chưa chốt phương án cuối cùng, nhưng tôi nghiêng về phương án bảo tồn và phát huy nó”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định.

Giải thích sâu thêm, Bộ trưởng cho biết: Quan điểm chung là không được can thiệp thô bạo vào di sản, phải có quy trình tính toán các yếu tố, việc bảo tồn là trên hết và tìm cách phát huy nó. Trên thế giới có nhiều di sản văn hóa tương tự. Ngay như ở Việt Nam có di tích Yên Tử đang chuẩn bị lập hồ sơ trình UNESCO thì cũng tương tự như thế, muốn làm gì phải cân nhắc.

Lấy ví dụ về cáp treo đã xây dựng tại khu du lịch bà nà, Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Đó là khu vực rất giàu tiềm năng du lịch, đồng thời rất đa dạng về sinh học. Lúc bấy giờ cũng phải tính toán và cuối cùng có một công ty xin phép làm. Chúng tôi đã đưa ra một quy trình rất nghiêm ngặt để họ phải tuân theo. Trước đây, Bà Nà – Núi Chúa đã xây dựng một con đường đi lên, nhưng gặp 2 vấn đề: Thứ nhất là phải chặt cây, thứ hai là đường lên trắc trở, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Lúc ấy chỉ có phương án làm cáp treo thì khách mới lên đỉnh núi và tham quan các nơi được. Khi làm cáp treo thì yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ cảnh quan môi trường. Thực tế, người dân vẫn tiếp cận được đỉnh Bà Nà, vui chơi giải trí, thưởng ngoạn cảnh vật mà môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng.

Tuy vậy, ông cũng thừa nhận với di tích hang Sơn Đoòng thì có nhiều cái khác biệt so với Bà Nà nên cần phải tính toán kỹ lưỡng. &Ldquo;Có xây hay không xây cáp treo thì cũng phải xem phương án cụ thể chứ bây giờ chưa biết gì cả. Nhưng quan điểm của tôi là di sản phải đến được với dân chứ di sản không thể nằm trên giấy được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Việc xây dựng cáp treo Sơn Đòng sẽ tính toán hợp lý

Cụ thể là làm theo hướng nào, thưa Bộ trưởng?

+ Tất nhiên không được can thiệp thô bạo nhưng phải có qui trình tính toán các yếu tố, việc bảo tồn là trên hết và tìm cách phát huy giá trị của nó. Trên thế giới có nhiều di sản văn hóa tương tự, ngay như ở ta có Yên Tử, đang chuẩn bị lập hồ sơ trình UNESCO thì cũng làm chặt chẽ như thế.

Vấn đề này sẽ giao cơ quan nào chịu trách nhiệm?

+ Vấn đề không phải giao cho ai mà là cách thức quản lý, điều hành. Không phải công ty họ quản lý là họ khai thác triệt để, tối đa, bất chấp lợi ích của quốc gia. Không phải như vậy. Khi tôi còn làm Chủ tịch Đà Nẵng, khu du lịch Bà Nà-Núi Chúa cũng tương tự như thế này. Đó là khu vực rất giàu tiềm năng du lịch, đồng thời đa dạng về sinh học. Lúc bấy giờ cũng phải tính toán và cuối cùng có một công ty vào và xin phép làm, mình đưa ra một qui trình rất nghiêm ngặt và chủ yếu là họ đi tiên phong.

 

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.

 

Như dự án xây dựng cáp treo ở Bà Nà cũng từng gặp phản ứng nhưng sau đó đã có hướng giải quyết phù hợp, phát huy lợi thế danh thắng này?

+ Trước đây, Bà Nà – Núi Chúa đã xây dựng một con đường đi dọc lên. Tôi là người phát quang con đường đó nhưng gặp 2 vấn đề: thứ nhất là phải chặt cây, thứ hai là đường lên trắc trở, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Lúc ấy chỉ nghĩ đến phương án làm cáp treo thì họ mới lên đỉnh núi và tham quan các nơi được. Khi làm cáp treo thì yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ cảnh quan môi trường. Thực tế, người dân vẫn tiếp cận được ở đỉnh Bà Nà, vui chơi giải trí, thưởng ngoạn cảnh vật mà không bị ảnh hưởng môi trường.

Về những cảnh báo của chuyên gia sẽ được tính toán ra sao, thưa ông?

+ Tất cả ý kiến chuyên gia đưa ra cảnh báo thì phải tập hợp lại, Bộ cùng với tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm phân tích, đánh giá cái gì hại, cái gì lợi và chọn phương án tối ưu để xử lý vấn đề.

 

Hang động Sơn Đòng tại Quảng Bình.

 

Tại buổi họp báo do UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức chiều 4/11 về việc xây dựng tuyến cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bìnhkhẳng định việc xây dựng cáp treo sẽ không ảnh hưởng tới tự nhiên cũng như giá trị lịch sử của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Tuy nhiên, ông khẳng định, những dự án lớn như thế này lại xây dựng trong khu vực di sản thì cần phải hết sức thận trọng. Việc xây dựng cáp treo phải được sự đồng thuận trong xã hội và phải nghiên cứu kỹ lưỡng. UBND tỉnh đã giao cho đơn vị chủ đầu tư khảo sát kỹ để trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cùng Văn phòng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện