Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Hội An - thành phố lãng mạn nhất thế giới



Chùa Cầu, Hội An - Ảnh: Hoàng Sơn

Theo tạp chí  Indiatimes , phố cổ Hội An là thành phố cảng có từ thế kỷ 15, vừa mang nét cổ kính lại rất hiện đại nhờ có bãi biển và khu nghỉ dưỡng đẹp, không gian lãng mạn nên rất phù hợp cho các cặp đôi. Trong danh sách do Indiatimes công bố còn có các thành phố Paris (Pháp), Seville (Tây Ban Nha), Tallinn (Estonia), Fes (Morocco), Savannah (Mỹ), Fiesole (Ý), Galway (Ireland).
Trang thông tin chuyên về du lịch Price of Travel vừa bình chọn, xếp Hội An vào vị trí thứ 12 trong số 30 thành phố du lịch “bụi” rẻ nhất châu Á tính cho 1 người/ngày, vào khoảng 490.000 đồng (tương đương 23,23 USD/ngày). Cụ thể, khách sạn rẻ, tốt giá 190.000 đồng/ngày, các chi phí khác trong ngày gồm đi lại 30.000 đồng, thức ăn 144.000 đồng, đồ uống/giải trí 36.000 đồng, khoản khác 30.000 đồng. Ngoài ra, trong danh sách này, VN còn có 2 thành phố gồm: Hà Nội xếp vị trí thứ 2 và TP.HCM xếp thứ 6. Thành phố có chi phí rẻ nhất là Pokhara (Nepal) với tổng chi phí khoảng 295.000 đồng/người/ngày.
 Hoàng Sơn 

Thực hư kho báu 1.000 tấn vàng ở An Giang


Tuy nhiên, mới đây UBND tỉnh An Giang vừa có công văn đồng ý đề xuất của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT-DL), giao đơn vị này phối hợp Trung tâm Khảo cổ - Viện Khoa học - Xã hội vùng Nam Bộ lồng ghép vào chương trình, kế hoạch khảo cổ di tích Óc Eo để thám sát, quy hoạch và khai quật có trọng điểm khu đất có tin đồn về “kho báu 1.000 tấn vàng” ở ấp Tô An (xã Cô Tô, Tri Tôn).
UBND tỉnh An Giang cũng yêu cầu Sở VHTT-DL căn cứ kết quả khảo sát, phân tích và báo cáo của Viện Khoa học - Xã hội vùng Nam Bộ để cung cấp thông tin chính thống cho báo chí và Nhân dân biết.
Phóng to
 Vị trí nhóm người khai quật. Ảnh: Báo An Giang. 
Theo đó, tin đồn về “kho báu 1.000 tấn vàng” ở khu đất của ông Chau Thi (ấp Tô An) chỉ là tin đồn thất thiệt, gây mất an ninh trật tự trong khu vực. Đồng thời, giao Sở VHTT-DL phối hợp UBND huyện Tri Tôn có biện pháp quản lý nhằm bảo vệ di tích không bị xâm hại.
Trên báo Thanh niên, ông Trần Anh Thư, Phó giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh An Giang, cho biết, trước đây đã tiến hành quan trắc, thăm dò trên vùng đất này nhưng không phát hiện kho báu hay các khoáng sản đặc biệt.
Trước đó, khoảng đầu tháng 10/2013, ông Mai Văn Bé (73 tuổi, ở xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) liên hệ UBND xã về việc nhờ nhà ngoại cảm tìm hài cốt người thân trên địa bàn.
Nhưng thực chất của việc làm này là một nhóm người đã bí mật tiến hành khai quật ở xã Cô Tô để tìm kho báu. Nhóm này nhận định, phần diện tích đất 1.000m2 của gia đình ông Chau Thi ở xã Cô Tô có khoảng 1.000 tấn vàng và một hũ kim cương, bởi 4.800 năm trước đây nơi này là đền vua.
Họ yêu cầu ông Thi đào xuống chiều sâu mặt đất 3,8 m, nơi kho báu được cất giấu để tìm kiếm. Được biết, tin đồn tại khu vực trên có kho báu quý hiếm đã được truyền miệng từ nhiều năm nay cho đến khi có nhóm người trên tiến hành đi tìm kho báu thì tin đồn lại một lần nữa gây xôn xao tại địa phương.
Trước vụ việc này, lực lượng Công an địa phương đã phải cắt cử người theo dõi 24/24 tại mảnh đất của ông Chau Thi để đề phòng tin đồn lan rộng và các đối tượng quay trở lại đào bới vào ban đêm.
 Theo Tin Mới/Người đưa tin 
 Xem thêm clip vụ sập cầu ở Lào Cai khiến dư luận bàng hoàng những ngày gần đây: 


Cán bộ và người dân Hội An hưởng ứng đi xe đạp

Là phường đầu tiên tại Hội An tổ chức lễ phát động này, ông Nguyễn Sinh - Chủ tịch UBND phường, cho biết: “Cán bộ quân dân chính các khối phố và đặc biệt là bà con nhân dân rất tích cực hưởng ứng chủ trương này.
Từ đầu tháng 3 này, 75 cán bộ, nhân viên của phường cũng sẽ đi làm bằng xe đạp. Chúng tôi đề nghị cán bộ các khối phố đến trụ sở UBND phường để hội họp và kêu gọi người dân di chuyển trên địa bàn phường bằng xe đạp”.
Được biết, Thành ủy và UBND thành phố Hội An vừa có thông báo, từ đầu tháng 3 đến ngày 1/4, từng cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố sẽ chọn ngày phát động cán bộ công chức thực hiện và vận động nhân dân tự nguyện hưởng ứng. Sau lễ phát động, tùy đơn vị tổ chức hoạt động phù hợp, tạo khí thế rộng khắp.

Cán bộ và nhân dân phường Cửa Đại tham gia lễ phát động.

Cùng diễu hành trên các tuyến đường du lịch ven biển.

Cụ Trần Tư - cán bộ quân dân chính khối phố Phước Hòa, dù tuổi đã ngoài 80 vẫn tham gia diễu hành tạo khí thế cho người dân.

Phường Cửa Đại vận động cán bộ các khối phố đến trụ sở UBND phường bằng xe đạp


Khai quật khảo cổ 2 di chỉ ở Long An


Cụ thể, khai quật tại di chỉ Lò Gạch thuộc ấp 3, xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An từ ngày 15/4-15/5/2014 với diện tích 100m². Phụ trách khai quật là ông Lê Hoàng Phong, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ.

Bên cạnh đó, khai quật tại di chỉ Lộc Giang thuộc ấp Lộc Chánh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An từ ngày 15/3-15/4/2014 với diện tích 100m², do ông Đặng Ngọc Kính, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, phụ trách khai quật.

Trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Cục Di sản văn hóa tỉnh Long An giữ gìn; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.

Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3 tháng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ phải có báo cáo sơ bộ và sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.

 Thanh Hoa 



Lễ hội, những vấn đề cần chấn chỉnh



Được và chưa được

Lễ hội đền Sóc (Hà Nội) tưởng nhớ công đức Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng năm 2014 diễn ra an toàn. Hiện tượng dùng gậy cướp hoa tre đã không còn tái diễn, bởi lực lượng an ninh đã được tăng cường tối đa trong khu vực hành lễ. Người dân tham gia các lễ hội gò Đống Đa, lễ hội Cổ Loa… cũng được hưởng trọn một lễ hội an toàn, không cờ bạc, không đốt vàng mã tràn lan, giá cả ăn uống được kiểm soát.

Cần nỗ lực để lễ hội ngày càng đẹp hơn.

Lễ hội chùa Hương năm nay có nhiều chuyển biến tốt đẹp, dòng suối Yến trong xanh, sạch sẽ, rác hầu như không còn. Hàng quán dịch vụ được sắp xếp gọn gàng, quy củ, trông khang trang hơn năm trước. Đường lên cáp treo du khách xếp hàng khá trật tự, không còn cảnh chen lấn, xô đẩy như những năm trước, tình trạng gài tiền lẻ lên tượng Phật đã giảm so với những năm trước. Nạn rải tiền xuống suối Giải Oan cũng đã giảm nhiều. Công tác dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn môi trường từ trong nội tự từng di tích cho đến dọc đường đi là khá sạch sẽ, khang trang.

Kể từ hôm khai hội đến nay, trung bình mỗi ngày khu danh thắng Yên Tử đón hàng vạn lượt khách hành hương. Những ngày cao điểm lên đến hàng chục vạn lượt khách. Tuy nhiên, nhờ công tác tổ chức, quản lý lễ hội xuân Yên Tử được đảm bảo, nên hầu hết các du khách đều có những ấn tượng tốt đẹp khi đến đây. Các khu vực bến xe, ga cáp treo được sắp xếp, bố trí biển báo khoa học, các lối đi được vệ sinh sạch sẽ. Dọc tuyến hành hương từ chùa Hoa Yên lên chùa Đồng đã được quy hoạch sạch đẹp, gọn gàng, không còn cảnh bán hàng rong làm phiền du khách, không có cửa hàng nào treo bán thịt động vật sống, không thấy ăn xin, không cờ bạc và không thấy điểm đổi tiền lẻ ăn chêch lệch… tình trạng cài tiền giọt dầu vào tay chân tượng, chùa Đồng tuy vẫn còn, nhưng đã giảm rất nhiều.

Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn một số tồn tại diễn ra trong lễ hội gây ra nhiều hệ lụy xấu, làm phiền lòng du khách, không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo dư luận không tốt trong xã hội.

Câu chuyện đau lòng nhất là chuyện một nạn nhân bị đâm vào cổ dẫn đến tử vong trên đường đi cấp cứu ngay trong ngày khai hội chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) khiến dư luận bàng hoàng và trở thành nỗi ám ảnh của những người tham gia lễ hội. Hàng vạn du khách đi tham quan khu du lịch Tràng An - Bái Đính (Ninh Bình) đã phải chịu cảnh khóc dở, mếu dở bởi tình trạng chen chúc, lộn xộn trên bến đò Tràng An. Thậm chí, ngày 7/2/2014 đã xảy ra một vụ lật đò khiến 2 mẹ con chị Mai Anh (Mỹ Đình - Hà Nội) rơi xuống nước suýt bị chết đuối. Điều khiến nhiều du khách bất bình là trong khi người bị ngã xuống nước kêu cứu, nhân viên của ban quản lý lại tỏ ra khá thờ ơ. Chính vì vậy, hàng chục du khách đã đòi trả lại tiền vé đò.

Mặc dù BTC đã tăng cường an ninh, song Lễ khai ấn Đền Trần tại Khu di tích Đền Trần, phường Lộc Vượng, TP Nam Định vẫn diễn ra tình trạng lộn xộn như ném tiền vào kiệu ấn, chen lấn xô đẩy nhau để vào hậu cung thắp hương, cướp sạch lộc nhà đền. Tình trạng ăn xin, sư hành khất xin tiền vô tư "tác nghiệp", mà không có lực lượng của BTC lễ hội đến giải quyết. Nạn trộm cắt, móc túi du khách vẫn hoành hành, nhiều du khách trong quá trình chen chân vào đền Trần đã bị kẻ gian lấy trộm điện thoại, ví tiền.

Tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng lễ hội chùa Hương vẫn còn nhiều hình ảnh chưa đẹp, phản cảm trong lễ hội, khiến du khách hành hương phiền lòng. Những ngày đầu sau khi khai hội, hiện tượng đổi tiền lẻ ăn chênh lệch vẫn còn hoạt động công khai. Nhiều hàng quán ở khu vực bến Thiên Trù vẫn vô tư treo móc, xẻ thịt động vật rất phản cảm. Chỉ đến khi các phương tiện thông tin phản ảnh, tình trạng này mới được xử lý.

Tăng cường công tác tổ chức, quản lý

Báo cáo của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL) trong đợt sơ kết nhanh công tác tổ chức quản lý lễ hội năm 2014 đã khẳng định, để công tác tổ chức, quản lý lễ hội năm 2014 có những chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức hàng chục đoàn kiểm tra do lãnh đạo và thanh tra Bộ VH,TT&DL làm trưởng đoàn đi kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại các địa phương, kiểm tra thực tế tại trên 30 điểm di tích, của gần 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung nhiều nhất là các lễ hội thuộc các tỉnh, thành phố phía Bắc. Cục Văn hóa cơ sở cũng đã thành lập 7 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra 25 lễ hội và di tích trên 21 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Kết quả kiểm tra cho thấy, công tác tổ chức lễ hội tại các địa phương đã từng bước đi vào nề nếp, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ VH,TT&DL về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Những nét đẹp truyền thống được tuyên truyền nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân. Ban quản lý các di tích, BTC lễ hội đã bố trí lực lượng thu gom tiền lễ, giọt dầu kịp thời. Hiện tượng thắp hương tràn lan trong nội tự, thả, ném, cài tiền lên tượng vẫn còn nhưng đã giảm hơn trước nhiều. Các hoạt động dịch vụ được quản lý tốt, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông được tăng cường, công tác vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải được chú trọng.

Tuy nhiên, báo cáo của Cục Văn hóa cơ sở cũng thừa nhận, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong quản lý lễ hội như công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở một số lễ hội chưa tốt, hiện tượng ăn xin, cờ bạc, tổ chức trò chơi có thưởng ăn tiền vẫn còn. Dịch vụ đổi tiền lẻ, sử dụng tiền có mệnh giá nhỏ vẫn còn khá phổ biến, hiện tượng cài tiền vào tay tượng, tay Phật, ném tiền xuống giếng, cúng thuê, bán đồ mã, đeo bám, ép khách, mất an ninh trật tự bến tàu, bến xe, bến đò, ga cáp treo... Vẫn còn.

Theo ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về lễ hội, tập trung đi sâu vào giới thiệu các nghi thức, nghi lễ của lễ hội, tạo điều kiện cho người dân và du khách hiểu sâu hơn về lễ hội, góp phần phát huy giá trị của lễ hội, ngăn chặn những biến tướng trong lễ hội. Cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp về vấn đề tiền lẻ, triển khai đề án quy hoạch lễ hội, tăng cường tuyên truyền về giữ gìn nếp sống văn minh trong lễ hội. Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra cần tăng cường phối hợp với các địa phương tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm tại lễ hội, chú trọng về vấn đề vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ… để lễ hội luôn sạch, an toàn, thân thiện và hấp dẫn đối với du khách.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh:Tình trạng lộn xộn vẫn xảy ra trong lễ hội là do ý thức, nhận thức của nhiều người khi đến lễ hội chưa đầy đủ. Hiện nay có một xu thế, người dân đến lễ hội để cầu xin những điều mang tính chất vụ lợi và họ dâng lễ, đặt lễ rất nhiều, rất lớn. Những quan điểm này về mặt tín ngưỡng và văn hóa đều không đúng, phản văn hóa. Nguyên nhân nữa là do nhiều thập kỷ, người dân bị đứt đoạn hiểu biết về nhận thức, tri thức tham gia lễ hội và tín ngưỡng (do những hành vi này bị coi là mê tín dị đoan) nên đến nay, người dân không hiểu, hoặc chưa nhận thức một cách đúng đắn, dẫn đến những hành vi không đúng và dẫn đến tình trạng loạn chuẩn khi đến lễ hội như hiện nay.
Nhà sử học Dương Trung Quốc:Những hiện tượng phản cảm xảy ra trong lễ hội phản ánh sự phát triển, sự thay đổi của xã hội mà hệ thống giá trị không xác lập kịp, dẫn đến tình trạng con người không biết ứng xử như thế nào cho đúng. Chúng ta đừng nhìn góc độ phản cảm như những sai trái của con người, mà là sự thay đổi đang diễn ra, chính vì thế các cơ quan có trách nhiệm cần phải đứng ra quan tâm, giải quyết. Ví dụ, việc phản cảm nhất là rải tiền, vì nhiều người nghĩ rằng cả mặt bằng xã hội đồng tiền đang có giá trị, họ nghĩ cuộc sống tâm linh cũng tương tự như thế, nên sẵn sàng rải tiền tràn lan. Điều này cần có quá tình giáo dục, đưa ra những giải pháp vừa để đáp ứng yêu cầu ấy, vừa để phù hợp với yếu tố văn hóa.
Bà Hoàng Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí, Trưởng BTC lễ hội xuân Yên Tử:Để công tác quản lý lễ hội Xuân Yên Tử được đảm bảo, BTC đã triển khai đồng bộ công tác tổ chức phục vụ lễ hội, với sự tham gia phối hợp của nhiều ban, ngành trong tỉnh Quảng Ninh: Từ phân luồng giao thông, phòng chống cháy nổ, bảo vệ rừng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch vụ ăn uống... Các dịch vụ phục vụ du khách được quản lý và niêm yết giá, giám sát bởi các cơ quan chức năng của tỉnh. Mọi hành động “chặt chém” du khách, móc túi, cài cắm tiền lẻ vào tượng Phật... Được nhà chùa cùng chính quyền địa phương triệt để khắc phục. Dịch vụ đổi tiền lẻ ăn chênh lệch trong khu vực di tích cũng bị nghiêm cấm.
Phương Lan


38 điểm đến uy tín, chất lượng, an toàn của Khánh Hòa




Cụ thể, lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ăn uống có các nhà hàng: Yến Sào Khánh Hòa, Âu Lạc Thịnh, Thùy Dương, Nha Trang Seafood, Louisiane, Majectic Nha Trang, Ngọc Trai.

Lĩnh vực khu vui chơi giải trí có: Vinpearl, Waterland Suối Thạch Lâm, công viên du lịch Yang Bay, Suối Hoa Lan, khu du lịch Dốc Lết.

Lĩnh vực quán bar – cà phê – vũ trường có: Cà phê Hoa Đồng Nội, Sailing Club, Yasaka Discotheque.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe – spa có: Suối khoáng nóng Tháp Bà, khu du lịch I-Resort, khu du lịch Trăm Trứng.

Lĩnh vực thể thao trên biển có: Công ty TNHH Sinh Thái, Trung tâm lặn biển Happy Diving, Trung tâm lặn biển Vinadive.

Lĩnh vực dịch vụ lữ hành, vận chuyển gồm: Trung tâm Dịch vụ du lịch Ticrours, taxi Quốc Tế, Sannest Tourist, Công ty Phương Thắng, Công ty Thành Thành, Công ty Quang Hạnh.

Lĩnh vực di tích – bảo tồn – tâm linh có: Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, Am Chúa, Chùa Long Sơn, Nhà thờ Núi, khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, Viện Hải Dương Học, mộ Bác sĩ A.Yersin, nhà xưa ông Hai Thái, khu di tích Hòn Bà, nhà cổ ông Hải./.



Sức sống của một thành phố di sản


  
Hội An mới đây đã được một tạp chí du lịch của Ấn Độ bình chọn là một trong 9 thành phố lãng mạn nhất thế giới. Với danh hiệu này, Hội An đã 3 lần được truyền thông thế giới vinh danh chỉ trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2014. Trước đó,Hội An lọt vào Top Những thành phố rẻ nhất cho du lịch bụi ở châu Á (trang Price of Travel) và là một trong Những Điểm đến không nên bỏ qua tại Việt Nam dành cho khách du lịch  theo bình chọn của mạng thông tin du lịch quốc tế Touropia.
Thế nhưng, có thể nhận thấy rằng, việc Hội An liên tiếp lọt vào các danh sách bình chọn về điểm đến du lịch giờ đây đã không còn là điều bất ngờ đối với dư luận nữa. Dường như chuyện thành phố di sản này được ghi nhận là điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong nước và quốc tế đã trở thành điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi!


Thành phố di sản Hội An đã và đang là “gà đẻ trứng vàng” của ngành du lịch (Ảnh: Ngọc Thành) 

Tuy nhiên, những danh hiệu đó sẽ không nói lên nhiều điều nếu như không đi kèm những con số ấn tượng của du lịch Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung. Trong năm 2013, tổng lượt khách tham quan đến Quảng Nam ước đạt 3,4 triệu; tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.800 tỷ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 4.230 tỷ đồng. Năm 2013 cũng là năm đầu tiên Hội An đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 16,8% so với bình quân 3 năm trước và đến đầu năm 2014, thành phố này đã chào mừng vị khách thứ 6 triệu mua vé tham quan phố cổ kể từ năm 1995 đến nay. Vào mỗi dịp đầu năm mới, có thời điểm Hội An đón trên 10.000 lượt khách đến tham quan/1 ngày.Nhìn vào thành tích đáng ngưỡng mộ của thành phố du lịch Hội An hôm nay ít ai ngờ rằng cách đây hơn 20 năm, khu phố cổ này chỉ là một vùng đất hoang sơ, đìu hiu và nghèo nàn với gần 1.000 ngôi nhà cổ và hơn 200 di tích đình, chùa, miếu mạo có tuổi thọ hàng trăm năm ở trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào. Thế nhưng ngay thời điểm đó, lại có một người nước ngoài khi đến Hội An lần đầu tiên, đã đưa ra nhận xét khiến cho không người dân phố Hội nào tin nổi, rằng “ người Hội An đang ngồi trên đống vàng’  “tài nguyên này là vô giá” . Đó là kiến trúc sư người Ba Lan – Kazimierz Kwiatkowsky (tên gọi thân mật là Kazik ), người đã đưa ra tiên đoán rằng “rồi đây, mỗi người dân Hội An hàng năm sẽ đón tiếp 3 đến 4 khách nước ngoài và sẽ giàu lên từ chính ngôi nhà của họ”. 
Và những lời tiên đoán của ông hôm nay đã thành sự thật. Thành phố di sản Hội An đã và đang là “gà đẻ trứng vàng” của ngành du lịch và đĩnh đạc xuất hiện trên bản đồ du lịch quốc tế như một điểm đến du khách không nên bỏ qua.
Lý do của sự thành công của ngành du lịch Hội An thì có lẽ không phải bàn thêm nữa. Đã có nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, những ý kiến của các chuyên gia bàn về bài học thành công của du lịch Hội An. Tại một cuộc tọa đàm năm ngoái về vấn đề vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường đã khẳng định, "Hội An là điển hình củaviệc giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản; là điều hòa lợi ích của cộng đồng với các bên tham gia trong hoạt động du lịch và xây dựng được môi trường du lịch văn minh, lịch sự, thân thiện với du khách...". Những yếu tố đó đã giúp Hội An trở thành điểm sáng trong khai thác hiệu quả giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch, biến nó thành một điểm đến du lịch mang tầm cỡ quốc tế.


 Du khách quốc tế hào hứng tham qua phố cổ Hội An trong mùa mưa lũ (Ảnh: Ngọc Thành) 
Thẳng thắn mà nói, trên thế giới có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp hơn Hội An, có nhiều thành phố di sản được bảo tồn và giữ gìn tốt hơn Hội An. Ngay tại Việt Nam cũng có nhiều điểm đến thú vị khác để cho du khách khám phá như Mỹ Sơn, Huế, Côn Đảo... Vậy vì sao thương cảng cổ của Việt Nam vẫn liên tiếp nhận được cộng đồng quốc tế ghi nhận với những danh hiệu ấn tượng như “Thành phố châu Á có Cảnh quan đẹp nhất”; “Điểm du lịch được yêu thích nhất”; “Thành phố du lịch bụi rẻ nhất châu Á” và mới đây là “Thành phố lãng mạn nhất thế giới”. Còn du khách quốc tế thì vẫn liên tiếp đổ về khu phố cổ này, thậm chí bất chấp mùa mưa bão, lụt lội phải du ngoạn trên…thuyền?
Có lẽ bởi ngoài tiềm năng di sản quý giá, Hội An đã tạo được niềm tin nơi du khách và khiến họ muốn quay lại. Đó là niềm tin về một thành phố xanh- sạch- đẹp, thanh bình với "3 Không" được thực hiện nhất quán: “Không rác, không chèo kéo, không trộm cướp”. Là niềm tin về một điểm đến có những vị chủ nhà vô cùng hiếu khách và thân thiện đến mức mỗi nhà đều có nhà vệ sinh miễn phí dành cho du khách. Và trên hết, đó là niềm tin về một điểm đến nơi di sản thực sự đóng vai trò trung tâm và con người biết giữ gìn và trân trọng di sản đó. Niềm tin đó được củng cố qua cách làm du lịch đồng bộ,nhất quán từ chính quyền địaphương cho đến người dân.
Lãnh đạo Hội An từng khẳng định rằng, sức hấp dẫn của phố cổ có được là nhờ vào “bộ ba” quan điểm phát triển du lịch mà chính quyền địa phương đã xây dựng. Đó là phát triển du lịch dựa trên cơ sở bảo tồn di sản và tài nguyên văn hóa môi trường của địa phương; Du lịch di sản cần hướng tới sự thu hút từ cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích từ du lịch cho cộng đồng; Phát triển Hội An thành một điểm đến chất lượng cao, bền vững.


 Hướng đến thành phố sinh thái- văn hóa và du lịch, Hội An đã đưa ra chủ trương toàn bộ cán bộ, Đảng viên, lãnh đạo địa phương sẽ đi làm bằng xe đạp từ ngày 25/3 tới (Ảnh: Internet) 
Trong bối cảnh trên thế giới và cả tại Việt Nam, nhiều di sản văn hóa bị đe dọa bởi chính cách làm du lịch thiếu trách nhiệm của con người thì Hội An với cách làm du lịch hướng tới sự bền vững, vì môi trường và cộng đồng thực sự là tấm gương đáng quý.
Trong khi đây đó, nhiều địa phương sở hữu những di sản thiên nhiên và văn hóa của thế giới vào bậc nhất vẫn đang loay hoay, lúng túng với bài toán giữ gìn di sản và phát triển du lịch hay chỉ khai thác du lịch theo kiểu “bán rẻ di sản” để tận thu, làm méo mó di sản thì hôm nay Hội An vẫn nỗ lực từng bước để hướng đến mục tiêu làm du lịch bền vững. Nghe đâu, để nêu cao tinh thần giữ gìn và bảo vệ môi trường, hướng đến thành phố sinh thái- văn hóa và du lịch, Hội An đã đưa ra chủ trương toàn bộ cán bộ, Đảng viên, lãnh đạo địa phương sẽ đi làm bằng xe đạp từ ngày 25/3 tới vàkhuyến khích, vận động người dân đi lại trong thành phố bằng xe đạp bắt đầu từ ngày 1/4…
Rõ ràng, di sản đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển du lịch. Và cũng không thể có một giải pháp hay một cách làm du lịch nào có thể áp dụng chung đối với tất cả các di sản. Tuy nhiên, suy cho cùng, điều quan trọng nhất để cho một di sản có thể phát huy được giá trị của nó trong phát triển du lịch chính là cách ứng xử của con người đối với di sản như thế nào? Nói như bà Katherin Muller – Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam: “Nếu như chúng ta thay đổi quá nhiều di sản, nó sẽ không còn là chính nó nữa và mất đi sự quan tâm của du khách đối với di sản. Điều quan trọng nhất vẫn là phải nỗ lực để đạt được sự cân bằng trong việc giữ gìn, phát huy di sản và phát triển du lịch”./.
 Lâm Minh 


Chiếc đèn lồng đỏ


Chuyện những chiếc đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ treo nhan nhản ở các điểm vui chơi công cộng bỗng dưng có chuyện khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) có văn bản yêu cầu các địa phương tháo dỡ. Theo văn bản của Bộ VH,TT&DL, thì các loại đèn lồng trang trí tại các di tích, lễ hội, khu dân cư, các điểm vui chơi công cộng phần lớn in chữ nước ngoài, màu sắc sặc sỡ, không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.

Đèn lồng nhập ngoại được bày bán nhiều trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Lê Phú

Treo đèn lồng là phong tục đã có từ lâu của người Việt Nam. Đèn lồng Việt có nét khác biệt so với Trung Quốc, đặc trưng nhất là hình dáng của chiếc đèn lồng được làm từ tre, gỗ. Ở Hội An (Quảng Nam), việc treo đèn lồng trước nhà vào những ngày lễ cũng đã trở thành tập tục từ rất lâu, với nét trang trí bình dị nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng vốn có. Cứ có hội hè là người dân lại làm đèn để treo trang trí trong gia đình, sau đó là làm để bán. Làm đèn lồng đã trở thành một nghề đặc sắc của riêng Hội An.

Đèn lồng được sản xuất ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng có truyền thống lâu đời nhất phải kể đến Hội An. Trước đây, Hội An chỉ làm lồng đèn dự cuộc thi lồng đèn do chính quyền thành phố phát động vào dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán hằng năm hoặc làm lồng đèn treo trước ngôi nhà của mình vào những đêm phố cổ. Nhưng nay nghề làm đèn lồng phát triển đại trà, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ tập thể (năm 2000).

Đèn lồng Hội An được làm bằng tre, gỗ và dán bằng lụa đã trở thành sản phẩm có thương hiệu, được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới với sản lượng mỗi năm hơn 1 triệu chiếc. Nghề làm đèn lồng Hội An phát triển đã giải quyết cho thành phố hơn 3.000 lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Nguyên liệu chính để làm đèn lồng là tre và vải lụa. Tre dùng để tạo khung đèn là loại tre già được ngâm kĩ với nước muối để chống mối mọt. Sau đó tre được phơi khô vót mỏng cho phù hợp với kích cỡ của các loại đèn.
Vải lụa tơ tằm có độ dai khi căng trên khung đèn không bị rách. Người Hội An thích dùng lụa Hà Đông để bọc đèn. Thứ lụa này làm cho ánh sáng thêm huyền ảo sống động. Để hoàn chỉnh một chiếc đèn lồng còn phải bỏ công sức tiện gỗ quét sơn hay véc ni, kết tua đèn, uốn dây thép làm chỗ treo đèn. Trước đây, lồng đèn được làm chủ yếu loại lồng đèn lớn, lồng đèn kéo quân, nhưng dành cho người giàu, người bình thường khó có tiền sắm được. Sau đó, tự người dân học hỏi và bắt đầu làm đèn lồng phục vụ trang hoàng nhà cửa.

Nhiều năm trở lại đây, với mục đích thu hút khách du lịch, Hội An thường tổ chức Lễ hội đèn lồng vào dịp Tết Nguyên đán. Du khách đến thăm Hội An vào dịp này sẽ được ngắm nhìn những con phố rực rỡ đèn lồng. Đèn lồng thắp sáng không gian phố cổ với các loại đèn lồng truyền thống như đèn lồng long, lân, quy, phụng, cây trái đến đèn lồng ông sao, kéo quân và đèn lồng biểu tượng các nhân vật lịch sử, các di tích...

Ấy vậy mà, thời gian gần đây, ở một số lễ hội, di tích, đường phố, đèn lồng Hội An không còn được chuộng và cứ teo tóp dần. Vào dịp lễ, Tết, người ta dăng kín đường phố, khu di tích, nơi vui chơi công cộng bằng những chiếc đèn lồng có xuất xứ nước ngoài. Có người nói, sở dĩ người dân chuyển sang treo đèn lồng có xuất xứ nước ngoài bởi màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, giá rẻ và có thể mua ở bất kỳ đâu. Còn đèn lồng Hội An tuy bền, nhưng giá thành cao, hơn nữa chưa có mạng lưới tiêu thụ rộng, nên rất khó mua. Lợi dụng điều này, đèn lồng ngoại được nhập ồ ạt và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Người dân thấy rẻ thì mua và chẳng mấy quan tâm trên chiếc đèn đó được in gì.

Thật đáng lo ngại, ở nhiều địa phương, chính quyền còn khuyến khích người dân treo đèn lồng vào dịp lễ, Tết. Thế nên, đèn lồng có xuất xứ nước ngoài được treo nhan nhản ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Ở Hà Nội, phố Hàng Mã từng là con phố của những đồ thủ công trang trí truyền thống, cũng tràn ngập những chiếc đèn lồng được nhập về từ biên giới. Đèn lồng đỏ in chữ nước ngoài cũng một thời gian dài kết chùm “bao vây” Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Thật đáng lo ngại, vào dịp Tết Quý Tỵ 2013, tại một số tỉnh, thành phố như Hải Dương, Hải Phòng xuất hiện rất nhiều đèn lồng in chữ Tam Sa (đơn vị hành chính do Trung Quốc lập trái phép, gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) và chữ Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Từ bài học nêu trên, dư luận đồng tình với quyết định tháo dỡ đèn lồng ngoại của Bộ VH,TT&DL. Tuy nhiên, không thể cấm người dân mua bán và treo được vì đèn lồng không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm. Do vậy chỉ có thể thuyết phục, nhắc nhở người dân không sử dụng, chứ không thể sử dụng biện pháp hành chính cứng nhắc.

Yến Nhi


Ấn tượng từ giải đấu đua xe ô tô địa hình Dambri Challenge 2014

Cuộc đấu hấp dẫn
Trong cuộc thi, các đội phải thực hiện 4 bài thi tính giờ: vượt đồi, lội hồ, băng dốc dựng đứng và đổ dốc nghiêng nên đòi hỏi các tay đua luôn tập trung, gan góc, biết kết hợp hài hòa giữa sự khéo léo và sức mạnh để có thể vượt qua các đoạn đường đất, dốc, suối với độ khó cao. Đây thực sự là một thử thách lớn đối với tay nghề của các tay đua cũng như chất lượng của những chiếc xe đua ô tô địa hình trong 5 ngày đêm chiến đấu.
Thế nên đă có 4 trường hợp không may xảy ra khi vượt dốc cao 4 mét nghiêng 90 độ bị lật xe, bị mắc lầy khi chinh phục đoạn sông dài 200 mét (không có đá mà chỉ có bùn tự nhiên). Dù phải nhờ đến sự hỗ trợ của móc kéo, nhưng hầu hết các tay lái đều thể hiện trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm vượt khó và sự chuyên nghiệp. Cùng với sự đầu tư mạnh mẽ của các tay đua vào “xe chiến” của mình, BTC còn yêu cầu xe thi đấu phải đảm bảo an toàn cho người lái như: khung bao bọc xung quanh, dây đai an toàn, mũ bảo hiểm…

Không dễ dàng về đích
Ngoài một số tay lái có thể về đích một cách dễ dàng và nhanh chóng, rất nhiều tay đua khác phải rất khó khăn mới có thể hoàn thành phần thi, đó cũng chính là sự gay cấn, kịch tính tạo nên sự hấp dẫn cho bộ môn mới tại Việt Nam. Theo BQL Khu du lịch thác Dambri, trong ngày đầu tiên, có khoảng 5.000 khách đến xem, tăng 3 lần so với ngày thường, tạo nên bầu không khí náo nhiệt, giữa tiếng reo hò cổ vũ của người hâm mộ và tiếng xe gầm rú trong khu rừng mênh mông của Khu du lịch Dambri.
Ông Nguyễn Lương Bình – Phó BTC nhận định: “Đây là giải có quy mô và chuyên môn cao, được đầu tư bài bản, kỹ lưỡng. Tuy đây là các đội trong nước nhưng so với các nước trong khu vực đã có chất lượng tốt. Đặc biệt, đội xe số 16 đến từ TPHCM, luôn là một trong số ít các đội hoàn thành tốt và nhanh các bài thi với độ khó, tưởng như không thể vượt qua”. Theo ông Bình, BTC sẽ tiếp tục duy trì, mở rộng giải đấu thành hoạt động thường niên với quy mô quốc tế. Dự kiến một giải đua nữa với sự góp mặt của các đội đua đến từ Lào, Thái lan, Indonesia, Malaysia… sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới.
Sau ngày thi đấu đầu tiên tại Dambri, từ ngày 24-26/2 các đội đã chuyển đến vùng núi huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng), vào rừng cắm trại để tìm hiểu địa hình, tự dò đường và lên kế hoạch thi đấu trên đoạn đường rừng khoảng 35km. Dự kiến, khoảng 2-3 giờ sáng 27/2 các đội sẽ kết thúc cuộc thi, tập trung và thi đấu thêm hai nội dung nữa rồi sẽ về dự lễ trao giải tại Khu du lịch Dambri vào tối 27/2.
Dùng để thi đấu là xe 2 cầu đuợc sản xuất và bán trên thị trường. Xe mẫu, tự chế… không được tham gia. Xe có thể thay đổi động cơ, kết cấu khung xe, thân xe… nhưng phải tuân thủ theo quy định. Tời có lực kéo tối thiểu 8.000lb (3.628kg), dây đai an toàn từ 4 điểm trở lên, phải có cửa xe cao ít nhất 20cm tính từ mặt ghế, đèn pha, đèn báo rẽ, còi, móc kéo trước và sau chịu đuợc lực kéo tối thiểu 3 tấn, lốp xe có đường kính tối đa 40 inch (1.008mm) còn tối thiểu 80% chiều cao gai lốp. Không được sử dụng bánh xe cuốn xích, bánh xe kim loại…


Khánh Hòa công bố 38 điểm đến uy tín, chất lượng


Tháp Bà Ponagar. (Ảnh: TTXVN)

Đây là những doanh nghiệp, dịch vụ, địa điểm đáp ứng tốt các yêu cầu của một ngành du lịch đa dạng và hiện đại, giá cả hợp lý, được du khách đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ, hoặc các thắng cảnh nổi tiếng, góp phần tạo nên thương hiệu du lịch ở thành phố Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung.

Trong số này có Tháp Bà Ponagar, Viện Hải dương học Nha Trang, Mộ bác sĩ Alexxandree Yersin, hay các địa điểm tắm khoáng bùn, khu vui chơi và giải trí Vinpearl, khu du lịch Dốc Lết… vốn góp mặt từ lâu và tiếp tục thu hút du khách.

Bên cạnh đó một số địa điểm như: Suối Hoa Lan, Khu du lịch Waterland Suối Thạch Lâm, Nhà hàng Yến sào Khánh Hòa, khu bảo tồn nhà xưa Hai Thái… là những điểm nhấn mới.

Năm 2013, ngành du lịch Khánh Hòa được đánh giá là có bước nhảy vọt so với năm trước đó, như: đón trên 3 triệu lượt khách lưu trú, tăng gần 30%; khách quốc tế đạt trên 711.000 lượt, tăng 34%; số ngày lưu trú của khách quốc tế tăng 54%; doanh thu du lịch chỉ tính riêng ở các cơ sở lưu trú đạt gần 4.000 tỷ đồng, tăng 35%.

Trong năm nay, Khánh Hòa phấn đấu đón 3,4 triệu lượt du khách, trong đó có 840 nghìn lượt khách quốc tế, doanh thu đạt mức 5.000 tỷ đồng.

Nhân dịp này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã trao tặng bằng khen cho 9 doanh nghiệp và 2 cá nhân đã có đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành du lịch địa phương, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh./.

Cán bộ đạp xe diễu hành, phát động phong trào đi xe đạp

Hàng trăm người tham gia buổi phát động

Đây là buổi lễ phát động đầu tiên thực hiện phong trào cán bộ, công chức Hội An đi xe đạp, do UBND phường Cửa Đại, TP.Hội An thực hiện.

Trước đó, như Thanh Niên Online đã thông tin, từ ý tưởng của ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An, phố cổ chủ trương khuyến khích, vận động nhân dân đi lại trong thành phố bằng xe đạp mà trước mắt, UBND TP.Hội An tổ chức thí điểm cho đội ngũ cán bộ, công chức đến công sở bằng phương tiện này từ 25.3.

Sau đó, từ 1.4, địa phương tiếp tục phát động phong trào rộng rãi trong quần chúng nhân dân nhằm góp phần giảm tai nạn giao thông, bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng Hội An sớm trở thành thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch đầu tiên của Việt Nam.

Sáng 28.2, trong lễ phát động, UBND phường Cửa Đại đã cho đại diện các khối phố, các đơn vị đoàn thể ký cam kết từ nay sẽ thực hiện đi xe đạp đến công sở cũng như vận động người dân tùy theo điều kiện mà sử dụng loại phương tiện này.


Các khối phố phường Cửa Đại ký cam kết thực hiện và vận động người dân tham gia

Cán bộ, công chức, các hội đoàn thể và người dân tham gia diễu hành trên đường ven biển Hội An


 Tin, ảnh:  Nguyễn Tú - Văn Tiến  


Hội An - thành phố xe đạp


Mặc dù còn gần một tháng nữa cán bộ các cơ quan công quyền TP Hội An mới thực hiện chủ trương đi làm bằng xe đạp. Thế nhưng thời gian qua nhiều công chức đã bắt đầu tâm thế đến cơ quan không phải bằng xe máy như lâu nay, mỗi người đều thực hiện theo cách riêng của mình. Ngày 26-2, anh Lê Duy Châu, cán bộ Phòng Kinh tế TP Hội An đến công sở bằng chiếc xe đạp mới. Nói về việc thay đổi thói quen sinh hoạt của mình, anh Châu hồ hởi: "Chủ trương của thành phố vận động cán bộ công chức đi làm bằng xe đạp nhận được sự hưởng ứng cao của mọi người. Người dân phố cổ đã đi xe đạp lâu nay rồi thì không có lý do gì mà chúng tôi không thực hiện được... Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, điều này không phải là khó nhưng đối với một số ngành thì cán bộ cũng cần phải đi xe máy để đến các địa phương, cơ sở".
Đồng quan điểm, anh Nguyễn Thế Hùng, Chánh văn phòng HĐND, UBND TP Hội An nói thêm: "Trong trường hợp phải đi công tác cơ sở thì chắc chắn phải có những quy định cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể để đảm bảo về mặt thời gian, tiến độ thực hiện công việc. Còn về giờ hành chính thì lâu nay chúng tôi đi xe máy mất khoảng 5 phút, chừ đi xe đạp thì đi sớm hơn so với lúc bình thường. Nó có thể thay đổi thói quen nhưng thói quen này cũng dễ thay đổi chứ không có gì khó".
 Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự đến trụ sở làm việc bằng xe đạp. 
Hiện nay, TP Hội An có khoảng 2.000 công chức, viên chức Nhà nước đang công tác tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và 13 xã, phường. Tại thành phố này, từ lâu việc đi bộ và đi lại bằng xe thô sơ trong khu vực trung tâm phố cổ nhiều ngày trong tuần đã được người dân hưởng ứng thành nề nếp. Cùng với yêu cầu bắt buộc đối với công chức, UBND TP Hội An cũng khuyến khích, vận động nhân dân đi lại trong thành phố bằng phương tiện xe đạp.
Anh Lê Minh Khánh, một cư dân Hội An xác nhận: "Trong thành phố hầu như nhà nào cũng có xe đạp và xe máy kèm theo, chúng tôi rất hoan nghênh chủ trương của thành phố khuyến khích đi xe đạp. Tuy nhiên để chủ trương này đi vào cuộc sống thì tôi nghĩ thành phố nên có chính sách khuyến khích, ví dụ nếu người dân đi xe đạp đến cơ quan công quyền giao dịch thì được ưu tiên hơn so với các phương tiện khác...".
 Người dân hưởng ứng đi xe đạp. 
Nói về chủ trương sắp được áp dụng đồng bộ, Phó chủ tịch UBND TP Hội An Trương Văn Bay cho biết: "Gần đây đồng chí Bí thư, Chủ tịch HĐND TP đã có sáng kiến và phát động cán bộ công chức, trước hết là trong khối Đảng bắt đầu từ ngày 15-3 đi làm bằng xe đạp. Nhưng thật ra ngày 15-2 vừa rồi nhiều cán bộ công chức đã thực hiện. Đối với cán bộ công chức khối chính quyền và các xã phường, phòng ban thực hiện vào ngày 20-3 đi làm bằng xe đạp...".
Để chủ trương đi xe đạp lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, công chức và người dân phố Hội, TP Hội An đang vận động xây dựng trạm đậu đỗ xe, dịch vụ xe đạp công cộng phục vụ cho du khách và người dân có nhu cầu sử dụng xe đạp bất cứ lúc nào. Qua đó việc sử dụng xe đạp sẽ thuận tiện hơn, khuyến khích phong trào đi xe đạp, xây dựng thành phố không khói xe.
  Kim Thái - Tấn Châu  

Mùa xuân trẩy hội chùa Bái Đính - Ninh Bình.



Mùa xuân mới tràn về cũng là lúc trên đất Cố đô Hoa Lư, hàng vạn phật tử cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội Du lịch Bái Đính . Hành trình về miền đất Phật, ai cũng tâm niệm một lời nguyện cầu mong cho quốc thái, dân an, được thả hồn mình bay bổng với thiên nhiên ở một vùng quê bên sông Hoàng Long huyền thoại - mảnh đất sinh vương, sinh thánh - quê hương của đức thánh Nguyễn và Đinh Tiên Hoàng đế, những người đã đặt nền móng cho nền độc lập dân tộc và góp công lớn cho sự phát triển của Phật giáo nước nhà. Chùa Bái Đính là một trong những di sản văn hóa Quốc gia trên đất Cố đô, có giá trị về mặt tâm linh, văn hóa và danh thắng.


Chỉ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ từ Hà Nội đến Ninh Bình, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa nổi tiếng Bái Đính. Nổi bật trong đó là Điện Tam Thế ở độ cao 76m so với mặt nước biển. Điện có chiều cao 34m và có diện tích 2370m2, đặt ba pho tượng phật: mỗi pho cao 7,2m, nặng 50 tấn được đúc bằng đồng nguyên khối. Được xác nhận là bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có bức tượng Phật Tổ lớn nhất Đông Nam Á và hiện đang giữa kỷ lục về số tượng Phật La Hán tại Việt Nam. Đến với Chùa Bái Đính, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tháp chuông lớn nhất Việt Nam, được thiết kế tinh xảo, tiếng chuông ngân trong và vang xa. Chiêm ngưỡng những bức tượng La Hán và một quần thế chùa, am tuyệt đẹp.


Sau khi tham quan chùa Bái Đính, hướng dẫn viên APT Travel sẽ đưa du khách xuống bền thuyền, thưởng lãm “Vịnh Hạ Long trên cạn” – Tràng An. Nơi đây có hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên hết sức đa dạng. Nhiều dãy núi đá vôi vách dựng đứng ôm trọn cả thung lũng, dưới chân các dãy núi đá vôi có rất nhiều hàm ếch, cửa hang là dấu tích sự xâm thực của nước biển.

Đến Du lịch Tràng An , du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng với núi đá chon von, cỏ cây xanh ngắt cùng những thung nước trong vắt dưới chân vách đá và nhiều hang động kỳ bí. Tràng An có chừng 50 hang động có nước trong khoảng 100 hang động, được nối với nhau bởi gần 30 thung, các thung lại thông với nhau qua các hang thủy động tạo nên hệ thống xuyên thủy động như một trận đồ bát quái vừa kỳ ảo vừa biến hóa khôn lường. Như sự sắp đặt vô tình của tạo hóa khiến cho chặng đi chặng về không lặp lại như con đường độc đạo trên nước. Cùng với cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình, nên thơ, đặc điểm này tạo cho Tràng An một nét độc đáo mà hiếm nơi nào có được.

Mùa xuân, về với đất cố đô, về với Bái Đính, thấy lòng mình trở nên thanh tịnh, thư giãn với văn hóa tâm linh riêng có của nơi đây.

  









Hội An đón du khách thứ 6 triệu

Vào lúc 16h00 ngày 27/2, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đón vị khách thứ 6 triệu mua vé tham quan kể từ năm 1995 theo hình thức vé tham quan trọn gói. Sự kiện đặc biệt này đã đánh dấu hướng đi đúng của du lịch Hội An, là nguồn động viên tạo đà để du lịch Hội An phát triển.

Kể từ năm 1995 đến nay, hình thức bán vé tham quan trọn gói đã được nhiều du khách ủng hộ và được UNESCO đánh giá cao, qua đó, 70% tổng số tiền từ vé tham quan du lịch đã được đưa vào Quỹ bảo tồn, trùng tu di tích. Đã có hàng trăm tỉ đồng trích từ vé tham quan đã quay ngược về tái đầu tư tôn tạo di tích, nhờ vậy đô thị cổ Hội An luôn là điểm sáng trong việc bảo tồn phát huy các giá trị di sản tại Việt Nam, vừa là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến Việt Nam.

Văn Đức


Hội An đón vị khách thứ 6 triệu


Ông Trương Văn Bay – Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hội An tặng quà lưu niệm cho bà Erika Wilskie- vị khách thứ 6 triệu đến Hội An


Bà Nguyễn Thị Nhung - đại diện văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An cho biết: “Ngay từ khi xác nhận được lượt vé bán thứ 6 triệu, toàn bộ vé tham quan Khu phố cổ của đoàn khách Studiosus đã được phát miễn phí. Đoàn khách đã được thông báo về sự kiện này và được hướng dẫn viên đưa đi tham quan các di tích trong khu phố cổ trong hơn một giờ đồng hồ. Cuối hành trình tham quan khu phố cổ, cả đoàn đã tập trung về Chùa Cầu và dự lễ bốc thăm series vé để tìm ra vị khách thứ 6 triệu”.
Lãnh đạo Thành phố Hội An cùng Văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An chụp ảnh lưu niệm với bà Erika Wilskie và đoàn khách Studiosus.

Khu phố cổ Hội An tổ chức bán vé tham quan từ năm 1985 với từng điểm di tích. Năm 1995 bắt đầu thực hiện bán vé trọn gói tham quan khu phố cổ. Tính từ năm 1995 đến nay, Hội An đã đón được 6 triệu khách du lịch trong nước và quốc tế.
Trở thành vị khách thứ 6 triệu đến với khu phố cổ Hội An, bà Erika Wilskie vô cùng xúc động, bà chia sẻ: “Tôi đã về hưu nhiều năm nay và đi du lịch ở nhiều nơi, nhưng đây là lần đầu tiên đến tham quan khu phố cổ Hội An. Tôi chọn đi du lịch Hội An vì những người thân trong gia đình tôi đã nhiều lần đến đây, họ nói rằng nhất định tôi phải đi du lịch Hội An một lần trong cuộc đời vì đây là mảnh đất mang lại cho du khách cảm giác thân thuộc, ấm áp. Và thế là tôi đã chọn Hội An và may mắn trở thành vị khách thứ 6 triệu đến với mảnh đất này. Tôi thực sự xúc động”
Khiếu Thị Hoài



Đầu Xuân đi lễ hội tâm linh

Lễ hội Yên Tử, một lễ hội tôn giáo lâu đời, thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Mỗi lễ hội đều mang nét đặc trưng và giá trị riêng, nhưng thường hướng tới những nhân vật được nhân dân tôn vinh như những anh hùng dân tộc, những hiền nhân giàu lòng cứu nhân độ thế… đã đi vào tâm thức của con người. Những người trẩy hội đều thể hiện niềm tôn kính, ngưỡng vọng và cầu xin tới thế giới thần linh…

 Sức lan tỏa rộng khắp  

Chưa có tài liệu chính thức nào định nghĩa thế nào là lễ hội tâm linh song dân gian diễn nôm rằng: Lễ là phần nghi lễ; Hội là hội hè, phần đời thực, vui vẻ và tâm linh gắn liền với tín ngưỡng. Tín ngưỡng có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian... Lễ hội tâm linh là lễ hội gắn với tín ngưỡng dân tộc.

Mọi người dân dự lễ hội tâm linh là để được hòa mình trong không gian của huyền tích, vãn cảnh, cầu nguyện; để mong muốn thông giao với các anh hùng, thần thánh, phật tiên; để mong được phù hộ ban cho những điều tốt lành, tránh những tai ương hiểm họa, tật ách trong cuộc sống trần gian. Con người tham gia phần lễ hội để vui chơi, hòa mình vào không khí đón xuân với cộng đồng.

Ngày nay, lễ hội tâm linh càng có sức lan tỏa rộng khắp, không những thế còn có xu hướng kéo dài thời gian lễ hội do lượng người tham gia mỗi ngày một tăng.

Ông Trần Văn Cường, thủ nhang của Phủ Dầy - Phủ Vân Cát cho biết: Chính hội Phủ Dầy là từ ngày 3 tháng Ba Âm lịch kéo dài đến ngày 10 tháng Ba Âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, ở Phủ Dầy - Phủ Vân Cát ngay từ mùng 2 Tết đến nay đã có những vấn hầu Mẫu, lên đồng và gần như liên tục và phải đến hết Hội.

Theo Ban Quản lý Lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, tính từ ngày mùng 1 Tết Giáp Ngọ đến ngày khai Hội mùng 10 đã gần 30 vạn lượt du khách thập phương về Yên Tử hành hương, lễ Phật...

 Đa sắc màu  

Mỗi khi mùa Xuân về, khắp miền Tổ quốc đều có những lễ hội tâm linh và mỗi lễ hội đều mang một sắc màu riêng với những nét tiêu biểu có giá trị văn hóa dân tộc sâu sắc.

Trong các lễ hội tâm linh mùa Xuân ở phía Bắc, phải kể đến Lễ hội Yên Tử, một lễ hội tôn giáo lâu đời, thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngài còn là vị Tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm - Thiền phái mang tư tưởng hòa nhập đạo với đời, thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc, một tư tưởng riêng của Phật giáo Việt Nam.

Năm nay, chính hội khai mạc ngày 9/2/2014, tức ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch và kéo dài đến hết tháng Ba Âm lịch, tại khu Giải oan của danh thắng Yên Tử tại thành phố Uông Bí.

Ở phía Nam, lễ hội tâm linh mùa Xuân có thể nhắc đến là Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh), một lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây là một lễ hội dân gian, thờ phụng nàng Đênh sắc son, trong trắng. Truyền thuyết kể rằng Nàng Đênh bỏ lên núi Mây (Vân Sơn) để tu, đã được Trời Phật siêu độ và được phong Linh Sơn Thánh Mẫu, và từ đó ngọn Vân Sơn được gọi là Núi Bà Đen (để khỏi phạm húy, dân gian gọi là Bà Đen thay vì Bà Đênh). Hội xuân núi Bà Đen năm nay được khai mạc ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng.

Bên cạnh đó, lễ hội tâm linh tiêu biểu còn có lễ hội Chùa Hương (Hà Tây - Hà Nội), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Quán Thế Âm (Đà Nẵng), Ponagar (Nha Trang), Dolta của người Khmer các tỉnh miền Tây Nam Bộ và lễ khai Pháp hội Dược Sư tại TP. Hồ Chí Minh, hay lễ hội Tế Cá Ông (Bình Thuận)… đã tạo cho sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc một màu huyền tích.

Ngày nay, văn hóa truyền thống của dân tộc, lễ hội với giá trị tâm linh - văn hóa sâu sắc ngày càng được chú trọng và phát triển. Các di tích được nâng cấp, tu sửa khang trang hơn xưa. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng ý thức giữ gìn văn hóa văn minh lịch sự nơi tín ngưỡng, để lễ hội mùa Xuân được trường tồn...

 Minh Hòa 


Bình Định: Nô nức trẩy hội Đô Thị Nước Mặn


Năm nay, phần lễ được tổ chức trang trọng với lễ rước sắc, lễ tế đàn, lễ tế Bà, lễ Khởi ca. Riêng phần hội với các trò chơi dân gian: Đánh bóng chuyền, đánh bài chòi, hát bội… bắt đầu khai hội từ ngày 28/2 (tức 29 tháng Giêng âm lịch) và kéo dài đến ngày 3/3 (nhằm ngày 3/2 âm lịch).

Đông đảo người dân về dự Lễ hội Đô Thị Nước Mặn tại chùa Bà.
Người dân thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền hiền có công khai phá và xây dựng cảng thị Nước Mặn.

Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu thánh mẫu - một nhân vật huyền thoại, thường cứu vớt tàu thuyền gặp nạn. Tục thờ Thiên Hậu của người Hoa hòa nhập với tục thờ Mẫu của người Việt chính là linh hồn của Lễ hội Nước Mặn. Điểm đặc biệt của Lễ hội là người dân ở đây thắp đèn lồng vào các ngày lễ, các nhà đều chuẩn bị đồ ăn thức uống trong nhà để sẵn sàng chào đón khách thập phương đến với lễ hội và xem đây như Tết thứ hai trong năm.
Dòng người đổ về dự Lễ hội Đô Thị Nước Mặn ken chật kín các tuyến đường dẫn về chùa Bà;
Cùng với hình bóng cảng thị, màu sắc cổ truyền của Lễ hội Nước Mặn đã phai nhạt đi nhiều qua bao biến động lịch sử theo năm tháng. Từ một vùng sình lầy, nước biển theo sông rạch dâng lên thường ngày đã được con người bao đời khai phá, dựng xây thành một cảng thị sầm uất. Sông bồi, biển lấp, Nước Mặn không có cái may mắn như Hội An vẫn giữ được hình hài thuở trước. Cho nên, lễ hội Nước Mặn như là hồi ức về một đô thị thương cảng lớn nhất phủ Quy Nhơn thuở trước đã suy tàn, hóa thân thành thành phố biển Quy Nhơn tỉnh Bình Định ngày nay. Chùa Bà (ở thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước) đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào tháng 3/2011



Hanoi Redtours: Khởi động chương trình kích cầu nội địa 2014





Theo ông Nguyễn Công Hoan – Trưởng nhóm Liên minh Kích cầu (Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần Hanoi Redtours) cho biết: “Đối với chùm sản phẩm kích cầu năm nay, Liên minh cùng hãng hàng không VietNam Airlines vẫn duy trì biểu giá khuyến mại như mùa du lịch năm trước: giá vé máy bay giảm 50%, nhờ đó, chi phí cấu thành tour được giảm sâu từ 30 – 40%. Bên cạnh đó, nhằm thu hút du khách, chùm tour cũng được Liên minh đa dạng hóa bằng cách đưa thêm nhiều điểm thăm quan mới vào trong hành trình. Đáng chú ý nhất đó là bộ sản phẩm tháng 2, tháng 3 với bốn điểm nhấn đặc sắc nhất, đẹp nhất của mùa xuân là Điện Biên, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc, hành trình di sản miền Trung”.
Ngược lên Điện Biên dịp này, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi khắp các con phố, con đường được phủ trắng một màu hoa ban. Từng chùm ban trắng ùa xuống ngập thung sâu rồi lại leo vút lên cao bồng bềnh như mây vắt ngang qua đỉnh núi. Tháng 3 về cũng là lúc người dân xứ Mường Trời tấp nập chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 đến 7-5-2014) mà tâm điểm chính là Lễ hội “Hoa ban khoe sắc” có quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay (13 đến 15-3-2014). Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng dịch vụ vào thời kỳ cao điểm, từ ngày 16 đến ngày 21-2, Hanoi Redtours cùng hơn 60 đơn vị lữ hành trên khắp ba miền: Bắc – Trung – Nam đã tham gia đoàn farm 8 tỉnh Tây Bắc, trong đó Điện Biên là một trong những địa danh có thời gian lưu trú, khảo sát lâu nhất. Tour tham khảo: Quyến rũ sắc trắng hoa ban: Điện Biên – Đèo Pha Đin Mường Phăng – Đảo Đào hoa – Hồ Pá Khoang – Bản Mển, 3 ngày, k/h 15, 22, 29-3, giá 4.500.000 đồng.


Xuôi về miền Trung, thời tiết ôn hòa với nhiệt độ dao động từ 20 - 25oC cùng với màu nước trong xanh như ngọc, những bãi cát trắng mịn trải dài dưới ánh mặt trời như những viên ngọc bích tại biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Đại (Hôi An) chắc hẳn sẽ làm du khách không khỏi nao lòng. Đặc biệt, điểm mới của tour Đồng Hới – Vũng Chùa – Động Thiên Đường – Cố Đô Huế - Đà Nẵng năm nay là sử dụng đường bay thẳng: Hà Nội – Quảng Bình, Đà Nẵng – Hà Nội; gắn kết ba địa danh nổi tiếng Quảng Bình – Huế - Đà Nẵng vào trong một hành trình.
Vẫn là dải đất miền Trung đầy nắng, gió, Buôn Ma Thuột chào đón du khách bằng nụ cười hiền hậu, chất phát của người dân bản địa, bằng sắc trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa café đang vào mùa nở rộ. Đây cũng là lúc khắp buôn làng Tây Nguyện lại rộn rã tiếng cồng, tiếng chiêng chào đón Lễ hội đua voi tại Buôn Đôn (12 đến 14-3), Lễ hội Biển Hồ mùa xuân tại Pleiku, chào đón năm Du lịch Quốc gia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt. Tour tham khảo: Mới lạ Hành trình Di sản miền Trung: Đồng Hới – Vũng Chùa - Động Thiên Đường – Cố đô Huế - Đà Nẵng, 5N, khởi hành thứ 6 hàng tuần, giá 5.500.000 đồng; Rộn rã Lễ hội Đua voi: Buôn Ma Thuột – Buôn Đôn – Hồ Lawk, 4N, khởi hành 29-3 hàng tuần, giá 6.500.000 đồng

Đến với đảo ngọc Phú Quốc, ước mơ ngàn đời của người dân nơi đây đã trở thành hiện thực khi tháng 2 vừa qua, đảo ngọc chính thức được hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Có lẽ vì vậy khi mùa xuân này đến Phú Quốc, bạn sẽ thấy bãi Dài, bãi Sao trở lên lung linh hơn; thấy nụ cười, ánh mắt của người dẫn nơi đây cũng trở lên xinh tươi và rạng rỡ hơn. Tour tham khảo: Nắng vàng Phú Quốc: Làng chài cổ Hàm Ninh – Bãi Sao – Chùa Hùng Long – Nhà tù Phú Quốc, 4N, khởi hành 12, 19-3 khởi hành hàng tuần, giá 7.200.000 đồng.


Cô gái trả lại 78 triệu cho người đánh rơi


Trên đường mang tiền đến Bệnh viện Ung bướu để đóng viện phí cho một người thân bị ung thư, bà Nguyễn Ngọc Được (60 tuổi, ngụ phường 7, quận Phú Nhuận, TP HCM) đánh rơi túi xách đựng 78 triệu đồng và chiếc điện thoại. "Đó là số tiền em họ gửi tôi đóng viện phí cho chồng bị ung thư gan. Tôi đã cẩn thận treo giỏ trên chiếc móc phía trước xe, nhưng không ngờ rơi mất. Tôi hốt hoảng đi tìm nhưng không thấy. Nếu mất số tiền đó tôi chỉ còn cách đi mượn, thậm chí vay nóng để trả lại", người phụ nữ cho biết.

 Bà Được vui mừng khi nhận lại được tiền. 

Bỗng nhớ ra chiếc điện thoại còn để trong túi xách, bà Được gọi thì đầu bên kia có người bắt máy ngay: "Bác có phải là người đánh rơi chiếc giỏ không ạ? Nhà bác ở đâu để con đem lại cho". Nghe giọng nói nhỏ nhẹ của cô gái, bà Được vừa vui mừng vừa run rẩy, quên mất cả địa chỉ nhà mình, phải đưa điện thoại cho cậu con trai nói chuyện tiếp.
Sau một hồi trấn tĩnh, mẹ con bà Được hẹn gặp người tốt bụng kia ở cây xăng trên đường Phan Xích Long. Cô gái với nước da trắng nhìn thấy chiếc xe đã nhận ra ngay. Cô đã trao trả lại toàn bộ tài sản, trong đó số tiền và điện thoại vẫn còn nguyên.
Cô gái tốt bụng ấy tên là Phạm Nguyễn Nguyệt Linh (24 tuổi), ngụ tại khu phố 1, phường 7, quận Phú Nhuận. Nguyệt Linh cho biết, hôm đó đang trên đường đi làm về gần đến nhà, từ xa cô thoáng thấy một phụ nữ chạy xe máy phía trước đánh rơi chiếc túi xách màu xanh. Cô dừng xe, nhặt túi xách lên và chạy theo để trả, nhưng người kia đã nhanh chóng khuất sau con hẻm.
"Tôi chạy đuổi theo nhưng không kịp. Gặp một cô gần giống người phụ nữ khi nãy, tôi hỏi có phải túi xách của cô bị rớt không thì người đó trả lời không phải. Tôi mang về định đăng tin lên mạng để trả lại cho người đánh rơi thì cô Được gọi điện", Nguyệt Linh - tốt nghiệp ngành Ngân hàng hệ cao đẳng, ĐH Hồng Bàng thuật lại.

 Linh nhất quyết không nhận tiền hậu tạ của bà Được. 
Nhận lại tài sản đánh rơi, bà Được biếu Linh một khoản tiền hậu tạ nhưng cô gái nhất định không lấy. Linh bảo: "Mẹ cháu dạy nhặt được của rơi phải trả lại cho người khác mà không cần được báo đáp".
Bà Nguyễn Thị Châu, thành viên Ban Điều hành khu phố 1, phường 7 quận Phú Nhuận, cho biết việc Nguyệt Linh nhặt được của rơi và trả lại là một nghĩa cử đẹp cần được nêu gương. "Chúng tôi thực sự khâm phục tấm lòng của cháu Linh khi trả lại số tiền lớn như thế cho người bị mất. Ủy ban phường đang xem xét khen thưởng và tặng bằng khen gương người tốt việc tốt cho cháu", bà nói.
Dịp Tết nguyên đán vừa qua, khu du lịch Bà Nà Hills cũng đã trả lại tài sản cho du khách bị rơi khi đi du lịch. Ngày 6/2, chị Bùi Thị Thanh Nhàn (trú chung cư C4, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội) cùng gia đình tham quan Bà Nà Hills thì đánh rơi túi xách có giấy tờ tùy thân quan trọng và hơn 10 triệu đồng. Một cán bộ của khu dịch vụ nhà hàng đã nhặt được chiếc túi này và bàn giao cho đội bảo vệ để liên hệ với chị Nhàn trả lại.
Ngày 7/2, Khu du lịch Bà Nà Hills nhận được thông báo của du khách Trần Thị Điểu (trú phường Sơn Kỳ, Tân Phú, TP.HCM) về việc gia đình chị bị thất lạc một ba lô trong đó có nhiều tài sản quý giá và giấy tờ quan trọng. Ngay sau đó, tập thể cán bộ nhân viên khu du lịch đã khoanh vùng tìm kiếm và trong chiều cùng ngày phát hiện ba lô của bà Điểu tại hầm rượu khu Bà Nà By Night.
Toàn bộ tài sản gồm hơn 30 triệu đồng, 3 dây chuyền trị giá hơn 50 triệu đồng, phiếu mua hàng hơn 1 triệu đồng cùng các giấy tờ tùy thân được hoàn trả.


Cư dân mạng phàn nàn về rác thải du lịch tại Sơn Trà


Bức ảnh chụp 1 phần các bao rác thải được thu gom ở Sơn Trà (Đà Nẵng).

Nhóm bạn trẻ này có 25 người, tham gia việc nhặt rác này theo lời kêu gọi “hành động cuối tuần vì I LOVE SONTRA” của tổ chức Green Việt, một tổ chức bảo vệ thiên nhiên hoạt động ở Đà Nẵng.
Một thành viên cho biết, số lượng rác thu gom được vượt qua phán đoán của cả nhóm, có đến nhiều bao tải với đầy những loại vỏ chai nhựa, túi nylon, giấy báo, vỏ lon đồ hộp…
Tất cả được vứt ra môi trường bằng cách vùi giấu dưới cỏ, dưới các gốc cây, cho thấy những người xả rác cũng ý thức hành vi của họ là không đúng.
 Vậy tại sao họ có đủ trí thông minh, sự nhạy cảm và yêu cái đẹp... Để đi đến hành động giấu rác thải ở hai bên vệ đường, trong những đám rừng xanh mơn man mà không thể mang đến thùng rác, hoặc bỏ vào ba lô mang về phố ? ” một thành viên khác chia sẻ.
Nhóm bạn trẻ này đã phát đi thông điệp kêu gọi mọi du khách đến các điểm du lịch, cụ thể như khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, hãy biết “giữ lại những gì mình đã mang đi và sử dụng, bởi Sơn Trà là kho báu của tự nhiên, không phải kho rác tự tạo”.

Đà Nẵng: 170 tỷ đồng hỗ trợ “Năm Doanh nghiệp 2014”

 CôngThương - Theo đó, UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai 6 chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN), bao gồm: Hỗ trợ DN tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm; khuyến khích hỗ trợ đầu tư và phát triển tàu du lịch; hỗ trợ DN đổi mới công nghệ; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao; hỗ trợ DN xuất khẩu phần mềm và hỗ trợ sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch.

Cùng với việc chỉ đạo tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo thành phố hoặc các sở, ban, ngành với DN; tiếp nhận thông tin phản ánh của DN định kỳ hàng tháng, hàng quý, UBND thành phố còn yêu cầu các bên liên quan đáp ứng mặt bằng cho DN có nhu cầu mở rộng dự án, giảm lãi suất cho vay, tín dụng ưu đãi, ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, DN sử dụng công nghệ cao, các dự án hiệu quả. Khuyến khích và ưu đãi đầu tư, xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI); khuyến khích tiêu dùng, giải quyết hàng tồn kho…

Trần Minh Tích

PHẢN HỒI


TP Hồ Chí Minh phấn đấu đạt doanh thu 94 nghìn tỷ đồng từ du lịch

 

  

Năm 2014, ngành du lịch TP Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tổng doanh thu 94 nghìn tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng 15%) và đón 4,4 triệu lượt khách quốc tế. Để đạt được mục tiêu nêu trên, ngành du lịch thành phố tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch, tập trung phát triển du lịch đường thủy, nhất là đường sông nội đô; ưu tiên du lịch sinh thái; đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị đến du khách, chú trọng các thị trường tiềm năng; tăng cường liên kết vùng, tiếp tục thực hiện chương trình kích cầu, xúc tiến du lịch gắn với phát triển các ngành dịch vụ trên cơ sở phối hợp giữa các sở, ngành của thành phố...

 

Năm 2013, thành phố đón hơn 4,1 triệu lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt 81 nghìn 970 tỷ đồng.

* Theo UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2014, thành phố sẽ trợ giúp sửa chữa 818 căn nhà cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn. Chương trình được triển khai làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ ngày 1- 3 đến ngày 1-7, giúp sửa chữa 490 căn nhà. Giai đoạn 2, từ ngày 1-4 đến ngày 31-8, giúp sửa chữa 328 căn nhà còn lại, chi phí bình quân 20 triệu đồng/căn. Nguồn vốn được các đơn vị quận, huyện, hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố đóng góp; UBND thành phố Đà Nẵng giải quyết nguồn kinh phí đối ứng đã được phê duyệt theo Đề án là 3,6 tỷ đồng... Tùy đặc thù mỗi địa phương, tuổi thọ của từng ngôi nhà, thành phố sẽ xem xét hỗ trợ, xây mới toàn bộ. Năm 2013, TP Đà Nẵng đã giúp sửa chữa 900 ngôi nhà của các đối tượng chính sách - xã hội với tổng kinh phí là 18 tỷ đồng.

PV và TTXVN