Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Biển chiều Mỹ Khê

 

Đà Nẵng về chiều, gió thổi vi vu bên rặng dừa ven biển in đậm trên nền hoàng hôn càng trở nên lên thơ mộng. Những chiếc ghế đặt ngay bãi cát được nhiều du khách lựa chọn ngắm cảnh biển trời nhuộm vàng để cảm nhận và tận hưởng phút thư thái ùa về. Những quán ăn đặc sản biển và sự mến khách, thân thiện, chất phác của người dân nơi đây càng làm cho Đà Nẵng thêm đẹp trong mắt du khách.

Phóng viên QĐND Online ghi lại một số hình ảnh trên biển Mỹ Khê xin giới thiệu cùng bạn đọc:

Thả diều trên bãi biển Mỹ Khê.

Những đứa trẻ thỏa thích nô đùa với sóng biển.

Thỏa thích nghịch cát bên bãi biển.

Những du khách khác lựa chọn ngồi ngắm biển và lai rai với các món đặc sản từ biển.

Đà Nẵng luôn được biết đến là điểm đến thân thiện và hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Chùm ảnh: THÁI HÀ 

Lâm Đồng ra tay sàng lọc dự án

 Điểm mặt các dự án “ rùa” 

Theo thống kê mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh hiện có 452 dự án đầu tư còn hiệu lực, có tiến độ triển khai chậm so với giấy chứng nhận đầu tư, tập trung ở các lĩnh vực   du lịch   , thương mại, nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện.

Trong số này, điển hình về chậm tiến độ là 3 dự án có quy mô lớn: Khu Resort Sacom; Sheraton Dalat Resort và Khu du lịch sinh thái Cam Ly - Măng Ling.

  
  Một góc Khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng)  

Dự án Resort Sacom là tổ hợp công trình nghỉ dưỡng, gồm khách sạn 5 sao; 125 căn biệt thự ở bán đảo; 45 căn biệt thự ở khu vực bến du thuyền; nhiều công trình tổ chức hội nghị, vui chơi, giải trí, thể thao cao cấp; sân golf 18 lỗ…

Với tổng vốn đầu tư khoảng 2.250 tỷ đồng, Dự án bắt đầu được thi công từ tháng 8/2008, song đến nay, mới chỉ xây dựng được 8 căn biệt thự và sân golf mới làm xong 9 lỗ.

Theo giấy phép đầu tư, thời hạn hạng mục sân golf phải hoàn thành vào tháng 10/2012 và khu biệt thự vào tháng 11/2014. Song từ đầu năm đến nay, dự án hoàn toàn “bất động”.

Tương tự, Dự án Sheraton Dalat Resort do Công ty TNHH Khu du lịch Đồi Robin làm chủ đầu tư cũng ở tình trạng “bê bết” không kém.

Có tổng diện tích khoảng 17 ha, tổng vốn đầu tư 25 triệu USD, tọa lạc gần trung tâm TP. Đà Lạt, đây được xem là một trong những dự án du lịch trọng điểm của Lâm Đồng.

Dự án bao gồm khu khách sạn nghỉ dưỡng, khu biệt thự cao cấp, khu nhà cao cấp với tổng cộng 150 phòng, cùng các khu dịch vụï, như khu phòng tập thể dục, khu bể bơi, khu spa... Theo giấy phép, Dự án này đi vào khai thác từ năm 2011, song đến nay, mới chỉ thi công được… một đoạn đường nội bộ.

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Cam Ly - Măng Ling cũng có tốc độ triển khai chậm không kém. Được cấp giấy phép ngày 30/8/2006, Dự án có diện tích 211 ha thuộc phường 5, TP. Đà Lạt, với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 300 triệu USD, do Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Cam Ly - Măng Ling làm chủ đầu tư.

Dự án bao gồm nhiều phân khu, như khu nghỉ mát du lịch sinh thái đẳng cấp quốc tế; cụm dân cư và khách sạn; khu thương mại cao cấp…

Đến nay, dự án này vẫn chưa thực hiện xong việc đền bù giải phóng mặt bằng.

Phóng viên Báo Đầu tư đã tiếp cận chủ đầu tư của 3 dự án trên, song chỉ nhận được phản hồi từ ông Đỗ Văn Trắc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom-chủ đầu tư Dự án Resort Sacom. Ông Trắc cho biết, dự án chậm tiến độ là do tỉnh chưa nhất quán trong việc thực hiện cam kết với nhà đầu tư về giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật giao thông… ngoài hàng rào, cũng như chậm giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai và xây dựng. Tuy nhiên, khi đề cập cụ thể hơn về các vấn đề này, ông Trắc đã từ chối trả lời.

 Hướng xử lý của tỉnh 

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Lâm Đồng đã có chủ trương rà soát lại tất cả các dự án đầu tư, phân tích nguyên nhân chậm trễ, từ đó có hướng tháo gỡ cụ thể.

Đối với dự án chậm do nguyên nhân khách quan, tỉnh sẽ xem xét cho gia hạn và có sự cân nhắc việc điều chỉnh về công năng, cơ cấu của dự án.

Đối với các dự án vướng mắc về mặt bằng hoặc thủ tục hành chính, tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm. Với các dự án do năng lực của nhà đầu tư không đảm bảo, tỉnh sẽ thu hồi, cơ cấu lại hợp lý và sẽ đưa vào kế hoạch xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong thời gian tiếp theo.

Cụ thể, từ đầu năm 2013 cho đến thời điểm này, tỉnh Lâm Đồng đã thu hồi 10 dự án chậm triển khai.

Ông Phan Văn Đa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng cho biết, nhiều năm qua, Lâm Đồng chủ trương đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp trong những thời điểm khó khăn.

Đối với các nhà đầu tư đã và đang đầu tư, tỉnh luôn thể hiện sự quan tâm về tiến độ đầu tư, hiệu quả kinh doanh, thị trường, nguồn nguyên liệu, lao động… tỉnh đã cố gắng chỉ đạo giải quyết kịp thời, không để khó khăn về mặt bằng, thủ tục hành chính ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ các công trình, dự án. Với các dự án đã đi vào hoạt động, tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, giúp đỡ, thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi về t   huế   , về tiền thuê đất theo giấy phép đầu tư.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, tới đây, tỉnh sẽ hướng trọng tâm để việc thu hút đầu tư có hiệu quả và có chủ trương rà soát cơ chế, chính sách và thủ tục đầu tư.

&Ldquo;Tỉnh sẽ điều chỉnh những cơ chế, chính sách của địa phương không còn phù hợp; bổ sung theo hướng thông thoáng và phù hợp với điều kiện thực tế. Các thủ tục hành chính sẽ được công khai, minh bạch và đơn giản hóa. Mặt khác, tỉnh sẽ đổi mới việc xúc tiến đầu tư theo hướng: quy hoạch quỹ đất, chuẩn bị mặt bằng và đưa ra các tiêu chí cụ thể cho từng dự án để nhà đầu tư tìm hiểu, lựa chọn và quyết định đầu tư”, ông Tiến nói và cam kết, tỉnh luôn thực hiện đầy đủ các quy định của Chính phủ và vận dụng mức có lợi nhất cho doanh nghiệp trong ưu đãi đầu tư.

 Ngọc Tuấn  

Kích cầu du lịch mùa thấp điểm: Còn nhiều bất cập

Ông Trần Văn Linh, Giám đốc Khách sạn Phương Đông, cho biết: “Hiện nay, công suất phòng của khách sạn chỉ đạt 5%, mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Nhiều doanh nghiệp chỉ mong đến tháng 12, thị trường khách quốc tế và khách MICE vào mùa sẽ có dấu hiệu khả quan hơn”.

 
Đà Nẵng là điểm   du lịch   hấp dẫn nhưng đến mùa mưa vẫn phải đối mặt với tình trạng thưa vắng khách. Ảnh: Thành Lân

Để thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng trong mùa thấp điểm, cuối tháng 7 vừa qua, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã đưa ra chương trình kích cầu giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn trong những tháng mùa mưa. Nhiều nhà hàng, khách sạn đưa chương trình giảm giá sâu đến 50%, các khu, điểm du lịch giảm giá vé 25 - 50% nhưng xem ra vẫn không cứu vãn được thị trường khách du lịch ngày càng giảm sút. Nhiều công ty lữ hành cho biết, thị trường khách nội địa từ tháng 9 trở đi bắt đầu giảm mạnh 70 - 80% so với mùa nắng; thời gian lưu trú của du khách rút ngắn khiến thị trường mua sắm, ăn uống cũng bị chững lại.

Chương trình kích cầu du lịch mùa thấp điểm chủ yếu hướng đến thị trường khách nội địa tiềm năng từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng như du khách quốc tế đến từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên thực tế cho thấy, du khách quốc tế vẫn chưa thực sự hưởng lợi từ gói kích cầu này. Lý giải điều này, nhiều công ty lữ hành cho biết, chương trình kích cầu đưa ra thời điểm khá trễ trong khi khách quốc tế thường có kế hoạch đi du lịch từ 6 tháng đến 1 năm về trước.

Trong khi đó, khách nội địa lại không mặn mà với chương trình giảm giá hấp dẫn này vì Đà Nẵng vẫn chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng cho mùa mưa. Trong lúc nhiều địa phương như Hội An,   huế   khắc phục điểm yếu, phát huy thế mạnh, tạo ra sản phẩm du lịch từ “mưa bão” thì Đà Nẵng vẫn loay hoay tìm các sản phẩm mới. Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến   du lịch đà nẵng   cho biết: “Các sản phẩm du lịch mùa mưa ở Đà Nẵng vẫn còn mờ nhạt, thiếu tính độc đáo và sáng tạo. Vì vậy dù cung đã kích nhưng cầu vẫn chưa động”.

 Thiếu liên kết 

Theo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, chương trình kích cầu du lịch mùa thấp điểm năm nay thu hút khoảng 100 doanh nghiệp tham gia, được xem là cơ hội để các doanh nghiệp liên kết với nhau vượt qua khó khăn. Thế nhưng, nhiều công ty lữ hành cho biết, sự liên kết giữa các doanh nghiệp địa phương còn khá rời rạc, chủ yếu là liên kết với các doanh nghiệp ở hai đầu đất nước để bán tour. Vì vậy, giá khuyến mãi vẫn chưa được thống nhất cụ thể và còn mang tính thời vụ, mùa cao điểm thì “hét” giá còn thấp điểm thi nhau bán phá giá. Anh Trịnh Hoài Nguyên, Trưởng phòng Kinh doanh, Chi nhánh Saigontourist tại Đà Nẵng cho biết: “Sự liên kết giữa các doanh nghiệp địa phương còn yếu nên khó xây dựng được gói sản phẩm khuyến mãi tốt và mang tính ổn định. Nếu không bảo đảm tính lâu dài cho chương trình khuyến mãi thì khó có thể thu hút khách du lịch”.

Nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng, chính sách kích cầu chỉ mang tính chất giải pháp tình thế là chính chứ chưa thực sự mang lại lợi ích chung cho doanh nghiệp. Mặc dù nhiều hãng hàng không tham gia chương trình kích cầu đã giảm giá rất sâu nhưng thường kèm theo các điều kiện khá ngặt nghèo, những đường bay thu hút nhiều khách du lịch thì khó đặt vé kích cầu, vì thế bản thân các đơn vị lữ hành đã phải tìm những giải pháp riêng cho mình.

Rõ ràng, để kích cầu du lịch lâu dài, giảm giá thôi vẫn chưa thu hút khách nếu ngành du lịch Đà Nẵng vẫn còn nhiều cái “thiếu” như hiện nay.

Báo Đà Nẵng

Sân bay Đà Nẵng quá tải như... dự đoán

 Khách hàng không tăng đột biến! 

Tại một sự kiện tại Đà Nẵng cách đây vài ngày, ông Nguyễn Tiến Thọ, Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng cho hay, số chuyến bay xuất nhập cảnh qua sân bay quốc tế Đà Nẵng đang tăng đột biến.


 Du khách trong và ngoài nước làm thủ tục tại nhà ga hành khách mới của sân bay quốc tế Đà Nẵng (Ảnh: HC) 

Theo đó, trong 9 tháng qua, các đơn vị thuộc Cục Hải quan Đà Nẵng đã làm thủ tục cho 3.400 lượt chuyến máy bay xuất nhập cảnh qua sân bay quốc tế Đà Nẵng, tăng đến 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân mỗi ngày Hải quan Đà Nẵng làm thủ tục cho hơn 10 chuyến bay xuất nhập cảnh; riêng ngày Chủ nhật lên tới 27 chuyến.

&Quot;Tới thời điểm này đã có 12 hãng hàng không trong và ngoài nước có các chuyến bay đi và đến sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đồng thời từ Đà Nẵng đã có 23 tuyến đường bay đi quốc tế" - ông Nguyễn Tiến Thọ nói.

Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Ngô Quang Vinh cho biết thêm, tổng lượng khách đến tham quan   du lịch   trên địa bàn TP trong 9 tháng qua ước đạt hơn 1,54 triệu lượt, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng khách du lịch đến Đà Nẵng bằng đường hàng không ước đạt gần 169.000 lượt, tăng đến 59,5% so với cùng kỳ năm 2012.

 Và sân bay bắt đầu quá tải... 

Một trong những vấn đề gây "đau đầu" cho việc TP này trở thành "trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế" chính là... Sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Theo ông Ngô Quang Vinh, chỉ riêng từ Trung Quốc đã có tới 20 đường bay đến Đà Nẵng mỗi tuần và sắp có thêm nhiều đường bay nữa. Bên cạnh đó, một số đường bay mới từ Bangkok (Thái Lan), Nhật Bản, Hàn Quốc... Đến Đà Nẵng cũng đang được dự tính mở thêm.


 Các sân golf đẳng cấp quốc tế trên địa bàn là một trong những yếu tố
hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài bay đến Đà Nẵng (Ảnh: HC) 

&Quot;Vừa rồi đoàn công tác của Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến sang xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản và Hàn Quốc, họ đánh giá rất cao điểm đến Đà Nẵng là một TP được quy hoạch đẹp, thân thiện, văn minh đô thị tốt và có nhiều điểm tham quan, du lịch hấp dẫn. Nhưng có mấy vấn đề mà họ đề nghị chúng ta tiếp tục lưu ý là chất lượng phục vụ, hướng dẫn viên, xe vận chuyển và nhất là sân bay quốc tế Đà Nẵng!" - ông Ngô Quang Vinh nói.

Ông Ngô Quang Vinh "không ngờ lượng khách đến sân bay quốc tế Đà Nẵng phát triển quá nhanh" nên hiện nay tại sân bay này thiếu các đường ống dẫn cho khách từ máy bay vào nhà ga và ngược lại. Ông cho hay, hiện một số hãng hàng không đang than phiền về việc chồng lấn đường dẫn, đường đi làm chậm trễ các chuyến bay. Và nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra thì sẽ rất khó khăn cho sự phát triển của ngành   du lịch đà nẵng   cũng như các tỉnh miền Trung.

Nhà ga hành khách mới của sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ vừa được khánh thành, đưa vào khai thác từ ngày 25/12/2011 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng, công suất phục vụ trong giai đoạn đầu dự kiến khoảng 4,5 - 5 triệu khách/năm, tiếp nhận 400.000 - 1 triệu tấn hàng hóa/năm. Từ năm 2015 trở đi sẽ đạt công suất 6 – 8 triệu hành khách/năm.

Tuy nhiên theo ông Ngô Quang Vinh: "Bây giờ mới 3 triệu lượt khách đến Đà Nẵng mà đã thấy sân bay này chật rồi nên tôi nghĩ phải sớm mở rộng để đáp ứng 6 - 10 triệu lượt du khách đến Đà Nẵng. Năm nay chúng ta sẽ đạt cỡ 3 triệu lượt khách. Với việc ngành du lịch được xác định là mũi nhọn kinh tế và được đầu tư mạnh mẽ, dự kiến đến năm 2015 sẽ đạt 6 triệu và năm 2020 đạt 8 triệu lượt khách. Điều này đòi hỏi sân bay và các cơ sở hạ tầng phải phát triển kéo theo mới có thể đáp ứng được nhu cầu!"

Ông cho hay, trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo Bộ GTVT, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã đề cập vấn đề sớm có kế hoạch mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng. Và ông kiến nghị, sắp tới khi tập thể Bộ Chính trị vào làm việc với Đà Nẵng về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị thì lãnh đạo TP cũng cần kiến nghị mạnh mẽ về vấn đề này.

  
 Trả lời phỏng vấn PV ngay hôm khánh thành nhà ga hành khách mới của sân bay quốc tế Đà Nẵng cách đây gần 2 năm, ông Hồ Văn Quỳ, nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Cụm Cảng Hàng không miền Trung (nay là Tổng Công ty Hàng không miền Trung) đã dự đoán nhà ga này sẽ sớm quá tải!  

 Đúng như dự đoán! 

Thật ra, việc sân bay quốc tế Đà Nẵng sớm trở nên quá tải đã được ông Nguyễn Bá Thanh lúc còn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng dự đoán ngay từ khi nhà ga hành khách mới còn đang xây dựng. Đến hôm khánh thành công trình, dự đoán này tiếp tục được ông Hồ Văn Quỳ, nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Cụm Cảng Hàng không miền Trung (nay là Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Trung, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách mới của sân bay quốc tế Đà Nẵng) nhắc lại khi ông trả lời phỏng vấn PV.

&Quot;4 - 6 triệu lượt khách/năm chỉ là trong tương lai gần của sân bay Đà Nẵng thôi, vì hiện đã đạt xấp xỉ 3 triệu lượt rồi. Đà Nẵng và miền Trung đang là khu vực du lịch có sức hấp dẫn cao nên triển vọng lượng khách qua sân bay Đà Nẵng vượt mức 4 - 6 triệu lượt/năm không phải xa lắm. Vì thế ngay từ bây giờ đã nên nhắm tới việc quy hoạch mở rộng nhà ga, nếu không sẽ không đáp ứng được tốc độ phát triển khách hàng không, du lịch!" - ông Hồ Văn Quỳ khẳng định với PV ngày 28/12/2011.

Ông Hồ Văn Quỳ cũng nhấn mạnh, sở dĩ nhà ga mới của sân bay quốc tế Đà Nẵng sẽ sớm trở nên quá tải là do dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định từ tháng 4/2004, nhưng sau gần 8 năm nhà ga mới đưa vào khai thác nên các số liệu tính toán khi lập dự án có thể không còn sát với diễn biến của thực tế.

Tại lễ khánh thành nhà ga mới ngày 25/12/2011, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã yêu cầu sân bay quốc tế Đà Nẵng phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để đảm bảo đáp ứng 10 triệu hành khách và 200.000 - 300.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2020.

&Quot;Để đạt được điều đó thì trong khi bắt tay vào khai thác nhà ga mới này, cần tiến hành công tác chuẩn bị cho thêm một nhà ga nữa là vừa. Nếu không chuẩn bị tích cực ngay từ bây giờ thì chưa tới một chu kỳ 8 năm nữa, nhà ga hành khách của sân bay này sẽ lại quá tải!" - ông Hồ Văn Quỳ nói.

 Hải Châu (Infonet) 

Đi tắm suối Voi

Chúng tôi đến suối Voi vào một ngày cuối hạ, khi nắng vàng tươi như mật nhuộm vàng thung lũng, lối vào suối có nhiều hoa rừng phất phơ trước gió. Trước mặt chúng tôi là một quần thể có nhiều đoạn suối đá đẹp, nằm ven cánh rừng đại ngàn với phong cảnh rất hữu tình. Dòng suối trong xanh chảy qua những khối đá lớn, nhỏ, màu đen mốc, tròn trịa như bầy voi đang lội nước, cảnh trí thật là sinh động. Đặc biệt, có một tảng đá giống hình con voi, “phủ phục” trên bờ với cái vòi dài đưa ra giữa suối.

Dưới vòi voi đá, có một vùng nước sâu, rộng khoảng 30m 2 . Ở đây, làn nước trong xanh, in hình mây trắng bàng bạc trôi “trên” những cánh rừng đại ngàn.

 Tảng đá giống hình con voi với cái vòi dài đưa ra giữa suối. 

Đi lên phía thượng nguồn, bạn sẽ bắt gặp những thác lớn từ những cánh rừng nguyên sinh của dãy Trường Sơn hùng vĩ đổ về trắng xóa. Có đoạn làn nước trong xanh, yên tĩnh; có đoạn nước xô vào đá, tung bọt trắng xóa. Hai bên bờ xuất hiện những ghềnh đá màu vàng, xanh với những hình thù kỳ bí. Có tảng đá lớn cỡ ngôi nhà, mặt trên phẳng và rộng, chung quanh nước chảy rì rào, có thể làm nơi sinh hoạt, vui chơi cho hàng chục người.

 Du khách có thể thoải thích bơi lội  

Đi thêm một đoạn nữa, du khách bắt gặp những suối con từ rừng già chảy ra, qua những tảng đá lớn, nhỏ chen chúc nhau trong dòng nước mát lạnh, uốn lượn. Ở chốn cỏ cây chen đá, lá chen hoa này, bạn có thể ngồi trầm mặc, thư giãn, để an dưỡng tinh thần. Càng lên cao, càng gặp nhiều thác, tung bụi nước lên những tán cây, tạo nên những cầu vồng nhiều màu sắc lung linh huyền ảo.

 Vào xuân, nước suối Voi trong xanh biêng biếc. 

Men theo con đường ngoằn ngoèo bên những tảng đá ven suối, bạn sẽ gặp những cây đại thụ có gốc to khoảng ba bốn người ôm. Từ những gốc cây này, mọc ra những tai nấm khổng lồ, to như tai voi, hai người có thể ngồi trú mà tâm sự. Giữa các cây đại thụ có nhiều dây leo chằng chịt cỡ bắp tay người lớn, bạn có thể ngồi và đánh võng từ bờ bên này suối qua bờ bên kia và ngược lại.

Thỉnh thoảng, nhánh cây mục, lá khô rơi xuống suối, đàn cá con tưởng mồi, từ trong các hốc đá lao ra tranh mồi, tung tóe cả mặt nước. Du khách có thể men theo các vách đá để bắt cua đá, ốc, các loại cá con... Ốc có thể chế biến nhiều món ngon như om sả, nấu cháo, xào với lá lốt... Sống ở suối nước chảy nên ốc rất sạch, thịt trắng, ăn giòn và ngọt... Vì là rừng nguyên sinh, nơi đây còn có nhiều loại chim, thú rừng quý hiếm như sơn dương, mang, heo rừng, sáo, khướu, trĩ, nhiều loại hoa dại khoe sắc rực rỡ.

 Hòa Vang - Đức Toàn 

Học trong khu bảo tồn thiên nhiên

 

 

 Đọc E_paper 

 

  cù lao chàm 
Khi ngồi bên bờ biển Cửa Đại, nhìn những chiếc ca nô cao tốc rẽ sóng ra khơi mang theo khách   du lịch   đang hăm hở đi tận hưởng thiên nhiên ở Cù Lao Chàm, nhiều khi bỗng tự hỏi, có bao nhiêu người trong số khách ấy ý thức được họ đang đến với một nơi mang danh phận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, hay đơn thuần chỉ là sự hấp dẫn của một bãi biển đẹp, một địa điểm ngắm loài san hô kỳ thú, và kết thúc hành trình thật mỹ mãn bằng chụp ảnh các món ngon hải sản địa phương và đưa lên Facebook khoe với bạn bè?

 

Từ Đà Nẵng, các công ty du lịch báo giá tour 500 ngàn đồng/khách, một cái giá quá rẻ so với những giá trị Cù Lao Chàm đang sở hữu với tư cách là một Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Đã 4 năm, kể từ khi nơi này được mang danh hiệu quý giá đó và cũng là thời gian đón từ vài ngàn khách/năm đến hai trăm ngàn khách/năm. Quả là một sức ép khủng khiếp dưới mắt nhìn của những nhà quy hoạch và quản lý nhà nước!

Quảng Nam có rất nhiều kinh nghiệm bảo tồn di sản Hội An và Mỹ Sơn, 4 năm qua Cù Lao Chàm hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Quảng Nam, với thế mạnh về du lịch sinh thái, biển đảo. Cù Lao Chàm được đánh giá là một trong những khu vực có độ đa dạng sinh học vào loại cao nhất tại Việt Nam với hơn 300 loài san hô, có 97 loài thân mềm có liên hệ với các rạn san hô, 270 loài cá rạn thuộc.

Nổi trên mặt biển là những hòn đảo nuôi yến thiên nhiên cho ra đặc sản yến sào Cù Lao Chàm nổi tiếng. Không chỉ nổi bật với hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú, cảnh quan hoang sơ độc đáo, Cù lao Chàm còn được biết đến như một địa chỉ văn hóa lịch sử nổi tiếng với các di tích, công trình kiến trúc cổ thuộc các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt.

Đó là những gì thiên nhiên để lại. Còn con người? Còn nhớ cách đây 4 năm, ngày Cù Lao Chàm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An, nói với chúng tôi "Có một cảm giác rất bất an khi hòn đảo này được định nên danh phận như vậy, bởi vì người dân với lối sống thô mộc nơi đây, thiên nhiên hoang dã có thể "đề kháng" được dòng người du lịch kéo đến ngày càng đông và mang theo gánh nặng ô nhiễm môi trường sinh thái và xáo trộn văn hóa?".

 

Ông Nguyễn Sự trò chuyện với người dân
Điều ông Sự lo lắng là đúng. Tại Hội nghị Mạng lưới các Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, các báo cáo tổng kết cho thấy mô hình thành công đều nằm ở nước phát triển, các bài học thất bại đều nằm ở những nước kém phát triển tương tự Việt Nam. Khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm liệu có vượt thoát số phận đó, khi chưa có một hình mẫu nào đúc kết được kinh nghiệm dù Việt Nam có 6 khu như vậy được thế giới công nhận.

 

Thời gian đã có câu trả lời khi chính quyền Hội An lại là nơi đề ra các sáng kiến vô cùng thú vị để tạo ra sự đặc biệt về điểm đến. Đó là nơi duy nhất tại Việt Nam thực hiện hòn đảo không sử dụng bao ni lông và xử lý rác thải theo phân loại. Người dân Cù Lao Chàm không dùng túi nylon để gói hàng bán cho khách, họ sử dụng giỏ xách nhựa đi chợ.

Vùng biển không có rác thải, dù lượng khách đến đây có lúc gần 4.000 lượt/ngày. Người ta buộc những cây tre thả ở chân đảo để ngăn rác không trôi ra biển và vớt rác phân loại xử lý. Chính quyền nơi này đã hợp tác với các tổ chức quốc tế trong bảo vệ thảm san hô ven đảo, cấm bắt loài cua đá trên núi và nhiều loại sinh vật biển vốn là đặc sản du khách rất ưa thích.

Nếu dừng lại là một hòn đảo phát triển du lịch, Cù Lao Chàm vẫn còn rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Khi nghỉ ngơi tắm biển, ăn đặc sản, nhiều khách vẫn chưa hiểu hết những giá trị họ đang tận hưởng.

Các công ty du lịch vẫn dừng lại một tour   du lịch biển   đơn thuần. Với những thành quả về bảo vệ môi trường thiên nhiên, Cù Lao Chàm phải đăng ký thương hiệu du lịch nổi bật "Khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm" và làm cho du khách hiểu hết được giá trị của thương hiệu này, đồng ý mua sản phẩm đúng với giá trị thật mà nơi này đang sở hữu.

 

Du khách cần được hướng dẫn để có thực tế một chuyến đi không được sử dụng túi ni lông, cách giải quyết những khó khăn đó của người địa phương và tập thói quen mới trong môi trường nghiêm ngặt về vệ sinh rác thải, bảo tồn sinh vật biển. Những tour đi xem nông dân trồng san hô dưới đáy biển như những khóa học đặc biệt chỉ có ở các khu bảo tồn thiên nhiên.

 

Đó là những trải nghiệm lạ không phải tour du lịch nào cũng có, mà còn là hiếm, giúp du khách trân trọng điểm đến. Những chuyến lặn biển ngắm san hô rất cần quy trình giải thích về quá trình trồng và giám sát rặng san hô của các tổ chức nghiên cứu và bảo vệ môi trường quốc tế.

Ngay con người, những cư dân Cù lao Chàm từ những ngư dân bình thường, nay đã là những tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền du khách bảo vệ môi trường.

Tất cả những điều này là giá trị nhân văn và ứng xử hiện đại với môi trường sống mà du khách phải cảm nhận được thì Cù Lao Chàm mới phát huy được thế mạnh là một Khu Dự trữ sinh quyển "hàng hiệu" về môi trường. Đi học trong khu bảo tồn thiên nhiên rất có thể là một tour "hàng hiệu" đem lại cảm giác khác lạ và niềm tự hào cho chính du khách.

Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển nói: "Khu dự trữ sinh quyển không phải là hòn đảo trơ trọi giữa tác động nhiều mặt của con người, mà là thể hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Khu dự trữ sinh quyển thể hiện rất nhiều chức năng so với khu bảo tồn thiên nhiên thông thường".

 

Hiểu theo ý của ông thật cụ thể, thì mỗi một khu dự trữ sinh quyển là một cơ hội để chính quyền và người dân hợp tác xây dựng một mô hình giải quyết mâu thuẫn giữa sự thèm khát đất đai mãnh liệt của con người và bảo vệ sự đa dạng sinh học".

 

Ông đánh giá những sáng kiến chính quyền thực hiện tại Cù Lao Chàm - Hội An là tạo nên một mô hình đáng tự hào của Việt Nam, mở ra cho người ta niềm tin, việc bảo tồn thiên nhiên có thể đem lại ích lợi về kinh tế ngay lập tức.

Việt Nam có 8 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Cần Giờ, Cát Bà, Biển đảo Kiên Giang, Cát Tiên, Châu thổ sông Hồng, Mũi Cà Mau, Miền Tây Nghệ An và Cù Lao Chàm. 7/8 khu này là những cái tên luôn nằm trên danh sách kêu cứu về sự xâm lấn đất đai và tàn phá thiên nhiên không kiểm soát nổi.

Một chuyên gia UNESCO đã kết luận rất hay thế này: "Chỉ có những con người lười suy nghĩ, ít hành động thì mới bị chết đói trên những di sản văn hóa, thiên nhiên mà cha ông để lại cho họ, và họ cũng chẳng có gì để lại cho con cháu mai sau".

Cẩm nang du lịch bụi Quảng Nam

Dưới đây là tất cả những thông tin bạn cần cho chuyến   du lịch   bụi Quảng Nam.

1

 Địa điểm tham quan 

Địa danh nổi tiếng và được nhiều người biết đến của Quảng Nam là phố cổ Hội An, di sản văn hóa thế giới với vẻ cổ kính, thơ mộng và êm đềm. Đến Hội An, bạn sẽ có dịp thả bộ trên những con phố mang đậm kiến trúc cổ, chiêm bái những đền chùa xưa (chùa Phước Lâm, Hội quán Phúc Kiến…) thưởng thức các món đặc trưng (cao lầu) hay tham gia vào lễ hoa đăng vào dịp lễ rằm hàng tháng.

Nơi đây còn có bí ẩn về những pho tượng không đầu tại thánh địa Mỹ Sơn, thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa mang đến trải nghiệm khác hẳn, huyền hoặc và kỳ ảo. Bên cạnh các thánh tích này, vùng đất kinh đô Chăm ngày xưa còn sở hữu hàng loạt tháo và cụm tháp Chăm tuyệt đẹp như tháp Chiên Đàn, tháp Bằng An, tháp Khương Mỹ… để bạn khám phá và tìm hiểu.

  

 Nét đẹp Hội An. 

Bãi biển Cửa Đại hoang sơ, tuyệt đẹp, điểm nhấn   du lịch biển   của Quảng Nam cũng thú vị không kém. Ngoài ra, khi đến Cửa Đại, bạn còn có dịp dong thuyền ra   cù lao chàm   hoang sơ và tuyệt đẹp.

Lời khuyên cho bạn nếu muốn đi thuyền từ biển Cửa Đại ra Cù Lao Chàm giá rẻ là đi tàu chợ (tàu lớn chở hàng hóa ra đảo). Giá vé tàu là 25.000 đồng, rẻ bằng 1/10 so với khi bạn mua vé của các công ty du lịch. Điểm lợi thứ hai là tàu chạy khá chậm nên bạn sẽ ít bị say sóng hơn. Hải sản ngoài đảo, song giá các nhu yếu phẩm khác khá cao. Nhà nghỉ trên đảo có giá khoảng 100.000 đồng/người.

Bên cạnh các địa danh này, Quảng Nam cũng sở hữu   du lịch đà nẵng   hàng loạt các thắng cảnh tuyệt đẹp khác như Suối Tiên với không khí miền trung du thích hợp cho cắm trại, nghỉ dưỡng; Khe Lim độc đáo với dòng chảy hiền hòa chảy qua những vùng đất có nhiều cây (gỗ) lim; Bàng Than kỳ bí và lạ lẫm với những khối đá đen; Hòn Kẽm Đá Dừng, miền sông nước hùng vĩ với những bãi dâu, bãi ngô (bắp) xanh ngát.

 Cù Lao Chàm yên bình.  

 Hoang sơ Khe Lim 

 Biển Cửa Đại trong thời khắc chuyển giao ngày và đêm 

Đó cũng có thể là Hố Giang Thơm thơ mộng nhờ những dải đá nổi, chìm tạo ra những thác nước rì rào suốt ngày đêm; hồ Phú Ninh, công trình thủy lợi quy mô lớn, với diện tích mặt nước rộng, rừng phòng hộ hong sơ cùng hơn 30 đảo và bán đảo xinh đẹp; sông Thu Bồn, dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất này; hay bãi tắm Hà My, bãi biển Tam Thanh không những sự hoang sơ, sạch đẹp với cát trắng, rừng dương và không khí trong lành mà còn bởi nhiều loại đặc sản tươi nguyên từ lòng biển.

Ngoài ra, đến Quảng Nam, bạn có thể tìm hiểu, tham quan hàng loạt làng nghề nổi tiếng của tỉnh, chiêm bái hàng loạt ngôi chùa cổ xưa hay khám khá phiên chợ chiếu duy nhất ở Quảng Na, tham quan nhà cổ Tân Ký, ghé cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oóc “săn” những mặt hàng độc giá rẻ, dạo chơi ở các KDL sinh thái như Thuận Tình, Cẩm Nam...


 Tháp Mỹ Sơn 

 Tháp Bằng An 

 Tháp Khương Mỹ 

2

 Phương tiện di chuyển 

  Bằng phương tiện công cộng  

Từ Đà Nẵng, bạn có thể mua vé xe khách, vé tàu lửa tại bến xe hay ga tàu để đến Quảng Nam. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển bằng xe bus, giá sẽ mềm hơn và   du lịch đà nẵng   dễ dàng dừng lại các điểm tham quan hơn.

  Bằng phương tiện cá nhân  

Đà Nẵng cách Quảng Nam không xa, vì thế bạn có thể chọn cách đến   du lịch đà nẵng   , sau đó thuê xe máy, phượt tham quan danh lam, thắng cảnh.

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân (hay xe thuê) nên mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao tthông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng Google map để tiện di chuyển.

3

 Đến vào mùa nào? 

Bạn có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong năm. Song nếu muốn tham gia các lễ hội của tỉnh như lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội Bà Chiêm Sơn, Carnival Hội An, lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được, lễ hội Nguyên Tiêu hay lễ hội Đêm rằm phố cổ… bạn cần xem kỹ thời gian diễn ra lễ hội trước khi lên lịch trình tham quan và thời gian xuất phát.








 Kỳ   du lịch đà nẵng   bí Bàng Than 

4

 Lưu trú 

Trừ giá thuê phòng ở các khách sạn tại trung tâm phố cổ Hội An có giá khá cao, các khách sạn, nhà nghỉ quy ở bên ngoài một chút có giá tương đối ổn. Một số cái tên bạn có thể tham khảo như khách sạn công đoàn, nhà nghỉ tỉnh ủy, Bình Minh, Tam Kỳ, Hải Sơn…
Ngoài ra, bạn có thể mang theo lều để cắm trại ở các bãi biển, các khu du lịch sinh thái.

5

 Đặc sản ẩm thực 

Các món ăn mà bạn nên thưởng thức ở Quảng Nam gồm mì Quảng Phú Chiêm (Điện Phương, Điện Bàn), Cao lầu (Hội An), Trà Lài Tam Kỳ, cơm gà Tam Kỳ, xí Mà (Hội An), bánh đậu xanh mặn (Hội An), bê thui Cầu Mống (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn), chuối chát ngâm chua, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng Gia Cốc (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc), khoai lang Trà Đóa (xã Bình Đào, huyện Thăng Bình), bánh đập, bánh in, rượu ba kích.

6

 Mang gì khi tới Quảng Nam? 
- Bất kỳ quần áo, giày dép bạn thích.
- Mang theo bikini, khăn tắm lớn, váy maxi để đi biển.
- Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc trị côn trùng.
- Mang theo passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu
- Mang theo lều, áo khoác, chăn mỏng, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại.

 Hồ Phú Ninh  

7

 Các cung đường thường gặp: 
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại)
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại) - Quảng Ngãi (Sa Huỳnh - Lý Sơn)
Đà Nẵng - Quảng Nam ((Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại - Mỹ Sơn) -   huế  
Đà Nẵng - Quảng Nam - Kon Tum

 Theo Infonet 

Khách du lịch Cù Lao Chàm "đánh cược" mạng sống

 

 

Mặc dù có áo phao trên đò nhưng chủ đò chỉ để treo làm cảnh

Tại bến đò Cẩm Thanh TP.Hội An sang xã Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên), hàng ngày vẫn có vài trăm lượt khách   du lịch đà nẵng   đi về, nhưng tuyệt nhiên không ai trong số đó một lần mặc vào áo phao. Có mặt tại bến đò này, PV Báo Giao Thông nhận thấy áo phao và phao cứu sinh cũng rất sơ sài, cũ kỹ, được cột chặt phía trên trần của đò. Và trên mỗi chuyến đò, lái và phụ đò cũng không nhắc nhở hành khách mặc áo phao. Thậm chí, khi người đi đò, kể cả trẻ em đua nghịch, ngồi sát mép đò, vẫn không được ai ngăn cản.

Tương tự là bến Bạch Đằng sang xã Cẩm Kim (cùng thuộc thành phố Hội An). Tại đây, số lượng người qua đò thường xuyên quá tải, có khi lên đến gần 100 người trên một chuyến đò. Nhưng việc khách không mặc áo phao cũng diễn ra như "chuyện thường ngày ở huyện". Khi chúng tôi hỏi: “Sao không cho người ta mặc áo phao”, người lái đò trừng mắt nhìn và trả lời : “Họ không thích thì làm sao tôi bắt được”.

Du   du lịch đà nẵng   khách đi ca nô ra   cù lao chàm   đều không mặc áo phao

Nguy hiểm hơn, trong nhiều chuyến ra đảo Cù Lao Chàm, chúng tôi nhận thấy rất hiếm ca nô chở du khách (cả khách trong nước lẫn khách nước ngoài) bắt buộc hành khách mặc áo phao, mặc dù trên ca nô có trang bị. Trong khi những ca nô này   du lịch đà nẵng   chạy với tốc độ rất cao, việc không bắt buộc khách   du lịch   mặc áo phao nếu xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ khôn lường.

 

Ca nô mặc dù có trang bị áo phao nhưng du khách đều không mặc.

Đang mùa mưa bão, rất mong các cơ quan chức năng, nhất là Ban quản lý Bến thuyền TP Hội An, Xí nghiệp Quản lý đường sông Quảng Nam sớm chấn chỉnh lại thực trạng này để mỗi khi ngồi lên đò, lên ca nô, du khách đến Hội An không còn cảm giác đánh cược mạng sống của mình.

 Đắc Bình-T Giang 

Cù Lao Chàm - nơi để khám phá, trải nghiệm


 

 

 

Du khách đến   cù lao chàm   sẽ có rất nhiều điều để khám phá và tận hưởng.

 

  

 Các lựa chọn  

 

 


Năm 2009, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Điều này hoàn toàn xứng đáng với những gì cụm đảo xinh đẹp này đang sở hữu. Cù Lao Chàm có hơn 1.500ha rừng tự nhiên và hơn 6.700ha mặt nước. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển với nhiều giá trị nổi bật về đa dạng sinh học. Khu vực này cũng rất giàu tài nguyên sinh vật biển, trong đó nhiều loài có giá trị về mặt sinh thái và kinh tế.


Nhờ các lợi thế trên, “hòn ngọc Hội An” đã thu hút khách   du lịch   thích khám phá thiên nhiên, ưa mạo hiểm. Các tour du lịch dã ngoại, cắm trại hay lặn biển được nhiều du khách lựa chọn. Trên diễn đàn du lịch nổi tiếng tripadvisor.Com có rất nhiều phản hồi tích cực của các du khách quốc tế. Một du khách New Zealand ghé thăm Cù Lao Chàm hồi tháng 7 vừa qua nhận xét: “Tôi đã có một ngày tuyệt vời với dịch vụ lặn tại đây. Không chỉ vì giá rẻ mà hải sản còn rất ngon, bãi biển đẹp và yên tĩnh, lặn biển thì rất thích”.   du lịch đà nẵng   Một du khách Hong Kong cho biết: “Không khí tuyệt vời, bãi biển đẹp và lặn biển thật vui!”.

 

 


Một số khách du lịch khác cho rằng, giá tour lặn biển ở Cù Lao Chàm xứng đáng nhận 5/5 điểm.


Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm còn hấp dẫn du khách bởi nền văn hóa từ xa xưa để lại. Các di tích đã được khai quật là minh chứng cho mối quan hệ giao lưu giữa Cù Lao Chàm với các nước trong khu vực. Nơi đây cũng là điểm neo đậu của các thương thuyền quốc tế trong hành trình con đường tơ lụa trên biển hình thành từ thế kỷ XIII. Những di tích nổi tiếng như Chùa Hải Tạng, Giếng Chăm xóm Cấm, Miếu tổ nghề Yến, Lăng Thành Hoàng…   du lịch đà nẵng   cho thấy sự hưng thịnh của người Chăm và người Việt cổ cách đây hàng nghìn năm. Du khách yêu thích văn hóa, lịch sử có thể đến Cù Lao Chàm để khám phá những di tích này.

 

 


Còn những ai ưa thích sự tĩnh lặng, hoang sơ và nghỉ dưỡng thì Cù Lao Chàm chính là điểm đến phù hợp. Bãi biển Cù Lao Chàm chưa chịu sự tác động nhiều từ con người và được xem là đẹp không thua gì Phú Quốc. Du khách có thể tận hưởng không khí trong lành và nắng ấm tràn ngập. Nơi đây ít được biết đến cũng chỉ bởi chưa được quảng bá nhiều và giao thông không thuận tiện.


Hay du khách cũng có thể chọn qua đêm tại nhà ngư dân. Những người dân trên đảo đón khách rất nồng nhiệt, chân thành. Mọi người sẽ cùng nhau ăn những món ăn dân dã nhưng ngon miệng như rau rừng, cá biển, mực hấp, dưa chua… Chủ nhà còn kể chuyện về những chuyến đi biển hay các sự tích của địa phương…

 

 

Có những người đơn giản hơn, chỉ muốn đến Cù   du lịch đà nẵng   Lao Chàm để thưởng thức hải sản tươi ngon thì trên đảo có các tour đi câu mực, câu cá… Nhân viên du lịch và người dân địa phương sẽ đưa du khách đến những nơi tập trung cá. Cá câu được sẽ được phục vụ ngay trên tàu hoặc tại nhà hàng tùy theo nhu cầu của du khách.


 Những điểm yếu  

 


Cù Lao Chàm có cảnh quan đẹp. Tuy nhiên, qua ý kiến trên các diễn đàn du lịch quốc tế, có thể thấy du khách ít đến đây hoặc có đến rồi cũng không muốn trở lại vì cơ sở hạ tầng quá yếu: thiếu khách sạn, khu nghĩ dưỡng đạt chuẩn; giao thông không thuận tiện.

 

 


Theo một số du khách, các tour du lịch hiện tại vẫn chưa được phong phú và tổ chức thiếu chu đáo. Nguồn lực làm du lịch hiện nay khó có thể đáp ứng được nhu cầu mở rộng nếu lượng du khách đến Cù Lao Chàm ngày một đông hơn. Đặc biệt là vấn đề điện: vào mùa nóng, điện còn không đủ cho người dân dùng chứ đừng nói chi là du khách.


Hoạt động quảng bá   du lịch cù lao chàm   hiện cũng chưa được đầu tư đúng mức, còn mang tính riêng lẻ.

 

 


Vì những lý do trên, lượng du khách đến đảo chưa tương xứng với tiềm năng nơi đây. Năm 2012 chỉ có 100.000 khách đến đây, trong khi khách thăm Hội An lại lên tới 1,4 triệu người./.

Hướng tiếp cận mới trong bảo tồn biển

 

 

  

  Nguồn lợi thủy sản ở đảo   cù lao chàm   đã được bảo vệ. Ảnh: CTV  

 Hài hòa các lợi ích 

 

Tại Việt Nam, có 15 khu bảo tồn biển (KBTB) được Chính phủ phê duyệt vào năm 2000. Quá trình hoạt động, một số KBTB đã thành công trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên để phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, KBTB Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) là minh chứng sống động nhất cho sự kết hợp hài hòa giữa công tác bảo tồn và lợi ích kinh tế. Trước đây, do quản lý chưa chặt chẽ nên sản vật rừng cùng với tài nguyên biển Cù Lao Chàm bị xâm hại trầm trọng, nhất là các rạn san hô. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái vùng rạn và nguồn lợi thủy sản của vùng biển này. Tháng 10-2003, KBTB Cù Lao Chàm được thành lập, rạn san hô ở đây được bảo vệ nghiêm ngặt. Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm cũng đã thực hiện thành công chương trình phục hồi san hô cứng tại 4 điểm/vùng được lựa chọn. Cù Lao Chàm hiện có 135 loài san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam.

Bên cạnh hoạt động bảo tồn hệ sinh thái, Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm còn thực hiện các hoạt động tạo sinh kế bền vững cho người dân trong và xung quanh KBTB như: Chuyển đổi các tàu khai thác thủy sản thành tàu phục vụ   du lịch   , tuyển các ngư dân vào   du lịch đà nẵng   đội tuần tra bảo vệ của Ban quản lý, hướng dẫn và hỗ trợ người dân trong việc phát triển mô hình Homestay phục vụ khách du lịch, trồng nấm, rau sạch, chăn nuôi... Các hoạt động trên đã giúp bảo tồn nguồn lợi thủy sản, môi trường tự nhiên, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho người dân qua việc phát triển các dịch vụ du lịch.

Còn KBTB vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang)   du lịch đà nẵng   là 2 đơn vị đi tiên phong trong quá trình đề xuất với chính quyền địa phương về mức thu phí bảo tồn biển. Việc thu phí đã phần nào giảm bớt áp lực về tài chính cho Ban quản lý KBTB, tạo cơ chế tài chính bền vững cho hoạt động của KBTB.

 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 

Ngày 26-5-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 742 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiết lập và đưa vào hoạt động 16 KBTB trải dài từ Bắc xuống Nam. Giai đoạn 2016 đến 2020 sẽ nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống KBTB, thiết lập và đưa vào hoạt động một số KBTB mới. Hiện tại, đã hoàn thiện hồ sơ thành lập KBTB Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và Hòn Mê (Thanh Hóa).

Mặc dù Quy hoạch hệ thống các KBTB đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng trong quá trình triển khai thành lập các KBTB hiện gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc triển khai quy hoạch và thành lập các KBTB tại địa phương. Nguyên nhân là do hệ thống văn bản pháp lý về bảo tồn biển còn rất hạn chế và chồng chéo. Đây chính là rào cản và thách thức chủ yếu trong quá trình thành lập và phát triển mạng lưới KBTB tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có các rào cản khác như sự tham gia của các cộng đồng, các xung đột về lợi ích, phát triển kinh tế với bảo tồn. Bên cạnh đó, sự phân cấp quản lý còn chưa phù hợp với thực tiễn, chưa xây dựng được bộ tiêu chí chuẩn đối với các KBTB.

Ông Lê Xuân Ái, Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo nói rõ: “Nghị định 57 chưa xác định được tiêu chí đánh giá tầm quan trọng quốc gia cũng như chưa xác định được khu vực nào là tầm quốc gia, khu vực nào là tầm quốc tế. Tuy nhiên, việc hình thành bộ máy cho nó và cơ chế vận hành theo quy chế, khuôn khổ pháp lý việc thực thi nhiệm vụ theo chúng ta công bố mới là quan trọng”.

Từ tháng 1-2012 đến tháng 6-2013, Bộ Nông nghiệp và   du lịch đà nẵng   Phát triển nông thôn đã thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho mạng lưới KBTB Việt Nam” do Chính phủ Đan Mạch tài trợ. Dự án đã mang lại những kết quả khả quan như đã xây dựng được Bộ tiêu chí lựa chọn, xác định thành lập một KBTB tại Việt Nam; xây dựng và ban hành được thông tư về quy định thành lập và quản lý KBTB cấp tỉnh; hoàn thiện xong dự thảo hướng dẫn khung Quy chế quản lý KBTB cấp tỉnh...

Ông Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Ban quản lý Dự án cho biết: Dự án đã rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp lý về bảo tồn biển ở Việt Nam để có được những bài học kinh nghiệm, các hướng dẫn về trình tự thủ tục thiết lập một KBTB, cách lập kế hoạch quản lý, các mô hình thu lệ phí, các tiêu chí để thành lập mới KBTB. Ngoài ra, Dự án đang tham gia hỗ trợ việc thiết lập mới một số KBTB trọng điểm cấp quốc gia như: Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hải Vân – Sơn Chà (Thừa Thiên   huế   - Đà Nẵng)... Dự án cũng đã có những đề xuất và kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về những nội dung cần sửa đổi trong hệ thống chính sách, văn bản quản lý về lĩnh vực bảo tồn biển để sớm hoàn thiện, ban hành”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn cần phải hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý để thành lập và phát triển mạng lưới KBTB.

 

Xuân Hương

 

Email Print Góp ý

Cho phép Cảng du lịch Cửa Đại hoạt động trở lại

 Sở GTVT tỉnh Quảng Nam cấp giấy phép số 05/GPBTNĐ cho Cảng Cửa Đại hoạt động trở lại sau khi bịĐội liên ngành thuộc Ban ATGT tỉnh đình chỉ hoạt động, ngày 11/9.  

 

  TIN LIÊN QUAN   
  Đình chỉ hoạt động cảng   du lịch   Cửa Đại   

 

Cảng   du lịch đà nẵng     du lich   Cửa Đại hoạt động trở lại

Qua kiểm tra của Sở   du lịch đà nẵng   GTVT tỉnh Quảng Nam, xét thấy Cảng du lịch Cửa Đại đã bảo đảm các tiêu chuẩn ATGT đã cấp giấy phép số 05/GPBTNĐ   du lịch đà nẵng   cho Cảng hoạt động trở lại. Kể từ ngày 18/9/2013 sẽ làm thủ tục xuất-nhập cho các tàu thuyến đi   cù lao chàm   tại Cảng du lịch Cửa Đại như trước, đồng thời ngưng làm thủ tục xuất bến tại Bến sông Hội .

Trong thời gian hoạt động, chủ bến có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy đinh của pháp luật về bảo đàm trật tự ATGT đường TNĐ và các quy định của Pháp luật có liên quan.

 Đắc Bình 

Phượt trên những cù lao đẹp của biển

   cù lao chàm   , Quảng Nam 

 

Nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 m và bao gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, Cù lao Chàm đang dần chiếm được cảm tình của nhiều du khách khi nhắc đến   du lịch   biển bởi vẻ đẹp hoang sơ yên bình như “một thiên đường biển”. Chỉ mất 15 phút lênh đênh trên cano từ biển Cửa Đại, bạn sẽ được chiêm ngưỡng Cù Lao Chàm hiện ra xanh mát tầm mắt.

Điều tuyệt vời nhất khi đến đây là được cùng nhóm bạn “xách ống thở lên và đi lặn”, khám phá đại dương xanh. Bạn cũng đừng bỏ lỡ cơ hội đi xe đạp trên những con đường uốn lượn qua những cồn cát và những làng chài ven biển. Khám phá rừng sâu cùng trải nghiệm picnic giữa muôn vàn cây xanh sẽ mang đến bạn những phút giây chẳng thể nào quên.

 Cù lao Câu, Bình Thuận 

 

Cù Lao Câu hay Hòn Cau là một trong hai khu bảo tồn biển của Bình Thuận, cách Phan Thiết khoảng 100 km. Nhìn từ đất liền, Cù Lao Câu sừng sững như một “vương quốc đá” với những hình khối kỳ lạ, thu hút du khách bởi màu nước trong vắt, nhìn tận xuống đáy. Chính vì vậy, đây cũng   du lịch đà nẵng   được coi là một thiên đường lặn biển. Bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn những thảm thực vật, san hô tự nhiên, đa dạng và vô cùng đẹp mắt, hay thử tài bắt cá, tôm trên những rạn đá nhiều màu.

Buổi tối, bạn có thể cùng nhóm bạn tổ chức tiệc BBQ trên bờ biển, đốt lửa trại và chơi các trò chơi team building. Đôi khi chỉ cần nằm nghe sóng vỗ rì rào, gió thổi táp vào mặt vị mặn mòi của biển, cũng đủ làm rung động “trái tim lang thang” của những con người yêu xê dịch.

 Cù Lao Thu, Bình Thuận 


Bình Thuận may mắn khi được thiên nhiên ưu đãi cho 2 cù lao biển đẹp mê hoặc lòng người, cái tên thứ hai chính là Cù Lao Thu, hay cù lao Khoai Xứ mà dân gian quen gọi của đảo Phú Quý. Từ đất liền ra đảo phải đi tàu mất 5-7h nhưng du khách đến đây không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của bạt ngàn xanh cây trái. Không chỉ thế, Cù Lao Thu còn chiếm được cảm tình của khách du lịch bằng phong vị ẩm thực đặc trưng miền biển và hơn hết là sự thân thiện của người dân nơi đây.

Nếu ngày đầu bạn đã vi vu xe máy một vòng   du lịch đà nẵng   quanh đảo thì hôm sau hãy mạo hiểm với cano ra những đảo hiếm người kế bên, tự bắt ốc, mò cua, tắm tiên, hưởng thụ cảm giác ung dung tự tại trên cù lao bình yên này. Điểm lý tưởng để ngắm nhìn cả khung cảnh Cù Lao Thu là núi Cao Các, cao hơn 70 m. Trên núi còn có cả chùa Linh Sơn nổi tiếng.

 Cù lao Ré, Quảng Ngãi 


Cù lao Ré nghe lạ lẫm, nhưng thật ra lại là đảo Lớn - một cái tên quen thuộc thuộc huyện đảo Lý Sơn. Cù lao Ré có làn nước trong vắt, màu xanh ngọc rất đặc biệt. Điểm độc đáo nhất khi đến thăm cù lao Ré, đó là hành trình ngắm bình minh trên đỉnh Thới Lới – ngọn núi cao nhất trong 5 đỉnh núi ở Lý Sơn. Chuyến đi sẽ thích hợp hơn với các phượt   du lịch đà nẵng   tử vì phải chạy xe máy từ 4h sáng trên những con dốc đứng lớn, khúc khuỷu, một bên vách núi thấp, bên kia là thung lũng, vô cùng nguy hiểm.

Nhưng đến khi lên đến đỉnh, mọi nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp vì cảnh tượng đẹp mê hồn của cù lao Ré thu vào tầm mắt trong không gian bao la, xa xa có thể nhìn thấy Cù lao Bé và hòn Mù Cu thấp thó, trông xuống dưới, những ruộng tỏi sắc màu với nhiều tầng bậc trông như những ruộng bậc thang Tây Bắc.

 Cù lao Xanh, Bình Định 


Là một hải đảo thuộc xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, Bình Định, Cù lao Xanh quyến rũ như một hòn ngọc trên biển. Ở đây đặc biệt thưa người, trên đảo chủ yếu là người già và trẻ em. Vì thế, khi đến đây, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm cảm giác xa lạ nhưng hấp dẫn của một “đảo vắng”.

Nước ở cù lao Xanh đúng như tên gọi của nó, xanh trong xuống tận đáy. Biển êm, nước sạch, cát trắng, sẽ là điểm lý tưởng cho không chỉ tắm mà còn lặn ở bất cứ cung biển nào thuộc nơi này. Nếu đi theo nhóm, bạn có thể tổ chức đốt lửa trại, mở tiệc hải sản nướng trên bãi biển với ốc vú nàng, cá thu, cá suốt và đặc sản “mực nháy”, tên gọi để chỉ những con mực được ngư dân bắt lên còn nguyên độ tươi. Cù lao Xanh hiện còn khá mới lạ, vì thế hãy là những “phượt tử” tiên phong khám phá vẻ đẹp huyền bí của hòn ngọc xanh nơi đây.
 


 VNE 

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Cẩm nang du lịch bụi Quảng Nam


Dưới đây là tất cả những thông tin bạn cần cho chuyến   du lịch   bụi Quảng Nam.

1 Địa điểm tham quan 
Địa danh nổi tiếng và được nhiều người biết đến của Quảng Nam là phố cổ Hội An, di sản văn hóa thế giới với vẻ cổ kính, thơ mộng và êm đềm. Đến Hội An, bạn sẽ có dịp thả bộ trên những con phố mang đậm kiến trúc cổ, chiêm bái những đền chùa xưa (chùa Phước Lâm, Hội quán Phúc Kiến…) thưởng thức các món đặc trưng (cao lầu) hay tham gia vào lễ hoa đăng vào dịp lễ rằm hàng tháng.

Nơi đây còn có bí ẩn về những pho tượng không đầu tại thánh địa Mỹ Sơn, thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa mang đến trải nghiệm khác hẳn, huyền hoặc và kỳ ảo. Bên cạnh các thánh tích này, vùng đất kinh đô Chăm ngày xưa còn sở hữu hàng loạt tháo và cụm tháp Chăm tuyệt đẹp như tháp Chiên Đàn, tháp Bằng An, tháp Khương Mỹ… để bạn khám phá và tìm hiểu.



   Nét đẹp Hội An. 
Bãi biển Cửa Đại hoang sơ, tuyệt đẹp, điểm nhấn   du lịch biển   của Quảng Nam cũng thú vị không kém. Ngoài ra, khi đến Cửa Đại, bạn còn có dịp dong thuyền ra   cù lao chàm   hoang sơ và tuyệt đẹp.

Lời khuyên cho bạn nếu muốn đi thuyền từ biển Cửa Đại ra Cù Lao Chàm giá rẻ là đi tàu chợ (tàu lớn chở hàng hóa ra đảo). Giá vé tàu là 25.000 đồng, rẻ bằng 1/10 so với khi bạn mua vé của các công ty du lịch. Điểm lợi thứ hai là tàu chạy khá chậm nên bạn sẽ ít bị say sóng hơn. Hải sản ngoài đảo, song giá các nhu yếu phẩm khác khá cao. Nhà nghỉ trên đảo có giá khoảng 100.000 đồng/người.

Bên cạnh các địa danh này, Quảng Nam cũng sở hữu hàng loạt các thắng cảnh tuyệt đẹp khác như Suối Tiên với không khí miền trung du thích hợp cho cắm trại, nghỉ dưỡng; Khe Lim độc đáo với dòng chảy hiền hòa chảy qua những vùng đất có nhiều cây (gỗ) lim; Bàng Than kỳ bí và lạ lẫm với những khối đá đen; Hòn Kẽm Đá Dừng, miền sông nước hùng vĩ với những bãi dâu, bãi ngô (bắp) xanh ngát.


 Cù Lao Chàm yên bình. 


 Hoang sơ Khe Lim 



 Biển Cửa Đại trong thời khắc chuyển giao ngày và đêm 

Đó cũng có thể là Hố Giang Thơm thơ mộng nhờ những dải đá nổi, chìm tạo ra những thác nước rì rào suốt ngày đêm; hồ Phú Ninh, công trình thủy lợi quy mô lớn, với diện tích mặt nước rộng, rừng phòng hộ hong sơ cùng hơn 30 đảo và bán đảo xinh đẹp; sông Thu Bồn, dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất này; hay bãi tắm Hà My, bãi biển Tam Thanh không những sự hoang sơ, sạch đẹp với cát trắng, rừng dương và không khí trong lành mà còn bởi nhiều loại đặc sản tươi nguyên từ lòng biển.

Ngoài ra, đến Quảng Nam, bạn có thể tìm hiểu, tham quan hàng loạt làng nghề nổi tiếng của tỉnh, chiêm bái hàng loạt ngôi chùa cổ xưa hay khám khá phiên chợ chiếu duy nhất ở Quảng Na, tham quan nhà cổ Tân Ký, ghé cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oóc “săn” những mặt hàng độc giá rẻ, dạo chơi ở các KDL sinh thái như Thuận Tình, Cẩm Nam...


 Tháp Mỹ Sơn 


 Tháp Bằng An 


 Tháp Khương Mỹ 

2. Phương tiện di chuyển Bằng phương tiện công cộng  

Từ Đà Nẵng, bạn có thể mua vé xe khách, vé tàu lửa tại bến xe hay ga tàu để đến Quảng Nam. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển bằng xe bus, giá sẽ mềm hơn và dễ dàng dừng lại các điểm tham quan hơn.

  Bằng phương tiện cá nhân  

Đà Nẵng cách Quảng Nam không xa, vì thế bạn có thể chọn cách đến   du lịch đà nẵng   , sau đó thuê xe máy, phượt tham quan danh lam, thắng cảnh.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân (hay xe thuê) nên mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao tthông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng Google map để tiện di chuyển.

3. Đến vào mùa nào? 
Bạn có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong năm. Song nếu muốn tham gia các lễ hội của tỉnh như lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội Bà Chiêm Sơn, Carnival Hội An, lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được, lễ hội Nguyên Tiêu hay lễ hội Đêm rằm phố cổ… bạn cần xem kỹ thời gian diễn ra lễ hội trước khi lên lịch trình tham quan và thời gian xuất phát.






 Kỳ bí Bàng Than 

4. Lưu trú 
Trừ giá thuê phòng ở các khách sạn tại trung tâm phố cổ Hội An có giá khá cao, các khách sạn, nhà nghỉ quy ở bên ngoài một chút có giá tương đối ổn. Một số cái tên bạn có thể tham khảo như khách sạn công đoàn, nhà nghỉ tỉnh ủy, Bình Minh, Tam Kỳ, Hải Sơn…
Ngoài ra, bạn có thể mang theo lều để cắm trại ở các bãi biển, các khu du lịch sinh thái.

5. Đặc sản ẩm thực 
Các món ăn mà bạn nên thưởng thức ở Quảng Nam gồm mì Quảng Phú Chiêm (Điện Phương, Điện Bàn), Cao lầu (Hội An), Trà Lài Tam Kỳ, cơm gà Tam Kỳ, xí Mà (Hội An), bánh đậu xanh mặn (Hội An), bê thui Cầu Mống (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn), chuối chát ngâm chua, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng Gia Cốc (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc), khoai lang Trà Đóa (xã Bình Đào, huyện Thăng Bình), bánh đập, bánh in, rượu ba kích.

6. Mang gì khi tới Quảng Nam? 
- Bất kỳ quần áo, giày dép bạn thích.
- Mang theo bikini, khăn tắm lớn, váy maxi để đi biển.
- Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc trị côn trùng.
- Mang theo passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu
- Mang theo lều, áo khoác, chăn mỏng, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại.


 Hồ Phú Ninh  

7. Các cung đường thường gặp: 
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại)
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại) - Quảng Ngãi (Sa Huỳnh - Lý Sơn)
Đà Nẵng - Quảng Nam ((Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại - Mỹ Sơn) -   huế 
Đà Nẵng - Quảng Nam - Kon Tum

 Theo Infonet