Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Đà Nẵng là địa điểm du lịch mới hấp dẫn nhất hành tinh

Vào ngày hôm qua (2/12), trang TripAdvisor đã công bố danh sách top 10 địa điểm mới thu hút nhất thế giới. Bảng danh sách này được tổng hợp dựa trên những phản hồi, đánh giá của các du khách từng ghé thăm những địa điểm khác nhau trên toàn thế giới.

 

Trong bảng danh sách này, địa điểm nhận được nhiều sự yêu mến và bình chọn nhất của du khách là thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. CNN đưa tin Đà Nẵng nổi tiếng với những đền chùa miếu mạo, bãi biển thanh bình hay những con người thân thiện.

 

"TripAdvidor là nơi các du khách được công khai đánh giá các địa danh, thắng cảnh trên toàn thế giới", bà Barbara Messing, trưởng phòng Marketing của trang website TripAdvisor cho biết.

 

Sau đây là danh sách 10 địa điểm mới thu hút nhất thế giới được du khách bình chọn:

 


1. Đà Nẵng, Việt Nam.

 


2. Sihanoukville, Campuchia.

 


3. Limassol, Cyprus

 


Ao Nang, Thái Lan.

 


Thành phố Bodrum, Thổ Nhỹ Kỳ.

 


Naha, Nhật Bản.

 

Hurghada, Ai Cập.

 


8. Kazan, Nga.

 


9. Manaus, Brazil

 


10. Eilat, Israel

 

(Nguồn: CNN)

Đà nẵng vào top 10 điểm đến phổ biến nhất thế giới

Trang TripAdvisor đã nhận được sự quan tâm và đánh giá tích cực từ các thành viên trên toàn thế giới trong nhiều năm qua để đưa ra danh sách một cách khách quan làm nổi bật các điểm đến tham quan hấp dẫn và phổ biến nhất.

Theo đó, lời khuyên mà họ đưa ra cho du khách là hãy khám phá các điểm tham quan này trước tất cả mọi người.

Cầu Hàm Rồng, điểm tham quan đầy cuốn hút ở Đà Nẵng - Ảnh: TripAdvisor

Chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách là thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, được biết đến với các khu bảo tồn Phật giáo, những bãi biển yên tĩnh và những tour du lịch ẩm thực. Đà Nẵng được xem là cái nôi ẩm thực dành cho tín đồ sành ăn với sự đa dạng trong hương vị món ăn đậm chất miền Trung.

Trang này còn khuyên du khách hãy nếm thử theo cách của bạn các món ăn đường phố, đi bộ hoặc đạp xe khám phá các tour ẩm thực. Bên cạnh đó, du khách cũng nên đến thăm quan cảnh đẹp trên núi Ngũ Hành Sơn hay dạo đêm rảo bước trên cầu Hàm Rồng bên sông Hàn.

Bãi biển yên tĩnh và hoang sơ ở Đà nẵng - Ảnh: TripAdvisor

Dưới đây là danh sách 10 điểm đến phổ biến nhất trên thế giới:

1. Đà Nẵng, Việt Nam

2. Sihanoukville, Campuchia

3. Limassol, Cyprus

4. Ao Nang, Thái Lan

5. Thành phố Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ

6. Naha, Nhật Bản

7. Hurghada, Ai Cập

8. Kazan, Nga

9. Manaus, Brazil

10. Eilat, Israel

XUÂN LỘC (Theo TripAdvisor)

Tạo sinh kế tích cực cho người dân sinh sống tại Cù Lao Chàm

Quang cảnh xã Tân Hiệp trên đảo cù lao chàm. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)




Các bãi sậy, cồn cát, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, quần cư rong biển, rừng tự nhiên Cù Lao Chàm, cũng như cảnh quan trên cạn và dưới nước đã và đang mang lại cho hội an-Cù Lao Chàm một sự giàu có các dịch vụ sinh thái, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội địa phương, nhất là hình thức du lịch sinh thái.

Điểm nhấn của sự phát triển du lịch

Với công cụ là Khu bảo tồn biển được thành lập vào tháng 12/2005 và sau đó là Khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận vào tháng 5/2009, hoạt động du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm và Hội An đã phát triển ngày một mạnh mẽ.

Số du khách đến với Cù Lao Chàm năm 2004 là vài ngàn người, năm 2009 là hơn 40.000, năm 2012 là 106.000 và năm 2013 lên đến hơn 195.000 người, là minh chứng về sự hấp dẫn của vùng biển đảo ngập tràn nắng gió này.

Giám đốc Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm Chu Mạnh Trinh cho biết du lịch sinh thái phát triển đã và đang tạo cơ hội cho người dân cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đến năm 2013 đã có trên 485 người dân địa phương trong tổng số 560 hộ gia đình tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch sinh thái, với hơn 12 loại hình sinh kế mới.

Thu nhập được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện là động lực cho người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên vùng đảo.

Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân địa phương, Cù Lao Chàm với sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang là điểm nhấn làm giàu thành phố Hội An và các cộng đồng trong vùng bờ.

Tuy chỉ có 10% tổng số du khách từ Hội An đến với Cù Lao Chàm hàng năm (Hội An đón nhận 1,5 triệu du khách, trong khi đó Cù Lao Chàm tiếp đón 150.000 người), nhưng lợi ích mang lại cho dịch vụ du lịch trong đất liền là rất lớn.

Thông thường du khách đến thăm Cù Lao Chàm đều tăng thời gian lưu trú tại Hội An lên ít nhất 2 ngày. Hiện nay đã có 32 công ty vận tải khách du lịch từ Hội An ra Cù Lao Chàm với hơn 120 tàu, thuyền và canô cao tốc phục vụ, đạt tổng danh thu khoảng 100 tỷ đồng một năm.

Đến năm 2013, du lịch sinh thái Cù Lao Chàm đã nâng lên một tầm mới. Nơi đây thực sự trở thành sản phẩm mục tiêu trong phát triển du lịch của Hội An và Quảng Nam. Tại điểm cuối của vùng hạ lưu, một dòng vật chất được chuyển vào đất liền hoặc phục vụ du lịch trên đảo bao gồm các sản phẩm thủy sản, cua Đá, lá rừng, võng ngô đồng, cảnh quan môi trường, đời sống cộng đồng...

Một dòng tri thức và văn hóa được nghiên cứu chuyển giao, đó là mô hình bảo tồn biển, danh hiệu khu dự trữ sinh quyển, mô hình cua Đá, nói không với túi ni lông, phân loại rác tại nguồn, lưu trú nhà dân.

Du lịch sinh thái cần đảm bảo được hai yếu tố cơ bản là bảo tồn và thu nhập của ng ười dân địa phương trên cơ sở bảo tồn.

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tìm hiểu. Do vậy, Cù Lao Chàm-Hội An phải đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, trong đó ngoài việc được hưởng những giá trị độc đáo của địa phương mang lại từ thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, thì họ còn cần được giáo dục.

Như thế, du lịch sinh thái luôn gắn liền mật thiết với đời sống kinh tế của người dân địa phương. Vì vậy, nghiên cứu du lịch sinh thái cũng gần tròn nghĩa với nghiên cứu sinh kế địa phương hưởng lợi từ hoạt động này. Đồng thời, sinh kế cộng đồng phải được nghiên cứu chi tiết theo 5 nguồn lực bao gồm tự nhiên, xã hội, con ng ười, tài chính, vật chất và cơ sở hạ tầng.

Mỗi nguồn lực lại được phân tích theo mô hình DPSIR (dẫn lực, áp lực, hiện trạng, tác động, và đáp ứng) để có thể tìm được các giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, các nguyên tắc SMART (cụ thể, lượng hóa, thực thi, hợp lý và thời gian), và SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) cũng cần được áp dụng để sàng lọc và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các chiến lược phát triển du lịch sinh thái tại địa phương .

Nguồn lực tự nhiên được bảo vệ và bảo tồn

Các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, quần cư rong biển, rừng tự nhiên, bãi cát… là nguồn lực tự nhiên quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm-Hội An. Trong những năm qua, các nguồn lực này đã được tiếp cận với khái niệm bảo tồn biển, hay nói cách khác là tiếp cận quản lý trên cơ sở hệ sinh thái.

Với trên 736 loài thuộc 263 giống của các nhóm sinh vật chủ yếu trong hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển đã được ghi nhận cho thấy khu hệ sinh vật trong vùng nước của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm khá phong phú và đa dạng.

Cỏ biển có 5 loài thuộc 3 giống, rong biển kích thước lớn có 76 loài thuộc 46 giống, san hô tạo rạn có 277 loài thuộc 40 giống, cá rạn san hô có 270 loài thuộc 105 giống, thân mềm có 97 loài thuộc 61 giống và da gai có 11 loài thuộc 8 giống.

Cua Đá trong năm 2013 đã được cộng đồng quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý với số l ượng gần 7.000 con được bắt và kích thước mai cua đảm bảo với cam kết ban đầu là trên 7cm khi được dán nhãn sinh thái. Đối tượng tài nguyên này bước đầu được bảo vệ và quản lý khai thác một cách khoa học gắn liền với hệ thống giám sát đảm bảo được bền vững trong tương lai.

Tổng sản lượng tôm Hùm được khai thác tại Cù Lao Chàm là khoảng 15 tấn/năm trong đó 70% được bắt bởi người địa phương còn lại 30% bởi người ngoài. Trong 4 loại ốc Vú Nàng, chỉ còn ốc Vú Nàng Con là khoảng 5 tấn/năm, các loại ốc Vú Nàng Vú và ốc Vú Nàng Hang đang trong tình trạng bị tấn công rất mãnh liệt với kích thước khai thác rất bé.

Sản lượng khai thác hải sản trước đây của Cù Lao Chàm khoảng hơn 1.500 tấn mỗi năm, nhưng chỉ còn 800 tấn/năm từ khi có Khu bảo tồn biển và du lịch sinh thái. Hiện tại, ng ười dân tập trung vào khai thác các sản phẩm phục vụ du lịch.

Một số vùng ngư trường được bảo tồn, phần lớn là nơi có hệ sinh thái rạn san hô nhạy cảm. Tuy nhiên, một số đối tượng nguồn lợi đang bị khai thác quá mức, biểu hiện qua số lượng cá thể giảm dần, kích thước cá thể bé dần. Đây là thách thức lớn đối với nguồn lực tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái lâu bền.

Nhu cầu h ưởng dụng tài nguyên thiên nhiên như tiêu thụ nguồn lợi sinh vật biển, sản phẩm rừng ngày càng gia tăng và mãnh liệt theo số lượng du khách đến thăm đảo. Điều này được phản ảnh qua giá bán sản phẩm tại địa phương.

Đồng thời thông qua kết quả tuần tra kiểm soát, cũng như độ phủ rạn san hô, mật độ cá rạn, việc khai thác một số đối tượng tài nguyên như Bào Ngư, điệp Quạt, ốc Vú Nàng, ốc Nón, Sao Biển, trai Tai Tượng, cá Cảnh đang phức tạp tại Cù Lao Chàm.

Cùng với hiện trạng khai thác khó kiểm soát của người ngoài địa phương, thế mạnh về nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học tại Cù Lao Chàm có khả năng bị suy giảm, nếu không có giải pháp ngăn chặn, sẽ dẫn đến tình trạng nghèo nguồn lực tự nhiên trong tương lai không xa.

Các nguyên nhân gián tiếp liên quan đến suy giảm nguồn lợi là sự phối kết hợp trong quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên chưa đủ mạnh và thuyết phục cộng đồng tham gia bảo vệ.

Các lực lượng chức năng như công an xã, biên phòng, kiểm ngư, dân quân xã và bảo tồn biển cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý và bảo vệ.

Năm 2013, Cù Lao Chàm cũng đã ứng dụng công nghệ phục hồi san hô và đã nuôi cấy tại vùng phục hồi 4.800 tập đoàn, tại vườn ươm 750 tập đoàn san hô. Tỷ lệ sống của san hô nuôi cấy tại vườn ươm khoảng 87% và tại vùng phục hồi là 74%.

Số tập đoàn san hô tách từ vườn ươm sang phục hồi là hơn 400 tập đoàn. Đồng thời một số tập đoàn san hô bàn, cành mới cũng đã được ghi nhận tại các ghềnh đá Cù Lao Chàm. Đây là dấu hiệu phục hồi tự nhiên của các loài san hô tạo rạn tại các vùng nước được giữ gìn sạch sẽ./.

Tin vắn Văn nghệ ngày 18/11

Sự kiện có sự tham gia của Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển trong trưng bày “Xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ quốc”, giới thiệu hình ảnh, hiện vật, thành tích của bộ đội biên phòng; gần 200 ảnh tư liệu, bản đồ, tài liệu, mô hình của hải quân nhân dân Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa.

Ngoài không gian chung, 13 tỉnh thành trưng bày, giới thiệu giá trị đặc sắc, tiềm năng du lịch, đặc sản từng vùng miền. Một số hoạt động khác: Trưng bày, bán sản phẩm thủ công truyền thống của cư dân vùng biển đảo, khu ẩm thực, biểu diễn nghệ thuật, thi vẽ tranh chủ đề biển đảo, ra mắt An tĩnh Cổ lục - tác phẩm địa chí, chuyên khảo lịch sử vùng Nghệ An - Hà Tĩnh của học giả người Pháp Le Breton.

* Đại hội V Hội VHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam diễn ra từ mùng 1-2/12 tại Hà Nội, mở màn chuỗi đại hội các hội VHNT chuyên ngành trung ương. Một số dân tộc thiểu số lần đầu có đại biểu tham dự: Kà Dong, S’tiêng.

Lãnh đạo Hội cho biết tại họp báo sáng 17/11, trong thời gian tới nhiệm vụ chính là phát hiện, tập trung đoàn kết văn nghệ sỹ thuộc các dân tộc thiểu số, đồng thời công bố và quảng bá tác phẩm. Trong số 943 hội viên, người trẻ nhất sinh 1991, cao tuổi nhất sinh 1926.

* Ngày 22/11, tại Hà Nội sẽ diễn ra chương trình giao lưu “Vì những con tàu xa khơi”. Đây là hoạt động đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2014) và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2014), nhằm tôn vinh, biểu dương các đơn vị quân đội, các địa phương, doanh nghiệp… đã có những đóng góp thiết thực, giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển… Chương trình do Báo Biên Phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Cty Truyền thông và Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức.

Tuần lễ tôn vinh văn hóa biển đảo Việt Nam -Hà Nội 2014

Tối qua (21/11), tại Hà Nội, một không gian văn hóa, du lịch biển đảo đã được tái hiện tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội) trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa-Du lịch biển đảo Việt Nam” từ ngày 20-24/11.

 

 

Với mục đích tôn vinh những giá trị nổi bật, đặc sắc của biển đảo Việt Nam, qua đó góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thế hệ trẻ, 13 tỉnh/thành gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, TP HCM, Bà Rịa -Vũng Tàu, Kiên Giang sẽ đem đến cho công chúng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, tôn vinh văn hóa biển đảo nước ta.

 

Ông Phan Văn Tú, Giám đốc Thông tin xúc tiến Du lịch tỉnh Quảng Nam, tham gia “Tuần Văn hóa-Du lịch biển đảo Việt Nam” năm nay cho biết: Hưởng ứng“Tuần Văn hóa-Du lịch biển đảo Việt Nam” tỉnh Quảng Nam mang ra những nét đặc trưng về văn hóa biển đảo và du lịch biển đảo được xếp hạng di sản thế giới như: hội an, Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển Thế giới cù lao chàm; Đồng thời giới thiệu những khu nghỉ dưỡng biển nổi tiếng, những sản vật biển và những sản phẩm làng nghề. Sự kiện này ngoài yếu tố kinh tế xã hội thì mang ý nghĩa chính trị rất sâu sắc, vì góp phần chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam chúng ta”.

 

 

Trong "Tuần Văn hóa - Du lịch biển đảo Việt Nam", các nghệ nhân, nghệ sĩ cùng giao lưu văn hóa, nghệ thuật; tổ chức trưng bày, giới thiệu về tiềm năng du lịch biển đảo, về ẩm thực, về các sản phẩm thủ công vùng biển… Những sản phẩm thủ công truyền thống của cư dân biển đảo hứa hẹn hấp dẫn khách thăm quan như: hành, tỏi Lý Sơn, nước mắm, ngọc trai Phú Quốc, kẹo gương, khô cá, tổ yến...Khu ẩm thực cũng giới thiệu đến công chúng nhiều món ăn đặc trưng miền biển như: nem cua bể, chả mực, chả cá thu, mực rim Sa Huỳnh...

Các triển lãm chuyên đề "Di sản văn hóa, du lịch biển đảo Việt Nam". Triển lãm sẽ trưng bày những hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm. Đây là kho báu đồ sộ, phong phú, riêng đồ gốm khai quật được trên 240.000 hiện vật, có nguồn gốc chủ yếu từ lò gốm Chu Đậu-Hải Dương thế kỷ 15…

 

 

Em Nguyễn Thị Lan Phương, học sinh trường Phổ thông trung học chuyên ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội là khách tham quan chia sẻ: “Tôi đã đi tham quan hết các khu trưng bày. Tôi ấn tượng nhất với khu trưng bày bản đồ Việt Nam, thể hiện chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các loại bản đồ của người phương Tây vẽ cũng như bản đồ của Việt Nam triều Nguyễn vẽ. Tôi thấy Tuần du lịch biển đảo Việt Nam rất có ý nghĩa bởi vì tăng cho tôi hiểu biết kiến thức về bản thân về vấn đề lịch sử chủ quyền dân tộc …”./.

 

Trưng bày di sản văn hóa, du lịch biển đảo

Công chúng sẽ được tận mắt nhìn thấy những “Di sản văn hóa, du lịch biển đảo Việt Nam” qua bộ sưu tập gốm Chu Đậu thế kỷ 15, với những di vật, cổ vật được tìm thấy và trục vớt từ tàu cổ cù lao chàm; bộ sưu tập ngư cụ đánh bắt và công cụ lao động sản xuất của cư dân vùng biển đảo; những tác phẩm hội họa và hàng trăm bức ảnh có chủ đề về du lịch, lễ hội, cuộc sống ở các vùng biển đảo…

 

Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng Biên Phòng và Cảnh sát biển Việt Nam cũng trưng bày về biển đảo Việt Nam với chủ đề “Xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ quốc”.

Những tour du lịch trong nước khuyến mại trong tháng 11

1. Tour Mộc Châu – Sơn La

Từ trung tuần tháng 11/2014, Công ty du lịch Vietravel – chi nhánh Hà Nội chính thức giới thiệu tới du khách hàng bộ sản phẩm mới mang tên “Mộc Châu – Sơn La – Du lịch theo mùa hoa” khởi hành thứ 6 hàng tuần, giá từ 2,1 triệu.

Điểm nhấn của sản phẩm là trong hành trình du lịch từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, du khách sẽ luôn được thưởng ngoạn, lưu giữ hình ảnh những mùa hoa đẹp của Mộc Châu như hoa cải trắng, hoa ban trắng, hoa đào, hoa mận.

2. Tour Đà Lạt 4 ngày 3 đêm

Nếu ai đã từng đặt chân đến miền đất Lâm Đông, nơi có vùng đất Đà Lạt đại ngàn đầy gió, đầy hoa và suối chảy róc rách như khúc nhạc điệu đặc sắc của thiên nhiên, thì chắc hẳn sẽ không thể quên được tình đất, tình người nơi đây.

Langbiang hiện lên lúc nào đẹp mơ màng như nàng công chúa đang tuổi mới lớn, với Hồ Xuân Hương yên ắng nhưng thơ mộng, với Thung lũng tình yêu đẹp mê hồn phủ đầy một màu xanh của cây rừng, xen vào đó là những dải lụa mềm mại của thác nước Thác Anknoet, hồ Dankia, suối Vàng - suối Bạc.

Tháng 11 này, công ty du lịch Khát Vọng Việt giới thiệu tour du lịch Đà Lạt 4 ngày 3 đêm khởi hành từ Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh với giá 2.190.000 VNĐ/khách. Hình thức: tour ghép.

3. Tour du lịch Hà Nội - Sapa 3 ngày 2 đêm

Du lịch Sapa - du khách đến Sapa cảm nhận được tiết trời dễ chịu, thiên nhiên và con người hòa như vào nhau, đẹp tựa bức tranh thủy mặc… Có thể nói, đó là những nét riêng ở Sapa đã níu chân du khách bấy lâu nay.

Tháng 11 này, công ty Open Tour giới thiệu tour du lịch khuyến mại từ Hà Nội lên Sapa với giá 1.880.000đ. Phương tiện di chuyển: Ô tô, ở khách sạn 2 sao. Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá thị trấn miền núi xinh đẹp này.

4. Tour Hà Nội/Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - hội an 4 ngày 3 đêm

Tháng 11, công ty Vietsense Travel có chương trình khuyến mại đặc biệt tour Hà Nội/Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Hội An 4 ngày 3 đêm với giá 4,290,000 VND. Phương tiện di chuyển: máy bay 2 chiều, ở khách sạn 3 sao.

Giá tour đã bao gồm vé máy bay, khách sạn, di chuyển giữa các địa điểm bằng ô tô, 7 bữa ăn chính, Vé thăm quan thắng cảnh tại tất cả các điểm thăm quan theo chương trình, Tàu cao tốc thăm quan đảo cù lao chàm. Dụng cụ lặn ngắm san hô tại đảo Cù Lao Chàm.

Phương Thảo (tổng hợp)

Học sinh thủ đô ngỡ ngàng xem di sản văn hóa biển đảo VN

&Ldquo;Tuần Văn hóa-du lịch biển đảo Việt Nam-Hà Nội 2014” và chương trình nghệ thuật “Tôn vinh văn hóa, du lịch biển đảo Việt Nam” đã diễn ra tối 21/11, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội.

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với một số Bộ, ngành tổ chức.

Tham dự chương trình có Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL; ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và nhiều lãnh đạo các tỉnh, thành, các bộ, ngành đã đến dự chương trình.

Trong khuôn khổ "Tuần văn hóa - Du lịch biển đảo Việt Nam - Hà Nội 2014" diễn ra từ ngày 21-24/11, nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, tôn vinh văn hóa biển đảo Việt Nam. Đáng chú ý là trưng bày “Di sản văn hóa, du lịch biển đảo Việt Nam,” tập trung giới thiệu giá trị vật thể và phi vật thể những di vật, cổ vật được tìm thấy ở vùng biển Việt Nam.

Chương trình cũng góp phần giáo dục cho các thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức về di sản văn hóa biển đảo Việt Nam, ý thức trách nhiệm và vai trò của từng cá nhân cùng chung sức bảo vệ, giữ gìn biển, đảo quê hương; đẩy mạnh đoàn kết, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa và du lịch của cư dân vùng ven biển, hải đảo.

Học sinh trường THCS Ngô Quyền được nhà trường tổ chức học tập, thăm quan về biển đảo.
Ấm hình Rồng, gốm men trắng vẽ nhiều mầu (Sưu tập tàu cổ cù lao chàm, thế kỷ 15)
Hộp gốm men trắng vẽ lam
Bộ sưu tập ấm, lọ tỳ bà được làm bằng gốm men trắng vẽ lam và nhiều mầu
Liễn chia nhiều ngăn được làm từ gốm men trắng vẽ lam, nhiều mầu
Đài thờ được làm bằng gốm men trắng vẽ lam
Gốm men trắng vẽ lam là chất liệu chính trong bộ sưu tập tàu cổ Cù Lao Chàm và chiếc bát cũng không ngoại lệ
Lần đầu tiên em được nhìn thấy những di sản văn hóa biển đảo ngay tại Hà Nội khiến em vô cùng thích thú.( Tùng học sinh lớp 7 trường THCS Ngô Quyền -HN )
Âu trang trí cảnh sinh hoạt sử dụng chất liệu gốm men trắng vẽ lam
Đồ dùng thủy thủ đoàn: quả cân, chày cối, chiêng, xanh, lưỡi câu, hạt quả

Thái Anh

Đưa mô hình trồng rau thủy canh ra Cù Lao Chàm

 

Ông Ngô Văn Hai (ở cù lao chàm) giới thiệu về vườn rau thủy canh của gia đình.


Thủy canh là phương pháp trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng không cần đất. Ưu điểm của phương pháp này là chủ động được mùa vụ, không cần diện tích lớn, tiết kiệm được nguồn nước và sản phẩm rau bảo đảm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Ở Cù Lao Chàm, nghề chính của người dân là nghề đi biển cộng với nguồn nước ngọt trên đảo không dồi dào nên từ lâu người dân ở đây chủ yếu mua rau từ đất liền ra. Mỗi ngày có một chuyến tàu chở thực phẩm từ thành phố hội an ra đảo nhưng nếu gặp thời tiết bất lợi sóng lớn, nguồn cung này sẽ bị tạm ngưng. Việc áp dụng trồng thành công mô hình rau thủy canh đã giải quyết được bài toán về sự chủ động nguồn rau xanh tại chỗ trên đảo.


Là thành viên nhóm nghiên cứu trồng rau thủy canh trên Cù Lao Chàm, Thạc sĩ Đàm Minh Anh, công tác tại Khoa Sinh - Môi trường thuộc Đại học Sư phạm Đà Nẵng cho biết: Việc triển khai mô hình trồng rau thủy canh trên Cù Lao Chàm thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, nhất là việc điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng phù hợp với chất lượng nước trên đảo; vấn đề thiết kế nhà lưới, lắp đặt hệ thống ống, thùng xốp phải bảo đảm linh hoạt, dễ di chuyển trong mùa mưa bão và phòng tránh được sâu bệnh gây hại.


Gia đình ông Ngô Văn Hai ở thôn Cấm là một trong ba hộ dân đầu tiên trên đảo được chọn để triển khai mô hình này. Trong khu vườn chỉ rộng khoảng 100 m2 là một giàn ống nhựa và những thùng xốp để trồng rau theo phương pháp thủy canh hồi lưu và thủy canh tĩnh với các loại rau ăn lá, rau ăn quả xanh mướt. Bắt đầu triển khai từ tháng 4/2013, với sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật, đến nay, ông Ngô Văn Hai đã nắm chắc kỹ thuật trồng rau thủy canh. Ông Ngô Văn Hai cho biết: Trung bình hàng tháng, các hộ dân trên xã đảo Tân Hiệp chi khoảng 300 ngàn đồng để mua rau xanh từ đất liền mang ra. Trồng rau thủy canh nhàn hơn so với trồng rau trên đất, chất lượng rau bảo đảm và đặc biệt là tiết kiệm được 20 lần lượng nước tưới so với trồng trên đất cát. Bên cạnh đó, những vật liệu để trồng rau thủy canh như rọ nhựa, xơ dừa còn có thể tận dụng được nhiều lần.


Tuy nhiên, đầu tư ban đầu về vật liệu của mô hình trồng rau thủy canh khá lớn. Phương pháp thủy canh tĩnh cần đầu tư khoảng 1,4 triệu đồng, phương pháp thủy canh hồi lưu cần khoảng 2,6 triệu đồng. Do đó, phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh bằng hộp xốp là phù hợp với các hộ dân trên đảo trồng rau ăn hàng ngày, còn phương pháp trồng thủy canh hồi lưu có thể để các hộ có kinh doanh du lịch phát triển để tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch UBND xã đảo Tân Hiệp cho biết: Nhằm khuyến khích nhân dân trên đảo nhân rộng mô hình trồng rau thủy canh, bước đầu xã sẽ hỗ trợ nguồn giống rau và cung cấp phân bón hữu cơ được lấy từ nguồn xử lý rác thải trên đảo để cung cấp cho các hộ sản xuất.


Cù Lao Chàm đang là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa với hình thức du lịch homestay. Khi mô hình trồng rau thủy canh được nhân rộng sẽ tạo nên một nét riêng cho du lịch cù lao chàm khi du khách đến đây để trải nghiệm cuộc sống ở nhà của người dân trên đảo.

 

Bài và ảnh: Đỗ Trưởng

Mở tour hàng ngày hút khách du lịch bận rộn

Do hạn chế thời gian nên thường du khách trong nước thường chỉ đi du lịch vào cuối tuần hoặc các dịp lễ tết. Các công ty du lịch cũng vì vậy chỉ mở tour ghép (tour khách lẻ) khởi hành vào những ngày đó.

Thời gian gần đây, do nhu cầu đi du lịch của nhiều du khách có phần linh động về thời gian hơn (du khách là cán bộ hưu trí, du khách đi công tác... ) Nên không ít công ty đã bắt đầu tổ chức các tour khởi hành hàng ngày.

Du lịch Tuổi Trẻ Online giới thiệu một số tour khởi hành hàng ngày để bạn đọc tham khảo:

Phú Quốc

Tour du lịch Phú Quốc khởi hành hàng ngày hiện được các công ty du lịch chào bán với mức giá 2.200.000 - 4.000.000 đồng/người (tùy theo tiêu chuẩn dịch vụ - giá chưa bao gồm vé máy). Tour phổ biến 3 ngày 2 đêm, khởi hành từ Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Tham gia tour, du khách có dịp khám phá đảo ngọc Phú Quốc với những điểm đến nổi tiếng đảo Ngọc, ngắm hoàng hôn ở Dinh Cậu, trải nghiệm dịch vụ câu mực đêm...

Côn Đảo

Buổi chiều bình yên bên cầu tàu 914, Côn Đảo - Ảnh: V.N.A.

Ngoài yếu tố lịch sử gắn liền với những địa danh nổi tiếng như Nghĩa trang Hàng Dương, cầu tàu 914… Côn Đảo còn được biết đến như thiên đường biển đảo, thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước.

Nhằm đáp ứng nhu cầu viếng thăm Côn Đảo của du khách, nhiều công ty du lịch đã mở các tuyến tham quan Côn Đảo 2-3 ngày với mức giá 2.200.000 - 4.000.000 đồng cho các dịch vụ khách sạn, ăn uống, vé tham quan, hướng dẫn viên… (giá chưa bao gồm vé máy bay khứ hồi).

Miền Tây

Hiện có 5 tour phổ biến đi miền Tây khởi hành hàng ngày gồm tour 1 ngày Mỹ Tho - Bến Tre, tour 1 ngày Cái Bè - Vĩnh Long, tour 2 ngày Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ, tour 2 ngày Cái Bè - Vĩnh Long (ngủ homestay), tour 3 ngày Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ - Châu Đốc.

Giá tour dao động 210.000 - 990.000 đồng/khách. Giá tour tốt cộng dịch vụ đảm bảo là điều du khách ưa chuộng.

Cù lao chàm

Tour du lịch cù lao chàm khởi hành hàng ngày với giá 600.000 - 700.000 đồng/khách, xuất phát từ Đà Nẵng được các công ty du lịch chào bán hiện đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Là khu dự trữ sinh khí quyển thế giới được công nhận bởi UNESCO, Cù Lao Chàm còn nhiều nét hoang sơ. Cảm nhận cái xanh của biển và làn gió mát lành, cùng ngư dân địa phương câu cá hay lặn biển là một trong những điều thú vị mà chỉ khi đến Cù Lao Chàm bạn mới tận hưởng được.

Hạ Long

Một góc Hạ Long đẹp như tranh thủy mặc trong sương sớm - Ảnh: V.N.A.

Tour du lịch Hạ Long khởi hành hàng ngày hiện được nhiều công ty du lịch tổ chức bán với mức giá dao động 1.200.000 - 9.900.000 đồng/người cùng nhiều lựa chọn về dịch vụ lưu trú tại khách sạn 2-4 sao hay độc đáo hơn hết là cùng trải nghiệm dịch vụ ngủ trên du thuyền 4-5 sao như Glory, Paradise, Âu Cơ, Starlight…

Tour khởi hành từ Hạ Long hoặc Hà Nội (giá tham khảo chưa bao gồm phương tiện đi và về Hạ Long).

Sapa

Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Bắc cùng các dịch vụ nghỉ dưỡng ngày càng được nâng cấp, các công ty du lịch đã triển khai mở bán tour du lịch Sapa khởi hành hàng ngày với giá 2.000.000 - 2.500.000 đồng/khách.

Giá bao gồm các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vé tham quan, hướng dẫn viên… (chưa bao gồm giá phương tiện đến Lào Cai).

Ninh Bình

Đến với Ninh Bình, du khách có thể tham gia các tuyến tour phổ biến Bái Đính - Tràng An, Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động… khởi hành hàng ngày từ Hà Nội do các công ty du lịch tổ chức với mức giá trung bình 800.000 - 1.200.000 đồng/khách.

Đến đây, ngoài trải nghiệm cảm giác ngồi thuyền khám phá các hang động kỳ bí, du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản Hoa Lư được chế biến từ thịt dê vô cùng độc đáo.

Hà Nội và các cùng lân cận

Khách du lịch tham quan làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) - Ảnh: V.N.A.

Đến Hà Nội, thưởng thức ẩm thực Hà thành đã và đang là lựa chọn số một đối với các du khách yêu nét hoài cổ vốn có của mảnh đất này. Với quỹ thời gian 1 ngày, tour du lịch "city Hà Nội" khởi hành hàng ngày được các công ty du lịch tổ chức với mức giá 500.000 - 800.000 đồng/khách.

Bên cạnh, còn có các tour khác như Sài Gòn Citytour, Củ Chi - Tây Ninh, Đà Nẵng - hội an... Được các công ty du lịch tổ chức khởi hành hàng ngày.

AN NHIÊN thực hiện

Quảng Ngãi trưng bày cổ vật quí hiếm từ tàu đắm

Các cổ vật gồm dĩa, lọ, chuỗi đeo cổ, chén, tượng....Có niên đại từ thế kỉ 13 - 17.

Đây là lần đầu tiên, các cổ vật hiếm, quí và độc bản được đưa ra trưng bày ở Quảng Ngãi. Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, GĐ Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi, ngoài cổ vật đã được khai quật tại khu vực biển Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), còn có nhiều cổ vật được khai quật từ vùng biển cù lao chàm (tỉnh Quảng Nam).

Theo đánh giá của ông Lâm Dũ Xênh, một trong những người nghiên cứu và sưu tầm đồ cổ ở Quảng Ngãi, trong số các cổ vật được trưng bày, ngoài giá trị về văn hóa, giá trị kinh tế cũng rất cao, với nhiều cổ vật phải tính hàng trăm triệu đồng/vật.

Được biết, thời gian trưng bày sẽ kéo dài từ ngày 13 – 17/10/2014.

MINH PHÚ

Ngắm những cổ vật độc đáo vớt lên từ đáy biển Việt Nam

Những hiện vật được trưng bày tại triển lãm

Các cổ vật được trưng bày tại triển lãm đều rất đáo, quý hiếm được trục vớt từ các tàu đắm cổ tại vùng biển Bình Châu - Quảng Ngãi và các vùng biển Việt Nam như cù lao chàm - Quảng Nam và các tỉnh Bình Thuận, Cà Mau, Vũng Tàu. Nhiều cổ vật dưới nước được phát hiện trục vớt trưng bày có nhiều niên đại từ thế kỷ 13 đến 19.

Những hiện vật được trưng bày tại triển lãm

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao du lịch Quảng Ngãi cho biết, triển lãm lần này nằm trong chuỗi hoạt động của Hội thảo Khoa học quốc tế chủ đề “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển” do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Quảng Ngãi tổ chức tại Quảng Ngãi trong hai ngày 14 và 15/10.

Dòng gốm Chu Đậu được tìm thấy ở Cù Lao Chàm, Quảng Nam

Hũ gốm hình cầu

Phần lớn được tìm thấy dưới nhiều vùng biển

Lọ gốm hình củ tỏi độc đáo

Hoa văn tinh xảo

Nhiều cổ vật hình động vật

Những cổ vật trên những con tàu đắm ở biển Việt Nam

Phần lớn đều có niên đại từ thế kỷ 13 - 17

Những hiện vật thu hút rất đông người xem