Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Cao lầu của Hội An được báo Mỹ khen nức nở - DVO - Báo Đất Việt

Đời sống / du lịch

Cao lầu của hội an được báo Mỹ khen nức nở

(Du lịch) - Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn đặc trưng góp phần làm nên cái hồn ẩm thực của phố Hội.

  • Ăn gì khi chơi... Phố cổ Hội An?
  • Hội An – điểm đến hấp dẫn nhất thế giới

Cao lầu của Hội An không đụng hàng với cao lầu của bất cứ vùng miền nào.

Tờ Huffington Post của Mỹ vừa đăng tải một bài viết giới thiệu những món đặc sản vùng miền đáng để du khách khám phá trong các chuyến du lịch của mình, trong đó có món cao lầu của Hội An.

Tác giả viết: “Trên thế giới có biết bao món ăn nổi tiếng, chỉ cần nhắc đến món ăn đó là người ta biết là của quốc gia nào, chẳng hạn như Sushi của Nhật Bản hay mì Ý...Tuy nhiên, có những món ăn vùng miền vô cùng hấp dẫn mà có thể bạn chưa từng được biết tới. Chúng không nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng khi đã thưởng thức rồi thì bạn sẽ khó quên hương vị của chúng".

Trong danh sách những món ăn vùng miền ấy có món cao lầu của phố cố Hội An cùng với nhiều món ăn khác như món cơm trộn Ochazuke của Nhật Bản; món Gà 65 của Ấn Độ; món hầm Pozole của Mexico; món Ful medames (đậu fava nấu các loại gia vị và dầu ôliu) của Ai Cập và Sudan.

Các món ăn khác được nhắc đến là Khao Soi của Lào và Thái Lan (là sự pha trộn của mì trứng chiên giòn hay mềm, thịt gà, nước cốt dừa, nghệ, chanh, rau mùi và hẹ tây); món súp thịt được nấu trong một hốc đá dưới đất Pachamanca của Peru và món thịt khô Biltong của Nam Phi.

Mới nhìn cao lầu trông giống. Như mì, nhưng không phải mì. Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận cù lao chàm, đảo cách Hội An 16 km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô.

Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.

Người ta thường ăn cao lầu với giá nhúng trong nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... Và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

Nhiều người cũng có tham vọng làm cao lầu ở nơi khác, nhưng tất cả đều thất bại. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.

Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An

Một đặc trưng khác của cao lầu là muốn ăn món này phải leo lên lầu cao của quán. Khi xưa các doanh nhân buôn bán nơi phố cảng vì muốn trông coi hàng hóa của mình nên thường leo lên lầu cao của quán. Điều này có thế thấy ở các quán cao lầu Hội An. Ngồi trên lầu cao ngắm cảnh đẹp và thưởng thức món ngon, đây có thể là xuất phát của tên gọi cao lầu.

Ngày nay cao lầu được bán ở nhiều nơi trong nước, thậm chí ở cả nước ngoài và người đã thưởng thức cao lầu Hội An sẽ thấy hẫng hụt vì thấy vị của nó có cái gì đó thiếu đậm đà như vị ở phố Hội.

Đến nay, vẫn còn một số tranh cãi về nguồn gốc của món cao lầu: nhiều người cho rằng món này của người Hoa, còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.

Theo tác giả của bài viết trên Huffington Post, có thể ở đâu đó vẫn còn một số lời tranh luận về nguồn nguồn gốc của món cao lầu, nhưng chất lượng của nó hoàn toàn là điều không phải bàn cãi.

Cao lầu không nổi tiếng như nhiều món ăn khác ở Việt Nam nhưng nó thật đáng để thưởng thức khi đến Hội An vì đó là món ăn đặc trưng góp phần làm nên cái hồn ẩm thực nơi đây. Người ta vẫn thường bảo nhau: Nếu chưa ăn Cao Lầu thì coi như chưa tới Hội An.

(Nguồn: Dân trí)

Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam và có vị trí gần nằm giữa 2 đô thị lớn nhất nước ta là Hà Nội và đô thị Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa lớn của Việt Nam là phố cổ Hội An, cố đô Huế và thành địa Mỹ Sơn.

Và bất kỳ ai đến du lịch Đà Nẵng đều ngỡ ngàng trước những cảnh quan tuyệt đẹp của nơi đây. Nhìn từ trên cao thành thị Đà Nẵng như một bức tranh thủy mặc với hình ảnh núi những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp uốn lượn bên những ngọn núi hùng vĩ. Biển Mỹ Khê của Đà Nẵng từng được các tập san hàng đầu thế giới Forbes công nhận là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Còn có khu du lịch Bà Nà Hills được công chúng nhận xét là có cảnh đẹp tựa chốn thần tiên. Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ núi sông hay Bán Đảo Sơn Trà đều là những điểm du lịch tuyệt đẹp của Đà Nẵng.

Chính vì vậy, Đà Nẵng trong những năm gần đây trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Tour du lịch Đà Nẵng hè 2014 còn đưa du khách tham quan cầu sông Hàn, con cầu quay đương đại nhất Việt Nam. Đến Đà Nẵng, du khách cũng không nên bỏ qua việc trải nghiệm những trò chơi khôn cùng thích như lặn biển ngắm gồm kim, canh kéo dù, hay một tour khám phá đèo Hải Vân hùng vĩ.

Du khách cũng đừng quên thưởng thức những món đặc sản nức tiếng Đà Nẵng như những món thuỷ sản tươi ngon, ché bà Đệ, gỏi cá Nam Ô, bánh tráng thịt heo… Các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh xèo và lễ hội đua ghe cũng là những yếu tố thu hút nhiều người đến với du lịch hội an. Nơi chốn vui chơi du lịch Hội An. Nếu đã có dịp đi du lịch Hội An, mời bạn san sẻ các độc giả khác những điểm vui chơi thú vị.

- Đi dạo chơi (ở khu phố cổ có rất nhiều điểm du lịch như chùa, nhà gỗ cổ, cầu chùa …), chụp hình, mua đồ lưu niệm, ở khu phố cổ.

- Thừa thãi quán cà phê trong khu phố cổ như cà phê Hải (không gian rất đẹp), phòng trà nhỏ Cung Trầm Phố (hay có nhạc Trịnh), hay dãy cà phê dọc sông Hoài.

- Đi thuyền trên sông Hoài.

- Đi thuyền ra cù lao chàm, ăn trưa và tắm biển tới đây. Bạn có thể nghỉ qua đêm hoặc chỉ đi trong ngày.

- Đi ôtô ra khu di tích Mỹ Sơn.

- Xem trình diễn đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ và sự nhạy cảm cổ truyền

- Tham gia các trò chơi thể thao nước: Jetski ( môtô nước ), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển ( lặn nông và lặn sâu ), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát… tại bãi biển Cửa Đại đi du lịch đảo cù lao chàm. Đảo cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của thành thị thương khẩu Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi đảo cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn ( Autronesian ) "Pulau Champa". Đảo Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình cấu trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Không có nhận xét nào: