Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Tết Việt của chàng trai Pháp


(TNO) Pierre, 26 tuổi, đến từ Lion (Pháp), thành viên tổ chức VVIRC (Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chính Minh) lên tàu khám phá du lịch đà nẵng vào đúng mùng 2 Tết. Tết Việt trong Pierre chính là bánh chưng, cây quất và những chuyến du lịch khám phá biển Việt Nam.
“Cái Tết đầu tiên ở Việt Nam thật đặc biệt là tôi có thể ăn Tết ở cả miền Bắc và miền Trung”, Pierre cười chia sẻ niềm vui với chúng tôi ngày đầu năm mới.
Pierre tên đầy đủ là Aguado Pierre, cha mẹ anh là người Tây Ban Nha di cư sang Pháp. Anh sang Việt Nam từ tháng 5.2012, tham gia trung tâm VVIRC. Nhiệm vụ của Pierre và các tình nguyện viên (TNV) khác là kết nối, tổ chức các chương trình tình nguyện trong cả nước, như dạy học, khám chữa bệnh cho trẻ em nghèo, hiến máu nhân đạo…
Tranh thủ các kỳ nghỉ trong năm, Pierre thường đi du lịch cù lao chàm, vì theo anh nước Việt Nam có rất nhiều địa điểm vui chơi khám phá, đặc biệt các bãi biển, đồ ăn thì khỏi chê.
“Tại Pháp, chúng tôi đón năm mới theo lịch dương, không theo lịch âm như các bạn. Chúng tôi thường quan niệm, Giáng sinh là lễ dành cho gia đình, còn năm mới là dịp dành cho bạn bè, những ngày này, bạn bè thường tụ tập, ăn uống, đi du lịch”, Pierre cho hay.
Ngày Tết, chúng tôi phải đợi mãi mới gặp được Pierre, anh nói có nhiều dự án tình nguyện phải nghiên cứu, thảo luận cùng các TNV khác nên khá bận rộn. Chàng trai 26 tuổi cười suốt trong cuộc gặp gỡ, anh nói không biết nhiều tiếng Việt, nhưng phát âm rất chuẩn từ “phở”. Chỉ cho anh xem cây quất cảnh một người dân bày trong nhà, anh cười rất tươi và nói rõ ràng trước con mắt ngạc nhiên của tất cả chúng tôi: “I know. Cây quất” (Tôi biết cây này là cây quất).

Pierre (áo xanh) và một người bạn sinh viên Việt Nam - Ảnh: Thúy Hằng
Nhiều điều mới mẻ
Pierre được ăn bánh chưng, hành muối chấm tương ớt từ các anh chị người Việt Nam tại trung tâm VVIRC từ 23, 24 tháng chạp. Đây là lần đầu tiên Pierre biết đến món ăn này, anh nói có thể ăn một lúc 3 miếng bánh chưng liền mà không thấy ngán.
Pierre để ý mọi người mua hoa, đặc biệt nhiều hoa đào về chưng trong năm mới. Tục lệ lì xì mừng tuổi cũng là một điều mới mẻ với Pierre.
“Tôi chưa từng ăn Tết ở một đất nước nào khác, năm nay đặc biệt nhất đấy. Không khí Tết ở Việt Nam thật là sôi động. Ai cũng cười, nói. Nhưng tôi rất sợ giao thông những ngày này, mọi người phóng xe vù vù”, Pierre thật thà chia sẻ.

Pierre (áo xanh) và những người bạn Việt Nam - Ảnh: Thúy Hằng
Pierre đang trên tàu vào miền Trung, hành trình 7 ngày nghỉ Tết tại Việt Nam của Pierre sẽ khám phá Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng.
Trước đó, Pierre cũng đã đến Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), đảo Cát Bà (Hải Phòng).
“Người trẻ hãy nên đi thật nhiều và học hỏi thật nhiều. Hoạt động tình nguyện cũng là một cách để mình thấy cuộc sống thật đáng yêu”, Pierre gửi lời nhắn nhủ tới các bạn trẻ.
Thúy Hằng - Đan Hạ

Ngắm hoa đào chuông "lạ" ở Bà Nà


(Dân trí) – Mỗi dịp tết đến xuân về là hoa đào chuông lại đua nhau khoe sắc trên đỉnh Bà Nà. Cách Đà Nẵng khoảng 30km về phía Tây, du lịch bà nà hill là một khu du lịch nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp.

Cáp treo lên đỉnh Bà Nà
Đến Bà Nà vào những ngày Xuân này, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng với hình ảnh hoa đào chuông nở khắp nơi.
Cái tên “đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa này vì có những cánh hoa khi nở rộ trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm treo lủng lẳng nhưng rất duyên dáng trên cành.
Đào chuông thuộc họ đỗ quyên (Ericcaceae) bộ Ericales, lớp Magnoliopsida, là loại cây tiểu mộc chỉ cao khoảng 5m trở lại, lá nhỏ, nhánh non không lông, được phân bố ở độ cao từ 1.400m trở lên.
Mời độc giả chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa đào chuông trên đỉnh Bà Nà, loài hoa đặc biệt chỉ nở rộ vào mùa xuân.
Công Bính

Ngắm hoa đào chuông trên đỉnh Bà Nà


(VTC News) – Tết đến xuân về, hoa đào chuông, loài hoa đặc trưng, biểu tượng cho khu du lịch bà nà hill (Đà Nẵng) lại nở hoa khoe sắc. Hàng ngàn chiếc chuông nhỏ treo duyên dáng trên các sườn đồi dẫn lên đỉnh Bà Nà.
Không phải ai cũng may mắn được ngắm hoa đào chuông đang ngậm sương trong nắng sớm, óng ánh hồng như nụ cười của “nàng công chúa” Bà Nà đầy quyến rũ.
 
Hoa đào chuông khoe sắc trên đỉnh Bà Nà
Hoa như những chiếc chuông nhỏ xinh xắn
Và khi đã ngắm hoa đào chuông, chắc hẳn ai cũng hiểu, vì sao hoa đào chuông là biểu tượng của khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ. Cứ độ Xuân về, hoa đào chuông lại khoe sắc, nở rộ như hàng ngàn chiếc chuông nhỏ treo duyên dáng trên các sườn đồi dẫn lên đỉnh Bà Nà.
 
Bửu Lân

Du khách Malaysia xông đất Đà Nẵng


(TNO) Lúc 15 giờ 30 phút chiều nay 10.2 (mùng 1 Tết), chuyến bay A320 của hãng Air Asia đã đưa 152 du khách Malaysia đáp xuống sân bay Đà Nẵng, chính thức “xông đất” thành phố bên sông Hàn.
>> Gần 144.000 du khách đón tết ở đà nẵng


Sở VH-TT-DL Đà Nẵng chúc mừng ông Adam Lee (bên trái) là du khách đầu tiên xông đất Đà Nẵng
Ra khỏi cổng ga đến quốc tế tại sân bay Đà Nẵng đầu tiên là du khách Adam Lee, quốc tịch Malaysia.
Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và du lịch đà nẵng (VH-TT-DL) đã gửi lời chúc tết, tặng hoa và quà lưu niệm cho ông Adam Lee cùng các hành khách trên chuyến bay đầu tiên đến TP.Đà Nẵng vào năm mới.
Cũng trong ngày 10.2, TP.Đà Nẵng đón 4 chuyến bay định kỳ, 5 chuyến bay thuê từ Malaysia, Singapore, Incheon, Ma Cao, Thượng Hải… với hơn 1.000 du khách.
Theo Sở VH-TT-DL, năm 2012 du khách đường hàng không đến Đà Nẵng đạt 157.000 lượt, tăng 236,2% nhờ khai thác nhiều đường bay mới từ Nga, Hàng Châu, Nam Kinh, Ma Cao.
Đồng thời, các hãng Korean Air, Asiana Airlines cũng tăng từ 2 lên 4 chuyến bay/tuần, Silk Air tăng từ 4 lên 5 chuyến/tuần…
Trong năm 2013, Sở VH-TT-DL dự kiến với việc nhiều hãng hàng không mở lại và mở mới các đường bay Pakse, Hồng Kông, Bangkok, Trùng Khánh, Đại Liên… đến Đà Nẵng, lượng du khách đến Đà Nẵng bằng đường hàng không sẽ tăng 20%.
Tin, ảnh: Nguyễn Tú
>> Du khách đến Đà Nẵng bằng tàu du lịch biển tăng trở lại
>> Đà Nẵng lập đội chống chèo kéo du khách
>> Phạt gần 90 triệu đồng các khách sạn, karaoke vi phạm
>> Khai mạc Hội hoa xuân Đà Nẵng
>> Phạt, tước giấy phép đơn vị bôi xấu du lịch đà nẵng

152 du khách "xông đất" Đà Nẵng mồng Một Tết


15h30 chiều mồng Một Tết, chiếc máy bay A320 của hãng hàng không Asia Air đã đưa 152 du khách từ Kuala Lumpur (Malaysia) hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng, "xông đất" TP bên sông Hàn trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Các du khách quốc tế từ Kuala Lumpur hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng chiều mồng Một Tết Quý Tỵ - Ảnh: HC
Là vị khách quốc tế đầu tiên bước ra khỏi nhà ga và được đại diện Sở VH-TT-du lịch đà nẵng tặng hoa, quà lưu niệm chúc mừng, anh Adam Lee sống ngay tại Kuala Lumpur cho hay, anh đã có nhiều lần đến Đà Nẵng và rất thích cảnh quan sạch, đẹp nơi đây. Chính vì vậy, anh quyết định chọn TP này để được hưởng không khí vui đón Tết cổ truyền của người dân Việt Nam cũng như người dân nhiều nước châu Á.
"Khỏi phải nói biển Đà Nẵng hấp dẫn như thế nào. Các món ẩm thực miền biển của Đà Nẵng cũng hết sức đặc sắc. Nhưng tôi còn khám phá ra nhiều địa chỉ ẩm thực khác cũng rất thú vị như cafe Long trên đường Quang Trung, các quán bún thịt nướng trên đường Hoàng Diệu. Và nhất định trong chuyến du lịch lần này tôi sẽ cố gắng khám phá thêm nhiều địa chỉ lý thú mới nữa. Xin chúc người dân Đà Nẵng, xin chúc Việt Nam một năm mới thật nhiều may mắn và hạnh phúc" - Anh Adam Lee bày tỏ với tất cả sự hồ hởi.
Đại diện Sở VH-TT-DL Đà Nẵng tặng hoa cho các du khách quốc tế "xông đất" TP năm mới Quý Tỵ - Ảnh: HC
Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng cho hay, chỉ trong ngày mồng Một Tết Nguyên đán Quý Tỵ có tất cả 10 chuyến bay quốc tế đi và đến sân bay Đà Nẵng với tổng lượng khách khoảng 1.500 người. Riêng trong năm 2012, khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng đạt khoảng 157.000 lượt, tăng đến 236,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông, nguyên nhân du khách quốc tế đến Đà Nẵng bằng đường hàng không tăng cao là do bên cạnh các đường bay khai thác ổn định nhiều năm còn có thêm nhiều đường bay mới từ vùng Viễn Đông (Nga), Hàng Châu, Nam Kinh, Ma Cao (Trung Quốc) đến Đà Nẵng sau khi nhà ga hành khách mới đạt tiêu chuẩn hiện đại hàng đầu khu vực được đưa vào khai thác tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Anh Adam Lee vui mừng được là người đầu tiên "xông đất" Đà Nẵng nhân dịp Tết cổ truyền của người dân Việt Nam và nhiều nước châu Á - Ảnh: HC
Tính đến nay đã có 12 đường bay do các hàng hàng không quốc tế khai thác đến sân bay này. Trong đó có 3 đường bay trực tiếp thường kỳ và 9 đường bay trực tiếp thuê chuyến. Bên cạnh đó, các hãng hàng không như Korean Air, Asiana cũng tăng từ 2 lên 4 chuyến/tuần, Silk Air tăng từ 4 lên 5 chuyến/tuần, góp phần làm tăng thêm lượng khách quốc tế đến tham quan, lưu trú tại Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, cô Chu Uy Vũ, một du khách nữ gốc Trung Quốc hiện sinh sống tại Malaysia vừa hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng chiều mồng Một Tết còn "bật mí" thêm: "Phong cảnh tự nhiên tươi đẹp, sức hấp dẫn của biển, môi trường trong lành và ẩm thực phong phú của Đà Nẵng đã được nhiều người Trung Quốc truyền miệng với nhau. Và vì thế lượng khách Trung Quốc chọn Đà Nẵng làm điểm đến du lịch cũng ngày càng nhiều".
Cô hu Uy Vũ "bật mí" vì sao lượng khách Trung Quốc đến Đà Nẵng tăng mạnh - Ảnh: HC
Sở VH-TT-DL Đà Nẵng cho biết, ngay đầu năm mới 2013 đã có thêm nhiều tín hiệu vui về sự phát triển của các đường bay quốc tế mới đến sân bay quốc tế Đà Nẵng. Trong đó đường bay Pakse (Lào) - Đà Nẵng vừa được Lao Airlines chính thức đưa vào khai thác hôm 8/1. Đến tháng 3 tới sẽ có thêm các đường bay từ Hồng Kông, Nga, Bangkok và nhiều TP lớn của Trung Quốc như Trùng Khánh, Đại Liên đến Đà Nẵng...
"Căn cứ kế hoạch dự kiến của các doanh nghiệp du lịch và các hãng hàng không, chúng tôi dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng trong năm 2013 có thể tăng hơn 20% so với năm 2012, tức đạt khoảng 189.000 lượt khách" - ông Trần Chí Cường cho hay.
HẢI CHÂU

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Khai trương hệ thống cáp treo lên chùa Bà (Tây Ninh)


Hệ thống cáp treo mới có tổng chiều dài 1.112 m, gồm 37 ca bin, mỗi ca bin chở được 8 hành khách/lượt.
Sau gần một năm xây dựng, ngày 9/2 (ngày 29 tết Quý Tỵ 2013) Công ty cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh chính thức khai trương, đưa vào vận hành hệ thống cáp treo mới theo công nghệ châu Âu, để đưa đón khách hành hương từ chân núi lên chùa Bà và ngược lại.

Hệ thống cáp treo mới được xây dựng theo công nghệ châu Âu
Hệ thống cáp treo mới có tổng chiều dài 1.112 m, gồm 37 ca bin, mỗi ca bin chở được 8 hành khách/lượt; thời gian vận hành lên xuống là 4 phút/lượt; độ cao chênh lệch từ nhà ga phía dưới và nhà ga phía trên là 208,50 m; toàn hệ thống cáp treo có 9 trụ (cột) do phía Việt Nam chế tạo. Tập đoàn Doppelmayr (Cộng hòa Áo) trúng thầu cung cấp hệ thống thiết bị và cabin trị giá hơn 3 triệu EUR; Công ty CP Đầu tư và Phát triển xây dựng INVESTCO trúng thầu xây dựng 2 nhà ga và công trình phụ trợ. Tổng kinh phí xây dựng toàn bộ hệ thống là 208 tỷ đồng.
Việc đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo mới sẽ hoạt động song hành và từng bước thay thế hệ thống cáp treo cũ được xây dựng từ năm 1998 đã trở nên quá tải so với lượng khách du lịch đà nẵng ngày càng tăng.
Mỗi năm, nhất là khi tết đến xuân về, lượng khách hành hương đến Khu du lịch cù lao chàm núi Bà Đen tăng đáng kể. Mùa hội xuân năm nay (từ mùng 1 Tết đến 15 tháng giêng), dự kiến sẽ có hàng triệu khách đến hành hương, phúng viếng, tham quan thắng cảnh tại khu du lịch núi Bà Đen, trong đó 1/3 lượng du khách lên xuống chùa Bà bằng dịch vụ cáp treo./.

Tuần lễ du lịch văn hóa Bắc Ninh đầu xuân Quý Tỵ


(VietQ.vn) - Tuần lễ du lịch Văn hóa Bắc Ninh được tổ chức từ ngày 18 - 27/2, tức mùng 9 đến ngày 18 tháng Giêng.
Tại đây, du khách có thể tham dự rất nhiều hoạt động du lịch đà nẵng, lễ hội đặcsắc, mang đậm bản sắc văn hóa miền đồng bằng Bắc Bộ.

Chương trình nghệ thuật thường niên "Về miền quan họ" là điểm nhấn của Tuần lễ du lịch Văn hóa Bắc Ninh 2013
Nhiều hoạt động chính của Tuần lễ du lịch cù lao chàm văn hóa Bắc Ninh như: Hội thi Hát Quan họ đầu Xuân, Hội Báo Xuân, Triển lãm Sinh vật cảnh và các trò chơi dân gian, chương trình nghệ thuật “Về miền quan họ 2013”; Hội chợ Thương mại – du lịch Bắc Ninh 2013 diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc; Lễ hội Lim (12 và 13 tháng Giêng) tại đồi Lim, Tiên Du; lễ hội Kinh Dương Vương (17 và 18 tháng Giêng) tại thôn Á Lữ, Đại Đồng Thành, Thuận Thành…
Theo đại diện ban tổ chức, các khâu tổ chức, tuyên truyền sẽ được chú trọng, chuẩn bị chu đáo để tuần lễ diễn ra ý nghĩa, giới thiệu quảng bá được nét văn hóa đặc trưng cũng như hình ảnh đất và người Bắc Ninh - Kinh Bắc, hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.
Thu Huyền

Olivier Page với “tiểu thuyết Việt Nam”


TTCT - Olivier Page là biên tập viên cho sách hướng dẫn du lịch đà nẵng Guide du Routard, đồng thời là nhà báo và nhà văn với địa chỉ chính ở Paris (Pháp), nhưng phần lớn thời gian rong ruổi trên mọi nẻo đường. Từ gần 30 năm nay, Việt Nam luôn có mặt trong danh sách những điểm đến yêu thích của Olivier Page. Olivier Page ở đền thờ công chúa Huyền Trân - Ảnh nhân vật cung cấp
Olivier Page sinh năm 1956 ở vùng Bretagne, miền Tây nước Pháp, gần Saint Malo vốn nổi tiếng là thành phố của những nhà thám hiểm. Có lẽ cũng vì sinh ở vùng này mà niềm đam mê viễn du đã ngấm vào máu Olivier Page và ông biến nó thành nghề nghiệp chính của mình.
Olivier Page tới Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 12-1983. Lần đó, ông chỉ quá cảnh Việt Nam để vào Campuchia làm phóng sự cho một tờ báo Pháp. Với ông, ba ngày ở TP.HCM năm đó đầy ắp những khám phá và bất ngờ.
Olivier Page nhớ lại: “Điều làm tôi ấn tượng nhất lúc đó là thành phố thật tĩnh lặng. Mọi thứ diễn ra thật chậm rãi. Rất hiếm thấy người nước ngoài trên phố, trừ một số người Nga, Cuba, Ba Lan hay Bulgaria. Hồi đó còn chưa có khách du lịch cù lao chàm. Mọi người cứ hỏi có phải tôi là người Nga không và rất ngạc nhiên khi biết tôi là người Pháp. Tôi thấy rất cảm động vì lòng tốt của mọi người và mong muốn được trò chuyện giao tiếp với họ. Tình hình kinh tế lúc đó cũng rất khó khăn, nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ khi có đổi mới”.

vịnh Hạ Long - Ảnh nhân vật cung cấp
11 năm sau, khi đã đủ đầy trải nghiệm về Việt Nam, Olivier Page bắt tay vào biên soạn cuốn Guide du Routard đầu tiên về Việt Nam. Tại sao lại là năm 1994 chứ không sớm hơn hoặc muộn hơn? Olivier giải thích: “Năm đó, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton quyết định bỏ cấm vận áp đặt với Việt Nam từ năm 1975. Năm 1994 là khởi đầu một giai đoạn lịch sử mới với Việt Nam. Khách du lịch tới Việt Nam ngày càng nhiều. Việt Nam đã mở cửa ra thế giới. Hạ tầng du lịch được cải thiện, từ hàng không, khách sạn, nhà hàng tới các hãng du lịch.
Cũng thời điểm đó, một số bộ phim như Đông Dương của đạo diễn Régis Wargnier, Điện Biên Phủ của Pierre Schoendoerffer hay Người tình của Jean-Jacques Annaud giúp công chúng Pháp biết thêm về Việt Nam và lịch sử đất nước này. Các phương tiện truyền thông thôi thúc người Pháp tới Việt Nam để được thấy tận mắt đất nước này. Vì người Pháp tới Việt Nam du lịch ngày càng nhiều nên Nhà xuất bản Hachette quyết định ấn hành một cuốn sách hướng dẫn du lịch về Việt Nam và đó là một quyết định đúng đắn”.
Gần 20 năm qua, năm nào cuốn Guide du Routard về Việt Nam cũng được tái bản với nhiều bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp tình hình thực tế, vì đất nước không ngừng thay đổi. Mỗi năm, Olivier Page cùng các biên tập viên khác lại tới Việt Nam để khảo sát thực địa và đưa vào sách những khám phá mới về mọi miền đất nước. So với phiên bản năm 1994, phiên bản 2013 dày gấp đôi và có thêm nhiều địa danh mới đáng để khám phá như vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Olivier cùng các đồng nghiệp cũng rất chịu khó mày mò để giới thiệu những địa danh hay tuyến đường hấp dẫn mà ít được du khách nước ngoài biết tới như tour đi bộ ở vùng Pleiku và Kon Tum, lặn biển ở Cù Lao Chàm, tuyến đường từ Điện Biên Phủ tới Sa Pa đi qua Lai Châu, hay những tour đi bộ qua các làng dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc.

Ảnh nhân vật cung cấp

“Tôi nghĩ là thật hay nếu ta làm được những điều lớn lao mà vẫn khiêm nhường. Đó chính là điều tôi thích ở người Việt, dù họ giàu hay nghèo, là công nhân, nông dân, thương gia, bác sĩ, kỹ sư, nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ hay anh hùng. Đó là bài học cuộc đời tuyệt vời”
Olivier Page
“Tôi nghĩ là thật hay nếu ta làm được những điều lớn lao mà vẫn khiêm nhường. Đó chính là điều tôi thích ở người Việt, dù họ giàu hay nghèo, là công nhân, nông dân, thương gia, bác sĩ, kỹ sư, nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ hay anh hùng. Đó là bài học cuộc đời tuyệt vời”
Olivier Page
Sau 15 năm xuôi ngược mọi nẻo đường Việt Nam, Olivier Page quyết định xuất bản một cuốn bút ký về những chuyến đi của mình tới Việt Nam. Ông bỏ ra sáu tháng để biên tập lại các ghi chép của mình về các chuyến đi, nhất là từ năm 2000 trở về sau này. Cuốn Dragon de Cœur, voyage au Viet Nam sur la route Mandarine (tạm dịch: Rồng trong tim - du lịch Việt Nam theo đường cái quan) ra đời năm 2009.
Về tựa đề của cuốn sách, Olivier giải thích: “Tôi dùng hình ảnh trái tim vì nếu không có thiện cảm với một đất nước thì không thể nào yêu mến đất nước đó được. Thiện cảm có thể biến thành tình cảm gắn bó, thậm chí là niềm say mê, nếu ta thấy gắn bó với những nơi chốn và con người”.
Trong cuốn bút ký này, Olivier Page kể lại những câu chuyện thật về những con người ông gặp trên đường từ Bắc vào Nam. Ông chọn hình thức bút ký chứ không phải tiểu thuyết vì theo ông, ở Việt Nam, thực tế cuộc sống đã chính là tiểu thuyết rồi. Và theo ông thì thực tế thậm chí có thể vượt xa trí tưởng tượng nếu ta chịu đi đó đây và biết quan sát. Khi đi khám phá Việt Nam, Olivier tình cờ gặp được những con người với những số phận thật kỳ lạ: kỹ sư lâm nghiệp trở thành nhà nhiếp ảnh, kỹ sư nông nghiệp làm nhà chiêm tinh, nhà thơ, võ sĩ mở khách sạn cho chó mèo…
Câu chuyện cảm động nhất có tên là “Bí mật bướm đen”. “Đó là chuyện về một cán bộ ở Hà Nội tìm được hài cốt anh trai là chiến sĩ hi sinh trên chiến trường tại Long An năm 1974. Khi đi ngược ra Bắc, một con bướm đen đã lọt vào trong xe ông và đậu lên quách đựng hài cốt. Con bướm cứ ở đó mãi không bay đi. Có lẽ con bướm nhỏ ấy là linh hồn của người chiến sĩ. Khi quách đựng thi hài được chôn xuống đất ở nghĩa trang thì con bướm cũng khép cánh lại mà chết”.
Olivier Page cũng rất nhớ cuộc gặp gỡ với một vị anh hùng, thương binh, cha của một người bạn ông ở Hà Nội. Olivier cùng ông ấy quay lại chiến trường nơi ông từng chiến đấu khi còn trẻ, ở gần vĩ tuyến 17. Từ năm 1970 tới lúc đó, ông đại tá chưa có dịp quay lại nơi này. Olivier nhớ lại: “Trong những ngày đó, ông đã kể cho tôi nghe về đời mình, về những trận chiến đấu, và tôi thấy ông thật can đảm. Ông đã hi sinh phần lớn cuộc đời mình cho Tổ quốc. Tôi rất gắn bó với ông, dù chúng tôi rất khác nhau. Mỗi lần gặp ông, tôi đều thấy rưng rưng xúc động. Ông đã kể cho tôi nghe về những mất mát hi sinh của người lính một cách hết sức chân thực”.

Ảnh nhân vật cung cấp
Gần 20 năm rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường Việt Nam, Olivier Page đã nhiều lần được đón tết ở Hà Nội và TP.HCM. Điều ông thích nhất là không khí náo nức, hứng khởi, say sưa rất con người của ngày tết. Ông nói: “Tết như khoảng lặng bất chợt trong cuộc sống náo nhiệt. Dường như trong những ngày này, người Việt Nam chỉ muốn gặp gỡ gia đình, bạn bè, quên đi những lo toan trong cuộc sống. Tết là cách để tạm dừng dòng thời gian.
Tôi cũng rất thích khía cạnh tâm linh và đạo đức của ngày tết: Tết đến, người ta tha thứ cho nhau, thanh toán nợ nần, hòa giải với nhau nếu có thể, gặp gỡ, ăn uống, hội hè. Không khí an hòa vui vẻ xua tan mọi lo âu thường ngày. Người ta có cảm giác là mọi thứ đều có thể làm được, rằng có trời phật lo cho số phận con người, rằng trời hạ xuống đất để nói rằng bác ái là một trong những giá trị lớn nhất trên đời.
Tôi thích những con phố trang hoàng đầy hoa, tôi thích những ngôi chùa phủ đầy hoa, những ngôi nhà dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng đẹp đẽ đón tết, bàn thờ tổ tiên đầy đồ thờ cúng, mùi hương trầm trong các ngôi đền, pháo hoa bên hồ Hoàn Kiếm, những đốm lửa nhỏ đốt trên vỉa hè giữa đêm để xua đuổi tà ma. Tôi thích sự hân hoan của người Việt trong dịp tết”.
Olivier Page nói ông sinh ra là người Pháp, nhưng ông muốn mình là công dân thế giới, quan tâm đến những nền văn hóa khác. “Tôi không trở thành người Việt Nam, nhưng tôi có thể cảm nhận và hiểu được tâm hồn Việt Nam” - ông chia sẻ. Theo Olivier, những chuyến đi tới Việt Nam đã mang lại cho ông rất nhiều điều. Người Việt đã giúp ông hiểu được những giá trị tinh thần vô giá: sự gắn bó với truyền thống, ý nghĩa của gia đình, sự tôn trọng người cao tuổi, lòng yêu trẻ thơ, tính khiêm nhường.
Ông kết luận: “Tôi nghĩ là thật hay nếu ta làm được những điều lớn lao mà vẫn khiêm nhường. Đó chính là điều tôi thích ở người Việt, dù họ giàu hay nghèo, là công nhân, nông dân, thương gia, bác sĩ, kỹ sư, nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ hay anh hùng. Đó là bài học cuộc đời tuyệt vời”.

Ảnh nhân vật cung cấp

Mẹ đơn thân du Xuân


Ngày còn làm mẹ Bổi, đầu tắt mặt tối vì công việc gia đình, ôm con, cung chụng ông chồng trái tính trái nết thì làm gì có chuyện mình du Xuân cơ chứ. Giờ nếm mùi chơi Xuân mùa Tết mới thấy đời người ta cảnh nào cũng đáng sống, chỉ cần dám mở lòng ra mà đón nhận niềm vui. Năm nay mình lại du Xuân.
Tết đơn thân buồn thế ta ơi
Sau 5 năm làm vợ, mình lại độc thân, ôm con trai về nhà ngoại ở. Bắt đầu làm mẹ đơn thân.
Ông bà ngoại hết lòng thương con cháu, mà lòng mình cứ nhói đau lúc nọ lúc kia. Nhất là mỗi mùa Tết đến, thấy phận mẹ đơn thân mới chênh chao cô lẻ làm sao. Cũng sắm sanh tất bật mà cứ tới giao thừa là lại vào phòng riêng nước mắt đầm đìa thương mình, thương con. Không tài gì thoát được mặc cảm dù bố mẹ, anh chị em ruột, bạn bè động viên và tự thân cũng thấy ly hôn là lối thoát hợp lý.
Mình sợ Tết. Sợ nhất là mấy ngày họ hàng tới chúc Tết. Chẳng ai nhắc chuyện nhưng mình cứ tránh đi. Ngỡ như mình ở đó, bố mẹ cũng phải chạnh lòng vì con cái duyên phận không như ý. Không nằm co trong phòng cho nhà buồn thêm, mình cũng chả đến nhà ai vì sợ mang cái dớp buồn tới họ. Lang thang ngoài phố, ngồi quán hết buổi nọ sang buổi kia. Sáng đi, tối mịt mới về. Ngồi một mình ôm laptop, đọc sách, nghe nhạc mãi cũng chán, lại nghĩ lung tung. Chỉ mong tới ngày đi làm. Trốn Tết là một cực hình.

Hai năm như thế thì chị dâu phát hiện ra mình né Tết. Mình nghĩ chuyện trốn Tết đến nơi xa nhân danh đi du lịch.
du lịch đà nẵng để… trốn Tết
Nghĩ lại vẫn thấy mình liều lĩnh. Làm nhân viên văn phòng, không có nhiều đam mê du lịch cù lao chàm, chưa bao giờ đi xa một mình mà dám tự mua tour đi Thái Lan trốn Tết. Mình muốn trốn tới nơi không Tết.
Bố mẹ đồng ý ngay với kế hoạch “đổi gió” của mình, dù giọng các cụ không giấu nổi chút âu lo. Con trai sẽ về nội ăn Tết với bố.
Tour du lịch bắt đầu vào ngày 29 Tết. Chuyến bay chỉ hơn tiếng đã hạ cánh xuống sân bay Băng Kốc. Nắng ngập tràn và không khí ngày thường của thành phố làm mình nhẹ nhõm.
Thời gian biểu khít rịt của tour chả cho mình rảnh để nghĩ lẩn thẩn. Dù một mình nhưng chả ai biết mình đơn côi. Những ngôi chùa, tượng Phật tuyệt đẹp của đất Thái, những màu hoa lạ, không gian hoàng cung thâm nghiêm mà rộn rã mùa du lịch cuốn mình đi. Quên mất Tết đang về nơi quê mẹ. Quên mất nỗi buồn dâng dần lên ngực, lên mắt từ chiều ba mươi.
Đoàn khách từ Việt Nam vẫn có tiệc tất niên. Phút giao thừa mình không tránh được nỗi tức nghẹn trong lồng ngực. Cô đơn hơn vì nỗi nhớ bố mẹ, nhớ con trai. Muốn bay về ngay để dụi vào lòng bố mẹ, để ôm rít lấy con trai mà thiếp đi. Biết thế chẳng đi. Hóa ra dù có trốn được nỗi mặc cảm thì tình yêu thương của mọi người mới thực là cái mình cần nương vào mà sống. Đêm qua phải nhờ mấy viên thuốc ngủ mang sẵn theo người.
Hai ngày cuối tour, mấy em tre trẻ trong đoàn làm quen. Thế là mình có nhóm cùng đi siêu thị, chợ đêm, xem đêm vũ công chuyển giới biểu diễn. Mình cảm giác trẻ lây. Giật mình sao mới ít năm lăn vào đời sống gia đình không ấm êm, rồi một mình nuôi con mà mình khác xưa quá. Mình mới hơn 30 tuổi, cuộc đời còn dài quá, u sầu mãi khéo mà đánh mất chính mình.
Chợt thấy mình đã có chuyến đi không vô ích dù bắt đầu chỉ là trốn chạy sự đời. Thấy như bắt đầu ra khỏi “trận ốm” cả tinh thần và thể xác những năm qua, bắt đầu từ từ bước tới.

Du Xuân gặp mùa hoa nở giữa lòng
Từ chuyến đi Thái Lan, mình cảm nhận du lịch thực là một cơ hội để khám phá không chỉ thế giới bên ngoài mà cả những nguồn năng lượng trong chính bản thân. Đi xa, lùi ra chút để nhận thấy mình cần sống, còn yêu thương. Trong những không gian mới, như thể cuộc đời lại bắt đầu.
Thế là kế hoạch du lịch Tết năm sau được lên và chuẩn bị từ đầu thu. Chị bạn cũng cảnh làm mẹ đơn thân muốn đi cùng.
Rút kinh nghiệm nỗi buồn giao thừa xa xứ và tính toán để trọn vẹn lo Tết của người thân, chuyến đi sẽ bắt đầu từ mùng 2 đến hết mùng 6. Hai chị em muốn thong dong hơn để khám phá niềm vui du Xuân nên không mua tour mà tự đặt trước vé tàu, đặt phòng khách sạn ở Quy Nhơn. Mình đã đọc trên blog người bạn về miền đất ấy với những mời gọi khám phá hợp với hai “ta balô” chúng mình. Con trai đã tròn 10 tuổi, ra dáng nam nhi, động viên mẹ cứ đi chơi đi, con sẽ ở nhà “giúp” ông bà ngoại ăn Tết.
Mình lúi húi thu dọn nhà cửa, bày biện hoa cảnh, bàn thờ, sắm sanh Tết nhất đâu vào đó. Mình làm sẵn bỏ tủ lạnh vài món mới học được, có thể ăn dài ngày như bò kho gừng, tai heo dầm mắm. Ngay bóng bì, măng, mộc nhĩ cũng sơ chế bỏ vào các hộp, ăn bữa nào lấy ra chế biến bữa đó. Mẹ rơm rớm nước mắt xúc động nhìn con gái Tết nay xăng xái bày biện như hồi chưa lấy chồng, con gái đang hồi sinh.
Lòng mình tĩnh hơn nhưng nỗi cô độc vẫn như dằm nhói trong tim. Đi du Xuân không hẳn để trốn nỗi buồn của gia đình như năm trước nhưng thực ra cần một không gian ở đó mình “vô danh” để khỏi chạnh lòng xúc cảm sum họp hạnh phúc của gia đình riêng mà mình đã bị mất. Mong manh hy vọng sẽ tiếp tục tìm thấy điểm mới ở bản thân mình mà đi tới sau những lỡ dở.
Sau giao thừa, sau mùng 1 ấm áp ở nhà, đoàn tàu chuyển bánh đưa chị em mình đi vào trưa mùng 2. Tết ở Quy Nhơn, hoa mai nở vàng rờm rợp như có thể xua hết bất kỳ nỗi u ám nào trong nhân thế. Thành phố xinh xắn ôm viền bờ biển. Khách sạn ngay gần mép sóng. Hai chị em hợp cảnh, hợp chuyện, ríu rít lòng vòng đi chơi Gềnh Ráng, mộ Hàn Mặc Tử, tháp Bánh Ít, mặc sức nếm các món đặc sản bánh xèo, gà chỉ, bún cá… Thành phố yên bình thật hợp với ước muốn đi tìm an nhiên nơi cõi thế của mình.
Ngày mùng 5, lễ tân khách sạn báo đã đặt giùm một tour đi thăm chùa Ông Núi, cách thành phố chừng đôi ba chục km và hoàn toàn miễn phí. Hướng dẫn viên nghiệp dư chính là mấy anh chàng cũng từ Hà Nội vào ở cùng khách sạn. Họ là nhóm bạn ham chụp ảnh, quay lại Quy Nhơn lần thứ tư rồi, cứ đùa cần “người mẫu ảnh” nên mời chị em mình đi chung cho vui.
Vượt qua nỗi ngại ngần vì vẫn “ngán” đàn ông sau những đổ vỡ, chị em mình xếp ba lô theo đoàn suốt một ngày. Một anh cùng đi thuyết minh vanh vách về lịch sử chùa và các địa danh ở Quy Nhơn. Một ngày rộn vui. Mình quên mất mình đang đi trốn Tết, quên mất mình là mẹ đơn thân, chỉ còn một mình trẻ trung, phơi phới yêu thiên nhiên. Chị bạn trêu rằng cứ thế mà sống đi, có gì ngăn cản em yêu em, yêu người, yêu đời đâu chứ.
Ử nhỉ, sao cứ tự giam trong những mặc cảm đổ vỡ, để rồi tự hạn chế những cơ hội sống, giao tiếp, cởi mở của chính mình.
Vậy là chuyến đi của hai mẹ đơn thân thành công mỹ mãn.
Mình lại du Xuân chứ!!!

Từ chỗ đi trốn Tết, giờ mình đi để tận hưởng những mùa Xuân thư thái mà một bà mẹ bận bịu gia đình, chồng con bấn bíu chả bao giờ có thể mong có được.
Đi giữa mùa Xuân, sống với xúc cảm mới ở những miền đất mới, không chỉ tìm lại được mình mà còn nhận ra khả năng hồi sinh của con người mạnh mẽ vô biên. Mình tự làm điều mình muốn, dấn thân vào những chuyến đi xa trước đó chưa bao giờ nghĩ là có thể. Mình độc lập hơn nhưng cũng hiểu cần được yêu thương biết mấy. Đi xa để thấy mình khao khát quay về gom góp những gì còn lại sau mất mát, từ đó nhân “vốn” lên cho đầy tròn cuộc sống phía trước.
Sau chuyến Quy Nhơn, hai chị em lây nhóm bạn đồng hành máu chụp ảnh. Mỗi tháng, bất chấp mùa nào, lại đi cùng họ một chuyến đôi ba ngày để chộp những khoảnh khắc tuyệt mỹ của đất trời, của hồn người. Anh bạn làm ngành văn hóa, đọc nhiều hiểu rộng ấy làm thú vui du lịch mới chớm của mình và chị cứ lớn lên. Và hoa nở bốn mùa giữa những sóng mắt anh gửi tới mình. Chưa nói gì nhiều về tương lai nhưng hình như mình đã sẵn sàng cho một cuộc đi vào mùa Xuân bất tận tình đời.
Năm nay chị bạn hỏi có du Xuân nữa không. Năm nay mình có đoàn đông vui hơn, có trưởng đoàn học rộng, hiểu sâu, đi chứ chị.
Song An (theo Gia đình Việt Nam)