Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Nhiều gói sản phẩm du lịch hấp dẫn

Theo ông Nguyễn Công Hoan, (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hanoi Redtours), Trưởng nhóm Liên minh Kích cầu, với chùm sản phẩm kích cầu năm nay, Liên minh cùng với Vietnam Airlines vẫn duy trì biểu giá khuyến mại như mùa du lịch năm trước, trong đó, giá vé máy bay giảm 50% sẽ làm chi phí cấu thành tour giảm sâu từ 30-40%.

Bên cạnh đó, nhằm thu hút du khách, chùm tour cũng được Liên minh đa dạng hóa bằng cách đưa thêm nhiều điểm tham quan mới. Đáng chú ý nhất là bộ sản phẩm tháng 2, tháng 3 với 4 điểm nhấn đặc sắc nhất, đẹp nhất của mùa xuân là Điện Biên, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc và hành trình di sản miền Trung.

Tại Điện Biên, tháng 3 cũng là lúc người dân nơi đây chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014) mà tâm điểm là Lễ hội “Hoa ban khoe sắc” có quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay diễn ra từ 13-15/3.

Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng dịch vụ vào thời kỳ cao điểm, từ ngày 16-21/2, Hanoi Redtours cùng hơn 60 đơn vị lữ hành trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam đã tham gia đoàn farm 8 tỉnh Tây Bắc, trong đó Điện Biên là một trong những địa danh có thời gian lưu trú, khảo sát lâu nhất.

 Tour tham khảo: Quyến rũ sắc trắng hoa ban (Điện Biên-đèo Pha Đin-Mường Phăng-đảo Đào hoa-hồ Pá Khoang-đảo Đào Hoa-bản Mển), 3 ngày, giá 4,5 triệu đồng/khách. 

Ở miền Trung, du khách sẽ hài lòng khi đến bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Đại (Hội An), đặc biệt, điểm mới của tour Đồng Hới-Vũng Chùa-động Thiên Đường-Cố đô Huế-Đà Nẵng năm nay là sử dụng đường bay thẳng Hà Nội-Quảng Bình, Đà Nẵng-Hà Nội; và tour gắn kết 3 địa danh nổi tiếng Quảng Bình-Huế-Đà Nẵng trong một hành trình.

Với Buôn Ma Thuột, sẽ có các tour thưởng thức Lễ hội đua voi tại Buôn Đôn (12-14/3), Lễ hội Biển Hồ mùa xuân tại Pleiku, chào đón năm Du lịch Quốc gia 2014 Tây Nguyên-Đà Lạt.

 Tour tham khảo: Mới lạ Hành trình Di sản miền Trung (Đồng Hới-Vũng Chùa-động Thiên Đường-cố đô Huế-Đà Nẵng, 5 ngày; giá 5,5triệu đồng/khách; Lễ hội Đua voi (Buôn Ma Thuột-Buôn Đôn -Hồ Lắk, 4 ngày; giá 6,5 triệu đồng/khách. 

Đến với Phú Quốc, du khách có tour tham khảo: Nắng vàng Phú Quốc (làng chài cổ Hàm Ninh-Bãi Sao-Chùa Hùng Long-Nhà tù Phú Quốc), 4 ngày, giá 7,2 triệu đồng/khách. 

Liên minh Kích cầu du lịch ra đời năm 2013, tập hợp các đơn vị lữ hành uy tín trên khắp cả nước cùng tham gia liên kết với Vietnam Airlines để giảm giá thành sản phẩm du lịch, thu hút du khách bằng mức giá hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu.

Dự kiến, tại Hội chợ Kích cầu du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) lần thứ 2 diễn ra vào tháng 4 tới đây, Liên minh sẽ tiếp tục tung ra các gói kích cầu hấp dẫn dành cho du khách ra nước ngoài (outbound).

 Nguyệt Hà 


Đà Nẵng đón nhận khu biệt thự cao cấp 5 sao đầu tiên

Theo đó, Khu nghỉ dưỡng Ocean Villas (tọa lạc tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) đã vượt qua hàng loạt các khu nghỉ dưỡng khác tại khu vực, đáp ứng các tiêu chí của một khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao và trở thành Khu biệt thự cao cấp 5 sao đầu tiên của khu vực miền Trung.

Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở VH-TT và DL TP Đà Nẵng, trao quyết định của Tổng Cục du lịch cho Khu nghỉ dưỡng The Ocean Villas

Phát biểu tại buổi công bố, ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở VH-TT và DL TP Đà Nẵng cho rằng, việc Ocean Villas được công nhận là Khu biệt thự cao cấp là niềm vinh dự của du lịch Đà Nẵng và khu vực. Việc Ocean Villas được công nhận danh hiệu sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng của Đà Nẵng. Tạo nên phân khúc sản phẩm mới đối với thị trường du lịch khu vực.

Một góc khu nghỉ dưỡng Thi Ocean Villas Đà Nẵng

The Ocean Villas là khi biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp thuộc Danang Beach Resort do Tập đoàn Vinacapital đầu tư. Đây là nghỉ dưỡng với đầy đủ tiện nghi, dịch vụ vui chơi giải trí đầu tiên của Việt Nam. Khu nghỉ dưỡng được xây dựng trên diện tích 21 ha, khởi công từ năm 2009 với tổng mức đầu tư hơn 130 triệu USD và đưa vào sử dụng từ năm 2010.

Tất cả được xây dựng và đưa vào hoạt động với tiêu chuẩn quốc tế 5 sao

Tất cả các căn biệt thự được thiết kế, xây dựng và đưa vào hoạt động với tiêu chuẩn 5 sao. Bên cạnh 110 khu biệt thự The Ocean Villas và The Cham, Danang Beach Resort còn có khu khách sạn 5 sao JW Marriott, 2 sân Golf 18 lỗ do tay Golf nổi tiếng thế giới Greg Normal thiết kế, trung tâm văn hóa và hệ thống gồm 43 căn hộ cao cấp, sang trọng bậc nhất hướng ra biển Đà Nẵng.

The Ocean Villas là Khu biệt thự cao cấp đầu tiên của miền Trung được Tổng Cục du lịch công nhận "Luxury Villas"

Việc khu nghỉ dưỡng The Ocean Villas được công nhận là Khu biệt thự cao cấp đầu tiên của miền Trung sẽ góp phần đưa Đà Nẵng trở thành điểm nhấn du lịch hấp dẫn nhất trong khu vực.

Bửu Lân


Đà Nẵng hỗ trợ mạnh cho DN

Đà Nẵng đang nỗ lực giúp DN tại địa phương ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh. Ảnh: VGP/Mai Vy
UBND Thành phố đã ủy thác 120 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách cho Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố thực hiện cho vay ưu đãi đối với DN xuất khẩu và sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Quỹ Bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa Thành phố cũng được cấp 50 tỷ đồng làm vốn điều lệ ban đầu nhằm sớm thực hiện bảo lãnh cho các DN sản xuất kinh doanh hoạt động.

Bên cạnh đó, Thành phố đang tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ DN trọng điểm gồm: Hỗ trợ DN tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đổi mới công nghệ; hỗ trợ đầu tư và phát triển tàu du lịch và sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao; hỗ trợ DN xuất khẩu phần mềm.

Đà Nẵng cũng triển khai rà soát quỹ đất trong và ngoài khu công nghiệp để đáp ứng mặt bằng cho DN có nhu cầu sản xuất, kinh doanh và mở rộng dự án. Các hoạt động hành chính công tạo sẽ điều kiện tối đa cho DN về thủ tục, giấy tờ theo quy định.

Trong năm 2014, Đà Nẵng tiếp tục hỗ trợ DN xây dựng các khu giới thiệu, trưng bày sản phẩm của các DN tại Trung tâm Hội chợ triển lãm; thực hiện khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch theo quy hoạch; đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công; khảo sát, đánh giá nhu cầu của các DN trên địa bàn Thành phố để tổ chức kết nối cung cầu, hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm của nhau.

Các chương trình xúc tiến đầu tư sẽ được tổ chức dày trong năm nay với nhiều đối tượng như: Các DN đang hoạt động trên địa bàn Thành phố, trong nước và nước ngoài; kết nối các DN trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ...

 Mai Vy 


Cứ 4 khách quốc tế đến Việt Nam, 1 người là dân Trung Quốc


Đào Loan
Khách nước ngoài tại cửa khẩu hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: Đào Loan
>>> Nhiều du khách chuyển tour từ Thái Lan sang Việt Nam
>>> Sẽ có thuyền Nam bộ chở khách du ngoạn Sài Gòn
>>> Tàu du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam nhiều hơn
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 2-2014, có 842.000 lượt khách quốc tế đến, tăng 47,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với hơn 238.000 lượt khách, tăng 82,5% so với cùng kỳ. Tính chung hai tháng đầu năm 2014, cả nước đón hơn 1,6 triệu lượt khách quốc tế.
Ghi nhận từ một số công ty lữ hành quốc tế và cơ quan quản lý du lịch ở một số tỉnh, thành cho thấy, thị trường Trung Quốc đang có sự thay đổi về cơ cấu khách. Trước đây, đa số khách du lịch Trung Quốc chi tiêu thấp, đi qua các cửa khẩu biên giới đường bộ ở phía Bắc. Hiện nay số lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam qua đường tàu biển, máy bay thuê bao đang tăng rất mạnh.
Ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng, cho biết thị trường Trung Quốc đang dẫn đầu trong những thị trường khách quốc tế đến thành phố. Mỗi ngày, Đà Nẵng đón vài máy bay thuê bao đưa khách du lịch từ Trung Quốc sang. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, mỗi ngày Đà Nẵng đón khoảng 4.000 lượt khách Trung Quốc, con số cao nhất từ trước đến nay.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 2-2014, những thị trường lớn khác của ngành du lịch Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan... Tăng trưởng từ 14% đến 19% so cùng kỳ. Riêng Nga - thị trường mới nổi hiện chưa đứng vào tốp 5 thị trường lớn nhất trong tháng nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn, lên đến 53,2% so với tháng 2-2013.

Bà Nà Hills giảm giá đặc biệt dịp 8/3



Theo đó, khách hàng mua Voucher trị giá 400.000 đồng sẽ được hưởng dịch vụ gồm một vé cáp treo và một suất Buffet trưa với tổng giá trị lên đến 680.000 đồng. Mức giá trên áp dụng cho người lớn hoặc trẻ em cao từ 1m-1,3m; đặt trước ít nhất 2 ngày so với ngày sử dụng dịch vụ; thanh toán trước 100% bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trước khi sử dụng dịch vụ. Khách hàng có nhu cầu liên hệ tại số 72 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Đà Nẵng hoặc điện thoại: 0909 727 938 - 0905 628 004 - 0935 642 422.

Bên cạnh những điểm tham quan ấn tượng như: Quảng Trường, Fantasy Park, Hệ thống máng trượt, Khu trưng bày tượng Sáp…dịp này, du khách đến Bà Nà Hills sẽ có cơ hội tham quan và chiêm ngưỡng nhiều công trình mới, độc đáo vừa được chính thức đưa vào hoạt động từ đầu năm như: Lầu chuông được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Phật với chiếc chuông đồng nặng 1 tấn được đúc ngay tại đỉnh thiêng Bà Nà; Tháp Linh Phong tự cao 9 tầng trên đỉnh Bà Nà (mỗi tầng đều có 4 bộ chuông đồng được treo ở 4 góc); Nhà Bia với vẻ uy nghiêm, cổ kính, bên trong là tấm bia đá lục lăng cao 1,8m, trên các mặt bia được chạm khắc những bài thơ lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên của Bà Nà và cả thành phố Đà Nẵng.../.

Cty Hoàng Hải Tùng có "làm khó" người lao động?

   

 Xe BKS 43B-015.10 của Cty Hoàng Hải Tùng đang "đợi" làm chìa khóa mới. 

Ông Phạm Quang trình bày, ngày 27-8-2013, ông có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn với Cty Hoàng Hải Tùng, công việc chính là lái xe du lịch với mức lương 2 triệu đồng/tháng nhưng không được tham gia đóng bảo hiểm. Ông được Cty giao lái xe BKS 43B-015.10, trong quá trình làm việc ông luôn hoàn thành tốt công việc được giao.

Ngày 7-2-2014 Cty Hoàng Hải Tùng gọi ông lên, yêu cầu ông trao trả chìa khóa, giao xe và nghỉ việc. Hai bên thỏa thuận, ông bàn giao xe thì phía Cty trả hồ sơ gốc. Tuy nhiên, sau đó phía Cty đã không trả hồ sơ gốc cho ông như đã bàn bạc thỏa thuận từ trước mặc dù ông đã nhiều lần mang chìa khóa để trả... Cụ thể, ông có ra trụ sở CAP Hòa Cường Bắc (Q. Hải Châu) cùng với đại diện của Cty để trả chìa khóa và nhận lại hồ sơ nhưng không được. Vì chưa nhận được hồ sơ nên ông chưa thể xin được việc làm mới...

Từ nội dung trình bày của ông Quang, chúng tôi đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Văn Tùng- Giám đốc Cty Hoàng Hải Tùng và được biết: Tháng 8-2013, Cty có HĐLĐ thời vụ với ông Quang, vì lái xe thường xuyên thay đổi nên Cty chỉ ký kết loại hợp đồng này và ông Quang là một trong số đó. Vậy nên Cty không tham gia đóng bảo hiểm cho ông Quang, do đó nói Cty ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn đối với ông Quang là hoàn toàn không chính xác.

Trong thời gian "đi tour", Cty nhận được rất nhiều phản hồi không tốt từ khách hàng về thái độ phục vụ của ông Quang nên Cty đã nhiều lần nhắc nhở và ông Quang cũng xin được khắc phục. Gần đây, trong quá trình giải quyết công việc, ông Quang đã có thái độ không đúng đắn với cấp trên nên Cty quyết định buộc thôi việc. Cty có quyết định thôi việc chính thức đối với ông Phạm Quang bắt đầu từ ngày 8-2-2014. Khi quyết định cho ông Quang nghỉ việc, Cty đã chi trả cho ông thêm 7 ngày lương như quy định chung. Mặt khác hai bên thỏa thuận, sau khi Cty quyết toán sổ sách sẽ trao hồ sơ cho ông Quang, thời gian giao hẹn cụ thể vào ngày 10-2-2014.

Ông Tùng cho biết thêm, theo quy định của Cty, khi nhận thông báo nghỉ việc lái xe phải để chìa khóa lại cho bảo vệ nhà xe đề phòng trường hợp xe cần lên tour khẩn cấp nhưng ông Quang đã mang chìa khóa đi luôn. Ông Quang yêu cầu sau khi giải quyết xong mọi thủ tục thì ông mới giao chìa khóa. Thế nhưng, ngày 9-2-2014, ông Quang một mực yêu cầu Cty phải hoàn tất thủ tục và phía Cty cũng đáp ứng, thế nhưng sau khi Cty hoàn tất thủ tục gọi ông lên để giao nhận thì ông đổi ý không đến. "Ông Quang làm sai, Cty đã chiếu cố, tạo điều kiện nhưng chính ông Quang đang làm khó bản thân ông...", Ông Tùng chia sẻ.

Được biết, sau khi Cty Hoàng Hải Tùng hoàn tất hồ sơ sớm hơn thỏa thuận như yêu cầu của ông Quang nhưng ông Quang đã "phớt lờ", sau đó vì tính chất của công việc, Cty đã nhiều lần liên lạc với ông Quang để nhận chìa khóa xe nhưng đều bất thành. "Việc ông Quang giữ chìa khóa xe BKS 43B-015.10 trong thời gian từ ngày 8-2 đến nay đã gây thiệt hại kinh tế cho Cty, ông Quang phải chịu trách nhiệm", ông Tùng bức xúc.

Hiện chiếc xe BKS 43B-015.10 phía Cty Hoàng Hải Tùng phải cẩu đi làm mới chìa khóa tại Mercedes-Benz An Du Đà Nẵng với số tiền theo bảng báo giá là 11.701.800 đồng. Không chỉ phải mất tiền làm lại chìa khóa xe mà Cty Hoàng Hải Tùng phải mất thêm thời gian "đợi hàng" vì vậy hiện nay chiếc xe nói trên "vẫn chưa về với chủ".

Trao đổi thêm vấn đề trên với lãnh đạo CAP Hòa Cường Bắc (Q. Hải Châu), được biết ngày 11-2-2014, đại diện Cty là bà Chi cùng ông Quang có đến trụ sở tuy nhiên nhận thấy vụ việc thuộc về dân sự nên đã hướng dẫn hai bên tự thỏa thuận hoặc ra tòa để khởi kiện một vụ án dân sự. Tại trụ sở CAP không hề ghi nhận việc ông Quang đề nghị trao chìa khóa và nhận lại hồ sơ từ phía Cty.

 Bài, ảnh: Phương Trang  


Ba tỉnh Duyên hải miền Trung liên kết phát triển du lịch

Quang cảnh buổi lễ. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)




Đây là hoạt động do Tổng cục Du lịch chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án "Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội" (gọi tắt là Dự án EU, do Liên minh châu Âu tài trợ).

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch cho biết ba tỉnh nói trên được xác định là một khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Berenice Muraille, Trưởng ban Hợp tác và Phát triển của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đánh giá: "Việt Nam đang cạnh tranh với nhiều điểm đến có sức hấp dẫn tương đương tại các nước láng giềng. Do đó điều quan trọng là phải có những biện pháp mang tính quyết định để tăng cường tính cạnh tranh."

Tại phiên họp, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU, đã trình bày về hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại ba tỉnh Duyên hải miền Trung trên nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính bền vững.

Để hợp tác thành công, ba tỉnh cần tăng cường tính chủ động và cam kết trong việc triển khai các hoạt động. Thêm nữa, cần có sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ chế quản lý điểm đến thể hiện qua việc nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch tại địa phương.

Trong năm 2014, Dự án EU sẽ ưu tiên trong việc thiết lập diễn đàn tư vấn cho việc quản lý điểm đến. Ngoài ra, một loạt các hoạt động khác cũng được Dự án triển khai hỗ trợ các tỉnh như khảo sát nhu cầu khách du lịch; nghiên cứu về sản phẩm du lịch vùng để từ đó phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch và tiếp thị du lịch vùng; cải thiện và phát triển quan hệ đối thoại công-Tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch tại khu vực Duyên hải miền Trung là mô hình thứ hai nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án sau khu vực tám tỉnh Tây Bắc mở rộng.

Trong tháng Ba và tháng Tư, dự án EU sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) và Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ)./.


Xây dựng quầy thông tin du lịch miễn phí thứ 2 tại sân bay

   

Các thiết kế phải phù hợp với những yếu tố kỹ thuật đặc thù tại nhà ga, phương án thi công cấp điện, cáp thông tin liên lạc.. Để đảm bảo hoạt động chung nhà ga hành khách. Quầy sẽ được xây dựng với diện tích trên 16m2; tổng mức đầu tư hơn 200 triệu đồng.

Trước đó, quầy thông tin dịch vụ du lịch đã đặt tại sảnh tầng 1 Ga quốc nội. Theo dự kiến, trong tháng 7/2014, TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục mở 2 đường bay mới là Đà Nẵng - Nhật Bản và Đà Nẵng – Hồng Kông. Lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng ngày càng lớn. Theo đó, lượng hành khách quốc tế đến Đà Nẵng sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, việc xây dựng quầy thông tin du lịch tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng số 2 sẽ góp phần cung cấp các ấn phẩm cần thiết cho khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng như bản đồ du lịch, brochure, thông tin về khách sạn, công ty lữ hành, điểm đến.

Được biết, hiện TP Đà Nẵng đang làm việc với Bộ GTVT nhằm chuẩn bị cho việc nâng cấp, mở rộng giai đoạn 2 Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng để nâng công suất đáp ứng lên khoảng 6 - 8 triệu lượt khách/năm cũng như đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không. Việc bố trí quầy thông tin du lịch số 2 tại ga quốc tế là rất cần thiết góp phần quảng bá hình ảnh, giới thiệu thông tin và hỗ trợ khách du lịch. Đây cũng là nơi tiếp nhận những thông tin liên quan đến an toàn của du khách tại thành phố nhằm hợp tác với các cơ quan liên quan để kịp thời xử lý.

 Dương Nga 


Nam Phi tạo cơ hội tốt cho DN Việt Nam

 Hội thảo xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Việt Nam-Nam Phi 


Tham dự Hội thảo có: bà Kgomotso Ruth Magau - Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi, bà MC Van der Westhuizen - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam, bà Trương Thị Kim Ánh - Phó giám đốc VCCI tại Đà Nẵng; về phía tỉnh Bình Định có các đồng chí Trần Thị Thu Hà - PCT UBND tỉnh Bình Định và các đồng chí Lãnh đạo các Sở, Ban ngành và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu vực MT-TN.


Bà Kgomotso Ruth Magau - Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam giới thiệu về tiềm năng phong phú của đất nước Nam Phi và những cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở Nam Phi.


Bà Trần Thị Thu Hà đã cảm ơn Đại sứ quán Nam Phi và VCCI tại Đà Nẵng đã chọn Bình Định để tổ chức Hội thảo, giới thiệu cho các doanh nghiệp ở Bình Định và khu vực những thông tin về Cộng hòa Nam Phi đồng thời cũng giới thiệu về những thế mạnh, chính sách ưu đãi của chính quyền Bình Định, mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến với Bình Định: địa phương có thể gọi là “thủ phủ của công nghiệp gỗ”. Bà Hà tin tưởng với những tương đồng sẵn có cơ hội hợp tác sẽ phát triển trong tương lai .

Bà MC Van der Westhuizen - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nam Phi giới thiệu về tình hình kinh tế của Cộng hòa Nam Phi, tương quan kinh tế trong giao thương giữa Việt Nam và Nam Phi cũng như thay mặt Nhà nước Nam Phi mời gọi các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác thương mại, du lịch và đầu tư vào Nam Phi nhất là công nghiệp sản xuất đồ gỗ nội, ngoại thất. Với tay nghề điêu luyện của công nhân Việt Nam và tiềm năng phong phú về nguồn nguyên liệu có từ Nam Phi bà MC Van der Westhuizen tin tưởng đây sẽ là một thế mạnh để hai nước cùng phát triển và hợp tác bền vững trong tương lai.


 Nguyễn Thềm - Minh Trang 


“3 địa phương 1 điểm đến”


3 địa phương trên là vùng đất di sản nổi tiếng với 4 Di sản Văn hóa thế giới, có nhiều bãi biển đẹp tầm cỡ thế giới và có các khu sinh thái, vườn quốc gia đa dạng về sinh vật cảnh. Tại hội nghị, các ý kiến cũng đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ về công tác quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch; đồng thời nhấn mạnh vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân trong công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch tại địa phương.


T.T

Một nơi sống đẹp

Thật sự đây là một nơi chốn có những nét kỳ lạ khác thường, đủ sức lôi cuốn để trở thành một thành phố mở, nơi tụ hội lý tưởng để hào kiệt bốn phương tới sinh sống phát triển như số phận nó từng có.

Lịch sử đã nói nhiều và ta đã biết quá rõ. Đâu phải tự nhiên mà từ năm 1617 vùng đất này được người nước ngoài tôn xưng là “Quảng Nam quốc”; đâu phải tình cờ mà linh mục dòng Tên Alexandre De Rhodes - nhà truyền giáo đầu tiên đến xứ ta và góp công tạo ra chữ quốc ngữ - đến đây lần đầu từ năm 1624; rồi dấu ấn các cộng đồng Hoa, Nhật sống tại Hội An; rồi người Pháp ngấp nghé Đà Nẵng đầu tiên khi muốn bước vào xứ Việt; rồi người Mỹ dính đến Việt Nam cũng bắt đầu từ Đà Nẵng hồi năm 1965...

 Nuôi lại những hào hoa một thuở 

Đó là chuyện xưa. Trở lại lịch sử hiện đại, tính đến thập niên 1970, đây là vùng đất quê hương thứ hai của một cộng đồng người Việt gốc Hoa sinh sống lâu đời và bền vững.

Dấu tích còn lại của họ là các khu phố nhà cổ làm chành hàng (thương điếm) dọc đầu đường Bạch Đằng gần chợ Hàn, nơi thu gom hàng hóa nông thổ sản theo các con thuyền đem về Hong Kong và nhiều hàng công kỹ nghệ từ Hong Kong chuyển sang (đến Singapore thấy các con phố bảo tồn thời lập quốc của họ còn thua xa các con phố này của chợ Hàn hồi đó), rồi ngôi trường mang tên Thọ Nhơn dạy tiếng Hoa và chơi bóng rổ nổi tiếng hồi những năm 1970 (đến nỗi trận đấu chung kết bóng rổ giữa Thọ Nhơn và Phan Châu Trinh luôn là sự kiện của giới học sinh thời đó).

Cũng lúc ấy, ở đây có một cộng đồng người Bắc lâu đời sinh sống từ trước năm 1945 cho đến cuộc di cư 1954 mà dấu ấn để lại dễ thấy nhất là tiệm bánh cuốn Tiến Hưng trên đường Trần Phú (xưa là đường Độc Lập). Trước còn có tiệm bánh mì Tiến Thành gần đó có lối làm bánh mì thịt y như bánh mì ở phố Lý Quốc Sư (Hà Nội) bây giờ, một tiệm phở Bắc mang tên Cấp Tiến nằm trên đường Trần Hưng Đạo gần đó.

Và không ở đâu mà cộng đồng người Huế, Quảng Trị hòa nhập lâu đời như ở Đà Nẵng đến nỗi hình thành một phong cách bún bò Huế kiểu Đà Nẵng, mà đối với người viết bài là ngon nhất Việt Nam, với sợi bún nhỏ, khi ăn nhiều lúc chấm một ổ bánh mì giòn rụm vào nước dùng nghi ngút khói.

Đây cũng là vùng đất rất cởi mở về tôn giáo, chỉ trên một đoạn đường Nguyễn Hoàng cũ (nay là Hải Phòng) dài chưa tới một cây số thì đầu đường là một nhà thờ Tin Lành lớn, cuối đường là một chùa Cao Đài, cách đó một quãng là Trường Bồ Đề, một ngôi trường Phật giáo nổi tiếng và không xa là giáo xứ Công giáo Tam Tòa.

Đây cũng là nơi rất nhiều cư dân nước ngoài chọn sinh sống, với ngôi trường quốc tế do chính các ông bà giáo Tây giảng dạy là Trường Lyceé Pascal sau đổi thành Nguyễn Hiền, Trung tâm Văn hóa Pháp - nơi hằng ngày học sinh đến học về ngôn ngữ và văn minh Pháp trong môi trường lịch thiệp (nay là Thư viện Khoa học tổng hợp trên đường Bạch Đằng và Trần Phú)...

Một tập hợp cư dân thành đạt, phong lưu khắp nơi từng chọn nơi đây là quê hương bên cạnh những người Quảng Nam để hình thành một thành phố thanh lịch, văn minh, đẳng cấp vang bóng một thời.

Người Đà Nẵng từ xưa biết cách làm cho thành phố mình có duyên hơn cho chính cư dân mình tận hưởng chứ không chỉ chuyên chú cho việc làm du lịch.

Chẳng hạn về cách tắm biển thôi, ngày xưa cư dân có một “danh mục” các bãi tắm phong phú để chọn lựa khi quyết định đi tắm biển: bãi tắm Mỹ Khê cát trắng phau nhưng không có hậu cảnh đẹp, bãi Nam Ô với những bãi đá và một ngọn núi nhô ra biển để hẹn hò, hay bãi tắm Tiên Sa êm như mặt hồ nằm trong một vịnh nhỏ tuyệt đẹp (đây là bãi tắm riêng thời đó, chỉ tướng tá quân đội mới vào được), hoặc dong thuyền ra khỏi cửa Hàn đi vòng bán đảo Sơn Trà đến bãi Bàn, bãi Soài - nơi không thể đến bằng đường bộ và chứa đầy cảm giác hoang dã khám phá, cùng lắm mới ra biển Thanh Bình đá banh vì bãi này lúc đó ô nhiễm rác khá nhiều...

Đây là thành phố của khám phá, một đô hội đầy đủ tiện nghi lại nằm sát thiên nhiên hoang dã. Hãy thử dong thuyền khám phá sông Hàn, hoặc lên Bà Nà (ngày nay lên bằng cáp treo), nhưng thanh niên ngày trước thì đi lên bằng đường bộ ngoằn ngoèo sau đó làm một chuyến trekking vào rừng thăm các biệt thự săn bắn hoang phế còn lại từ thời Pháp.

Hay khám phá những cánh rừng của đèo Hải Vân, hoặc đi sâu vào vùng Đại Lộc đến các thung lũng nằm sát chân núi vùng Khâm Đức, Thượng Đức cảnh đẹp mê hồn… Xa hơn một chút trong vòng bán kính 150km bạn có thể vươn đến Quảng Trị ở phía bắc, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở phía nam hay núi rừng Tây nguyên... Hầu như không có một thành phố nào của Việt Nam có được sự kỳ thú đó.

Tất cả những việc này ngày xưa đều do các nhóm cư dân hoặc đoàn thể tự làm vì thích thú, say mê. Chẳng hạn, người Đà Nẵng ai cũng biết gia đình Út Môtô nổi tiếng về nghề cơ khí, nhưng quan trọng nhất là cuối tuần cả gia đình ra sông Hàn lái canô lướt ván giải trí và giúp cho thành phố khỏe mạnh hẳn lên (bờ sông Hàn ngày trước có những dốc để đưa canô xuống trượt nước, lướt ván).

Còn các chuyến phiêu lưu khám phá lúc ấy thường do Hướng đạo Đà Nẵng thực hiện (Hướng đạo Đà Nẵng thuộc Đạo An Hải nổi tiếng nhất ở miền Trung thập niên 1970).

 Những chỉ số của một thành phố để quay về

Ở tất cả các thành phố lớn có du lịch phát triển như Hà Nội, Huế, TP.HCM..., Hay Singapore, Bangkok..., Người ta không sống “giả vờ” để làm du lịch. Người ta sống đời sống thật của mình và nếu đó là sống đẹp sẽ lôi cuốn khách đến thăm viếng, rồi đến sống và làm ăn.

Đây là mục đích quan trọng nhất Đà Nẵng nên nhắm tới. Trên một khuynh hướng đã có sẵn trong lịch sử như đã nêu, Đà Nẵng với điều kiện hiện có cần phải nhắm đến mục tiêu sống đẹp này. Đà Nẵng không nên chỉ là các khu resort tách biệt xa xôi đâu đó, không nên chỉ là chỗ vãng cảnh dọc bờ sông Hàn hay chỉ là một lần bắn pháo hoa mỗi năm.

Không nên là một nơi chỉ toàn nói về chuyện buôn bán đất đai, bất động sản, chạy dự án hay nhậu nhẹt tưng bừng…mà cần tạo lập trở lại cái khí vị văn hóa tao nhã, khỏe mạnh từng có một thời.

Người viết bài có vài người quen kết hôn với chồng là người Mỹ và họ về sống ở Đà Nẵng hạnh phúc, đó là một tín hiệu mừng. Nhiều bạn cũ là dân Đà Nẵng nay là giáo sư âm nhạc hàng đầu ở Mỹ, bác sĩ ở Đức, nha sĩ ở Canada… đều muốn khi về hưu thì quay lại đây để sống, đó là tín hiệu đáng mừng nữa.

Tuy nhiên, cho đến nay, bạn bè thân quen trong và ngoài nước chưa thấy ai báo tin là sẽ về sống và làm việc luôn tại đây. Con số người quay về sống tại Đà Nẵng là một chỉ số thành công quan trọng mà thành phố này cần theo dõi và chăm sóc.

Nhớ đến kinh nghiệm của một thị trưởng ở Mỹ. Để thành phố mình hấp dẫn mọi người, ông đi khắp nước mời gọi những đầu bếp giỏi, chủ nhà hàng tài năng và các doanh nhân nhiệt huyết... Về thành phố lập nghiệp, chọn những vị trí phố đẹp nhất để họ mở quán ăn, cà phê, bar nhạc, tiệm sách...

Tất cả giúp thành phố ông thi vị, tiện lợi và nhiều kỷ niệm. Nhiều lúc người ta gắn bó với một nơi chốn vì có một góc ngồi cà phê đẹp, thân tình; một quán ăn ngon, chu đáo; một tiệm sách nhỏ phong phú; một giọng hát đẹp của chủ nhân một quán bar...

Paris là một thành phố của các quán cà phê đẹp, nơi các triết gia, tiểu thuyết gia hàng đầu đến và viết nên lịch sử kia mà. Sài Gòn ngày xưa ai cũng nói về cà phê Brodard, Givral, Continental... Đà Nẵng vào những năm 1973, 1974 nổi tiếng vào tận Sài Gòn cũng vì có các quán Cafeteria đẹp hàng đầu của miền Nam.

Và dĩ nhiên là cần phải bảo lưu thiên nhiên và các kỷ niệm cho một thành phố. Trong quá trình đô thị hóa vừa rồi, Đà Nẵng đã hi sinh khá nhiều cảnh quan thiên nhiên gắn với ký ức thành phố. Hàng cây cổ thụ tuyệt đẹp vươn cao và chịu được bão táp trên đường Thống Nhất dọc hai ngôi trường Nam Tiểu học và Nữ Trung học, vốn là kỷ niệm của bao thế hệ học trò Đà Nẵng ở khu “học hành” này, bị đốn bỏ để mở rộng con đường (khu “học vấn” này gồm hai trường trên và các trường vang bóng một thời như Phan Châu Trinh, Phan Thanh Giản, Bán Công...).

Dốc “Cầu vồng” dễ thương, khác lạ được “san phẳng” để có một đại lộ thẳng tắp ít hồn vía (trong khi nhiều thành phố, khu du lịch người ta bỏ tiền đắp đồi cho có dáng chạy cong quẹo lên xuống đa dạng). Những con phố mới mở mang quá nắng vì thiếu bóng cây, vì thế thiếu đi những vùng vi khí hậu dễ chịu...

Một chỉ số lôi cuốn khác của một thành phố tao nhã chính là các điểm tên tuổi văn hóa của đời sống thường, chẳng hạn nói đến Đà Lạt có nhiều cái nhưng ngày xưa người ta kháo nhau về cà phê Tùng, điểm ca nhạc của Lê Uyên Phương, nơi Khánh Ly ca, ngày nay là quán cà phê hát với nhau ở Dinh 3 nơi có một phụ nữ hát đam mê... Đà Nẵng cần phải có một đời sống văn hóa thật như thế để tạo ra cái kỳ thú riêng cho mình.

 Lưu Vĩ Lân   (Tuổi Trẻ) 

 Ảnh bìa: Đô thị Đà Nẵng về đêm - Ảnh: Đăng Nam 


Liên kết du lịch theo hướng "3 địa phương 1 điểm đến"

3 tỉnh miền Trung liên kết phát triển du lịch 

Ảnh VGP/Thế Phong
 

  Tất yếu phải đi chung 

Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam là vùng đất di sản nổi tiếng với 4 di sản văn hóa thế giới, có nhiều bãi biển đẹp tầm cỡ thế giới và có các khu sinh thái, vườn quốc gia đa dạng về sinh vật cảnh.

Ngoài ra, đây cũng là vùng đất có những hoạt động văn hóa đặc sắc khác như Festival Huế, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Hành trình di sản Quảng Nam…

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho hay Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được xác định là khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong nhiều năm tới. Do vậy, việc hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao, giảm chi phí và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.

Theo ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, để khai thác điểm tương đồng này, những năm qua, 3 địa phương đã hợp tác trên lĩnh vực du lịch, xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn có tính liên vùng như “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, “Con đường cao nguyên xanh”, “Tuyến hành lang Đông-Tây”… và đã tạo ra cơ sở đẩy nhanh phát triển du lịch liên kết vùng.

Tuy nhiên, tính liên kết giữa 3 địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm, tổ chức nhiều sự kiện lớn trùng lắp…

Từ đó, ông Ngô Hòa cho rằng Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao, trong đó sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới độc đáo, hấp dẫn. Vì thế, 3 địa phương cần đẩy mạnh trao đổi thông tin, kinh nghiệm; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, các khu du lịch hợp tác kinh doanh, đặt các chi nhánh, văn phòng đại diện; liên kết trong tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch tầm quốc gia, quốc tế.

Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, nhấn mạnh với sự tương đồng trong tiềm năng du lịch, Đà Nẵng xác định khách du lịch đến Đà Nẵng là đến Thừa Thiên-Huế và đến Quảng Nam, do vậy, cùng liên kết du lịch, phát triển theo hướng "3 địa phương 1 điểm đến" để cùng khai thác, cùng làm giàu từ du lịch là điều hết sức cấp thiết.

Để việc liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương được hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn, đề nghị Tổng cục Du lịch và Dự án "Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội" của EU có kế hoạch cụ thể hỗ trợ cho 3 địa phương về công tác quản lý Nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch.

 Tăng cường xã hội hóa công tác xúc tiến, quảng bá 

Ảnh minh họa

Tại cuộc họp, Hiệp hội Du lịch 3 tỉnh đã nhấn mạnh vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân trong công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch tại địa phương.

Theo đại diện Đà Nẵng, trong chính sách quảng bá du lịch cần khuyến khích đối thoại công tư, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch. Coi doanh nghiệp là chủ thể quan trọng trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch.

Trên cơ sở các ý kiến, giải pháp nêu ra, kết thúc phiên họp, lãnh đạo 3 tỉnh đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương và thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch của khu vực một cách bền vững, không gây phương hại đến lợi ích riêng của mỗi bên.

Theo đó, 3 địa phương hợp tác xây dựng cơ chế quản lý du lịch thống nhất, đồng thời xây dựng chính sách phát triển du lịch thông thoáng, tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, khai thác, phát triển du lịch ở địa phương, nhất là thành phần kinh tế tư nhân.

Xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng mang đặc thù của mỗi điểm đến, có tính cạnh tranh cao nhằm hấp dẫn thị trường khách du lịch quốc tế, thu hút thị trường khách nội địa. Trước mắt xây dựng chương trình du lịch khung của 3 địa phương, để các tỉnh căn cứ xây dựng chương trình du lịch chi tiết, tạo thành hệ thống du lịch liên hoàn hấp dẫn du khách cho cả 3 địa phương như một điểm đến chung; xác định phát triển thương hiệu và sản phẩm du lịch của mỗi địa phương mang tính đặc thù, tránh sự trùng lắp, nhàm chán, đơn điệu.

Tận dụng sự gần gũi, liên hoàn của 3 địa phương để liên kết tổ chức các sự kiện du lịch trong khu vực nhằm tạo chuỗi sự kiện có sự tham gia sâu của các doanh nghiệp du lịch.

Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam cũng thống nhất liên kết tổ chức quảng bá liên vùng, quảng bá sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến của 3 địa phương và tổ chức tiếp thị cho thị trường du lịch trong và ngoài nước như xuất bản sách, tài liệu, phim ảnh, website quảng bá du lịch chung của ba tỉnh.

Đồng thời, 3 địa phương cũng đề ra chương trình hợp tác phát triển nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng lao động trong ngành Du lịch theo định hướng chung, nhất là lực lượng hướng dẫn viên du lịch.

 Thế Phong 


Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch

   

Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo Quảng Nam, Đà Nẵng, TT-Huế đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển DL 3 địa phương. Nội dung ký kết gồm: hợp tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý và phát triển DL địa phương; hợp tác phát triển sản phẩm DL; hợp tác quảng bá, xúc tiến DL và hợp tác phát triển nhân lực DL.

QUY HOẠCH TRÁNH SỰ TRÙNG LẮP

Ông Huỳnh Khánh Toàn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, chủ trương liên kết phát triển du lịch 3 địa phương: Quảng Nam, Đà Nẵng và TT-Huế đã được đặt ra rất lâu nhưng đến năm 2006, 3 địa phương này mới thống nhất ký kết biên bản về liên kết hợp tác.

Tuy nhiên, bên cạnh các mặt làm được, hợp tác liên kết 3 địa phương hiện vẫn có một số hạn chế, khó khăn, nhiều nội dung hợp tác liên kết chưa thực hiện được như: quy hoạch, xây dựng sản phẩm DL và tour DL 3 địa phương; chưa tạo sự liên kết hợp tác giữa các Hiệp Hội DL và các doanh nghiệp DL của 3 địa phương; chưa tạo được thương hiệu DL vùng...; Một số nội dung hợp tác liên kết còn rời rạc, quy mô không lớn.

Để xảy ra những khó khăn trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là việc liên kết hợp tác DL chỉ dừng lại ở cấp Sở VH-TT& DL của 3 địa phương. Chính vì vậy, lần này, Tổng cục DL tổ chức phiên họp cao cấp 3 tỉnh, thành về liên kết hợp tác phát triển DL với mục đích góp phần giải quyết các hạn chế, khó khăn trong thời gian qua.

Thảo luận tại phiên họp, ông Nguyễn Quốc Thành - Chủ tịch Hiệp hội DL TT-Huế cho rằng, để xây dựng được thương hiệu “3 địa phương- 1 điểm đến”, sắp tới, ngành DL của mỗi địa phương cần phải xác định rõ, thế mạnh DL của từng vùng. Ông Thành phân tích, du khách đến Quảng Nam, Đà Nẵng hay TT-Huế đều có biển. Tuy nhiên, phải biết tận dụng thế mạnh biển của từng vùng, quy hoạch tránh sự trùng lắp.

Ví dụ, nếu ở Cù lao Chàm (Quảng Nam) tổ chức mô hình lặn biển thì ở Sơn Trà (Đà Nẵng) nên khai thác các trò chơi trên mặt biển còn ở Lăng Cô (TT–Huế) nên tổ chức tắm biển. Tương tự, DL núi, ở Đà Nẵng có Bà Nà, ở Huế có Bạch Mã... Thì mỗi nơi phải xây dựng những sản phẩm đặc trưng, tránh sự trùng lắp.

Có ý kiến cho rằng, nếu ở Đà Nẵng tổ chức pháo hoa thì tất nhiên ở Quảng Nam và Huế sẽ có khách. Ngược lại nếu Festival Di sản Quảng Nam diễn ra thì ở Đà Nẵng sẽ có khách và Festival TP Huế diễn ra thì Đà Nẵng cũng sẽ đón một lượng khách nhất định... Vì vậy, mỗi địa phương cần phải “chi tiết hóa” sự kiện, không nên tổ chức các sự kiện trong cùng thời điểm.

 Gian hàng 3 địa phương- 1 điểm đến tại Hội chợ du lịch quốc tế tổ chức tại TP Hồ Chí Minh năm 2013. 

MỞ RA NHIỀU CƠ HỘI “HÚT” KHÁCH

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết khẳng định, việc thông qua sự hợp tác liên kết phát triển DL vùng là giải pháp quan trọng sẽ giúp Đà Nẵng nói riêng và 3 địa phương nói chung có khả năng phát triển và cạnh tranh mang tính bền vững trong tương lai.

Chủ tịch Hiệp hội DL TP Đà Nẵng cho biết, tháng 7-2014, Vietnam Airlines sẽ mở đường bay Đà Nẵng đi TP Narita (Nhật Bản), dự kiến 1 tuần có 4 chuyến. Ngoài ra, vào thời điểm trên, mỗi tuần sẽ có 3 chuyến bay Đà Nẵng – Hồng Kông. Như vậy, với việc mở các đường bay mới, chắc chắn du khách sẽ đến Đà Nẵng nhiều hơn. Và, tất nhiên, khi đến Đà Nẵng, du khách không bỏ qua Huế cũng như Hội An.

Tổng cục trưởng Tổng cục DL Nguyễn Văn Tuấn nói, việc liên kết DL của 3 địa phương mà trong đó, DL Đà Nẵng là rất đột phá. Đà Nẵng đã rất thành công trong phát triển DL như: đầu tư hạ tầng, đầu tư sản phẩm, cơ sở lưu trú và dịch vụ; đặc biệt thành công trong quy hoạch điểm đến...

“Mô hình hợp tác liên kết phát triển DL giữa TT-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững”, Nguyễn Văn Tuấn khẳng định.

  Hải Lan  


Ba tỉnh miền Trung hợp tác về du lịch

Theo đó, ba tỉnh, thành thống nhất xây dựng và thực thi kế hoạch hợp tác phát triển sản phẩm du lịch liên vùng. Các sản phẩm du lịch mỗi địa phương phải mang tính đặc thù và cạnh tranh cao nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho biết mô hình hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.

Cùng ngày, UBND TP Hội An (Quảng Nam) cho biết tạp chí Indiatimes (Ấn Độ) vừa giới thiệu danh sách chín TP lãng mạn nhất thế giới, trong đó có Hội An. Theo đó, Hội An là TP được bao trùm dưới vẻ duyên dáng cổ xưa nhưng vẫn có nét hấp dẫn hiện đại bởi những bãi biển thơ mộng và các khu resort lãng mạn.

 V.LONG - L.HOÀNG 


Hợp tác phát triển du lịch ba tỉnh, thành phố duyên hải miền trung

 

Ngày 27-2, tại TP Huế diễn ra phiên họp cấp cao về hợp tác liên kết phát triển du lịch ba tỉnh duyên hải miền trung: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, do Tổng cục Du lịch chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án "Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội" (gọi tắt là dự án EU, do Liên minh châu Âu tài trợ).

 

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả hợp tác và các hoạt động đã triển khai giữa ba Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế; tổ chức quản lý điểm đến đa thành phần và nguyên tắc hỗ trợ đối với mô hình liên kết vùng; hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại ba tỉnh trên nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả và tính bền vững; đồng thời thảo luận quy chế hoạt động của tổ chức quản lý điểm đến đa thành phần, về phát triển du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam dựa trên các nguyên tắc môi trường và xã hội. Kết thúc phiên họp, lãnh đạo ba tỉnh đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch, thúc đẩy tăng trưởng khu vực một cách bền vững.

PV


Liên kết phát triển du lịch ba tỉnh Duyên hải miền Trung

Tại phiên họp, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU, đã trình bày về hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại ba tỉnh Duyên hải miền Trung trên nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính bền vững.

Trong năm 2014, Dự án EU sẽ ưu tiên trong việc thiết lập diễn đàn tư vấn cho việc quản lý điểm đến. Ngoài ra, một loạt các hoạt động khác cũng được Dự án triển khai hỗ trợ các tỉnh như khảo sát nhu cầu khách du lịch; nghiên cứu về sản phẩm du lịch vùng để từ đó phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch và tiếp thị du lịch vùng; cải thiện và phát triển quan hệ đối thoại Công - Tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Theo Dự án EU, để hợp tác thành công, ba tỉnh cần tăng cường tính chủ động và cam kết trong việc triển khai các hoạt động. Thêm nữa, cần có sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ chế quản lý điểm đến thể hiện qua việc nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch tại địa phương.

Kết thúc phiên họp, ba tỉnh đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch, tạo cơ sở để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương và thúc đẩy tăng trưởng du lịch của khu vực một cách bền vững.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch tại khu vực Duyên hải miền Trung là mô hình thứ hai nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án sau khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2014, Dự án EU sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) và Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ)


Bà Nà Hills giảm giá đến 40% nhân ngày 8/3

Theo đó, chính sách giảm giá đặc biệt được áp dụng trong hai ngày Thứ Bảy (ngày 1/3/2014) và Chủ Nhật (2/3/2014) như lời tri ân sâu sắc đến với “một nửa của thế giới”.

Khu du lịch Bà Nà Hills áp dụng chính sách giảm giá đến 40% nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

Chính sách được đưa ra như là một cơ hội để đấng mày râu thể hiện sự quan tâm đến người phụ nữ mà mình yêu thương khi áp dụng Voucher trị giá 400.000 đồng bao gồm 1 vé cáp treo và 1 suất buffet trưa với tổng giá trị thực tế lên đến 680.000 đồng.

Mức giá được áp dụng cho người lớn hoặc trẻ em cao từ 1-1,3m, đặt trước ít nhất 2 ngày so với ngày sử dụng dịch vụ, thanh toán trước 100% bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trước khi sử dụng dịch vụ và mỗi voucher được quy đổi 1 lần. Để được tư vấn và đặt Voucher, du khách có thể đến Văn Phòng Bán hàng số 72 Nguyễn Chí Thanh (Đà Nẵng) để mua và được tư vấn.

Một góc khu du lịch tâm linh trên đinh Bà Nà

Được biết, ngoài các dịch vụ tham quan, thưởng lãm đã có trước đây như: Quảng Trường, Fantasy Park, hệ thống máng trượt, khu trưng bày tượng sáp… Đầu năm 2014, Khu du lịch Bà Nà Hills đã đưa vào hoạt động một loạt các công trình kiến trúc tâm linh như: Lầu chuông được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Phật với chiếc chuông đồng nặng 1 tấn được đúc ngay tại đỉnh thiêng Bà Nà; Tháp Linh Phong Tự cao 9 tầng trên đỉnh Bà Nà với mỗi tầng đều có 4 bộ chuông đồng được treo ở 4 góc; Nhà Bia với lối kiến trúc uy nghiêm, cổ kính với tấm bia đá lục lăng cao 1,8m bên trong cùng các bài thơ lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên của Bà Nà được chạm khắc tinh xảo.

Bửu Lân


Hợp tác liên kết phát triển du lịch ba tỉnh Duyên hải miền Trung



Trọng tâm của phiên họp bàn về phát triển Du lịch có Trách nhiệm ở Việt Nam dựa trên các nguyên tắc môi trường và xã hội. Đây là cơ hội để các đơn vị trong ngành du lịch ngồi lại với nhau nhằm hình thành định hướng cho các mục tiêu có trách nhiệm mà không làm ảnh hưởng tới môi trường vốn có đặc thù riêng và dễ bị tổn thương, cũng như tới sự toàn vẹn của nền văn hóa.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết “ba tỉnh Duyên hải miền Trung được xác định là một khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong Chiến lược và Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững”.

Tiếp theo, Trưởng ban Hợp tác và Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam bà Berenice Muraille đánh giá “Việt Nam đang cạnh tranh với nhiều điểm đến có sức hấp dẫn tương đương tại các nước láng giềng. Do đó điều quan trọng là phải có những biện pháp mang tính quyết định để tăng cường tính cạnh tranh. Tổ chức Quản lý Điểm đến đã chứng tỏ tầm quan trọng trong việc hỗ trợ du lịch phát triển, đặc biệt tại các điểm đến đang phát triển nơi mà du lịch đóng vai trò động lực cho nền kinh tế như tại khu vực Duyên hải miền Trung. Liên minh Châu Âu tin rằng phương pháp tiếp cận vùng được cải thiện sẽ khuyến khích du khách ở lại lâu hơn và sẽ còn quay lại. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì Tổ chức Quản lý Điểm đến cần có sự hợp tác thật sự và thực chất giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Cải thiện mối quan hệ hợp tác này là một thách thức, và đó là điều chúng tôi hy vọng sẽ đạt được với sự hỗ trợ của Dự án EU”.

Tại phiên họp, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU, đã trình bày về hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại ba tỉnh Duyên hải miền Trung trên nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính bền vững.

Trong năm 2014, Dự án EU sẽ ưu tiên trong việc thiết lập diễn đàn tư vấn cho việc quản lý điểm đến. Ngoài ra, một loạt các hoạt động khác cũng được Dự án triển khai hỗ trợ các tỉnh như khảo sát nhu cầu khách du lịch; nghiên cứu về sản phẩm du lịch vùng để từ đó phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch và tiếp thị du lịch vùng; cải thiện và phát triển quan hệ đối thoại Công - Tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Theo Dự án EU, để hợp tác thành công, ba tỉnh cần tăng cường tính chủ động và cam kết trong việc triển khai các hoạt động. Thêm nữa, cần có sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ chế quản lý điểm đến thể hiện qua việc nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch tại địa phương.

Kết thúc phiên họp, ba tỉnh đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch, tạo cơ sở để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương và thúc đẩy tăng trưởng du lịch của khu vực một cách bền vững.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch tại khu vực Duyên hải miền Trung là mô hình thứ hai nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án sau khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2014, Dự án EU sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) và Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ)./.

Thúng chai còn một chút này

Ông Phan Liêm (69 tuổi), một trong số ít người còn bám trụ với nghề đan thuyền thúng lý giải: "Tên gọi thúng chai, hoặc thúng rái bắt nguồn từ loại dầu rái dùng để quét trên bề mặt thúng, loại dầu này được lấy từ nhựa cây dầu rái trên núi". Học nghề từ cha mình, đến nay ông Liêm đã trải qua hơn 35 năm sóng gió với thúng chai. Tóc đã bạc và nước da đã ngả màu sương gió nhưng mỗi ngày từ tờ mờ sáng đã thấy bóng ông cùng con, cháu ra trại làm thúng. Ông thú thực: "Cha tôi học nghề ni ở Duy Xuyên rồi về đây hành nghề. Lúc trước nghề ni "thịnh" lắm, làm tối ngày nhưng vẫn không kịp giao cho khách. Tôi hay phụ giúp cha rồi cũng theo nghề ni lúc nào không hay. Và con cháu tôi bây giờ cũng "tập tành" theo nghề này. Nhưng hiện giờ làm để giữ nghề thôi".

 Vợ và con trai ông Liêm vót nan chuẩn bị cho "mẻ" thúng tiếp theo. 

Thúng chai ở Mân Thái có hai loại: loại hình tròn và loại hình hột xoài có gắn động cơ. Để cho ra đời một chiếc thúng hoàn chỉnh phải tiến hành các công đoạn từ chọn tre già tuổi (thường chọn tre đất thịt hơn tre đất cát bởi độ dẻo và bền cao hơn), chẻ tre, vót nan, đan thúng, tạo khung, uốn vành cho đến quét dầu và phơi khô 3, 4 lượt nắng. Để một chiếc thúng "xuất xưởng" cần thời gian khoảng 1 tuần, với những loại thúng lớn phải mất từ một đến 2 tháng mới hoàn thành. Ông Liêm giải thích: "Làm thúng khó nhất là công đoạn tạo khuôn và uốn vành. Một chiếc thuyền thúng thành phẩm phải chở được trên dưới 8 người, vì vậy phải tính toán rất tỉ mỉ, nếu làm to quá hay nhỏ quá đều không dùng được. Uốn cái ni chưa chắc kỹ sư, thợ cơ khí đã tính toán được đâu. Chỉ những người lâu năm trong nghề mới "xử lý" chính xác", ông Liêm tỏ vẻ hãnh diện về tay nghề.

Mặt trời lên quá đỉnh đầu, cũng là lúc con cháu ông Liêm kéo thúng ra bãi phơi. Anh Phan Văn Ánh (con trai ông Liêm) tiết lộ: "Để hoàn thành một chiếc thúng, yếu tố quan trọng nhất là phải quét một lớp phân bò trên bề mặt thúng đem phơi khô trước khi quét lớp dầu rái. Đây là kinh nghiệm cha ông truyền lại để trít các mạch đan không bị hở, làm tăng tuổi thọ cho thúng".

 Ông Phan Liêm thực hiện công đoạn cuối cùng của một chiếc thúng. 

Thông thường, một chiếc thúng rái cỡ nhỏ nhất được bán với giá khoảng 1 đến 2 triệu đồng, cỡ lớn hơn dao động từ 3 đến 6 triệu đồng. Đặc biệt với loại thúng hột xoài dùng gắn động cơ, thường đòi hỏi trải qua công đoạn phức tạp hơn, cũng như kích thước lớn hơn cho nên giá từ khoảng 10 triệu đồng trở lên. Thúng chai không chỉ được sử dụng ở trên địa bàn của Đà Nẵng, các vùng khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi mà còn được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài như Anh, Pháp, Australia... Tuy nhiên, không "vang tiếng" như chúng, những người thợ tạo ra chúng ngày càng "lênh đênh" với nghề, bởi vậy hiện ở Đà Nẵng số người còn bám trụ với nghề đan thuyền thúng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay.

Riêng ở Mân Thái, chỉ còn 2 trại làm thúng là gia đình ông Liêm và gia đình ông Bùi Tân (67 tuổi). Nghề đan thuyền thúng đứng trước nguy cơ bị mai một. Ông Liêm trải lòng: "Từ khi thuyền thúng bằng nhựa ra đời thì các đơn đặt hàng cũng giảm đi. Mỗi "mẻ" thúng gia đình chỉ dám làm từ 4 - 5 chiếc vì sợ... Không bán được. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu giờ cũng khan hiếm hơn xưa. Riêng phân bò mà đã phải về tận Hòa Vang mới có. Chưa kể đến việc lớp trẻ ngày nay chê công việc này cực nhọc, bỏ đi kiếm công việc khác".

Đã 4 đời nhà ông Liêm theo nghiệp đan thuyền thúng, nhờ nghề này mà ông xây được nhà và lo cho con cái ăn học. Đến nay, khi tuổi đã xế chiều, ông Liêm lại canh cánh sợ con cháu không thể sống nổi với nghề. Thi thoảng, gia đình ông cũng được đón những đoàn sinh viên hoặc khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Đây có thể nói là những tín hiệu vui, nhưng niềm vui ấy thoáng qua như cơn gió nhẹ, còn nỗi âu lo cho nghề truyền thống lụi tàn lại luôn hiển hiện như sóng biển trước mặt: thúng chai còn một chút này thôi sao?

  Hồng Phượng  


Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Đi chùa nét đẹp tâm linh đầu năm

  • Tin nổi bật
  • Tin đọc nhiều nhất
  • Nhiệt độ gia tăng nhanh, miền Bắc ấm áp hẳn

    Dân Việt - Do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh suy yếu, kết hợp với rìa xa vùng áp thấp nóng phía tây có xu hướng phát triển và mở rộng về phía miền Bắc, đẩy nhiệt độ Bắc Bộ gia tăng khá nhanh, tiết trời ấm áp hẳn.

  • CHUYỆN LẠ: Hành ra hoa… biến đổi khí hậu

    Dân Việt - Những ngày qua, nhiều người hiếu kỳ đến nhà ông Nguyễn Văn Tâm (xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) chiêm ngưỡng bụi hành củ (hành ta, giống địa phương) ra một chùm hoa trên đỉnh lá.

  • Đà Nẵng: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị cấm đường

    Dân Việt - Ngành giao thông vận tải TP.Đà Nẵng có lệnh cấm xe có tải trọng 3,5 tấn trở lên lưu thông trên các tuyến đường ở khu vực Hòa An, khiến cho hàng trăm doanh nghiệp (DN) bức xúc...

  • Chán David Moyes, Van Persie tính “bài chuồn” khỏi M.U

    Dân Việt - Quá chán nản với đấu pháp chiến thuật của ông thầy David Moyes, tiền đạo Robin van Persie đang lên kế hoạch “đào tẩu” khỏi M.U vào cuối mùa giải 2013-2014.

  • Mộc mạc mâm cỗ lá

    Dân Việt - Mỗi khi phải chạnh lòng nhắc đến một giá trị đạo đức bị sa sút, người Việt thường nói với nhau một câu cũ, từ ông bà xưa truyền lại: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

  • Fan M.U kêu gọi lãnh đạo đội bóng sa thải David Moyes

    Dân Việt - Mới đây, tờ Metro (Anh) đã tiến hành cuộc thăm dò dư luận với sự tham gia của hơn 5.000 CĐV M.U. Kết quả có tới 72,33% ủng hộ lãnh đạo Quỷ đỏ sa thải HLV David Moyes.

  • Cách phòng chống dịch cúm gia cầm

    Dân Việt - Bệnh cúm A/H5N1 ở người hay còn gọi là bệnh CGC do một loại virus có tên là cúm A/H5N1 gây ra. Virus này có thể sống trong phân các loài chim, gia cầm, thủy cầm ít nhất 35 ngày ở nhiệt độ 4 độ C, ít nhất 6 ngày ở nhiệt độ 37 độ C.

  • Mourinho lý giải nguyên nhân mất điểm của Chelsea

    Dân Việt - Jose Mourinho rằng, sự mệt mỏi của các cầu thủ trụ cột là nguyên nhân chính khiến Chelsea không thể giành chiến thắng trước Galatasaray trong trận lượt đi vòng knock-out Champions League diễn ra vào rạng sáng nay.

  • Vụ Rừng toàn cầu: Chần chừ, lúng túng trong xử lý

    Dân Việt - Kể từ khi thành lập cho đến nay, các công ty thuộc khối liên danh (KLD) rừng toàn cầu đứng đầu là Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Hiển Vinh (Công ty Hiển Vinh, trụ sở tại Khánh Hòa), đã có nhiều hành vi vi phạm luật nhưng chưa bị xử lý nghiêm.

  • Làm giàu từ nghề làm lờ cá

    Dân Việt - Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.

Đà Nẵng rực rỡ chào Xuân Giáp Ngọ | Xã hội | BáoTinTức.vn

 Đã trở thành một nét đẹp văn hóa khi đón chào năm mới của thành phố Đà Nẵng, từ 22 giờ đêm 30/1 (đêm 30 Tết) dòng người đã đổ về đường Bạch Đằng dọc sông Hàn chuẩn bị thưởng thức những màn pháo hoa xuất hiện trên bầu trời Đà Nẵng và được tôn thêm vẻ đẹp huyền ảo bởi sự lấp lánh của dòng sông.
 

Đèn màu lấp lánh trên tuyến đường Lê Duẩn, Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN


Vào đúng 0 giờ, thời khắc thiêng liêng nhất, bầu trời Đà Nẵng rực rỡ bởi hơn 2.000 quả pháo hoa tầm cao được bắn lên trong 15 phút, mang đến một không khí rộn rã khi Tết đến, Xuân về.

Pháo hoa được bắn tại hai điểm chính, gồm 4 cụm. Tại Đông Bắc cầu sông Hàn - Công viên đường Bạch Đằng, thuộc phường Thạch Thang, quận Hải Châu (đầu đường Lê Văn Duyệt); đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà (đầu đường Nguyễn Thế Lộc). Tại Tây Nam cầu Rồng, bao gồm cụm công viên đường 2 Tháng 9 - thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu (khu vực tàu du lịch Sông Hàn); đường Trần Hưng Đạo - thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà (đầu đường Hà Thị Thân).

Lần đầu tiên đón năm mới tại quê nhà sau gần 40 năm lập nghiệp tại Mỹ, ông Bảo Hòa, Việt kiều trở về Đà Nẵng kinh doanh, xúc động bộc bạch: Không khí đón giao thừa tại Đà Nẵng thật tuyệt vời và đặc biệt năm nay gia đình tôi hạnh phúc khi được đón giao thừa tại mảnh đất tôi đã sinh ra.

Còn Hollan Staker, 25 tuổi từ bang Indiana - Mỹ và Shelby Linn Baker, 21 tuổi, từ Laman bang Calarado - Mỹ, sang Việt Nam được 4 tháng, hiện đều là chuyên viên ngôn ngữ tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng thốt lên: Năm mới tại Việt Nam tuyệt vời quá. Không khí đón chào năm mới tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng mang đậm dấu ấn của người phương Đông, rất sâu lắng, rất đầm ấm, một không khí đón chào năm mới mà chúng tôi không thể nào quên...

Trong dịp Tết Giáp Ngọ, thành phố Đà Nẵng có 28 hoạt động văn hóa, văn nghệ cấp thành phố, 19 hoạt động văn hóa và 19 giải thể thao cấp quận, huyện được tổ chức kéo dài từ 19 tháng Chạp đến 12 tháng Giêng âm lịch. Trong đó, có 3 hoạt động được đầu tư quy mô lớn với tổng kinh phí gần 340 triệu đồng là chương trình nghệ thuật Mừng Đảng - Đón xuân đêm giao thừa tại bờ đông sông Hàn; chương trình nghệ thuật quần chúng Mừng Đảng - Đón xuân tối 5/2 (tức ngày 6 tháng Giêng) và chương trình Âm nhạc đường phố vào tối 8/2 (tức ngày 9 tháng Giêng), đều diễn ra tại đường Bạch Đằng.

Từ ngày 22 - 30/1, chợ hoa tại Quảng trường 29-3, chính thức phục vụ người dân mua sắn hoa chưng Tết. Chương trình Hội hoa xuân do Công ty Công viên - cây xanh cũng được tổ chức từ ngày 29/1 đến 7/2 (29 tháng Chạp đến ngày 8 tháng Giêng), tại Công viên 29-3 là một trong những hoạt động thường niên được người dân thành phố mong đợi...

Tại các vùng sâu, vùng xa, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng thành phố tổ chức những buổi chiếu phim lưu động cho bà con tại các xã của huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu và quận Ngũ Hành Sơn từ ngày 25/1 - 28/2 (15 tháng Chạp đến 27 tháng Giêng). Từ ngày 5 - 10 tháng Giêng, người dân các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang cũng sẽ được thưởng thức các chương trình văn nghệ đặc sắc do Đoàn ca múa nhạc Nhà hát Trưng Vương tổ chức...

Các hoạt động như ẩm thực cổ truyền, buffet Âu - Á, biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi vũ điệu, đếm ngược đến thời khắc giao thừa, tặng quà, lì xì… cũng được các khách sạn giới thiệu trong nhiều chương trình phục vụ du khách nhân dịp năm mới.



Văn Sơn

Đề xuất cầu Long Biên thành cầu quay sông Hàn-cau long bien |Tin tuc

 Biến thành cầu quay cho tàu đi qua 

Trước một số ý kiến cho rằng, cầu Long Biên quá thấp, cản trở giao thông đường thủy, tiến sĩ khảo cổ học Vũ Thế Long cho rằng, có thể khắc phục khó khăn này bằng việc biến nó thành cầu quay như cầu sông Hàn ở Đà Nẵng. Nhưng nhất thiết, cầu phải được bảo tồn tại vị trí cũ.

Tại hội thảo hôm nay (25/2) do Đại học Phương Đông tổ chức, tiến sĩ Long bày tỏ sự khó hiểu, tại sao đến bây giờ, cầu Long Biên vẫn chưa được xếp hạng di sản văn hóa. Ông cho rằng, cần công nhận cây cầu này là di sản văn hóa cấp quốc gia, thậm chí cấp quốc tế.

Ông Long cho rằng, nhiều người nói cầu Long Biên thấp, tàu thủy không chui qua được. Nhưng thực ra, vấn đề này có thể giải quyết được. Chẳng qua là các nhà quản lý không muốn làm.

"Đà Nẵng, Hải Phòng đều có cầu quay. Tại sao cầu Long Biên không thể quay?" - Nhà nghiên cứu Sử học nói.

Đề xuất cầu Long Biên thành cầu quay sông Hàn - 1

Cầu Long Biên

Vị tiến sĩ cho rằng, không thể bê cầu Long Biên đi chỗ khác để bảo tồn. Như vậy, chẳng khác nào lấy một chiếc bình cổ đập vỡ đi rồi gắn lại.

"Tôi phản đối việc phá dỡ cầu sang chỗ khác để bảo tồn!" - TS. Long nhấn mạnh.

GS. TS Nguyễn Tài (Khoa Kiến trúc - Đại học Phương Đông) cũng cho rằng, hoàn toàn có thể bảo tồn cầu Long Biên tại vị trí cũ. Việc làm cho cầu Long Biên trở thành cầu quay không phải là vấn đề quá ghê gớm. Các nhà đầu tư chỉ thay hoặc chế tạo mới những phần nào của cầu đã hỏng và thực sự cần thiết phải thay.

Còn giao thông trên cầu, trọng tải nặng đi cầu Thăng Long, nhẹ qua cầu Long Biên. "Bảo tồn là phải giữ nguyên tại chỗ." - GS. Tài nói.

 Sánh ngang tháp Eiffel 

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục (Trưởng ngành Kiến trúc Phương Đông) cho rằng, cầu Long Biên là biểu tượng của kỹ thuật công nghệ những năm đầu thế kỷ XX và là sự khởi động của những yếu tố đô thị hiện đại. Cầu Long Biên không những mang nét đặc sắc của Hà Nội còn lưu thông huyết mạch cho nền kinh tế phi nhà nước. Đó là đường thông thương chủ yếu của những người dân cần lao, nông dân, tiểu thương.

Cầu Long Biên là biểu tượng của sự trường tồn, vẻ đẹp và các giá trị lịch sử của quá khứ cũng như hiện tại. Không cần phải đặt cho nó quá nhiều sức ép về vận tải.

Vị tiến sỹ đánh giá, nhiều người sững sờ khi Bộ GTVT đề xuất đè lên tim cầu 3 phương án thay thế. Hầu như các phương án đó đều không đủ tầm nhìn phát triển.

Đề xuất cầu Long Biên thành cầu quay sông Hàn - 2

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục (Trưởng ngành Kiến trúc Phương Đông)

Cần ứng xử trân trọng, hài hòa giữa di sản quá khứ với sự phát triển của đô thị đương đại. Di sản đô thị nếu được quản lý phù hợp sẽ không cản trở mà còn góp phần phát triển kinh tế đô thị. Gìn giữ cầu Long Biên tạo nên “hồn cốt” cho Hà Nội.

PGS.TS. Tôn Thất Đại lại cho rằng, cầu Long Biên là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới. Nó có thể sánh ngang với tháp Eiffel của Pháp. Thậm chí, vị phó giáo sư còn cho rằng, cầu Long Biên có thể là một trong những ý tưởng thiết kế của kỹ sư kết cấu Eiffel. Vì vậy, ông Đại cho rằng phải giữ nguyên kết cấu, tôn tạo cầu Long Biên tại chỗ. Điều đó mới mang lại nhiều giá trị văn hóa lịch sử và du lịch.

Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính nhấn mạng, cầu Long Biên là một kỳ công về kỹ thuật xây dựng, kỳ tích về mỹ thuật và là kỳ quan đô thị. Không có cây cầu nào có được diện mạo bề thế và dấu ấn sâu sắc đối với Hà Nội như cầu Long Biên.

Các nhà quản lý phải làm sao để chuyển cầu Long Biên từ giá trị giao thông thành những giá trị văn hóa, lịch sử.

“Hãy biến cầu Long Biên có thể trở thành một con phố để dạo chơi, du ngoạn, để ngắm cảnh, để yêu nhau,...” – GS. Kính nói.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm đặt vấn đề, tại sao cầu Long Biên không được công nhận là di sản?

"Tôi cho rằng chúng ta chưa quảng bá hết giá trị của nó." - Ông Nghiêm nói.

TS Đào Ngọc Nghiêm cũng lưu ý rằng, cần xem xét ở các góc độ: Nếu bảo tồn, phải xác định bảo tồn để làm gì? Bảo tồn cùng với lưu thông phương tiện hay chỉ bảo tồn rồi để đó? Bảo tồn và phát huy giá trị của cầu bằng cách nào? Tôi chưa thấy ai nói đến điều đó cả. Phải giải quyết được tất cả vấn đề đó thì việc bảo tồn mới là hiệu quả.

Nói về đề xuất của Bộ GTVT, GS.TS. Nguyễn Việt Châu nêu câu hỏi, tại sao lại có 3 phương án như thế?  Đó là vì họ không nghĩ nó là di sản văn hóa, ứng xử với nó không đúng mực. Vì vậy, phải lập ngay hồ sơ để công nhận cầu Long Biên là di sản quốc gia, di sản thế giới. Từ đó, cầu không chỉ đơn giản để lưu thông phương tiện mà còn là một trong những yếu tố tạo nên hình ảnh tổng thể, cảnh quan đô thị.

Ngoại binh Đà Nẵng đưa vợ con sang Hong Kong nghỉ Tết - Ngôi sao

1-9000-1390883313.jpg

Merlo và vợ con có kỳ nghỉ thú vị ở Hong Kong. Ảnh: GM. 

Gác lại nỗi buồn sau trận cầu vô duyên với Đồng Nai, chân sút Merlo Gaston cùng gia đình sang Hong Kong (Trung Quốc) nghỉ Tết từ sáng 27. Tiền đạo của Đà Nẵng dự định sẽ nghỉ ngơi một tuần tại xứ Cảng thơm nhằm phục hồi tinh thần, sức khỏe trước khi chinh chiến trở lại ở đấu trường V-League.

Carolina, bà xã của Merlo, cho biết đây là năm thứ hai liên tiếp vợ chồng cô trở lại Hong Kong vào dịp Tết cổ truyền của người Việt: "Đây là năm thứ 6 tôi và ông xã Merlo sinh sống ở Việt Nam. Với dân Argentina chúng tôi, lễ Noel ngày 24/12 là quan trọng nhất. Nhưng nhập gia tùy tục tôi và ông xã cũng quen với việc lì xì, chúc Tết như người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ ngơi, vợ chồng tôi tính quay lại Hong Kong vì cảnh sắc, khí hậu nơi ấy tuyệt đẹp".

Sau khi có mặt tại Hong Kong vào chiều 27/1, vợ chồng Merlo lập tức tới quán Bulldog's Bar & Grill để thưởng thức các món ăn ở đây. Quán ăn kiểu Anh này chính là quán ruột của hai vợ chồng Merlo - Carla mỗi lần sang Hong Kong. Carla cho biết hai vợ chồng mình có máu ưa đi phiêu lưu du lịch mỗi khi rảnh rỗi. Hong Kong vẫn giữ được nét đẹp của người phương Đông và dịp Tết âm lịch càng có vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ.

Cô con gái Carlo nay 6 tuổi đặc biệt yêu thích Hong Kong bởi khu công viên Disneyland, vốn là một trong 4 vương quốc Disneyland nổi tiếng thế giới. Không chỉ được hóa mình lễ hội hóa trang tại công viên, Carla cùng bố mẹ vui vẻ chụp hình cùng những nhân vật hoạt hình nổi tiếng như chuột Mickey, vịt Donald, nàng tiên cá... Chưa kể những khu trượt ván cảm giác mạnh, những mô hình không gian đầy màu sắc, sinh động bốn chiều khiến cô con gái đầu lòng của Merlo và Carolina mê tít.

Sau một tuần nghỉ ngơi tại Hong Kong, gia đình Merlo sẽ trở lại Đà Nẵng để chúc Tết đồng đội và những gia đình người Việt quen biết của gia đình. Ngoài việc lì xì cho em nhỏ như người Việt, chính Merlo còn tự tay mở bàn tiệc nước ngoài trời barbecue và mời bạn bè thưởng thức cốc trà yerba mate truyền thống Argentina tại nhà.

 > Xem thêm ảnh Merlo hạnh phúc bên vợ con" href="http://ngoisao.Net/tin-tuc/the-thao/ben-le/ngoai-binh-da-nang-dua-vo-con-sang-hong-kong-nghi-tet-2946345-p2.Html">>> Xem thêm ảnh Merlo hạnh phúc bên vợ con 

 Anh Tuấn 

Đà Nẵng - SLNA: Ai cao tay hơn? - Thể thao VietNamNet

 - Đồng cảnh ngộ khát điểm, Đà Nẵng nghênh tiếp SLNA vào chiều nay (21/2), cuộc đọ sức vốn đã nóng, nay sẽ càng nóng hơn, trở thành tâm điểm ở vòng 6. 

  

 

Đinh Văn Ta bị treo giò 5 trận

V.League chính thức có trưởng giải người Nhật Bản

SLNA viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Có Hải "lơ", Bình Dương thắng to

Văn Quyến dự bị, Ninh Bình hòa may mắn

 

Dù đang nằm trong top đầu của BXH nhưng có thể nói rằng, 2 tên tuổi của BĐVN, SLNA, Đà Nẵng đều đã trải qua chặng đường đầu tiên của mùa giải không thật mỹ mãn.

Với đội chủ sân Chi Lăng, qua 5 trận đấu thầy trò Lê Huỳnh Đức mới có vỏn vẹn 1 chiến thắng, còn lại chỉ biết hòa và thua để hiện tại mới có đúng 6 điểm.

Trong khi đó, đá ít hơn đối thủ 1 trận, nhưng kết quả mà đội bóng sông Lam có được cũng chưa khiến người hâm mộ của họ hài lòng, nhất là sau 2 thất bại liên tiếp trước Thanh Hóa và HA.GL.

 Những ân oán mùa cũ 

Bởi thế, chỉ riêng việc cần điểm số để bám đuổi cuộc đua tới ngôi vô địch đối với các đội xếp trên cũng đã khiến trận đấu này rất "nóng".

Công Vinh, SLNA, xứ Nghệ, Phi Sơn, Hữu Thắng, HN T&T, bầu Hiển, Đà Nẵng

 Chạm trán Đà Nẵng - SLNA luôn gây chú ý bởi sức hút của 2 cái tên 

Một lý do khác khiến cuộc đối đầu này đáng xem là bởi những ân oán từ xưa tới nay của đôi bên. Điển hình là những trận đấu cách đây 2 mùa bóng.

Không nói quá rằng, ở mùa giải 2012 để đăng quang lên ngôi vô địch, đội bóng sông Hàn đã phải "nhờ" rất lớn tới cách chơi đẹp của SLNA khi dính vụ ngộ độc mắm tôm trên đường đến với sân Vinh.

Nói đội bóng xứ Nghệ chơi đẹp, bởi thực hư chuyện ngộ độc ấy cũng chỉ người trong cuộc mới biết, nhưng HLV Nguyễn Hữu Thắng vẫn đồng ý để Đà Nẵng được hoãn trận đấu.

Đó là mấu chốt để đội bóng sông Hàn đánh bại SLNA ở trận đấu được tổ chức lại, trong thời điểm mà chính đội bóng chủ sân Vinh đang bám đuổi ráo riết mình trên BXH.

Cũng cần phải nói thêm rằng, thời điểm mà thầy trò Lê Huỳnh Đức bỗng dưng bị "ngộ độc" ấy là lúc mà họ đang khá mệt mỏi với hàng loạt trận đấu, giải đấu.

Và ở trận tái đấu trong hoàn cảnh lực lượng hay mọi điều kiện khác đã ổn, Đà Nẵng đã đánh bại SLNA với tỉ số đậm 4-0 ngay tại sân Vinh để gần như loại SLNA ra khỏi cuộc đua tới ngôi vương của mình.

Đó là minh chứng rõ nét nhất để khiến cho cuộc đối đầu giữa Đà Nẵng và SLNA "nặng nợ" và rất đáng xem trong chiều nay (21/2) tại sân Chi Lăng.

 Chi Lăng đi dễ khó về 

Vào lúc này cả hai đều đang có được lực lượng gần như tốt nhất của mình khi những Merlo, Minh Phương, Vũ Phong... Bên phía chủ nhà hay Công Vinh, Emile của đội khách đều có thể ra sân.

Công Vinh, SLNA, xứ Nghệ, Phi Sơn, Hữu Thắng, HN T&T, bầu Hiển, Đà Nẵng

 Chi Lăng không dễ lấy điểm, liệu Công Vinh và các đồng đội có vượt qua được chính mình? 

Tuy nhiên, phong độ thì rõ ràng cũng giống như kết quả đạt được ở những trận đấu đã qua của những cầu thủ chủ lực của đôi bên đều không thật sự tốt.

Cả hai chân sút hàng đầu là Merlo lẫn Công Vinh mới chỉ có tổng cộng có 3 bàn thắng, dù cơ hội cũng như sự kỳ vọng của người hâm mộ đặt vào họ là rất lớn.

Nhìn vào những gì đang có, kể cả khả năng trên băng ghế huấn luyện cả hai đội đều không quá vượt trôi so với nhau, khi Hữu Thắng hay Huỳnh Đức đều khá nổi danh trong nghề. Chưa kể, thành tích đối đầu giữa đôi bên luôn xảy ra kết quả mỗi đội thắng một trận trên sân nhà, trừ duy nhất một mùa giải 2012, SLNA đã có được điểm đầu tiên tại Chi Lăng.

Và như đã nói, với những gì đang có rất khó để SLNA tái lập được thành tích ấy trên sân Chi Lăng một lần nữa, trong bối cảnh đang rối bời về lối chơi cũng như phong độ của cả đội.

Ở vòng đấu thứ 6 này, một trận đấu khác cũng đang được ngóng đợi khi đội bóng nhất bảng Thanh Hóa đối đầu cùng HN.T&T trên sân nhà xứ Thanh.

Rất đáng ngóng đợi, bởi đây chính là hai đội chơi tốt nhất cũng như có sự ổn định nhất cho tới thời điểm hiện tại của giải đấu. Và nhiều khả năng, cũng chỉ có một kết quả hòa...

 Lịch thi đấu vòng 6 (21/2): 

Sân Chi Lăng (16h30): Đà Nẵng - SLNA

Sân Quảng Ninh (15h00): Quảng Ninh - HA.GL

Sân Thanh Hóa (16h00): Thanh Hóa - HN.T&T

Sân An Giang (16h0): An Giang - Bình Dương

 Mai Anh 

Du khách xông đất Đà Nẵng ngày đầu năm - VnExpress

Xem nhiều nhất

  • Đâm nhau với ôtô tải, 4 người trên xe cảnh sát trọng thương

  • 'Khó quy trách nhiệm cá nhân vụ bác sĩ phi tang xác'

  • 'Cả bệnh viện Bạch Mai sốc khi bác sĩ vứt xác bệnh nhân'

  • 'Lộc trời' từ dòng nước lũphoto icon

  • Cuộc tháo chạy khỏi trận ngập chưa từng có tại Bình Dươngvideo icon

  • Hàng nghìn người đưa quan tài sản phụ diễu phố video icon

  • Tiếng kêu cứu của thiếu nữ bị bố giam suốt 3 tháng

  • Máy bay Vietnam Airlines mất một bánh

  • 'Không thể tin có bác sĩ vô lương tâm đến thế'

  • Miền Trung vật lộn với lũ dữ nhất 10 nămphoto icon

Giao thông

Thông xe thêm 26 km cao tốc Hà Nội - Lào Cai

Thông xe thêm 26 km cao tốc Hà Nội - Lào Cai

Ngày 2/3, đoạn cao tốc đi qua 4 xã của huyện Bảo Thắng và một phường của TP Lào Cai sẽ được thông xe.

  • Đứt cáp cầu treo, 7 người chết khi đang đưa tang
  • Cháu thoát nạn, ông chết dưới bánh container
  • Taxi 7 chỗ lao xuống kênh, 4 người thoát nạn
  • Gần 4.500 tỷ nâng cấp 45 km quốc lộ 1A
  • Xe khách đâm container làm một người chết

Giáo dục

Có nên cho con 3 tuổi học tiếng Anh

Có nên cho con 3 tuổi học tiếng Anh

Nhiều bạn bè, họ hàng của tôi cho con 3-5 tuổi học tiếng Anh nên tôi cũng định cho con gái 3 tuổi học thêm ngoại ngữ trước khi vào mẫu giáo.

  • Nhiều giáo viên tiểu học đề nghị bỏ thi chữ đẹp
  • Tranh cãi quanh việc bỏ điểm sàn đại học
  • Bằng giả chỉ có thể 'chui' vào cơ quan nhà nước
  • TP HCM đưa các trò chơi dân gian vào trường học
  • Biên soạn thử nghiệm sách giáo khoa 3 lớp

Du học

Cơ hội nghề nghiệp với ngành tài chính - ngân hàng

Cơ hội nghề nghiệp với ngành tài chính - ngân hàng

Cử nhân tài chính - ngân hàng vững chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tốt, tiếng Anh lưu loát luôn là nguồn nhân sự quý giá trong danh sách ứng viên được săn đón của những doanh nghiệp hàng đầu.

  • Du học tiết kiệm tại 5 trường đại học Mỹ
  • Sáng tạo nghệ thuật khi học tại LASALLE, Singapore
  • Theo đuổi 'Giấc mơ Mỹ' với triển lãm du học
  • Tương lai tươi sáng với ngành quản trị khách sạn
  • Học bổng A-levels đến 40% học phí


Tình trạng bát nháo ở các lễ hội: Vì đâu ? - Kinh tế Nông thôn -

 Với gần 8.000 lễ hội, nước ta đang sở hữu một khối di sản phi vật thể đồ sộ, vừa mang giá trị lịch sử, văn hóa, vừa là nguồn tài nguyên cho ngành du lịch. Tuy nhiên, cùng với sự phai nhạt của những nét đẹp và giá trị nhân văn, các lễ hội ngày càng bát nháo với vô vàn những bất cập nảy sinh.

 
 Muôn vàn  bất cập

 
Những yếu kém trong tổ chức lễ hội được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Một là, tình trạng quá tải. Tại nhiều lễ hội, lượng du khách lên đến hàng triệu lượt người mỗi mùa. Điển hình như năm 2013, chùa Hương đón 1,5 triệu lượt khách; Yên Tử đón 2,3 triệu lượt khách; Đền Hùng khoảng 3 triệu lượt khách. Những lễ hội khác có lượng khách cũng rất lớn như: hội Lim (Bắc Ninh), lễ khai ấn Đền Trần, lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình), lễ hội Làng Sen (Nghệ An), lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng), lễ hội Bà chúa Xứ (An Giang)… Khả năng cung ứng các mặt của các lễ hội không đáp ứng nổi nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông, tự nâng giá dịch vụ, nạn trộm cắp…

Hai là, tình trạng đơn điệu hóa các lễ hội đang ngày càng phổ biến.   Nhiều địa phương thi nhau làm lễ hội, nơi nào cũng muốn lễ hội của mình hoành tráng, thu hút được nhiều khách thập phương, trong khi họ không có đủ tầm, đủ khả năng và kiến thức để tổ chức, dẫn đến chương trình lễ hội tẻ nhạt.

Một lễ hội thường bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, mỗi lễ hội đáng lẽ phải có nét riêng để thu hút khách thập phương nhưng ngày nay, dù chủ đề của mỗi lễ hội khác nhau nhưng nội dung lại na ná giống nhau. Không chỉ hội làng mà ngay cả các lễ hội lớn như Yên Tử, chùa Hương, chùa Bái Đính, Cổ Loa, hội Lim… cũng thường ­­­­­bắt đầu bằng lễ rước với những màn múa rồng, sư tử,... Sau đó là nghi thức khai hội đã được sân khấu hóa, với những lời phát biểu của lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo địa phương, tiếp đến là chương trình biểu diễn nghệ thuật thường do một đoàn nghệ thuật biểu diễn.

Ba là, tình trạng thương mại hóa lễ hội. Ở lễ hội nào cũng đầy ắp hàng quán. Người ta đã và đang lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính khi tự nâng giá, bắt chẹt người đi trẩy hội, kinh doanh những mặt hàng gây phản cảm tại lễ hội (như bán thịt thú rừng tại lễ hội chùa Hương).

 Vấn nạn  rải tiền lẻ

 
Tình trạng người đi lễ hội rải tiền lẻ lên các bàn thờ thánh, thần, Phật là vấn đề gây bức xúc dư luận thời gian qua. Mặc dù Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có hẳn một văn bản quy định cấm đổi tiền lẻ ở khuôn viên các di tích nhưng tại mùa lễ hội năm 2014, tham quan các lễ hội, chúng tôi thấy hầu như đến khu vực đền chùa nào cũng có dịch vụ đổi tiền lẻ. Đơn cử như ở chùa Hương, chỉ riêng khu vực Đền Trình, chúng tôi đã đếm được hơn 40 quầy đổi tiền lẻ; trước chùa Thiên Trù có gần 30 quầy và trước cửa động Hương Tích cũng như vậy. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ở mùa lễ hội năm trước, có tới 1.200 bao tiền lẻ, loại tiền mệnh giá thấp 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng… (tương đương với 20 tỷ đồng) được đưa từ khu vực Hương Sơn về các ngân hàng.

Câu hỏi đặt ra là, thay vì cúng tiền lẻ rải ra nhiều ban thờ, tại sao du khách không dồn vào một lần dâng bằng tờ bạc có mệnh giá lớn hơn cho vào một hòm công đức duy nhất? Những người đi lễ giải thích rằng: nếu đặt tiền ở ban thờ của ngài này, không cúng tiền cho ngài khác thì e rằng ngài khác sẽ ghét và quở phạt mình. Bởi vậy, đã cúng thì phải cúng cho đủ hết các chư vị thánh, thần. Dường như nắm bắt được tâm lý này nên ở các phủ, đền, chùa, người ta lập ra ngày càng nhiều ban thờ. Mỗi ban thờ đặt một hòm công đức. Một hình ảnh hết sức phản cảm là, người ta dựng rất nhiều thùng kính trong suốt, đặt pho tượng vào bên trong, các “vị” tượng luôn bị ngập trong tiền.

Mặc dù báo chí đã phê phán rất nhiều, ngành chức năng đã có văn bản, chỉ thị ngăn cấm, nhiều ban tổ chức lễ hội cũng đã hứa hẹn chấn chỉnh nhưng nạn rải tiền lẻ vẫn tiếp diễn­. Rõ ràng, việc tuyên truyền cho người trẩy hội để làm thay đổi hành vi phản cảm này chỉ là giải pháp ở phần ngọn, chưa đụng đến gốc rễ của vấn đề. Bấy lâu nay, người ta cứ đổ cho hành vi rải tiền lẻ xuất phát từ ý thức kém của người đi lễ nhưng nếu như không có việc xuất hiện ngày càng nhiều các hòm công đức ở khắp nơi trong khuôn viên di tích thì có lẽ việc dâng tiền giọt dầu lên ban thờ Phật sẽ không trở thành một vấn nạn, một hình ảnh phản văn hóa như hiện nay.

Rõ ràng, muốn bài trừ những hình ảnh phản cảm tại các lễ hội thì giải pháp tốt nhất cần làm là thay đổi hành vi của chính những người có trách nhiệm quản lý ở các cơ sở tín ngưỡng, những người tổ chức lễ hội chứ không phải chỉ ở các văn bản, nghị định mang tính thủ tục, hành chính.

 Chu   Khôi 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng và những bài học kinh doanh của Viettel | Nhân vật | BizLIVE

  

  

  

  

Tại đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ nhiều câu chuyện đáng chú ý về chiến lược kinh doanh của Viettel, cũng như những trải nghiệm được ông rút ra sau những tháng năm trên thương trường.

Các câu hỏi trong cuộc giao lưu do ông Nguyễn Thành Nam - khi đó đang giữ cương vị Tổng giám đốc FPT - cùng các nhà quản lý cấp cao tại FPT cùng đưa ra.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về chân dung tân Tổng giám đốc Viettel, BizLIVE xin giới thiệu lại nội dung cuộc giao lưu này. Tựa đề do tòa soạn đặt.

 Chào anh Hùng, hôm nay FPT rất vinh hạnh được đón tiếp anh tại đây với sự tham dự của nhiều anh chị lãnh đạo từ các công ty trong tập đoàn FPT, cùng các thành viên thân thiết của FLI Club. Xin mời anh có một vài lời? 

Chào các bạn. Ngày hôm nay tôi đến nói chuyện với FPT cũng là một vinh dự lớn cho chúng tôi. Khi tôi đến đây có nhiều người thắc mắc. Viettel và FPT là hai đối thủ cạnh tranh nhau tại một số lĩnh vực, Viettel lại đến nói chuyện với FPT như vậy là hiện tượng lạ.

Viettel coi FPT là hiện tượng của Việt Nam, mặc dù Viettel rất khác FPT. Viettel có định nghĩa rằng những người nào làm khác mình là giỏi hơn mình.

Vì sao Viettel lại nghĩ thế, vì Viettel nghĩ rằng làm cái khác tức là giỏi. Một ngày đẹp trời nọ nếu có một người đến hỏi “Vì sao ông không lập một công ty để đánh lại FPT đi”, tôi nghĩ lại thấy nếu bây giờ làm một công ty để đánh lại FPT chắc tôi cũng đủ tiền làm, nhưng làm để làm giỏi như FPT thì chắc là không có cửa. Viettel chỉ có một cửa duy nhất để hơn được FPT là làm cái khác đi. Vì vậy, tôi cũng không sợ bị “lộ bài”.

 Thậm chí còn cố tình lộ? 

Tại Viettel có nhiều quan điểm, và chúng tôi có đặt câu hỏi liệu chiến lược thì có học được không, và kết luận rằng chiến lược là không thể học nhau được. Vì thứ nhất, chiến lược của mỗi công ty gắn rất nhiều vào văn hóa của công ty. Một chiến lược mà không phù hợp về văn hóa thì rất khó triển khai.

Thứ hai, chiến lược cũng liên quan tới tầm nhìn. Trong cuộc sống chúng ta không có tầm nhìn đúng hay tầm nhìn sai, mà có rất nhiều tầm nhìn đúng, chỉ có điều khác nhau, vì là từ các công ty khác nhau. Vì thế chiến lược cũng khác nhau.

Thứ ba, khi bàn chuyện chiến lược thì phải bàn về cái gốc của chiến lược. Chiến lược nếu sao chép mà không hiểu cái gốc thì không thể triển khai được. Vì vậy, Viettel sẵn sàng chia sẻ chiến lược của mình cho các đối thủ.

Tôi xin kể một câu chuyện. Thời gian trước khoảng 2005, 2006 Viettel tìm được một câu “Nông thôn bao vây thành thị” từ sách của Mao Trạch Đông và quyết định áp dụng chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị”. Từ đó chúng tôi bỏ thành phố, về đầu tư tại nông thôn. Lắp đặt các trạm tại nông thôn rất tốn kém, đầu tư khó khăn dù cũng chưa biết liệu có thuê bao nào không.

Tuy nhiên chiến lược này cuối cùng đã rất thành công vì thứ nhất, nhờ đó mà điện thoại di động đã trở thành thứ bình dân. Mà ở nước mình, giới bình dân có tới 70% ở nông thôn. Thứ hai, ở thành phố người dùng không phân biệt được sự khác biệt giữa các nhà mạng.

Ví dụ MobiFone đã làm mười mấy năm tại thành phố, Viettel có làm khác biệt, làm tốt tại thành phố cũng không ai nhận ra. Về nông thôn thì hoàn toàn khác hẳn.

 Ở nông thôn không có sóng MobiFone, Viettel lại có. Người dân sẽ cảm nhận rằng “A, ông này ở đây còn có sóng thì chắc hẳn ở thành phố còn tốt hơn”. Vậy là người ta có ấn tượng về Viettel rất tốt, từ đó mà Viettel đã rất thành công.

Sau khi Viettel đã thành công tại nông thôn rồi thì các nhà mạng khác đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi đến hai năm. Sau khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel lại không đầu tư vào nông thôn nữa mà lại quay lại thành phố để làm. Khi đó thì câu chuyện đã khác.

Từ câu chuyện này tôi muốn nói rằng, chiến lược chỉ học được nhau về mặt tư tưởng, nhận thức chứ bắt chước nhau là khó.

 Thật ra bàn chuyện hơn kém thì rất khó, mà chúng ta đang nói về cái khác biệt. Nhân đây xin giới thiệu với anh Hùng rằng ở đây có rất nhiều lãnh đạo đến từ nhiều công ty thành viên khác nhau của FPT. Cách của FPT cũng rất khác Viettel. Ở đây chúng tôi có duy trì một câu lạc bộ dành cho các nhà quản lý vào chiều thứ sáu hàng tuần, mà chưa chắc mời ông Bình đến đã đông như thế này. Nói vui vậy là để anh hiểu rằng FPT rất trân trọng Viettel.

 

 Tôi có nghe “giang hồ đồn đại” rằng Viettel đang là công ty viễn thông và công nghệ số 1 tại Việt Nam. Còn FPT là số 2. Tôi thấy như vậy thì vinh dự quá. Bởi Viettel thực sự là một công ty thành công, đặc biệt là trong xây dựng hình ảnh. Bởi lẽ một công ty quân đội thì thường gắn liền với hình ảnh cứng nhắc, nghiêm túc, vậy mà Viettel đã xây dựng được hình ảnh một công ty trẻ trung năng động, thay đổi hẳn hình ảnh của quân đội. Hôm nay nhân dịp này cũng rất mong muốn anh Hùng chia sẻ với mọi người, trả lời những câu hỏi của mọi người.  

Năm 2004, Viettel bắt đầu làm di động. Khi đó Viettel đã có các dịch vụ như Voice, IP… và tích lũy được khá nhiều, có được 15 triệu đô tiền lãi. Vậy là Viettel đi mua 150 trạm BTS về lắp. Tại Hà Nội khi đó cũng chỉ có 47 trạm.

TP.HCM thì có khoảng 6,70 trạm và Đà Nẵng có một ít. Khi lắp xong các trạm thì hết tiền, và nảy ra một câu chuyện là giờ thì nên làm gì. Một ông bảo tổ chức kinh doanh tại 3 thành phố, khi nào có tiền thì mở tiếp các thành phố tiếp theo. Một ông khác phản đối, cho rằng làm kinh doanh đâu chỉ có 3 thành phố. Có những bài học thất bại như của Sài Gòn Postel, có trạm ở hơn 10 thành phố trên toàn quốc mà vẫn thất bại đó thôi.

Nhưng giờ mà bảo làm tiếp thì không có tiền, mà đi vay thì cũng chẳng có ai cho mình vay. Vậy là chúng tôi quyết định đi lang thang để học bài từ thế giới.

Chúng tôi sang Indonesia, gặp một hãng viễn thông lớn để học hỏi. Giám đốc kỹ thuật người Mỹ, 60 tuổi. Khi đó chúng tôi đang gặp bài toán về thiết kế mạng. Vì không biết gì nên chúng tôi thuê hãng tư vấn hàng đầu thế giới là AirCom. Hãng này thiết kế cho chúng tôi một mạng lưới 150 trạm, mỗi trạm hết 7.000 USD, mất 2 tuần để gửi sang Anh rồi lại gửi về để thiết kế tiếp.

Chúng tôi hỏi ông giám đốc nọ: “Bọn tao chắc cần phải thiết kế nhiều trạm, vậy mà cứ 2 tuần mới xong 1 trạm, hết 7000$ một trạm thế này thì đắt tiền lắm. Nếu cần làm khoảng 2.000 trạm thì mất tới 140 triệu đô.”

Ông giám đốc thấy vậy cười, hỏi “Chúng mày đã đọc những bản thiết kế đó chưa?” “Chưa đọc, tài liệu dày quá không đọc được.” “Vậy thì mày cứ đọc đi, đọc xong sẽ thấy là các bản thiết kế đó 99% là giống nhau, chỉ có 1% khác nhau là tọa độ của các trạm thôi.” “Vậy sao bản thiết kế lại dày như thế?” “Thì lấy 7.000 đô thì phải có bản thiết kế dày chúng mày mới chịu trả tiền chứ sao. Còn ở chỗ tao thì rất đơn giản, tao cứ vẽ trạm theo hình mắt lưới, cứ 800m tao đặt một trạm, chỗ nào nhiều thuê bao thì đặt 400m một trạm. Làm như thế tao thiết kế xong 2.000 trạm trong vòng một ngày.”

Nghe đến đó thì mình bừng sáng, vội vã đem cái đó về triển khai cho Viettel. Đó chính là lý do vì sao mọi người thấy Viettel triển khai trạm nhanh như thế.

 Bài học ở đây là không nên thuê tư vấn? 

Bài học ở đây là nhiều khi có những việc mình nghĩ là nó rất phức tạp thì hóa ra nó lại không phức tạp như thế.

Sau đó, chúng tôi gặp đến giám đốc kinh doanh người Úc, cậu kể cho câu chuyện về khủng hoảng kinh tế năm 97, 98. Trước khủng hoảng, công ty này đứng thứ nhất Indo. Vì khủng hoảng kinh tế nên công ty không đủ tiền, đành dừng đầu tư. Trong khi đó có một công ty cạnh tranh của nhà nước, được Nhà nước bơm tiền thì đã phát triển rất nhanh và nhanh chóng chiếm vị trí số 1. Đến năm 2003, khi công ty này đã bắt đầu hồi phục, bèn bơm rất nhiều tiền, thậm chí bơm gấp đôi công ty nhà nước kia để giành lại vị trí số 1 nhưng không thể lấy lại được.

Bài học ở đây là: Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, khi thị trường bắt đầu bão hòa thì nhận thực của người tiêu dùng là không thay đổi được. Nếu tạo được nhận thức ngay từ đầu là mạng viễn thông số 1 thì mãi mãi sẽ là số 1, nếu tạo nhận thức là mạng viễn thông thành phố thì dù có phủ sóng toàn quốc thì người dùng vẫn chỉ cho là mạng viễn thông thành phố. Như Sfone là một bài học, dù hiện nay đã kinh doanh toàn quốc nhưng mọi người vẫn nghĩ là Sfone chỉ là mạng tại thành phố, vì Sfone bắt đầu kinh doanh khi chỉ có mặt tại 10 tỉnh.

Đó là hai bài học lớn chúng tôi học được tại Indo. Sang đến Thái Lan, có công ty viễn thông lớn là AIS do chính em gái của thủ tướng Tharsin điều hành. Tôi hỏi xin kinh nghiệm vì Viettel là một công ty trẻ, vừa mới ra đời.

Cô gợi ý: “Mày có để ý hiện nay ở đây có bao nhiêu nhà mạng không?” “Tính ra khoảng 650 nhà mạng.” “Thế mày có biết có bao nhiêu hãng vẫn mua thiết bị không?” Tôi không biết. Cô cho biết: “Chỉ có khoảng 10 hãng còn mua thiết bị.” Nguyên nhân vì khủng hoảng viễn thông, nên không còn ai mua thiết bị nữa. Cô xui chúng tôi muốn mua rẻ cứ đến mấy công ty bán thiết bị mà đặt vấn đề.

Chúng tôi nghe theo lời khuyên này, tới tìm một nhà cung cấp thiết bị. Quả thật thiết bị rất rẻ, bán như cho. Chúng tôi đặt vấn đề: Nếu bọn tao mua hẳn 4.000 trạm, bốn năm nữa mới trả thì bọn mày có bán không? Họ vào hội ý, hai tiếng sau, quyết định đồng ý bán. Tôi gọi điện về cho anh Xuân (Tổng giám đốc Viettel), duyệt luôn.

Đằng nào cũng chưa phải trả tiền. Vậy là Viettel đã mua ngay một lúc 4.000 trạm, trong khi vào thời điểm đó VinaPhone chỉ có khoảng 650 trạm, và mỗi nhà mạng tại Việt Nam trung bình chỉ mua khoảng 30 trạm/năm. Bốn năm sau thì chúng tôi trả đủ tiền. Khi đó mang 4.000 trạm về, chi phí thuê lắp trạm mất tới 5.000 đô, chúng tôi vận động anh em trong công ty cùng đi lắp trạm, đơn giản là đưa trạm vào nhà như… bê tivi.

Đây chính là hai sự tình cờ trong kinh doanh. Cũng bởi vì cuộc khủng hoảng viễn thông nên chúng tôi mới may mắn mua được như thế. Cuộc đời và thượng đế cũng chỉ mỉm cười với bạn một đôi lần thôi, nếu bạn không nắm được đúng thời cơ thì có thể không bao giờ bạn có lại cơ hội đó.

 Làm sao họ tin được anh là bốn năm sau anh sẽ trả? Các anh có cái gì để bảo lãnh không? 

À, cái đó lại phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán và thuyết phục. Khi đó chúng tôi đã thuyết phục họ thế này. Năm 2004 ở Việt Nam chưa có tới 3 triệu thuê bao, Việt Nam thì có khoảng 60 triệu dân. Tức là thị trường tiềm năng còn khoảng 57 triệu thuê bao. Chi phí để triển khai mạng viễn thông thực chất đắt nhất là ở chi phí khảo sát ban đầu, rồi đến làm đường cáp quang, và xây hoặc thuê chỗ đặt trạm. Chi phí cho thiết bị chỉ chiếm khoảng 25%.

Tất cả các chi phí này đều là chi phí một lần. Nếu số thuê bao càng tăng thì chia bình quân ra chi phí càng rẻ. Chúng tôi có niềm tin và chứng minh với bên bạn rằng với thị trường tiềm năng 57 triệu thuê bao trong tương lai như thế thì chắc chắn chúng tôi sẽ lãi và trả được. Và đối tác cũng tin mình. Còn thực tế chúng tôi không có gì để bảo lãnh cả.

 Xin hỏi anh: Chiến lược kinh doanh của Viettel ban đầu ở nông thôn rồi đánh ra thành phố lớn. Khi thay đổi phương thức như vậy làm thế nào để tạo vị thế cạnh tranh ở các thị trường lớn đó? Câu hỏi thứ hai liên quan tới cách làm truyền thông và thương hiệu của Viettel: trong vòng 1, 2 năm trở lại đây các hoạt động truyền thông của Viettel rất ít. Vậy định hướng truyền thông của Viettel hiện nay? 

Hai câu hỏi này có chung một câu trả lời. Đó là bài học từ Ly Ka Sing – Hoa kiều giàu nhất thế giới người Hồng Kông. Ông này có triết lý nôm na là “Người ta chạy ra thì mình chạy vào, người ta chạy vào thì mình chạy ra”. Câu chuyện thành công của ông vào năm 1966 khi bắt đầu có cách mạng văn hóa. Khi đó nhiều người Hồng Kông lo sợ Mao Trạch Đông sẽ lấy lại Hồng Kông, nên vội vã bán nhà bán cửa chạy khỏi Hồng Kông.

Riêng Ly Ka Sing thì tin vào tầm nhìn của Mao Trạch Đông và cho rằng Hồng Kông sẽ là đầu mối để Trung Quốc liên hệ với thế giới. Vì vậy Ly Ka Sing bỏ toàn bộ vốn, vay để mua lại toàn bộ nhà đất của những người Hồng Kôngđang chạy đó. Hai năm sau thì quả thật Mao Trạch Đông không can thiệp gì tới Hồng Kông, dân Hồng Kông thấy vậy lại quay về và khi này họ phải mua lại chính những mảnh đất, ngôi nhà của mình với giá đắt gấp 5 lần.

Viettel cũng học theo bài học đó. Khi mọi người làm thành phố thì Viettel về nông thôn. Khi mọi người về nông thôn thì Viettel ra thành phố. Quảng cáo cũng vậy. Mới đầu chưa có công ty viễn thông nào làm quảng cáo cả. Viettel vì mới ra đời nên buộc phải quảng cáo, nên trở thành độc diễn trên truyền hình. Đến khi các nhà mạng khác nhận thức ra vai trò của quảng cáo, họ quay về làm quảng cáo.

Bạn phải biết là có những công ty mà năm trước họ chi 1 cho quảng cáo, năm sau chi gấp 15 lần. Với thực tế là quảng cáo tràn ngập như vậy thì chúng tôi quyết định không làm quảng cáo nữa, vì có quảng cáo thêm thì cũng không hiệu quả. Chúng tôi lại quay về nông thôn, thuê những ông phát thanh xã để quảng cáo về Viettel cả ngày trên đài phát thanh xã, chỉ mất có… 50 ngàn.

Sau đó còn có những câu chuyện khác, như khi nhiều người cho rằng điện thoại là cao cấp, phải bán giá cao thì chúng tôi cho là bình dân, bán cho bình dân nên chủ trương giá rẻ. Hoặc nhiều người quan niệm rằng điện thoại là nhu cầu của người dùng, họ phải tự tìm đến mình nên chỉ mở ít cửa hàng thôi, còn chúng tôi cho rằng rồi thị trường sẽ bão hòa, mình phải cần tới họ, nên chúng tôi mở thật nhiều cửa hàng, đại lý Viettel ở khắp nơi. Đó là câu chuyện người ta đang làm gì thì mình sẽ làm cái khác.

 Thế nếu không có họ thì sao? 

Nếu không có họ thì có lẽ không có Viettel ngày hôm nay. Vì có VNPT thì mới có Viettel, và Viettel muốn tồn tại thì VNPT cũng phải tồn tại và rất mạnh.

Câu chuyện liên quan chính là hai đối tác Trung Quốc của Viettel hiện nay. Đây là hai công ty cạnh tranh với nhau khốc liệt, tới mức độ có một thời chính phủ Trung Quốc định sát nhập hai công ty này làm một để giải quyết vấn đề, vì họ sẵn sàng phá giá thị trường để cạnh tranh. Nhưng một quan chức có tầm nhìn đã cho rằng cần phải để hai công ty này tồn tại song song để cạnh tranh, vì đó là lý do duy nhất để Trung Quốc có được những công ty viễn thông có tầm cỡ.

Bởi vậy tôi cho rằng, mình muốn mạnh thì luôn phải có một đối thủ cạnh tranh tương đương với mình. Bởi con người có bản năng rất tự nhiên là nếu không bị đe dọa thì sẽ nghỉ ngơi, chúng ta chỉ thành công khi lúc nào cũng có người đe dọa mình.

 Tuy nhiên, tôi cho rằng Viettel không phải là công ty đầu tiên đánh vào thị trường nông thôn. Thực tế trước đó có MobiFone làm tại thành phố, VinaPhone đã mở rộng về các tỉnh rồi, nhưng vì sao đến Viettel mới thực sự thành công với thị trường nông thôn? 

Về câu chuyện đó, anh phải biết rằng hiện nay Viettel lắp tới 20.000 trạm mà vẫn còn nhiều nơi không có sóng, vậy thì thời điểm đó VinaPhone dù đã về nông thôn, nhưng chỉ có khoảng 750 trạm, chỉ hơn MobiFone một chút, khó để mà thành công.

Ngày nay bất kỳ nhà mạng nào về nông thôn cũng khó, để cạnh tranh lại với 20.000 trạm của Viettel. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể nói rằng chúng tôi thực sự may mắn, vì khi đó các nhà mạng khác còn nhỏ, chưa phủ sóng rộng.

 Các anh đánh giá Beeline như thế nào? 

Khó để đánh giá được. Nhưng chỉ xin kể với anh thế này: có một quy luật mà Boston Consultant đã rút ra, đó là đối với những lĩnh vực kinh doanh có lợi thế về quy mô thì bố cục cạnh tranh sẽ về số 3, tức là số 2 thì dễ bắt tay thành độc quyền, số 4 thì nhiều quá nên sẽ có 3 hãng cạnh tranh chính, tạo thành thế chân vạc.

Boston đã phân tích hơn 1000 mạng viễn thông từ vài trăm nước và rút ra kết luận này: ba nhà mạng lớn nhất nước sẽ chiếm khoảng 90% thị phần. Hiện nay ở Việt Nam thì ba nhà mạng lớn đang chiếm tới 97% thị phần. Từ con số đó, mọi người tự đánh giá xem Beeline có thể thành công hay không.

Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt mà chúng ta chưa thể biết được. Ví dụ người ta đã có những nghiên cứu để khẳng định rằng chưa từng có nhà mạng đứng thứ 3 nào vươn lên được thứ nhất. Viettel thì xuất phát từ thứ 4 (sau VinaPhone, MobiFone, Sfone) nhưng đã vươn lên thứ nhất, và đã trở thành một câu chuyện được báo chí nhắc đến rất nhiều. Hiện nay Beeline đang đứng thứ 6, nếu Beeline vươn lên thành thứ nhất thì rất xứng đáng để đưa vào sử sách như một case study kinh điển. Chúng ta cùng chờ đợi xem.

 Đợt vừa rồi, Viettel đã tuyển rất nhiều kỹ sư công nghệ thông tin, tới 800-1.000 người. Đó có phải là định hướng mới của Viettel về công nghệ thông tin không? 

Ngành viễn thông đang có sự di chuyển: trước kia sự thông minh nằm ở mạng (network). Ngày xưa một nhà mạng nghĩ ra sản phẩm gì thì chơi tất, như Voice (gọi), nhắn tin… và hai cái này chiếm gần như toàn bộ doanh thu. Tuy nhiên bây giờ thì mọi chuyện đã thay đổi, đã chuyển sang thế giới 3G, và sự thông minh chuyển sang thành các thiết bị đầu cuối. Và các thiết bị của nhà mạng ngày xưa đã lỗi thời, không còn thông minh nữa – chỉ là các ống truyền, băng thông đều đã cố định hết, anh trả tiền một lần là dùng thoải mái. Nhà mạng đang có nguy cơ trở thành một đơn vị culi khuân vác, vì vậy giá trị gia tăng cũng rất thấp.

Đứng trước thực tế đó thì Viettel sợ, nên phải làm những cái khác. Thứ nhất là làm về nội dung – cái này thì là cả 60 triệu người làm chung, nhưng Viettel hỗ trợ làm các platform (http://en.Wikipedia.Org/wiki/Computing_platform – FLI), tạo ra cơ hội và chia sẻ lợi nhuận với họ.

Thứ hai là nhóm khách hàng doanh nghiệp. Ở Việt Nam đang có khoảng 300 ngàn doanh nghiệp và nhóm này đang chiếm khoảng hơn 30% doanh thu của các nhà mạng. Những khách hàng này to lên và bắt đầu “lười nhác” đi – cách nói vui của sự chuyên môn hóa. Tức là họ muốn outsource hết những phần liên quan tới IT ra ngoài, để họ đỡ phải có những trung tâm công nghệ thông tin vừa phải quản lý kênh, quản lý máy chủ v.V.. Vì thế, họ muốn các nhà mạng cung cấp solution cho họ, các truyền dẫn, một vài ứng dụng.

Đội công nghệ thông tin của Viettel sinh ra vì mấy nguyên nhân. Thứ nhất là xây dựng các ứng dụng cho chính mình, như quản lý mạng, quản lý bán hàng... Thật ra hồi đầu, chúng tôi có thuê FPT, nhưng sau đó thì không ổn. FPT cũng đã lỡ một cơ hội với Viettel. Vì rằng hồi đó, tất cả dựa hết trên FPT. Mỗi lần Viettel muốn thêm một cái gì vào thì FPT lại đắp thêm một mảng, cứ thế, cuối cùng thì cái phần mềm đó lăn đùng ra chết. Tôi hỏi “Chúng mày làm cái gì thế này?” thì bên FPT trả lời “Mỗi lần anh cần thêm cái gì thì chúng em sẽ đắp thêm một tí”. Tôi bảo: “Không, đã đến lúc chúng mày cần phải thay đổi hẳn, mua engine về và làm lại thật tử tế”. Nhưng FPT không làm. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cứ tiếp tục dựa vào FPT như thế này thì đến ngày chúng tôi chết mất. Chính vì vậy mà chúng tôi rút và tự làm. Tất nhiên, cái này cũng liên quan cả tới bí quyết kinh doanh. Nếu chúng tôi chia sẻ cho FPT và FPT lỡ nói cho MobiFone chẳng hạn, thì chúng tôi chết. Ý tôi là ở đây Viettel muốn tự làm, nó cũng liên quan tới bí quyết kinh doanh, và cũng có những yêu cầu thay đổi rất nhanh.

Thứ hai, là chúng tôi muốn làm các solution cho các khách hàng. Viettel thì chưa bao giờ có ý định thuê FPT phần này, vì nó là những solution đặc thù về viễn thông, FPT không làm.

 Tôi hỏi lại một chút: Có tới 30% doanh thu từ khách hàng doanh nghiệp cơ à? Họ dùng những gì mà nhiều vậy? 

Vâng, họ đang chiếm 30% tổng doanh thu. Doanh nghiệp ở đây là 300 ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ, kể cả những doanh nghiệp cá thể. Họ dùng điện thoại, đường truyền, Internet… Mình gộp những cái đó lại, tạo ra một số giải pháp, hay một số cty không có đội ngũ công nghệ thông tin cần có người quản lý hộ (management service), hay một số trong tương lai lại có nhu cầu dùng máy chủ chẳng hạn, có rất nhiều thứ.

Vì thế mà đội công nghệ thông tin của chúng tôi ra đời. Tóm lại, họ phục vụ nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp và làm một số ứng dụng nội tại cho Viettel. Hiện tại thì đội này chưa làm ra tiền được như FPT, chỉ là đầu tư cho tương lai. Hiện thì họ mới làm được các giải pháp cho chính Viettel thôi.

 Xin hỏi anh: nếu vào thời điểm 2004 mà Viettel không ra đời thì theo anh có xuất hiện một hãng khác không? 

Chắc chắn sẽ ra một hãng khác. Cuộc sống sẽ tạo ra cơ hội, và sẽ xuất hiện người.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn lại, tại sao những hãng khác như Sài Gòn Postel, Điện lực, ra trước một năm, cũng không thành công. Tôi lại kể câu chuyện, về Sfone (Sfone ra đời trên hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa 2 đối tác chính Saigon Postel (VN) và SK Telecom (Hàn quốc) – FLI). Viettel cũng bắt chước. Khi đó Viettel xin được giấy phép kinh doanh viễn thông thì chủ yếu làm về đường truyền, còn về viễn thông thì chúng tôi cho rằng việc đó rất to, không thể làm được. Vậy là chúng tôi cũng đi hợp tác nước ngoài. Chúng tôi bèn đàm phán hợp tác với Úc. Hãng này vốn đang là đối tác với VNPT, vừa kết thúc hợp đồng. Họ quyết định quay sang hợp tác với Viettel. Chúng tôi thấy vậy, cũng định làm BCC như họ. Nhưng khi bắt đầu đàm phán thì chúng tôi gặp sự không may. Hai bên đàm phán mất gần hai năm mà không xong. Tôi chợt liên tưởng tới chuyện trong gia đình, thường hay cãi cọ vì chuyện ai quyết – chồng quyết hay vợ quyết, việc ra quyết định rất khó. Người ta bỏ tiền, thì người ta mới trăn trở, mình không phải bỏ tiền thì mình không trăn trở. Như vậy thì một là cãi nhau, hai là Tây quyết hết, ta không làm gì, như vậy thì không có đội ngũ và chẳng cần suy nghĩ. Mà với một đơn vị có cá tính thì không chấp nhận việc đó, lại cũng muốn quyết.

Trong lúc như vậy thì xảy ra một chuyện. Đàm phán mãi, họ ra bài cuối rằng: “Tôi đầu tư cho ông 400 triệu đô, và ông có khoảng 2 triệu khách hàng. Còn ông mang hết tài sản ra đây đóng. Một là ông có đường truyền Bắc Nam, ông đem ra đây cho chúng tôi sử dụng. Hai là ông mang hết người của ông ra đây làm. Làm được thì tôi lấy trước toàn bộ 400 triệu đó, sau đó có lợi nhuận thì chia đôi.” Nói tới đây thì cả tôi và anh Xuân không ai bảo ai cùng xô bàn đứng dậy. Chúng tôi thấy bị xúc phạm. Anh tưởng tượng xem: Thị trường của mình 60 triệu dân, nó lấy toàn bộ thị trường đó, lấy toàn bộ tài sản của mình sử dụng rồi sau đó lấy hết 400 triệu không chia cho mình đồng nào. Và biết đến bao giờ nó mới lấy đủ 400 triệu đô. Vậy là chúng tôi kết thúc vụ hợp tác tại đây và quyết định tự làm. Sau đó chúng tôi nghĩ lại và bảo cũng may, nếu “lấy” nó thì sau này cũng mệt.

Nói về một “đám cưới” khác đã xảy ra với Hàn quốc (Sfone – FLI). Tư duy của Hàn Quốc là người giàu ở thành phố, và làm với người giàu trước, người nghèo sau. Để thuyết phục được Hàn Quốc làm ngược lại điều này là rất khó. Nhưng ở Việt Nam thì Mobi, Vina đều đã làm ở thành phố rồi, nên tiếp tục làm ở thành phố nữa thì khó mà thành công. Cũng may mà Viettel đã không hợp tác với một ông nước ngoài như thế, không thì cũng khó mà có được Viettel như ngày hôm nay.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng không hợp tác cũng là cái may của Viettel, vì tự ra quyết định được.

 Nhưng mà anh Hùng ạ, tôi cho rằng là bản chất thành công của Viettel không phải là do tấn công vào thị trường nông thôn hay thành thị. Có nhận định rằng khi Viettel ra đời là một công ty trẻ và năng động, trong khi đối thủ của Viettel là các công ty độc quyền đã quen chèn ép suốt 50 năm qua. Một anh năng động đánh với một anh chậm chạp, độc quyền thì kiểu gì cũng thắng, dù là anh đánh ở thị trường nào, nông thôn hay thành thị thì cũng thắng. 

Nói vậy cũng phải, nhưng không hoàn toàn đúng. Vì như Sài Gòn Postel cũng là một công ty mới, năng động nhưng vẫn thất bại đấy thôi.

 Vì họ là mạng CDMA thì không có ưu thế. 

Cũng không phải là như vậy. CDMA chiếm tới 25% thị trường thế giới – cũng là con số lớn.

 Đó là tính trên thế giới. Còn tại Việt Nam thì không phải. Chúng ta đều biết rằng dân VN rất thích thời trang, phải đổi liên tục, trong khi CDMA thì chỉ có một chiếc điện thoại duy nhất không đổi được. Như thế khó mà thành công ở Việt Nam. 

Đó là một nhận thức phổ biến tại Việt Nam, nhưng nhận thức đó không hoàn toàn đúng. Thật ra Sfone đã bỏ lỡ một cơ hội vàng tại Việt Nam.

Cơ hội đó là thế này: để có mật độ thuê bao di động cao thì có một rào cản rất lớn, đó là rào cản về máy cầm tay. Việc bỏ ra vài trăm ngàn hay 1 triệu để mua máy cầm tay là việc không đơn giản với người nghèo. Vì vậy, Sfone mà làm mạnh việc tặng máy cầm tay thì họ sẽ tăng trưởng rất nhanh, và Viettel chưa chắc đã có ngày hôm nay. Tuy nhiên Sfone thì lại vừa làm vừa run. Việc chạy theo fashion thì cũng có, nhưng chỉ chiếm khoảng 30%. Và với mạng viễn thông thì chỉ cần khoảng 5 triệu thuê bao – tương đương 10% là anh đủ sống rồi. Sfone đã bỏ lỡ cơ hội vàng vào năm 2002, 2003. Chỉ vài năm sau thì các mạng đều có xu hướng chuyển sang 3G cả rồi.

 Thế tỷ lệ giữa GSM và CDMA trên thế giới như thế nào? 

Tỷ lệ khoảng 80:20 hay 75:25

 Vậy thì cơ hội thành công của GSM vẫn lớn hớn? 

Đúng, cơ hội thì lớn hơn, nhưng nó có một vấn đề khác. GSM là ông “kễnh”, còn CDMA yếu hơn. Ở Viettel chúng tôi cho rằng ông yếu thì ông mới thắng, ông mạnh thì dễ thua. Sfone khi đó chỉ cần mạnh tay bù máy thì chắc chắn sẽ thành công. Đến giờ tôi vẫn cảm thấy tiếc cho Sfone. Viettel đến bây giờ mới nghĩ đến chuyện bù máy.

 Xin hỏi anh: Viettel bây giờ đã là số 1 rồi. Vậy next step của Viettel là gì? 

Next step là “Nỗi sợ hãi”. Viettel sợ nhất là thành công, vì chúng ta biết, sau thành công sẽ là sự đi xuống. Ngày trước khi chúng tôi đi chọn số, cũng chọn đầu số 8 (098 – FLI) là vì nỗi sợ hãi đó. Chúng tôi sợ số 9 vì sau số 9 sẽ đi về số 0. Chọn số 8 để tiếp tục phát triển.

Ngày hôm nay Viettel đang đứng số 1 chiếm tới 48.5%, và đối thủ đứng thứ 2 kém khoảng 10%. Chúng tôi đang phải giải nỗi sợ hãi đó.

Next step là chúng tôi phải tạo ra những khó khăn mới, để thấy mình không còn là số 1 nữa. Thứ nhất là chúng tôi ra nước ngoài. Ra Đông Nam Á, chúng tôi không còn là số 1 nữa mà chỉ là thứ 8, thứ 9, không phải đánh với VinaPhone, MobiFone mà đánh với Singapore Telecom, Malaysia Telecom, toàn những ông “kinh khủng” cả. Viettel đang nghĩ rằng đó là cách để chúng tôi phải phấn đấu tiếp.

Thứ hai, Viettel đang nghĩ rằng viễn thông không chỉ là dịch vụ viễn thông, mà còn là sản xuất thiết bị viễn thông, là đầu tư ra nước ngoài và cả nội dung thông tin. Cái này thì chúng tôi không có nghề. Chúng tôi lại loay hoay quay về số 0 để giải các bài toán mới này, và chúng tôi thoát khỏi nỗi sợ hãi.

Lại nói về sự gắn bó, tôi tin rằng con người chỉ thực sự gắn bó với nhau khi thực sự khó khăn. Chỉ có khó khăn mới đồng cam cộng khổ, chứ khi sướng thì chỉ cần… đồng sở thích là đủ. Muốn duy trì tổ chức, theo tôi 1 trong những kỹ năng của người dẫn đầu là luôn phải tạo ra những khó khăn mới.

 Hiện ở Campuchia các anh đang đứng thứ mấy? 

Hiện ở Campuchia, Viettel đang là số 2. Ở Lào là số 4, ở Mozambic là số 0, Myanmar là số 0.

 Có nước nào chưa có mạng viễn thông không anh? 

Không có. Tuy nhiên trong viễn thông có quy luật là mật độ thuê bao dưới 20% thì là “cửa tự do”, từ 20-40% thì còn cơ hội, còn trên 40% thì đã bão hòa. Vậy chỗ nào dưới 20% thì mình xông vào thôi.

 Anh đánh giá tiềm năng của Mobile Banking như thế nào? 

Mobile Banking hiện thành công ở Philipines vì người dân ở phân tán, ngân hàng mở tại nhiều nơi sẽ phức tạp. Ngoài ra người dân Philipines nghèo và đi lao động tại nhiều nơi, mỗi lần gửi tiền chỉ gửi năm mười nghìn, như vậy chuyển qua ngân hàng sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Mobile Banking phát triển được ở những thị trường nghèo, giúp ATM len lỏi được tới những nơi xa xôi và khó khăn. Việt Nam cũng là một thị trường nghèo. Có điều phải có một ông đứng ra làm cho câu chuyện này gần gũi hơn với người dân, có nghĩa là phải bỏ nhiều công để marketing. Hiện ở Việt Nam mới chỉ có Smartlink nhưng câu chuyện chưa gần gũi. Thật ra làm Mobile Banking không phức tạp về công nghệ, quan trọng là marketing.

 Anh chia sẻ về việc xây dựng thương hiệu Viettel? 

Quá trình xây dựng Viettel xuất phát từ chỗ không biết gì. Đầu tiên chúng tôi nghĩ đơn giản là đặt tên. Đặt tên cho con là thứ dùng cả đời, phải suy nghĩ kỹ một chút. Thứ hai, vì không biết gì nên chúng tôi đi thuê tư vấn. Chúng tôi thuê JW Thompson. Hợp đồng tới 45.000$ mà mấy anh em không ai hiểu họ sẽ làm cho mình cái gì. Không biết gì thì cứ ký đại, coi như tiền “ngu phí”. Ký xong, chúng tôi cũng lập team, tôi là trưởng, cũng chẳng làm gì cả.

Đến một ngày thì họ gọi tôi vào Sài Gòn họp để nghe trình bày. Chúng tôi vào họp, họ hỏi luôn “Triết lý kinh doanh của các ông là gì?”. Tôi bực mình hỏi lại: “Tôi thuê các ông để nghe trình bày, chứ ông lại hỏi tôi à?”. Họ trả lời: “Các ông làm, các ông mới nói được, chúng tôi chỉ làm theo chứ làm sao nói được.” Tới đây thì tôi hiểu: Làm thương hiệu bắt nguồn từ triết lý kinh doanh. Vậy mà trước tôi cứ nghĩ rằng làm thương hiệu là đi làm logo.

Tôi bèn trả lời: Ngành viễn thông này có lịch sử hàng trăm năm, nên người ta coi khách hàng như một đám đông. Thậm chí còn được gọi là “thuê bao”, gần đây mới được gọi là “customer”. Viettel muốn làm khác đi, bằng cách coi mỗi khách hàng là một cá thể, và chúng tôi phục vụ họ như một cá thể riêng biệt.

Đã có triết lý kinh doanh rồi, họ bảo phải đi tìm một câu nói đơn giản để tóm lược triết lý kinh doanh đó, gọi là Tầm nhìn. Họ đưa ra một câu là Technology with a heart – nhưng tôi thấy từ “heart” có vẻ hơi ủy mị nên bác bỏ. Sau họ lạ có câu “Caring innovator”. Chúng tôi ưng ý.

Sau tầm nhìn, là đến slogan. Việc này họ làm mất hơn 2 tháng. Ban đầu mọi người chọn “Closer and closer”, nhưng tôi thấy mềm quá nên không thích. Khi này đã hết hợp đồng tư vấn, họ không làm nữa, chúng tôi bèn quay về mở cuộc thi sáng tạo slogan trong công ty, giải thưởng tới 100 triệu. Mọi người nghĩ ra tới 7-800 câu. Nhưng đa số người Việt mình có tư duy rất trực quan, kiểu “Không khoảng cách” “Không biên giới”. Tôi duyệt mãi không ổn. Lại đành quay lại với bên tư vấn.

Họ giới thiệu cho chúng tôi một số slogan hay: “Nâng niu bàn chân Việt” (Biti’s), “Just do it” (Nike). Tôi thấy “Just do it” là một thành ngữ, bèn đề nghị họ liệt kê một số thành ngữ để xem. Và chính từ đó, chúng tôi tìm thấy “Say it your way”, và cảm thấy nó đúng là slogan của Viettel rồi. Bởi vì chúng tôi trân trọng khách hàng, thì phải để họ nói, và phải nói theo cách của họ. Đây chính là điều để tiến tới việc phục vụ của Viettel: khuyến khích khách hàng nói theo cách của họ, cách họ muốn; với nội bộ thì khuyến khích nhân viên nói ra tiếng nói của mỗi người, mình lắng nghe để cùng xây dựng công ty phát triển hơn. Vậy là chúng tôi chọn “Say it your way”.

Tiếp theo slogan, là chúng tôi làm logo. Logo cũng phải đồng bộ với tầm nhìn, với slogan, đều thể hiện triết lý kinh doanh. Ban đầu họ thiết kế hình các ngôi sao – vì nghĩ là công ty quân đội, nhưng chúng tôi không đồng ý. Một ngày, bên tư vấn nghĩ ra hình dấu ngoặc kép. Tôi đồng ý ngay mà chưa cần nghe họ giải thích. Vì nó quá đúng với triết lý của Viettel, vì tôn trọng việc người ta nói, không gì bằng là trích dẫn nguyên văn. Đó là ý tưởng chính, còn sau này những thứ âm dương ngũ hành chỉ là… thêm thắt.

Tóm lại, câu chuyện làm thương hiệu của Viettel là câu chuyện tự nhận thức. Thứ nhất, chúng tôi rút ra một điều rằng quan trọng nhất là triết lý, và sau này dù mọi thứ thay đổi thì thứ không thay đổi vẫn chính là triết lý. Cái tiếp theo mới là văn hóa công ty.

Về sau, tôi đọc trong cuốn “Xây dựng để trường tồn” tác giả có nghiên cứu về một số công ty và triết lý công ty, cho thấy rằng có 50 công ty thành công, đều là công ty có triết lý, không quan trọng là hay hay không, mà quan trọng là triết lý ấy có sự xuyên suốt. Điều đó cho thấy, mình thành công hay không cần có triết lý, nó là cái lõi, xương của chúng ta. Cho dù thay đổi thế nào, vẫn cần có một thứ giữ nguyên không đổi là triết lý. Kế hoạch có thể thay đổi theo năm, chiến lược 2-3 năm thay đổi một lần, còn triết lý thì phải giữ nguyên.

Cũng trong chuyện này, điều Viettel học ở FPT, là bộ Gen. Tôi học được của ông Trương Gia Bình về Bộ Gen FPT. Tôi rất tâm đắc và thường xuyên nói chuyện với anh em về điều này. Gen là cái di truyền được, và phát triển được. Mình phải xây dựng và phát triển bộ Gen đó.

Điều thứ hai mà chúng tôi nhận thức được sau câu chuyện này là công thức dùng tư vấn. Công thức đó là: kết quả công việc = năng lực của tư vấn X năng lực của mình. Năng lực tư vấn giỏi 1.000 mà năng lực mình chỉ có 0,1 thì kết quả cũng chỉ được 100. Còn nếu mình cũng giỏi 1000 trong lĩnh vực của mình thì kết quả được 1.000.000. Có nghĩa là khi mình thuê tư vấn đừng thuê khoán, mình phải luôn luôn đi theo, theo dõi, đóng góp, phân tích thì mới thành công được. Đến giờ JW vẫn rất tự hào vì hợp đồng tư vấn với Viettel. Vụ đó kéo dài tới 7 tháng, họ cũng bị lỗ nhưng họ thừa nhận làm việc với chúng tôi tuy rất khó chịu nhưng có kết quả nhanh.

 Xin hỏi anh, anh nói rất nhiều câu chuyện thành công. Vậy Viettel có câu chuyện thất bại nào không? 

Thất bại gần đây nhất là khi Viettel đưa điện thoại về nông thôn, vì nông thôn còn ít điện thoại. Chúng tôi làm rất tốt, mỗi ngày đưa được khoảng mấy nghìn máy về. Chính phủ cho chúng tôi 2 năm để đưa được 5 triệu máy về nông thôn. Vậy là chúng tôi giục nhau làm nhanh lên, mỗi ngày làm mười mấy nghìn máy mới kịp. Cách tốt nhất là cho không. Đó là chương trình tặng máy điện thoại để bàn của Viettel (HomePhone – FLI) Vậy là chúng tôi đưa máy về nông thôn ồ ạt.

Tuy nhiên, vì cho không máy nên người nông dân chẳng thấy nó có giá trị lắm. Máy khoảng 500 ngàn mà người vứt chuồng trâu, người làm rơi xuống đất, hỏng lại lên xin cái khác. Còn dân Viettel thì về thông báo mỗi ngày đưa được mười nghìn máy về nông thôn, coi như thành công rực rỡ. Chúng tôi quen nhìn vào con số kết quả, chẳng quan tâm tới hiệu quả, vì mấy năm nay làm kinh doanh dễ quá, chỉ nhìn vào doanh thu chứ không để ý tới chi phí. Tới khi mà người ta bỏ nhiều quá, cứ lấy 1 máy, bỏ 1 máy, thì chúng tôi mới bắt đầu giật mình.

Hôm trước tôi vừa gặp ông Bộ trưởng Bộ Viễn thông Bangladesh, mới được ông chia sẻ cho kinh nghiệm: Không bao giờ cho không. Cách cho tốt nhất là bắt họ bỏ ra trước, rồi mình cho lại. Như trước kia, tôi cho không anh 15.000 tiền gọi miễn phí, giờ tôi bắt anh đóng 15.000 rồi tôi cho anh gọi 30.000. Hai cái này bản chất là giống nhau nhưng cách thứ hai khác hẳn. Nó bắt người kia phải có ý thức. Và kinh nghiệm là Đừng bao giờ cho không ai cái gì. Cho không là tự hạ mình, và còn làm hỏng cả chính người sử dụng.

Đó là một thất bại, chúng tôi mất khá nhiều tiền cho vụ này.

 Anh thử nghĩ xem, trong vụ này ngoài mất tiền thì anh còn tổn thất gì nữa không? 

Là chúng tôi còn làm tha hóa người sử dụng. Họ cho rằng dịch vụ viễn thông này quá đơn giản, quá rẻ mạt.

 Các anh sửa sai như thế nào? 

Chúng tôi dừng chương trình đó lại thôi. Giờ thì với cái máy 500 ngàn, chúng tôi thu 200 ngàn, bù một nửa. Nhờ vậy mà người dân có ý thức dùng hơn, khi hỏng thì họ mang đi sửa chứ không vứt đi như trước nữa, thỉnh thoảng họ còn mang máy ra lau chùi, chứ trước kia thì trẻ con không… tè vào là may.
 
Giờ doanh thu từ chương trình là bao nhiêu? 


Giờ còn khoảng 1/3 so với trước kia. Trước kia là 15 ngàn, nay còn 5 ngàn (máy bán hàng ngày- FLI).

Thất bại đó tôi đánh giá là thất bại lớn, vì chúng tôi đã kinh doanh nhiều năm rồi mà một sai lầm nhỏ như thế, có cả trong sách rồi mà cả bộ máy mắc lại, không ai phát hiện ra.

Người trong nhà thì nghĩ vậy, còn người ngoài lại đánh giá đó là nhiệm vụ quân đội của các anh, là phải đưa máy về nông thôn.

Không phải. Chúng tôi đứng từ quan điểm doanh nghiệp. Ví dụ, các anh thấy chúng tôi đưa Internet vào trường học, các anh có nghĩ đó là nhiệm vụ không? Chúng tôi thì coi đó là việc kinh doanh. Mỗi năm chúng tôi bỏ khoảng 7-10% doanh thu cho khuyến mại, quảng cáo, là khoảng 6.000 tỷ đồng.

Giờ cứ tiếp tục làm các quảng cáo trên truyền hình, hãng nào cũng làm quảng cáo. Người xem thì nhiều lắm là vài triệu người, mà cứ đến quảng cáo là họ tắt. Thay vào đó, sao không đưa Internet về trường học cho 22 triệu học sinh biết đến, chúng về nhà nói với bố, mẹ là thành 66 triệu người. Một năm chỉ tốn vài trăm tỉ.

Đó cũng là một hình thức xây dựng thương hiệu, và còn là đóng góp cho cộng đồng. Thế hệ đó lớn lên, có thói quen tiêu xài công nghệ rồi, sẽ là khách hàng tiềm năng.

Nhưng có chắc là bọn trẻ biết chương trình đó là của Viettel không? Bọn trẻ thường không để ý ai cho, chúng chỉ biết là có Internet dùng thôi.

Thì chúng tôi cứ tưởng tượng vậy cho sướng đã. Sau này thế nào thì hẵng hay.

 Viettel có ý định cổ phần hóa không? 

Một số công ty con của chúng tôi đang bắt đầu cổ phần hóa rồi.

Cũng là một xu hướng tất yếu không tránh khỏi

Tuy nhiên, tôi nghĩ là chúng ta cũng nên bắt đầu nhìn nhận lại câu chuyện này bằng cả hai mặt. Chúng ta thường hay có kiểu là nhảy phắt từ kiểu này sang kiểu kia. Ngày xưa chúng ta kế hoạch hóa tập trung, giờ thì muốn thị trường hóa hết. Nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn nên đi bằng cả hai chân.

Cổ phần hóa giúp giải được một số câu chuyện, nhưng có những câu chuyện anh không thể giải được. Những quyết định chiến lược của Viettel, nếu trong một công ty cổ phần thì không thể làm được. Ví dụ “Nông thôn bao vây thành thị”, nếu là công ty cổ phần thì chịu không ai nghe, vì nghe không thấy ra tiền ngay. Hay là làm cổ phần thì không ai cho phép mình bỏ vài trăm tỷ cho học sinh.

Nhưng thực chất là tôi đang nuôi một thị trường tiềm năng đấy chứ. Tưởng tượng 30 năm nữa, trong số những học sinh này sẽ có người trở thành thủ tướng, người thành tổng bí thư. Khi ấy họ nhớ lại ngày xưa Viettel đã giúp tôi, giờ tôi giúp lại họ. Những việc đó thì không có công ty cổ phần nào chấp nhận là 30 năm sau mới thấy kết quả như thế cả.

Vì thế, cổ phần cũng có cái hay, cũng có cái dở. Đó là cách nhìn của Viettel và vì thế chúng tôi sẽ đi bằng cả hai chân.

 Anh có thể chia sẻ những cách mà Viettel dùng để truyền lửa, gắn kết nhân viên? 

Hôm qua tôi có nói chuyện với cậu kỹ sư trưởng của Viettel. Cậu này vốn là dân VNPT chuyển sang. Cậu từng chia sẻ với tôi rằng cậu thực sự yêu Viettel, thậm chí hơi “nghiện”, mà cậu cũng suy nghĩ mãi về nguyên nhân mà chưa nghĩ ra. Đến ngày hôm qua thì cậu bảo đã nghĩ ra được, là vì ở đây “các anh toàn giao việc khó”.

Sau đó tôi đi đánh golf, và cũng nghĩ xem vì sao người ta lại thích golf, có phải vì chơi golf rất khó. Vậy là tôi nghĩ rằng, hình như ở Viettel người ta thích lãnh đạo, vì lãnh đạo thường giao cho họ việc khó. Họ có không gian để họ làm, họ thường xuyên phải đứng trước các thách thức mới. Đó có thể là lý do khiến họ thấy “nghiện”.

Từ đây tôi nói tới một điều khác nữa ở Viettel là sự lãnh đạo “3 trong 1”. Viettel định nghĩa người lãnh đạo là người vừa định hướng, vừa huy động nguồn lực, vừa dẫn dắt, vừa truyền cảm hứng. Ông vừa phải là một manager biết tổ chức, thiết kế, vì người tổ chức tốt nhất chính là người nắm chiến lược.

Có một cuốn sách có tên là “Lãnh đạo thực thi”, trong đó có nhắc tới một nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng hiện nay là vì vẽ ra hình mẫu lãnh đạo chỉ đưa ra chiến lược, còn việc thực thi là của ông giám đốc điều hành. Ngày xưa thì mẫu này đúng, vì một câu anh nói đúng được 10 năm, bởi thực tế hoàn cảnh ít thay đổi. Nhưng ngày nay, chiến lược có thể thay đổi theo tháng, nếu anh không phải là người làm thì không ai làm được, hiểu mà ra quyết định nhanh được. Bởi vậy cuốn sách chỉ ra rằng người thực hiện tốt nhất chính là người ra chiến lược.

Thứ ba, Viettel còn cho rằng lãnh đạo cũng phải là một nhà chuyên môn. Ví dụ anh Xuân vẫn đi quan sát các cột ăng-ten của Viettel để kiểm tra về độ chính xác. Tại sao như vậy, vì nếu không hiểu về chuyên môn, khi nghe cấp dưới trình bày các phương án, anh không hiểu gì, thì anh có xu hướng sẽ chọn phương án của người nào anh biết rõ nhất cho yên tâm. Vậy là đang từ chọn việc, lại thành chọn người. Những người không được chọn cũng ấm ức.

Đó là lý do Viettel vẽ ra hình mẫu lãnh đạo “3 trong 1”. Phải hiểu rõ công việc thì mới ra quyết định đúng được. Khi anh em gặp khó khăn, mình cùng ngồi xuống gỡ rối cho anh em, giải xong được việc đó thì mọi người mới có phấn khởi để đi tiếp. Con người là như vậy, phải có được những thành công nho nhỏ thì mới có động lực được.

Tôi nghĩ đó có thể chính là lý do để nhiều người gắn bó với Viettel.

 Cũng có thể do văn hóa quân đội đã làm nên sự gắn bó đó? 

Về văn hóa quân đội, lúc nãy anh Nam có nói quân đội là mệnh lệnh, là hành chính, bảo thủ. Có câu chuyện thế này: khi tôi đi đánh golf, tôi có quan sát thấy rằng có những người đánh golf động tác rất xấu, nhưng đánh rất hay. Trong golf có kỹ thuật nhún, mà anh phải học mới làm được. Nhưng có những ông có cái tật nhún đó, mà lại ổn định, thì ông ta đánh golf tuyệt vời. Từ đó, tôi phát hiện ra rằng, nhiều khi cái dở nhất mà biết phát hiện ra mà dùng, lại chính là cái hay nhất của mình.

Giờ, anh nói cái dở nhất của quân đội là tính mệnh lệnh. Nhưng ở Việt Nam thì có văn hóa làng xã, tính tự do cao, “trên bảo dưới… không nghe”. Quân đội thì lại có cái hay là “trên bảo dưới nghe”. Khi anh Xuân nói một câu, thì cả 18 ngàn con người rùng rùng chuyển động. Đó là một thứ lợi thế mà không một doanh nghiệp nào có, xuất phát từ một thứ rất dở hơi mà anh gọi là sự cứng nhắc. Anh nhìn thì bảo là dấu trừ, nhưng Viettel thì lại nhìn nó là dấu cộng.

Nhưng Viettel thì lại không thể bằng FPT về sự sáng tạo. Riêng sự tự do, sáng tạo của FPT thì là số 1 Việt Nam. Ở đây các anh được tự do sáng tạo, tự do thử nghiệm. Cái sự “rùng rùng chuyển động” của Viettel ấy, cũng có cái dở là anh nhiều khi không dám nói hết cái anh nghĩ, chưa nghĩ chín thì chưa dám nói. Còn ở đây thì các anh nói thoải mái, nên nghĩ ra nhiều thứ rất hay. Vậy nên cái tật của mình có khi lại chính là cái hay nhất của mình, là tài sản của mình.

Đúng, hoàn toàn nhất trí. Đó là sự khác biệt của mình, phải giữ.

 Nãy giờ anh đã chia sẻ nhiều về sự khác biệt rồi, giờ anh thử nói về sự giống nhau xem. Giả sử bây giờ FPT và Viettel cùng làm chung một cái gì đó, thì theo anh là cái gì? 

Bây giờ mình có hơn 300 ngàn doanh nghiệp. Anh em mình hợp sức làm với nhau tạo ra các giải pháp cho cả đội đó.

 Có ăn không? 

Ăn chứ! 30% đấy, và rất nhiều trong số 30% ấy chưa được khai thác. Bây giờ chúng tôi đi ra nước ngoài, những chi phí để làm việc với chính phủ các nước là chúng tôi có hết rồi, nhưng về công nghệ thì còn bỏ trống. Đó hầu hết là các nước kém phát triển hơn, nước nào cũng thấy nói đến chính phủ điện tử, công nghệ số. Giờ vào làm cho họ phần mềm của anh. Hoặc là tạo ra những sản phẩm phần mềm có thể bán được ở nước ngoài.

Ví dụ, nếu như ngày trước các anh chịu làm thật tốt cái phần mềm tính cước, thì có thể đi bán khắp thế giới, mà Viettel chúng tôi đã thành vật thí nghiệm cho các anh rồi. Giờ thì chẳng có ai chịu làm vật thí nghiệm cho các anh nữa. Nếu khi đó tầm nhìn mà khác đi thì các anh giờ đã thành công ty tầm cỡ thế giới rồi.
 
Tôi thấy rằng ý tưởng của anh rất hay. Hiện nay có tới 300 ngàn doanh nghiệp mà mình tìm ra được các giải pháp cho họ, thực ra họ cũng đang rất cần mà đến giờ cũng không có ai mời họ cả. 


Đúng, ví dụ anh Trương Gia Bình đang xây dựng mạng xã hội. Mạng xã hội đó phải dựa trên một mạng viễn thông. Đó chính là một sự kết hợp tuyệt vời.

Tôi quan tâm tới ý tưởng làm về 300 ngàn doanh nghiệp. Giờ chúng ta thử trước, chọn một mảng để làm xem. Thực ra bây giờ tôi đang nghĩ tới một mảng là các đại lý, các bà bán sap ở ngoài chợ. Họ có rất nhiều tiền, và cũng có nhu cầu sử dụng máy tính. Nhưng hiện nay chẳng mấy ai offer, chủ yếu vẫn đang bán cho các doanh nghiệp lớn.

Suy nghĩ như anh rất đúng đấy. Bởi họ thực ra cũng rất nhiều tiền, và họ còn có nhu cầu nâng cao dân trí cho họ, cho con cái họ nữa. Khai thác họ lại hiệu quả hơn khai thác các “ông kễnh” như Vietcombank, Petro Vietnam.

Ý tưởng tương tự xuất phát từ cách đây mấy năm, khi các ngân hàng làm ATM, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp, cơ quan, thì một mình Ngân hàng Đông Á đánh vào nhóm tiểu thương. Tiểu thương thực chất có rất nhiều tiền, họ ở Hà Nội đi buôn ở Lạng Sơn chẳng hạn, ngày xưa phải vác theo bao tải tiền, giờ chỉ cần gửi tiền vào ngân hàng, lên Lạng Sơn rút tiền. Đông Á đã rất thành công trong vụ đó.

 Đúng. Ý tưởng rất hay. Đây cũng chính là lý thuyết “làm cái khác người”.

Quả thật, đánh vào nhóm đó rất hay, và chính họ cũng có nhu cầu nâng cao doanh trí. Vậy là chúng ta cũng có cái để đi tiếp.

 Xin hỏi anh: ngoài hai nét văn hóa mà anh đã chia sẻ là liên tục tạo ra thách thức, áp lực và biến mệnh lệnh thành sức mạnh “rùng rùng chuyển động”, thì Viettel còn có nét văn hóa nào khác mà anh có thể chia sẻ? 

Hai điều này thực chất không gọi là văn hóa, đó là phẩm chất. Còn văn hóa Viettel được chúng tôi diễn đạt bằng 8 giá trị cốt lõi.

Thứ nhất là lấy thực tiễn làm chân lý. Thay vì cãi nhau thì đi làm đi xem thực tế nó như thế nào, nó giải được câu chuyện rõ ràng. Tất nhiên, Viettel không cực đoan, vẫn có lý thuyết dẫn dắt. Nhưng hình thành nên nó chính là từ thực tiễn. Trong đó chúng tôi có dùng từ “dò đá qua sông” để diễn đạt điều đó. Quan trọng là xác định được đích đến, còn anh đi đường nào cũng được, dọc đường vừa đi vừa chỉnh.

Có câu chuyện rằng nếu muốn tìm ra được một giải pháp đáp ứng được 70% yêu cầu thì có thể ban chỉ mất một giờ. Nhưng tìm được giải pháp đáp ứng 80%, bạn có thể mất 3 tháng, và đáp ứng tới 90% thì bạn mất tới 6 tháng hoặc hơn. Và chẳng bao giờ bạn tìm được giải pháp đáp ứng 100%. Vậy thì chi bằng bạn nghĩ ít thôi, cứ chọn lấy một giải pháp 70% để tiến đã, rồi vừa đi vừa chỉnh, sẽ nhanh hơn rất nhiều. Với điều kiện, phải nhìn thấy cái đích của nó, giống như một ngôi sao dẫn đường cho bạn vậy.

Thứ hai là luôn tạo ra thách thức và chấp nhận thất bại là điều kiện để trưởng thành. Ở Viettel chúng tôi cũng học tập Microsoft, đánh giá cao sự thất bại, sợ sự thành công. Người có thất bại thì mới đau, mới thấm thía để mà vươn lên học hỏi, làm lại. Người thành công thì chỉ mắc bệnh nói nhiều (như tôi hôm nay, nói nhiều thế này cũng bắt đầu mắc căn bệnh thành công).

Thứ ba là sự thay đổi. Cuộc sống là luôn thay đổi. Tôi nhớ có một câu nói trong đạo Phật rằng mỗi lần hít vào thở ra là cơ thể mình đã chết đi sống lại tới 3.600 lần. Sự thay đổi nhanh đến mức như vậy, thì mình cũng phải thay đổi theo. Thông thường, những thay đổi từ môi trường ấy lớn hơn tổ chức của mình, như thay đổi về công nghệ, thay đổi về môi trường pháp luật. Đó là những thay đổi mình không thể cản được, chỉ có thể thuận theo nó.

Và ở Viettel, chúng tôi gọi nó là sự thích ứng nhanh nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Thay vì cải tạo những thay đổi, thì mình thích ứng với nó. Thay đổi 1 lần thì ngại, tới lần thứ 2, thứ 3 thì đã quen và không còn sợ nó nữa.

Thư tư là sự sáng tạo. Sáng tạo là sức sống. Ở đây hiểu là sáng tạo là làm khác người khác. Vì con người phải khác người khác thì mới có lý do tồn tại.

Hôm trước tôi có nói chuyện với một người bạn và được anh chia sẻ rằng: Con người chỉ không ghen ghét với mình khi họ cảm nhận rằng họ có cái mà mình không có. Phải như vậy mình mới cảm thấy sự tồn tại của mình là có ý nghĩa. Giờ anh cái gì cũng hơn tôi thì tôi còn tồn tại có ý nghĩa gì, không thì tôi… diệt anh đi mới được. Bởi vậy, con người nếu có cái riêng, thì sẽ không thù ghét cái riêng của người khác. Đó chính là cái mà Viettel gọi là sự khác biệt, và coi đó là sức sống riêng của mình.

Một điểm nữa, là Viettel muốn xây dựng một tổ chức có tính hệ thống. Tuy nhiên, không lệ thuộc vào tính hệ thống mà trở thành một bộ máy rập khuôn cứng nhắc. Hệ thống này là hệ thống đặc thù của Viettel và chỉ của Viettel. Nếu so về bộ máy thì có lẽ Viettel còn kém FPT nhiều, chắc giờ tính hệ thống của chúng tôi chỉ được khoảng 30%. Nhưng trong tương lai, có cố xây dựng thì cũng chỉ vươn tới 70%. Còn lại 30% là để cho con người tự do sáng tạo.

Tiếp nữa là sự kết hợp Đông - Tây. Tây thì tư duy logic, Ta thì tư duy trực quan. Viettel áp dụng cái đó vào mình như sau: chúng tôi có rất nhiều cấp quản lý là những người có tư duy trực quan, họ đưa ra các vấn đề theo cảm nhận trực quan của họ, rồi đưa các vấn đề này sang cho nhóm phân tích để hệ thống hóa lại. Nhóm phân tích này chính là các ông học MBA, những người có lý thuyết. Vậy là chúng tôi sử dụng cả hai.

Tiếp theo là truyền thống quân đội. Quân đội có cái hay là sự kỷ luật, và đồng đội, luôn ở bên nhau khi cận kề cái chết.

Câu chuyện có thật là có hai người bạn học cùng từ Bách Khoa ra, một cậu vào Viettel, chúng tôi cử đi Cao Bằng thì cậu lặng lẽ đi ngay. Cậu kia vào một công ty khác, công ty cử đi Lạng Sơn, cậu thôi luôn. Tôi nghĩ mãi vì sao mà hai cậu không có gì khác nhau, cùng từ một môi trường ra mà cách hành xử lại khác nhau như vậy. Vì rằng cậu ở Viettel nghĩ rằng đây là công ty quân đội, cử đi mà không đi thì chết. Cậu kia thì tự do như ở FPT, nên không thích là không đi.

Thứ hai nữa là truyền thống quân đội là làm việc khó. Nên ở Viettel, giao việc khó cho nhân viên mọi người cũng cảm nhận hết sức tự nhiên. Ở FPT chẳng hạn, giao cho việc khó chưa chắc các anh đã chịu làm, bảo mình là MBA, hiệp sĩ công nghệ thông tin, sao lại giao cho mình đi Cao Bằng?

 Vậy chúng ta thử đổi nhau xem? Bên tôi hiệp sĩ thì rất nhiều nhưng người chịu đi Cao Bằng thì lại ít (cười). 

Đồng ý. Anh đào tạo giúp tôi các hiệp sĩ, tôi đào tạo cho anh những ông chịu đi Cao Bằng.

Nói vui như vậy thôi. Ở Viettel còn có giá trị cốt lõi nữa là chúng tôi coi Viettel là ngôi nhà chung. Tôi hay anh Xuân hay bất kỳ ai, cũng chỉ là một viên gạch xây nên ngôi nhà Viettel ngày hôm nay, mà mỗi người đến với Viettel đều tham gia vào việc xây dựng ngôi nhà chung đó, chứ không phải là người đứng ngoài cuộc.

Đây là những giá trị cốt lõi mà chúng tôi đang xây dựng. Thực tế là mới xây dựng thôi, còn bản chất là chưa ngấm, chưa truyền tải hết được đâu, nhưng trong quá trình làm chính sách hay bất kỳ cái gì đều cố gắng nhìn theo nó để hành động.

Điều tôi muốn nói là những giá trị cốt lõi này, bản chất không thể nói được là hay hay dở, đúng hay sai, mà đó là những thứ Viettel duy trì trên con đường đi của mình. Chứ thực tế, chúng tôi đã nhận được nhiều phản biện của người khác về những giá trị này, mà họ phản biện cũng đều có lý cả. Vậy nên chúng tôi coi nó là tiền đề, là thứ không được chứng minh, cứ thế mà làm thôi.

 Chỉ cần kiên định, không cần chính xác? 

Phải. Tôi nghĩ những giá trị cốt lõi của FPT cũng vậy. Mình bàn tới những câu chuyện như vậy mà nói chuyện đúng sai thì cãi nhau suốt ngày, cứ làm thôi. Vì vậy, tôi vẫn hay nói với nhân viên rằng: Ở Việt Nam có hơn 300 ngàn doanh nghiệp, nếu anh hợp với triết lý ở đây thì anh ở, không hợp thì anh tìm chỗ khác hợp với anh mà đi, chứ đừng có ý định thay đổi triết lý. Nên dù chúng tôi có tuyển được 10 người mà 9 người đi thì cũng là chuyện bình thường.

Ví dụ, ở Viettel, lãnh đạo vào thì tất cả cùng đứng dậy. Còn ở đây lãnh đạo vào thì chẳng thấy ai đứng dậy cả. (Tất cả cười ồ - quả thực, lúc đầu chương trình khi anh Hùng bước vào chẳng ai đứng dậy chào anh - FLI)
 

 Vậy có vỗ tay không? 

À nhưng lại không vỗ tay. Còn ở đây thì lại vỗ tay. Như các anh có thể nghĩ rằng, ông là sếp tôi, ông còn bóc lột tôi, tôi phải đứng dậy chào ông làm gì. Còn chúng tôi thì cho rằng đứng dậy để thể hiện sự đồng thuận, để rèn luyện tính kỷ luật. Điều đó thì đúng ở Viettel, còn ở đây các anh không làm, là hai triết lý, văn hóa riêng. Tất cả đều thoải mái.

 Vâng, xin cảm ơn anh Hùng đã chia sẻ với FLI Club ngày hôm nay. 

Một điều tôi muốn nói với các bạn, đó là buổi nói chuyện của tôi ngày hôm nay, thực chất cũng giống như một buổi brainstorming mà từ đó, mỗi người trong các bạn lại nảy sinh ra những ý tưởng khác biệt, những ý tưởng của riêng mình.

Những câu chuyện mà tôi kể với các bạn ngày hôm nay, bản chất chẳng nên kết luận đúng hay sai, mà quan trọng là nó va đập vào suy nghĩ của các bạn như thế nào, để các bạn từ đó có những ý tưởng, những suy nghĩ của riêng mình, mà khác tôi càng nhiều càng tốt.

Nếu sau buổi này về mà các bạn chỉ khen tôi, coi những câu chuyện tôi kể là bài học để làm theo thì tôi coi như chương trình thất bại. Các bạn có được những ý tưởng mới, khác biệt, có như vậy, tôi mới cảm thấy rằng buổi nói chuyện này thực sự thành công.

 Từ khóa :  Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel