Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Huế: Đến thác Trượt "được" mát xa lưng

Nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, trên độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển, với vị trí địa lý thuận lợi cùng những dịch vụ  du lịch  mới lạ, hấp dẫn, Bạch Mã đang ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến đây thưởng ngoạn.


Thác nước là một “đặc sản” của vùng đất này. Những con thác cao hàng trăm mét, nước trong như pha lê, mát lạnh tê người chính là cơ sở để phát triển các sản phẩm du lịch. Du khách đến Bạch Mã, thú nhất là được vùng vẫy giữa làn nươc trong vắt, nằm trượt trên máng nước tự nhiên của thác Trượt.
Thác Trượt nằm ở thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Từ Thành phố Huế, lên xe máy theo quốc lộ 1 về hướng nam, khoảng 45 phút đã đến thị trấn Phú Lộc, tiếp tục rẽ phải đi tiếp 15 phút nữa là đến thác Trượt.


Ngọn thác Trượt nằm ngay trong vùng đệm vườn quốc gia Bạch Mã, giữa vùng rừng rậm xanh tươi ngút ngàn. Nơi đây thu hút nhiều du khách yêu thích sự mạo hiểm khi hòa mình vào không gian mây nước trong lành ở thác Trượt.
Gọi là thác Trượt bởi giữa lòng thác có một tảng đá lớn, nơi dòng nước bào mòn thành một máng trượt tự nhiên. Lớp rêu mỏng bám trên đá lâu năm vừa tạo độ trơn cho máng, vừa làm chức năng mát xa cho những cái lưng trần lướt trượt bên trên... Từ trên cao, từng nhóm khách già trẻ lớn bé thích thú chờ đến lượt thả mình chảy theo dòng nước chảy ngoằn ngoèo rồi rơi “ùm” xuống hồ nước bên dưới trong tiếng reo vang của mọi người. Cảm giác mạo hiểm, lâng lâng, sảng khoái đến khó tả.


Khu vực này được người dân địa phương đưa vào khai thác, phục vụ du lịch vài năm trở lại đây. Hai bên thác là những chiếc chòi lá, hàng quán thuận tiện cho khách nghỉ ngơi, ăn uống. Nếu suối Voi có những vụng nước rộng, sâu, thích hợp với hoạt động ngâm tắm thì thác Trượt có lợi thế về trò trượt nước nhờ tảng đá lớn có độ dốc vừa phải.
Nước từ đầu nguồn chảy về bào mòn đá và phủ lên lớp rêu nên chỉ cần một miếng ni lông nhỏ hoặc tấm nhựa mỏng là du khách tha hồ chơi trượt nước. Phía dưới máng trượt tự nhiên này là vũng nước cạn, người lớn và trẻ em đều thấy an toàn khi đáp xuống điểm rơi cuối cùng của thác trượt.


Những ngày hè này, thác Trượt đón nhiều đoàn khách, không chỉ có người dân Huế mà còn có cả người ngoại tỉnh lẫn khách nước ngoài . Trong tiếng nước chảy róc rách vẫn vang lên tiếng reo hò phấn khích của người lớn lẫn trẻ em. Mọi người thường chơi bằng cách ngồi xếp hàng thứ tự từ trước đến sau rồi đồng loạt xuất phát.
Khi đã chán trò trượt thác, du khách có thể ngược dòng suối vào sâu trong rừng, để khám phá thế giới của cây cỏ, chim muông. Đặc biệt nơi đây có rất nhiều đá và rễ cây đầy hình thù sẽ tạo nên một không gian kỳ bí khác để bạn thả sức khám phá.
Thác Trượt có các món đặc sản là cá suối, ếch nướng và gà ta. Nếu cần một không gian khám phá, vui chơi vừa lạ lẫm, vừa thích thú, hãy chọn một ngày đẹp trời và thẳng tiến về thác Trượt.
Khánh Chi 


Quyến rũ nhà vườn Triêm Tây

Tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - năm 2013, du khách ngỡ ngàng, thú vị khi đến tham quan Làng  du lịch  sinh thái nhà vườn Triêm Tây (xã Điện Phương, H. Điện Bàn). Đây là khu du lịch được xây dựng theo mô hình văn hóa nông thôn, mang dấu ấn độc đáo và có nhiều khác biệt so với những khu du lịch sinh thái hiện có.

Đến với khu du lịch nhà vườn Triêm Tây, ngoài con đường bộ vòng từ thị trấn Nam Phước xuống, phần lớn du khách từ Hội An qua phải dùng phương tiện đường thủy từ bến đò làng gốm Thanh Hà, mất khoảng chừng 15 phút. Thoáng nhìn từ xa, Triêm Tây giống như một cồn đất hoang sơ vắng vẻ, um tùm cây lá. Thế nhưng, khi cập bờ mới bất ngờ nhận ra, nơi đây đã xây dựng hoàn thành cả một không gian du lịch bao gồm những ngôi nhà cổ kiến trúc độc đáo, có hồ bơi, có nhà trưng bày sản phẩm và xưởng chiếu chẻ truyền thống để phục vụ du khách. Đón chúng tôi, chủ nhân khu du lịch là một Việt kiều - Kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học CH Pháp, nhưng lúc nào ông cũng thích giới thiệu mình là một “anh nhà quê Quảng Nam”.

Kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc.
Ông cho biết, dự án này được xây dựng vào tháng 6-2009 trên tổng diện tích 13.447m2 được giữ nguyên kiến trúc của một làng xứ Quảng. Mục đích chính của ông trước khi triển khai dự án, đó là nỗ lực để giữ đất, giữ làng, nơi có 147 hộ dân, người dân sống chủ yếu bằng nghề dệt chiếu và làm nông đang nằm trong đề án di dời dân của tỉnh bởi tốc độ xói lở quá nhanh. Đề xuất của ông đã thuyết phục được chính quyền địa phương. Sau 3 năm kiên trì, cải tạo với 120m bờ kè, làng Triêm Tây, xã Điện Phương, H. Điện Bàn đã trụ lại được qua những mùa mưa lũ. Giờ đây, hầu như toàn bộ các hộ dân Triêm Tây đều sống bằng nghề làm du lịch cộng đồng. Cả khu nhà vườn đã có 20 phòng lưu trú. Mỗi phòng rộng 3,6m, dài 4,8m, được làm bằng sườn tre, lợp tranh, vách gỗ, thiết kế cửa song sập, vừa giải quyết ánh sáng, vừa điều chỉnh nhiệt độ mà vẫn mang phong cách nhà Việt. Hằng ngày, có đội thuyền phục vụ du khách tham quan trên sông Thu Bồn và không gian ẩm thực gồm nhiều món ăn đặc sản của xứ Quảng. Một phụ nữ trong thôn Triêm Tây nói với chúng tôi: “Bờ sông Thu Bồn phía Tây của thôn ni mỗi năm lở sâu vào cả chục mét... Nay kể từ khi có dự án du lịch cải tạo bờ kè, người dân thấy yên tâm, hy vọng làng quê thoát khỏi nghèo khó, con em được tạo điều kiện học hành, được đào tạo làm du lịch.... Hồi mới đặt chân lên đất Triêm Tây, ông Quốc đã mua lại hơn 10 ngôi nhà và vườn tược của dân, giữ nguyên kiến trúc dân gian, kể cả bàn thờ, giếng nước, lối đi..., Từ đó, chúng tôi tin ông ni thực tình muốn giúp chúng tôi giữ được đất làng”.

Nhà vườn Triêm Tây.

Kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc là con của bác sĩ Bùi Kiến Tín (nổi tiếng với thương hiệu Dầu khuynh diệp bác sĩ Tín từ những năm 1950 đến nay), là em ruột chuyên gia kinh tế Bùi Tiến Thành, và là người họ hàng gần của nhà thơ Bùi Giáng. Rất ít nói về bản thân, ông Quốc chỉ tóm tắt: “Tôi sang Pháp từ lúc 6 tuổi, về Sài Gòn học trường J.J.Rousseau đến năm 1961 rồi lại qua Pháp từ đó. Trở thành một kiến trúc sư, tôi tham gia thiết kế hoặc là tác giả các đề án kiến trúc như sân bay, khu đô thị khắp châu Âu, nhưng khi về nước tôi mới hiểu hết những giá trị văn hóa, môi sinh của quê hương mình là vô giá. Nó không phải là hàng hóa nên cần phải được bảo vệ, tôn trọng...&Rdquo;.
Từ năm 1996, ông Quốc trở lại Hội An và mua được một miếng đất trên phố Phan Bội Châu. Miếng đất phù hợp để xây dựng một ngôi nhà lớn theo kiến trúc Pháp cho gia đình về ở và là nơi để bạn bè họp mặt, sau này trở thành khách sạn nhỏ mang tên Hà An do vợ ông quán xuyến. Từ năm 1998, ông bắt đầu thực hiện các “công trình nháp” liên quan đến làng quê, sông nước. Đầu tiên là làng du lịch văn hóa Cẩm Thanh gần Cửa Đại Hội An rộng 5ha giữa bốn bề sông và dừa nước. Từ năm 2006, ông ngược dòng Thu Bồn đến làng Trung Phước, quê cha, mua lại mảnh đất trên nền nhà cũ để xây dựng vài công trình kiến trúc. Ông tiến hành kè bờ sông, lập bến thuyền để đưa khách CHÂU Âu đi thăm Hòn Kẽm Đá Dừng, làng cây trái Đại Bường. Công trình chưa xong, ông lại xuôi về Triêm Tây...
Ông nói: “Bờ sông, những chiếc thuyền, lũy tre... Là những di sản văn hóa Việt Nam phải được giữ lại. Kể cả những nghề truyền thống ở đây như dệt chiếu, trồng tỉa hoa màu, đan lát... Cũng là những gì du khách phương Tây muốn thưởng ngoạn, tìm hiểu. Họ đến đây để được ở trong những ngôi nhà truyền thống và sinh hoạt cùng người dân trên đồng ruộng, sông nước. Nếu Cẩm Thanh, Trung Phước là các “bản nháp” thì Triêm Tây là bản chính mà tôi chăm chút đầu tư...&Rdquo;. Quả thật, giữa buổi trưa hè, nằm nghỉ trên chiếc phản gỗ trong ngôi nhà vườn Triêm Tây, xung quanh, bốn bề là những khung cửa trong suốt, nhìn nơi đâu chừng cũng thấy lá cây, trời xanh, mây trắng, sông nước lượn lờ..., Tôi chợt nhớ đến một câu nói vui của ông Quốc: “Ông anh Bùi Giáng làm thơ bằng chữ, còn tôi không làm được thơ, nhưng sẽ cố giữ... Làng”.
P.V

Bãi tắm Mân Thái vắng vẻ, vì sao?

Trên tuyến đường  du lịch  ven biển Hoàng Sa – Trường Sa (Đà Nẵng) có nhiều bãi tắm biển đẹp, nổi tiếng như Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, Sao Biển... Đây là những điểm đến du lịch, nghỉ mát, tắm biển không thể thiếu của người dân, du khách khi đến với Đà thành, nhất là những tháng cao điểm nắng nóng. Bởi vậy các bãi tắm trên lúc nào cũng sôi động, đông đúc người tìm về tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi cả ngày lẫn đêm.


Trong khi đó, bãi tắm Mân Thái cũng nằm trên tuyến đường Hoàng Sa- Trường Sa, song lúc nào cũng vắng hoe, cảnh quan buồn tẻ. Tại sao lại như vậy? Bãi tắm Mân Thái được đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí gần 8 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2012, song không thu hút khách vì nhiều nguyên nhân khác nhau: bãi ngang của biển không được bằng phẳng, quang cảnh bãi tắm lôi thôi, nhếch nhác. Hơn thế nữa, bãi tắm là nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân địa phương, tàu đánh bắt cá từ ngoài khơi về cập bến vào bãi tắm đưa cá, tôm, hải sản lên bờ, ngư dân xả thẳng nước thải ngay tại nơi neo đậu, gây ô nhiễm môi trường, làm nước tanh hôi, sậm màu... Điều đáng nói là đáy biển tồn tại một lớp bùn lưu cửu, chưa được “làm sạch”, người tắm càng đông thì bùn đen càng vẩn đục.

Chính vì vậy, không chỉ du khách mà ngay cả người dân địa phương sinh sống quanh bãi tắm cũng quay lưng với bãi tắm biển quê mình, khiến bãi tắm như một “vết gãy” làm mất đi tính liên kết của hệ thống các bãi tắm dọc tuyến du lịch này. Bên cạnh đó, không thể không nói đến cơ sở hạ tầng phục vụ bãi tắm lại phân bố không hợp lý, bất cập. Ông Nguyễn Văn Lên, người dân sinh sống cạnh bãi tắm Mân Thái, bức xúc: “Nhà nước đầu tư bạc tỷ vào bãi tắm, nhưng hiệu quả thì không được phát huy, gây lãng phí, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là vấn nạn ô nhiễm môi trường biển, do tàu thuyền neo đậu tại đây thải ra. Cần quy hoạch lại tàu thuyền về nơi quy định, trả lại môi trường bãi tắm thông thoáng, trong lành, thân thiện...&Rdquo;. Còn anh Lê Thân, du khách đang dạo biển thì thốt lên rằng: “Biển ở đây đẹp quá, lại nằm cạnh Khu sinh thái bán đảo Sơn Trà, núi nằm bên biển như bức tranh thủy mặc không nơi nào sánh được. Duy chỉ có điều phải sắp đặt lại tàu thuyền đang neo đậu trong bãi tắm và nhất thiết phải tìm bến đỗ, thì bãi tắm biển Mân Thái sẽ lý tưởng vô cùng...&Rdquo;.


Bãi tắm biển Mân Thái.
Đứng trước môi trường bãi tắm ô nhiễm nặng, người dân và du khách không ai mặn mà đến tắm, bãi biển Mân Thái đang từng ngày vắng vẻ, đìu hiu... Gần 8 tỷ đồng đầu tư xây dựng vào đây là nguồn kinh phí không phải là nhỏ. Chính quyền, ngành chủ quản liên quan cần sớm kiểm tra, khảo sát, di dời tàu thuyền đang neo đậu trong bãi tắm và nâng cấp, sửa chữa lại cơ sở hạ tầng, nhất là xử lý lớp bùn dày trên cát... Để bãi tắm biển Mân Thái sánh cùng các bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển..., Tạo ra một “liên hợp bãi tắm” văn minh, phục vụ nhu cầu tắm biển ngày càng cao của người dân và du khách.

Sơn Trà

Đà Nẵng: Tăng 94,2% khách quốc tế

Lượng khách  du lịch  đường biển quốc tế đến Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt mức tăng khá ấn tượng, 67,6%. Nhưng như thế vẫn chưa là gì so với mức tăng lượng khách đến bằng đường hàng không, tăng tới 94,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì sao?

Theo Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Huỳnh Minh Nhơn, trong 6 tháng đầu năm 2013, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 1,54 triệu lượt người, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng du khách quốc tế đến TP này đạt gần 400.000 lượt, tăng 11,4%; lượng khách nội địa ước đạt 1,15 triệu lượt, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập của ngành  du lịch đà nẵng  trong 6 tháng qua ước đạt 3.608 tỉ đồng, tăng 23,7%.


Ngày càng có thêm nhiều đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng

Đáng chú ý, lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng bằng đường biển và đường hàng không tăng rất mạnh. Từ đầu năm đến nay, TP đã đón 53 chuyến tàu  du lịch biển  quốc tế cập cảng Tiên Sa với gần 60.000 lượt khách, tăng 67,6% so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt, lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng bằng đường hàng không ước đạt hơn 117.000 lượt, tăng đến 94,2%.
Theo ông Huỳnh Minh Nhơn, tính đến tháng 6/2013, có 18 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng. Trong đó có 4 đường bay trực tiếp thường kỳ (Singapore - Đà Nẵng - Siem Reap của Silk Air; Kuala Lumpur - Đà Nẵng của Air Asia; Hồng Kông - Đà Nẵng của Dragon Air; Incheon - Đà Nẵng do Asiana Airlines và Korean Airlines cùng khai thác) và 14 đường bay trực tiếp thuê chuyến. Nhiều đường bay mới đến Đà Nẵng như Ôn Châu, Thành Đô, Hồng Kông (Trung Quốc) đã góp phần tăng thêm lượng khách đến tham quan, lưu trú tại Đà Nẵng.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết nhận định, việc ngày càng có thêm nhiều đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng được các hãng hàng không trong và ngoài nước đưa vào khai thác đã chứng tỏ sức hút của TP động lực này đối với doanh nhân, du khách. Càng có thêm nhiều đường bay quốc tế, Đà Nẵng càng có thêm cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư. Nhờ chi phí thấp, đi lại thuận lợi nên họ có thể bay trực tiếp đến Đà Nẵng để tìm hiểu, có kế hoạch và quyết sách đầu tư nhanh chóng, kịp thời!
Thực tế cho thấy, có nhiều đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng đã nhanh chóng đạt hiệu quả cao sau khi đưa vào khai thác như các đường bay đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc... Chỉ riêng đường bay Đà Nẵng - Seoul, sau khi hai hãng hàng không của Hàn Quốc là Korean Air, Asiana Airlines cùng đưa vào khai thác chưa lâu thì từ ngày 1/7 đã có thêm Vietnam Airlines cũng nhảy vào cuộc.
Theo Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, lượng khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng trong năm 2012 đạt hơn 30.000 lượt nhưng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 đã đạt 25.000 lượt. Điều này phù hợp với phát biểu của ông Pak Nak Jong, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam trong đêm biểu diễn của đoàn nghệ thuật Sachoom (Hàn Quốc) tối 28/6 trong khuôn khổ chương trình du lịch "Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2013": "Việt Nam mà đặc biệt là Đà Nẵng hiện đã trở thành điểm đến nổi tiếng đối với người Hàn Quốc. Ngày càng có nhiều người Hàn Quốc muốn đến thăm TP biển xinh đẹp này!".
Giải thích về việc lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng bằng đường hàng không tăng cao, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng cho rằng, hạ tầng của sân bay quốc tế Đà Nẵng được đầu tư xây dựng rất hiện đại đã góp phần rất lớn trong việc đưa các đường bay quốc tế đến với TP này. Bên cạnh đó, du lịch Đà Nẵng đang đầu tư mạnh mẽ với những dịch vụ, sản phẩm du lịch tiện ích, thú vị; cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi... Nên hứa hẹn sẽ là điểm đến du lịch tốt cho du khách.
Được biết, trong 6 tháng qua, Đà Nẵng đã có thêm 29 khách sạn từ 1 - 5 sao được đưa vào hoạt động với 877 phòng, nâng tổng số khách sạn trên địa bàn TP lên 355 khách sạn với 11.447 phòng. Trong đó có 54 khách sạn 3 - 5 sao và tương đương với 5.323 phòng, 301 khách sạn 1 - 2 sao với 6.124 phòng. Cũng từ đầu năm đến nay, ở Đà Nẵng đã có thêm 5 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa đi vào hoạt động, nâng tổng số các đơn vị lữ hành lên 140 đơn vị, trong đó có 82 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế.
HẢI CHÂU

Xúc tiến du lịch VN: Có "góp gió" được "thành bão"?

Nhiều chuyên gia tâm huyết của ngành  du lịch  Việt Nam bao năm qua vẫn luôn trăn trở với “bài toán” xúc tiến du lịch nước nhà. Mà “nút thắt” khó tháo gỡ chính ở chỗ thiếu tiền và thiếu liên kết.

Ghềnh đá đĩa Phú Yên có nhiều tiềm năng khai thác du lịch nhưng chưa được quảng bá xứng tầm.

Dù ngân sách quốc gia hàng năm vẫn dành một khoản chi cho hoạt động này và thực tế đã có nhiều cam kết liên minh hợp tác nhưng hiệu quả vẫn chưa thấy đâu. Vì sao như vậy?
[Thương hiệu du lịch Việt: Thay đổi từ nhận thức]
Điệp khúc... Buồn
Ngân sách quốc gia đã chi khoảng hơn 410 tỷ đồng cho công tác xúc tiến du lịch, giai đoạn từ năm 2000-2012 (tính trung bình Việt Nam chi khoảng 1,5 triệu USD/năm). Đây là số liệu từ thống kê chính thức của Tổng cục Du lịch.
Con số quả thật quá nhỏ nếu đứng cạnh Thái Lan chi 130 triệu USD năm 2010 và 2012 đã nâng lên tới 237 triệu USD. Thậm chí như Singapore, quốc đảo rộng chưa đầy 700 km2 cũng sẵn sàng dành 171 triệu USD để quảng bá hình ảnh.
Đành rằng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam rất khiêm tốn so với những “láng giềng” này, nhưng điều đáng nói là số tiền xúc tiến nhỏ nhoi chưa phát huy được hết tác dụng.
Liệu có hiệu quả được hay không khi khoản kinh phí quá hạn hẹp ấy thậm chí còn phải chia năm xẻ bảy cho Tổng cục Du lịch 70% và Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 20% và vài dự án chia nhỏ cho một số đơn vị để chỉ cùng làm một việc là xúc tiến quảng bá du lịch. Nguồn lực phân tán dẫn đến chi tiêu chồng chéo và phối hợp không đồng bộ.
Mới đây, lãnh đạo ngành có đề xuất trích từ nguồn thu mỗi khách quốc tế đến Việt Nam 1 USD để “tái đầu tư du lịch.&Rdquo; Và, nếu “tính cua trong lỗ,” với 6,5 triệu du khách đến Việt Nam, ngành đã có thêm 6,5 triệu USD góp vào quỹ quảng bá hình ảnh Việt ra với thế giới.
Trong khi đó, từ đầu năm 2013, lệ phí visa vào Việt Nam đã tăng lên 45 USD (từ 25 USD). Theo đó, ngân sách thu mỗi năm cũng sẽ tăng thêm khoảng 70-80 triệu USD/năm.
Vậy thì việc chỉ trích ra 1 USD từ 45 USD để hỗ trợ trở lại cho tổ chức và hoạt động quảng bá trong nước được tập trung, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn có gì quá? Như Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết, cho dù rất mong muốn nhưng hiện “cơ chế giản dị” đó vẫn đang ở dạng... Đề xuất mà thôi.
Và bất cập về cơ chế này cũng từng được nói tới nhiều trong các cuộc họp ngành, song cho đến nay “điệp khúc” về tiền vẫn... Chưa có lối thoát.


[Phát triển du lịch: Câu chuyện từ chiếc… “xí bệt”]
“Vênh” liên kết

Xúc tiến du lịch ở Việt Nam chưa thể “tỏa sáng” không chỉ vì thiếu tiền mà còn bởi một lý do quan trọng khác là sự thiếu liên kết và định hướng chung.
Thực tế, thời gian qua hợp tác liên kết xúc tiến du lịch giữa trung ương và địa phương có sự “vênh” nhau. Trong khi địa phương rất cần chiến lược xúc tiến dài hơi của ngành để làm cơ sở, định hướng cho công tác xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến và kế hoạch hàng năm cho địa phương thì ngành du lịch vẫn chưa có đề án chiến lược hoàn chỉnh.
Thậm chí, “những cam kết trong liên kết hợp tác vẫn chỉ mang tính chung chung theo kiểu ‘ghi nhớ, hứa hẹn,’ chưa có lộ trình cụ thể, chưa có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bên hợp tác và không thống nhất được cách thức triển khai những cam kết,” Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Lã Quốc Khánh cho biết.
Nếu có chăng, cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành là những định hướng chung, hoặc kế hoạch xúc tiến du lịch hàng năm không thông báo với địa phương, hay đến gần hết năm vẫn chưa duyệt ngân sách.
Điều này cũng khiến cơ quan quản lý ngành khó “kết nối” với các địa phương trong việc định hướng kế hoạch xúc tiến du lịch phù hợp với kế hoạch xúc tiến du lịch quốc gia nhằm huy động nguồn lực các cấp, tránh chồng chéo, lãng phí.
Theo ông Lã Quốc Khánh, cơ quan làm nhiệm vụ triển khai kế hoạch xúc tiến ở ta cũng còn chồng chéo, chưa tập trung một mối, du lịch thiếu sự kết hợp hiệu quả với ngoại giao, thương mại, hàng không... Nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp.
&Quot;Góp gió thành bão"
Để “vượt khó” nhiều địa phương đã chủ động tăng cường tuyên truyền quảng bá điểm đến, thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ, định hướng và phát triển thị trường, cùng kết hợp với nâng cao nhận thức và năng lực phục vụ du lịch của cộng đồng địa phương.
Một trong những địa phương được đánh giá thức thời là Đà Nẵng đã nêu lên bài học xây dựng “Thành phố sự kiện” và liên kết “nội bộ” để có thể thống nhất một lòng đưa hình ảnh thành phố bay cao, bay xa.
Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến  du lịch đà nẵng  (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng) Nguyễn Xuân Bình, các giải pháp mà thành phố đã và sẽ tập trung như: quy hoạch và tạo điều kiện phát triển hạ tầng sự kiện với việc xây dựng nhà hát lớn, các trung tâm tổ chức sự kiện, sân khấu trong nhà, ngoài trời…; tăng cường năng lực quản lý và tổ chức các sự kiện trong công tác tổ chức, các hoạt động phụ trợ, các sản phẩm-dịch vụ mang màu sắc sự kiện.
Song, thực tế không phải địa phương nào cũng có tiềm năng và đủ lực để “làm tới” như Đà Nẵng.
Chính vì thế, ông Lã Quốc Khánh khẳng định: “Việc tăng cường liên kết hợp tác trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch là hướng đi và yêu cầu cấp bách hiện nay của ngành du lịch Việt Nam.&Rdquo;
Không chỉ là liên kết trong các bộ, ngành liên quan, giữa Trung ương và địa phương, địa phương với địa phương, liên kết giữa khu vực nhà nước với tư nhân mà còn phải tăng cường mở rộng liên kết đa phương, song phương giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch và mở rộng liên kết cả với quốc tế.
Về vấn đề này, một số đơn vị lữ hành tại Hà Nội lấy dẫn chứng về các chiến dịch xúc tiến du lịch bài bản của Malaysia, Thái Lan làm bài học. Họ mạnh tay chi tiền cho doanh nghiệp Việt Nam đưa khách sang thông qua những chuyến “Farm trip” miễn phí, in ấn phẩm, tờ rơi giới thiệu thông tin...
Những việc làm tuy nhỏ nhưng góp phần “đánh bóng” hình ảnh, mang lại hiệu quả quảng bá cho du lịch các nước đó và đơn giản chỉ là áp dụng triết lý “góp gió thành bão.&Rdquo;
Ngoài ra, không thể không nói tới bài học về sự liên kết giữa các đơn vị như hàng không, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, điểm du lịch, chính quyền địa phương, hải quan...
Đây chính là những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường, đảm bảo sự phát triển bền vững ngành trong tương lai./.
Xuân Mai

Du lịch Đà Nẵng : “Tài xế xe lam lái xe Roll Royce”

Hàng loạt khu  du lịch , resort cao cấp liên tục mọc lên trong khi nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động này vẫn đang còn thiếu và yếu rất nhiều. Thực trạng đang diễn ra tại Đà Nẵng một lần nữa cảnh báo về vấn đề đào tạo chưa đi liền với đầu tư xây dựng các dự án khách sạn, khu nghỉ mát, khu vui chơi giải trí 4 - 5 sao…

Cần cái bắt tay trực tiếp giữa những cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch
Theo thống kê từ Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, tính đến thời điểm hiện tai, trên địa bàn TP đã có hơn 11.000 phòng tại các khách sạn và khu nghỉ mát. Trong đó, số khách sạn từ 3 sao trở lên là 54 khách sạn với 5.323 phòng. Sự ra đời của hàng loạt khách sạn tiêu chuẩn cao trong khi nguồn nhân lực đang thiếu và yếu là bài toán đang làm đau đầu các nhà quản lý cũng như những người làm du lịch tại TP này.
Ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch HH  du lịch đà nẵng  cho biết các số liệu thống kê của HH Du lịch Đà Nẵng cho thấy, hiện nay nhân lực du lịch hiện là một ngành rất “hot” tại Đà Nẵng. Mức lương trung bình ở khách sạn 4-5 sao của Đà Nẵng vị trí trưởng bộ phận là 34 triệu đồng/tháng, trợ lý 11-17 triệu đồng/tháng, nhân viên hơn 4 triệu đồng/tháng nhưng mỗi năm số sinh viên tốt nghiệp chỉ đáp ứng 1/5 nhu cầu thực tế của các DN nên DN đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực
Số liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế TP Đà Nẵng cũng cho thấy hiện nay, nhu cầu về lực lượng lao động của các DN du lịch trên địa ban TP là rất lớn. Cụ thể, để phục vụ tốt số lượng phòng lưu trú và các dịch vụ hiện có, lực lượng lao động cần thiết phải có là 15.903 người cho năm 2012, đến năm 2015 là 33.920 người và 47.230 người cho năm 2020. Tuy nhiên, trên địa bàn TP Đà Nẵng hiện chỉ có khoảng 12 đơn vị tham gia đào tạo nhân lực cho ngành du lịch và hàng năm “cung ứng” cho thị trường khoảng trên dưới 4.000 lao động.
&Ldquo;Lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu thực tế về kỹ năng, nghiệp vụ trong khi thời gian qua, Đà Nẵng lại phát triển quá nóng về khách sạn, resort mà không quan tâm đúng mức đến việc đào tạo nguồn nhân lực nên nảy sinh rất nhiều tiêu cực. Cùng với đó, chất lượng nhân lực thấp trong khi yêu cầu công việc quá cao thì chẳng khác gì sắm xe Rolls Royce nhưng để tài xế xe lam lái. Đây chính là mối nguy cho du lịch Đà Nẵng cả hiện tại và tương lai nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời.&Rdquo; - ông Vinh nói.
Ông Trịnh Bằng Có - Tổng thư ký HHDL Đà Nẵng:
Thu hẹp khoảng cách kiến thức
Cần cái bắt tay trực tiếp giữa những cơ sở đào tạo với các DN, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức đã học với thực tế, giúp học sinh, sinh viên ra trường đảm bảo được yêu cầu của DN và mục tiêu phát triển du lịch của thành phố.
Ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch HHDL Đà Nẵng:
Liên kết đào tạo
Việc cần làm ngay là phải liên kết các trường đào tạo nghề du lịch để xây dựng mạng lưới cung ứng nhân lực cũng như khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế thành lập các cơ sở đào tạo du lịch tại Đà Nẵng.
Ông Ngô Quang Vinh - Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng:
Chú trọng hoạt động đào tạo
Thành phố đã đề ra giải pháp cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển đến năm 2015 trong đó nhấn mạnh hoạt động đào tạo. Nội dung đào tạo sẽ có hai hướng chính bao gồm : Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, thẩm định và xếp hạng cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, tổ chức sự kiện, tiếp thị du lịch, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ khách sạn. Mở các lớp đào tạo quản lý cấp cao cho các khách sạn, DN lữ hành... Sắp tới Đà Nẵng sẽ đầu tư xây dựng trường Cao đẳng nghề du lịch thành cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia và nâng cấp lên ĐH để đáp ứng nhu cầu nhân lực.
Nguyễn Phước
Email Print
Du lịch Đà Nẵng, tiềm năng, Nguồn nhân lực, khách sạn, khu nghỉ mát

Đà Nẵng: Khan, thiếu hướng dẫn viên du lịch

Mùa hè là cao điểm của  du lịch  nội địa, bên cạnh nỗi lo tìm phòng, xe, vé máy bay, các công ty lữ hành năm nào cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch.


Ra trường nhiều... Dẫn tour chẳng được bao nhiêu
Theo kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, năm 2012, trong tổng số gần 14.000 người hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì đội ngũ hướng dẫn viên (HDV) được cấp thẻ chỉ có 560 người, chiếm khoảng 4%. Con số này là quá ít ỏi so với lượng khách du lịch đến Đà Nẵng không ngừng tăng lên qua các năm. Các công ty lữ hành cho biết, hè năm nay, lượng khách du lịch ở hai đầu đất nước đổ về Đà Nẵng tăng khoảng 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường du lịch hè có nhiều khởi sắc đã tạo nên “cơn khát” về nguồn HDV trong mùa cao điểm.
Hiện Đà Nẵng có khoảng 12 đơn vị gồm các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trung tâm tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho thành phố. Mỗi năm các đơn vị này cung ứng cho thị trường du lịch khoảng 3.500 - 5.000 lao động, trong đó chiếm 7-10% là đào tạo HDV du lịch. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số sinh viên tốt nghiệp ngành HDV ra trường vừa thiếu lại vừa yếu về chuyên môn, phải qua một quá trình đào tạo lại mới có thể đảm trách dẫn tour được. &Ldquo;Đào tạo HDV du lịch hiện nay còn bất hợp lý, chưa gắn với thực tiễn. HDV chỉ được học trên lý thuyết suông, ít được va chạm thực tế qua những chuyến đi. Thế nên, tìm một HDV có năng lực là rất khó đối với các công ty du lịch”, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội  du lịch đà nẵng , Tổng Giám đốc Khách sạn Furama chia sẻ. Việc đào tạo không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng khiến không ít công ty du lịch “lao đao” trong việc tìm kiếm HDV. Thậm chí có công ty đành phải từ chối khéo một vài tour vì không tìm ra HDV.
Để đối phó tình trạng khan hiếm HDV trong mùa cao điểm, các công ty thường tuyển dụng thêm đội ngũ cộng tác viên bên ngoài. Nhưng việc quản lý và “giữ chân” nguồn HDV không chính thức này cũng không phải dễ. &Ldquo;Vì số lượng HDV tự do nhiều hơn số HDV sẵn có nên các công ty lữ hành thường gặp khó khăn trong việc điều phối tour cũng như ràng buộc nếu chẳng may HDV đó vi phạm hoặc không chịu dẫn tour cho công ty”, ông Nguyễn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành  du lịch miền trung  của Hanoitourist chia sẻ. Mặt khác, khi sử dụng nguồn HDV tự do, nhiều công ty lữ hành cũng thấp thỏm lo sợ vì nếu Thanh tra ngành Du lịch phát hiện có thể bị phạt trên 5 triệu đồng/trường hợp.


Chạy “sô” vẫn không đủ
Theo nhiều công ty lữ hành nhận định, việc thiếu HDV du lịch ở Đà Nẵng không diễn ra thường xuyên mà mang tính cục bộ. Cứ vào mùa du lịch cao điểm hay vào dịp Đà Nẵng tổ chức nhiều sự kiện và lễ hội, lượng khách đến Đà Nẵng tăng cao thì tình trạng thiếu HDV mới trở nên gay gắt. &Ldquo;Số lượng HDV có chuyên môn giỏi thì ít mà các công ty nào cũng gọi nên họ luôn luôn đắt khách. Còn những HDV bình thường hay ít kinh nghiệm thì các công ty ngại gọi họ đi vì sợ “bể” đoàn”, ông Đinh Văn Lộc, Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Việt Đà (Vietdatravel) cho biết.
Để cạnh tranh, nhiều công ty lữ hành đành chấp nhận trả thêm thù lao. Trung bình một HDV du lịch nhận từ 300.000-350.000 đồng/ngày cho tour đi gần, từ 400.000-500.000 đồng/ngày cho tour đi xa. Vào mùa cao điểm, nhiều công ty lữ hành có thể tăng giá thêm 20% đến 100% thù lao để thu hút HDV cho đoàn của mình nhằm cạnh tranh với các công ty khác.
Một thực tế cho thấy, có nhiều giáo viên dạy các môn xã hội tại các trường học hoặc làm ngành khác cũng muốn làm cộng tác viên cho các công ty du lịch nhưng vì không có thẻ hành nghề nên họ không dám đi hoặc các công ty không dám gọi vì sợ bị phạt. Trong khi đó, việc học để được cấp thẻ HDV chỉ mất thời gian 3 tháng nhưng hầu như ít ai theo đuổi khóa học này một phần do bận rộn, một phần không có kinh phí. Vì vậy, việc thiếu HDV mùa cao điểm sẽ còn tiếp tục “nóng” trong những năm tới!

Bài và ảnh:HOÀNG HÂN (ĐN)

Gấp rút chuẩn bị cho cuộc thi marathon quốc tế Đà Nẵng 2013

(Cadn.Com.Vn) - Ngày 2-7, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến có Công văn số 5601 truyền đạt ý kiến chỉ đạo các đơn vị liên quan gấp rút đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị nhằm đảm bảo tổ chức thành công cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng 2013.

 

Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở VH-TT&DL đến trước 15-7 tổ chức huy động lực lượng VĐV tại các trung tâm TDTT và trực tiếp làm việc với các trường ĐH, CĐ, THCN trên địa bàn để hướng dẫn VĐV đăng ký tham gia, cũng như làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, TT-Huế quảng bá rộng rãi thu hút khách  du lịch , người nước ngoài đăng ký tham gia. UBND các quận, huyện, BCH Quân sự, CATP huy động CBCS, người dân tham gia, nhất là ở cự ly phong trào (chạy 5km). Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu Cty World Marathon Tour và đối tác Cty CP Nghệ thuật Việt (Vietart) khẩn trương hoàn chỉnh sơ đồ mặt bằng tổ chức cuộc thi gửi CATP, Sở VH-TT&DL, Sở Y tế và các cơ quan liên quan để triển khai các công việc quan trọng tiếp theo.

Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng 2013 diễn ra ngày 1-9, gồm 3 nội dung marathon dài 42,195km, bán marathon dài 21,0975km và chạy 5 km. Cuộc thi được tổ chức dưới sự cố vấn kỹ thuật của ông Dave Cubdy-Phó Chủ tịch Hiệp hội marathon quốc tế. Đường chạy đã được đo và cấp chứng nhận của IAAF-AIMS và thành tích của VĐV được công nhận để tham gia các cuộc chạy marathon danh tiếng thế giới.

Q.S

Đà Nẵng - điểm hẹn mùa hè 2013: Chuỗi ngày lễ hội sôi động bên bờ biển

Tối 29-6, tại sân khấu chính ở Công viên Biển Đông, Q. Sơn Trà, lễ khai mạc chương trình "Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2013" đã chính thức diễn ra. &Ldquo;Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2013” diễn ra từ ngày 28-6 đến 3-7 và là hoạt động nổi bật của ngành  du lịch  Đà Nẵng. Đây là chương trình du lịch nhằm quảng bá hình ảnh của thành phố biển với tiềm năng du lịch với bạn bè trong nước và quốc tế. Trong đêm khai mạc, đã có nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn như: múa dân gian đương đại, trình diễn nhạc pop của các nghệ sĩ đến từ Philippines; biểu diễn thời trang, trình diễn áo tắm... Thu hút hàng ngàn du khách tới thưởng thức. Trước đó trong các ngày 27, 28 nhiều hoạt động cũng đã diễn ra như: giải dù lượn quốc tế; trình diễn nghệ thuật dù bay động cơ, máy bay mô hình, cuộc thi lắc thúng nan, trình diễn bóng đá nghệ thuật và các trò chơi X-Games, cuộc thi “Tiếp sức du lịch” dành cho người phục vụ bàn đã thu hút sự tham gia của các nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán bar trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với sự tham gia của 50 thí sinh (31 nam, 19 nữ) đến từ 20 đơn vị. Ngoài ra, các môn thể thao như: ca nô kéo dù, ca nô kéo chuối, mô tô nước cũng đã được tổ chức cho du khách tham gia...

Dù bay có động cơ hấp hẫn du khách.
Đặc biệt, cuộc thi dù lượn quốc tế Đà Nẵng cũng chính thức khai mạc sáng 29-6 với chủ đề Giải "Dù lượn Đà Nẵng 2013" để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. Đây là lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức giải dù lượn không động cơ, thu hút 30 VĐV trong nước và quốc tế tham gia. Diễn ra tại bán đảo Sơn Trà với điểm cất cánh có độ cao 571m so với mực nước biển, hướng cất cánh Nam và Đông; điểm hạ cánh tại bãi biển Thọ Quang. Tuy được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, song đến ngày khai mạc, do sức gió yếu nên dù chưa thể cất cánh, bù lại hàng ngàn người dân và du khách được thưởng ngoạn những tiết mục biểu diễn đặc sắc của dù bay động cơ và trình diễn máy bay mô hình.


Trình diễn máy bay mô hình nghệ thuật.
Sở VH-TT&DL Đà Nẵng cho biết: Chương trình cũng nằm trong chuỗi liên kết du lịch các tỉnh thành miền Trung trong mùa du lịch cao điểm, góp phần thu hút khách du lịch đến miền Trung ngày càng nhiều hơn trong những năm tới. Dự kiến “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2013” sẽ thu hút gần 10.000 lượt khách đến với Đà Nẵng.

Tin, ảnh:Lê Anh Tuấn

Học bổng toàn phần du học tại Ấn Độ

(Cadn.Com.Vn) - Trung tâm Đào tạo tiếng Anh Việt Nam - Ấn Độ (VICELT) trực thuộc Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng cho biết hiện nay Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam gần 100 suất học bổng du học Ấn Độ gồm các chuyên ngành tiếng Anh, quản lý  du lịch , kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, quản lý doanh nghiệp, nông nghiệp, CNTT, quản lý dược... Tại hơn 47 đại học, học viện uy tín của Ấn Độ cho niên khóa 2013 -2014, đối với năm 2013 các suất học phù hợp bắt đầu từ tháng 9. Riêng đối với học viên học tại Trung tâm, Chính phủ Ấn Độ ưu tiên cấp 5 suất học bổng hàng năm. Việc cấp học bổng là một trong những hoạt động nhằm ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nói chung và ngành du lịch nói riêng của thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, VICELT còn cấp nhiều học bổng ưu đãi khác cho học viên và thường xuyên mở các lớp tiếng Anh cho quản lý khách sạn, nhân viên lễ tân, buồng phòng, nhà hàng, tài xế taxi... Mục đích phục vụ nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực ngành du lịch.

T.H

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Quy Nhơn – Bình Định, vẻ đẹp tiềm ẩn

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã đúc kết “Nơi nào càng đẹp trong thơ ca, âm nhạc, điện ảnh thì trong thực tế sẽ ngược lại”, vì thế vẻ đẹp miền Trung lâu nay chỉ mới là đề tài của các thi sỹ, nhạc sỹ nhưng với  du lịch  thì còn lắm hoang sơ nên sẽ không kém phần hấp dẫn!


 

 

 

Về vùng “Đất võ, trời văn”

 

 

Với chiều dài bờ biển trên 130 km, Bình Định có nhiều vùng vịnh, bãi tắm nổi tiếng thuộc hàng danh thắng như: đầm Thị Nại, hòn Vọng Phu, bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Tam Quang, Tân Thanh, Vĩnh Hội…

Bình Định còn là trung tâm của trục giao thông Bắc – Nam với cả 4 loại hình giao thông, là cửa ngỏ ra biển gần nhất, thuận lợi nhất là vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan. Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội được xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu kinh tế khu vực và quốc tế.

Bình Định còn là nơi được mệnh danh “Đất võ, Trời Văn”, quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng như: Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan…Cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo như hát tuồng, hát bài chòi, nhạc võ Tây Sơn…

Nơi đây còn có các di tích lịch sử gắn với cuộc cách mạng của nông dân Tây Sơn và tên tuổi của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Đó là cây me cổ thụ trên 200 tuổi nằm trong quần thể Bảo tàng Quang Trung gồm: Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt; Nhà trưng bày các di tích lịch sử, trong đó nổi tiếng là 2 con voi bằng đá, chiếc trống trận Tây Sơn làm bằng da voi do người BaNa chế tạo, cùng nhiều đồ binh khí: súng thần công, súng hỏa hổ, chiến thuyền Tây Sơn

Thưởng thức món ăn “tinh thần”

Được đặt chân lên vùng đất một thời là đại bản doanh của quân khởi nghĩa Tây Sơn và nghe câu chuyện nổi tiếng giữa Hoàng đế Quang Trung và vị quân sư trong sách La Sơn Phu Tử mới thấy thấm làm sao, rằng: “Tôi mà dẹp được giặc Tàu xong thì xin rước thầy ra dạy học. Tôi muốn khí dụng gì cũng chẳng mua của nước Tàu. Nguyễn Thiếp thưa: Chỉ có thuốc bắc phải dùng của Tàu thôi”.

Rời bảo tàng Bảo tàng Quang Trung, được tận mắt ngắm nhìn dòng sông Côn mênh mông với bến Trường Trầu, nơi Nguyễn Nhạc từng buôn bán và kêu gọi nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số đứng lên phất cờ khởi nghĩa càng làm cho lòng du khách thêm phấn chấn. Hay tại núi Ấn Thiên, nơi linh thiêng nhất và cũng chính là nơi ba anh em nhà Tây Sơn được trời đất trao ấn kiếm với dòng chữ “Sơn Hà Xã Tắc”, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất bờ cõi. Tưởng nhớ công lao to lớn đó, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Định đã xây dựng, tôn tạo nơi đây thành Đàn tế trời đất để nhân dân mọi miền đất nước được tiếp cận thực tế lịch sử, thể hiện tấm lòng với các bậc tiền nhân.

Trong quần thể du lịch Tây Sơn còn có khu du lịch Hầm Hô, quê hương và cũng là căn cứ huấn luyện voi chiến của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Ngoài tham quan di tích, du khách còn được thưởng ngoạn nhiều đặc sản mang đậm hương vị “cây nhà là vườn” như: ốc đá, cá suối, chim mía. Còn rất nhiều địa danh, điểm đến hấp dẫn khác trên vùng “đất võ, trời văn” để du khách chiêm ngưỡng như hệ thống các tháp chăm, làng nghề, lò võ…/.

Khai mạc Hội thảo báo Đảng miền Trung - Tây nguyên về liên kết tuyên truyền và phát triển du lịch

Sáng ngày 26/6, tại Khu  du lịch  Le BelHamy (xã Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam) đã diễn ra Hội thảo báo Đảng miền Trung – Tây nguyên với chủ đề liên kết tuyên truyền phát triển du lịch, do báo Quảng Nam đăng cai tổ chức.


 
 
Tham dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam; lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo của 19 cơ quan báo Đảng trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên cùng 10 cơ quan báo Đảng trong khu vực phía bắc và phía nam cùng tham dự.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Hải

Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải khẳng định: Hội thảo báo Đảng lần này đặt ra vấn đề “Liên kết tuyên truyền phát triển du lịch” của các báo Đảng trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên là chủ đề khá phù hợp và cần thiết trong bối cảnh du lịch đang ngày càng được khẳng định với chiến lược xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu vùng, thương hiệu quốc gia. Quảng Nam là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch. Quảng Nam đã sớm nhận ra con đường phát triển dịch vụ - du lịch, xác định đó là mũi nhọn để tạo bước đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tuy đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng so với tiềm năng, lợi thế, Quảng Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải cho rằng, việc quảng bá và nối kết các điểm đến của cả vùng miền Trung - Tây Nguyên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Báo chí, với sức mạnh truyền thông chưa làm hết khả năng để quảng bá sự kiện văn hóa, lễ hội của các địa phương cho nhau. Vì vậy, việc kết nối, tuyên truyền phát triển du lịch trong vùng là yêu cầu cần thiết.

Theo báo cáo đề dẫn tại hội thảo, ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Đồng hành với sự phát triển của đất nước, báo chí nói chung, báo Đảng của các địa phương trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã cổ xúy cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, ưu tiên phát triển dịch vụ, du lịch.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Quốc Toàn - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: mặc dù đã có những bước phát triển, nhưng kinh doanh du lịch vẫn còn mặt yếu là tính liên kết chưa cao. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, rời rạc, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Các phương tiện truyền thông, trong đó có lực lượng báo Đảng liên kết tuyên truyền là hết sức quan trọng. Việc các báo Đảng đưa đến cho bạn đọc thông tin đa chiều về các danh thắng, địa điểm hay các dịch vụ sẽ cho du khách có nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh đó, việc thông tin rõ ràng cũng sẽ góp phần hạn chế, triệt tiêu những hiện tượng làm ăn ảnh hưởng đến môi trường, chặt chém du khách... Các báo Đảng cần liên kết hơn nữa trong việc tuyên truyền quảng bá du lịch khi mở ra các chuyên mục, chuyên trang, tạo ra sức lan tỏa đến sâu rộng trong cộng đồng.

Buổi sáng của phiên hội thảo, đại biểu đã được nghe một số tham luận đáng chú ý như việc cần xây dựng “Ngân hàng tư liệu” về  du lịch miền trung  - Tây Nguyên” của Báo Thanh Hóa; cần tìm “nhạc trưởng” điều phối hoạt động thông tin du lịch của Báo Đà Nẵng, các tham luận đã phác họa những nét chung nhất của du lịch miền Trung - Tây Nguyên hiện nay, những mặt mạnh, mặt tồn tại và những kinh nghiệm hay trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của khu vực trên báo Đảng các địa phương và một số tờ báo khác hiện nay. Các tham luận cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để khắc phục các mặt tồn tại và đưa hoạt động liên kết truyền tuyên phát triển du lịch giữa các báo Đảng địa phương trong khu vực lên một bước mới, đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn./.

Liên kết tuyên truyền phát triển du lịch

PNO - Chủ đề “Liên kết truyên truyền phát triển  du lịch ” đã được đưa ra bàn luận tại hội thảo báo Đảng khu vực miền Trung - Tây Nguyên , tổ chức tại Quảng Nam sáng 26/5, với sự tham gia của 150 đại biểu báo Đảng khu vực này.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng: Du lịch cần tạo ra sự khác biệt, nét đặc trưng của thương hiệu nhưng lợi ích chỉ có thể mang lại nhiều nhất khi các địa phương tìm được tiếng nói chung, vì thế không thể mạnh ai nấy làm hoặc vì lợi ích cục bộ địa phương mà tạo ra những rào cản phát triển của cả vùng, cả quốc gia. Báo chí cần góp tiếng nói để phát triển du lịch trên tinh thần hợp tác, liên kết, nối kết các điểm đến và gia tăng giá trị dịch vụ.

Các tham luận tại hội thảo tập trung nhận diện về tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch, tuyên truyền quảng bá về lĩnh vực này, từ đó kiến nghị những vấn đề về xây dựng môi trường, thương hiệu du lịch của từng địa phương và cả vùng, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức thông tin tuyên truyền về lĩnh vực du lịch.

TRUNG VIỆT

Miền Trung sẽ diễn ra nhiều thương vụ M&A

Grant Thorton Việt Nam vừa công bố kết quả Khảo sát Ngành dịch vụ khách sạn 2013, với các thông tin về tài chính, hoạt động cũng như tiếp thị của khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam cho năm tài chính 2012.

 

 

Đọc E-paper

 

Theo đó, tính đến ngày 30/5/2013, Việt Nam có tổng cộng 640 khách sạn từ 3 - 5 sao; số điểm lưu trú tập trung nhiều nhất ở TP.HCM (138), Hà Nội (128) và Đà Nẵng - Hội An (80).

Nói về hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng, ông Kenneth Atkinson, Giám đốc điều hành Grant Thorton Việt Nam cho rằng, hiện nay, các quỹ đầu tư đang thực hiện thoái vốn trong lĩnh vực bất động sản  du lịch  và họ đang tạm không đầu tư vào lĩnh vực này nữa.

Trong khi, việc mua bán - sáp nhập (M&A), có khả năng sẽ diễn ra nhiều thương vụ. Theo đó, vẫn còn một số khu vực thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư là Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam). Đây cũng là hai điểm hiện thu hút nhiều quỹ đầu tư lớn như: VinaCapital, Indochina Capital...

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Savills Việt Nam đối với thị trường bất động sản Đà Nẵng, tính đến tháng 5, tổng nguồn cung khách sạn tại thị trường này đạt khoảng 4.400 phòng, tăng 5% theo quý và 39% theo năm. Công suất trung bình toàn thị trường đạt 55%, tăng 5% theo quý (giá thuê bình quân lại giảm 1%).

27 trong số 46 dự án trong tương lai sẽ cung cấp 7.700 phòng từ năm 2013 trở đi, tương đương với 190% tổng nguồn cung hiện tại (cao hơn con số 25 dự án khách sạn trong tương lai ở Nha Trang, cung cấp hơn 4.100 phòng từ 3 - 5 sao).

Trong khi đó, theo thông tin chưa chính thức, tại Hội An một dự án phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại với quy mô gần 500ha đã được cấp phép cho một nhà đầu tư có tiềm lực, hiện đang đầu tư ở Việt Nam.

Dù hiện tại, tình hình triển khai một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trì hoãn và không ít nhận định cho rằng, khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng đang bị "bội thực dự án du lịch" nhưng với nhà đầu tư, mảnh đất này vẫn còn nhiều tiềm năng, đặc biệt khi sân bay Đà Nẵng mở nhiều đường bay kết nối trực tiếp đi nước ngoài thì chắc chắn lượng khách quốc tế đến đây sẽ tăng.

Do đó, tâm lý của nhà đầu tư khi bỏ tiền vào đây là nhắm đến đầu tư dài hạn; trong khi chuyện trước mắt là đạt được thỏa thuận về giá trong các thương vụ M&A.

Góc khuất phố biển

(GD&TĐ) - Cửa Lò - Thị xã  du lịch biểnnhững ngày này sầm uất, đô hội với bao du khách, nhà hàng ken dày và sân gofl hấp dẫn,... Nhưng cạnh đó, vẫn thấp thoáng vẻ lam lũ của anh ngư dân chèo thuyền thúng, sự mệt nhọc từ những đứa trẻ tẩm quất, giác hơi, hay hình ảnh xiêu vẹo của bà cụ ôm cào bước giật lùi trong buổi chiều vàng vọt của cái nắng miền Trung…

 

Mưu sinh Cửa Lò

Chiều cuối tuần, khi du khách tìm về với Cửa Lò để tránh nóng, bức bối ở đô thị thì cũng là lúc những con người của phố biển này tất bật với mưu sinh. Xuống Cửa Lò lúc mặt trời còn chói chang, chúng tôi tìm vào một quán nhỏ hít thở không khí mặn mòi của biển.

Mới ngồi được vài phút thì hai ba người phụ nữ, da sạm nắng gió bước đến “anh ơi, mua ngô luộc đi anh”; “anh ơi, mua cho em bọc mía”;... Không chèo kéo, nài nỉ kể từ khi thị xã có chủ trương cấm bán hàng rong, các chị phải “lui vào hoạt động bí mật”, vừa bán hàng, vừa canh chừng đội kiểm tra qui tắc.

Chị Nguyễn Thị Ánh (xã Nghi Thu) cho biết: Nhà chị có 7 miệng ăn, cả 5 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Chồng chị đi xuất khẩu lao động, không may bị tai nạn, chưa kịp gửi tiền về cho vợ trả món nợ lúc ra đi đã phải quay về với thương tật, mất sức lao động. Một mình chị bươn chải nuôi con, nuôi chồng. Sáng sớm, từ 5 giờ, chị chạy đi các chợ vùng bên mua ngô, lạc về luộc, chuẩn bị cho một ngày rong ruổi kiếm tiền đong gạo.

Chiếc xe đạp cọc cạch chở theo chiếc làn đựng ngô luộc, chiếc mủng đựng lạc luộc, chị đi dọc bãi biển bán cho khách du lịch. Trời càng nắng, khách càng đông thì số tiền chị kiếm được cũng khá hơn. Có nhiều hôm, mời lạc cả giọng, đạp xe rệu rã cả chân nhưng bán không hết, thế là cả nhà phải ăn ngô, ăn lạc trừ bữa. Dưới vành nón rộng, mặt đỏ gay vì nắng, chị lại lẫn vào giữa ồn ào của hàng quán….

Biển Cửa Lò

Trong hàng chục phụ nữ cào nghêu trên bãi biển vào chiều hè nắng gắt, tôi bị “hút” vào hình ảnh bà cụ tóc đã bạc, lưng đã còng, dáng xiêu vẹo đi giật lùi trên cát. Cụ có tên là Nguyễn Thị Trạch, năm nay đã gần 85 tuổi, làm nghề cào nghêu hơn 70 năm nay.

Cụ Trạch sinh ra trong gia đình diêm dân nghèo ở phường Thu Thủy, 12 tuổi đã ra đồng làm muối, xuống biển cào nghêu. Người chồng đột ngột ra đi, để lại cho cụ 5 người con, trong đó có một người bị bệnh phong, mất sức lao động hoàn toàn. &Ldquo;Lặn lội thân cò” nuôi con, 3 người con gái lấy chồng xa, đứa con trai út chết vì nghiện, giờ một mình cụ với đứa con mắc trọng bệnh. Để có tiền đong gạo đắp đổi qua ngày, vào cái tuổi gần đất xa trời nhưng cụ vẫn phải vác cào sớm chiều ra biển cào nghêu.

Thật nao lòng nhìn hình ảnh xiêu vẹo của bà cụ ôm cào bước giật lùi trong buổi chiều vàng vọt của cái nắng miền Trung….

Rồi những đứa trẻ miền biển đen nhẻm, tay cầm theo bộ đồ nghề tẩm quất: Một manh chiếu bộ giác hơi thủy tinh; lọ dầu gió Trường Sơn... Chúng đến từng bàn tại các nhà hàng mời khách. Mười hai tuổi, Tuấn cùng đám bạn làm nghề tẩm quất trên bãi biển đã 3 hè nay.

Em cho biết: “Thường thì em ra biển kiếm việc vào buổi chiều tối, khi khách đã tắm biển, ăn nhậu đến khoảng 10 giờ đêm cũng là lúc công việc của em kết thúc. Hôm nào may thì có 4 đến 5 khách, kiếm được khoảng 60.000 đồng đến 70.000 đồng. Số tiền làm trong hè, em dành dụm cũng đủ mua quần áo, đóng học phí, mua sách vở cho năm học mới”.

Làm vệ sinh bãi biển để phục vụ du khách
 

Nghề phụ - thu nhập chính

Thú vui về đêm của nhiều du khách ở Cửa Lò là ngồi trên thuyền thúng câu mực. Nhiều ngư dân đã nắm bắt được sở thích này của du khách và nhanh chóng chuyển đổi cách mưu sinh. Chở khách câu mực đêm trên biển đã trở thành “nghề phụ - thu nhập chính” của nhiều ngư dân Cửa Lò. Đầu tư mua một chiếc thuyền thúng, vài bộ câu, sẵn tay chèo đã được rèn luyện nhiều năm là có thể hành nghề.

Anh Nguyễn Văn Hợi, người gắn bó với nghề chèo thuyền chở khách câu mực đêm gần 3 năm nay cho biết: “Vào các mùa khác thì tôi đi biển theo anh em trong khối, trong phường, làm thuê cho các chủ tàu đánh bắt lớn. Mùa du lịch, khách đông, thú câu mực đêm phát triển nên nghỉ đi biển dài ngày để chèo thuyền thúng phục vụ du khách.

Mỗi đêm chở được hai lượt khách cũng kiếm được vài trăm nghìn. Nhưng để kiếm được khoản tiền đó thật không dễ dàng. Gió hơi mạnh là sóng cồn, tôi luôn phải tập trung cao độ để “mát tay chèo”, đảm bảo an toàn cho khách. Dù đã trang bị sẵn áo phao nhưng ít khi khách chịu mặc, bởi vướng víu, không còn thú vị nên “nhà thuyền” luôn nơm nớp lo sợ.

Chiếc thuyền câu bồng bềnh sóng nước; khắc khoải tiếng rao bán hàng của những người phụ nữ; tiếng những đứa trẻ nài nỉ khách “tẩm quất”… là góc khuất nơi phố biển này, trở thành mảnh ghép trong cuộc sống hôm nay ở đây.

Minh Thanh

Du lịch cộng đồng và thăm bảo tàng Huế hút khách

Tỉnh Thừa Thiên-Huế thực hiện các giải pháp kích cầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các điểm  du lịch  nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo những gói sản phẩm tốt có sức cạnh tranh trong các tuyến, tour du lịch.

Hoạt động của du khách tại Cầu ngói Thanh Toàn. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Ngoài tham quan hệ thống di tích Cố đô Huế, khách du lịch có thể trải nghiệm với tour du lịch cộng đồng hoặc tham quan nhà vườn Huế.
Với tour du lịch cộng đồng tham quan cầu ngói Thanh Toàn, khách có thể tiếp cận các sản phẩm du lịch như tham quan đình làng, nhà thờ cổ, bơi thuyền, trải nghiệm đời sống, làm nón lá, gói bánh tét, thưởng thức ẩm thực từ các sản vật của địa phương... Điều này mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về nông thôn Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng. Đây là tour du lịch mới nằm trong dự án phát triển du lịch cộng đồng cầu ngói Thanh Toàn do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, được khởi động từ tháng 6/2012 đến nay.
Tại huyện A Lưới, du khách có thể trải nghiệm du lịch cộng đồng tại thôn Aka-Achi (xã A Roàng) với các hoạt động thú vị như đạp xe tham quan quanh thôn, thưởng thức ẩm thực, đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ với bà con trong thôn, tắm suối nước nóng A Roàng...
Đến Thừa Thiên-Huế, du khách có thể tham quan các hoạt động trưng bày, triển lãm tại các bảo tàng. Hiện, trên địa bàn tỉnh có các bảo tàng như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng, Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, Bảo tàng văn hóa Huế, Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng tư nhân Trần Đình Sơn. Những bảo tàng này lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật quý về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể Huế. Việc tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu bảo tàng giúp du khách hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa Huế.
Nổi bật, trong dịp Festival nghề truyền thống Huế 2013 vừa qua, Bảo tàng Văn hóa Huế phối hợp với Bảo tàng Bargoin của Pháp tổ chức trưng bày chuyên đề lễ hội dệt may quốc tế với chủ đề “Hóa thân,” giới thiệu 80 mẫu dệt may độc đáo thể hiện tiến trình phát triển ngành dệt may thế giới và hội tụ kỹ năng dệt may của 5 châu lục.
Ông Huỳnh Đình Kết, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Huế cho biết hoạt động trưng bày tạo được ấn tượng, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu. Mỗi năm, có khoảng 250.000 lượt khách đến tham quan các bảo tàng ở Huế.
Như vậy, mục tiêu đón 2,5 triệu khách du lịch trong năm nay của Thừa Thiên-Huế có khả năng đạt được, khi số khách du lịch đến Huế tiếp tục tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh thu hút gần 1,5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt hơn 1.200 tỷ đồng, bằng hơn 111,3% so với cùng kỳ năm trước./.
Quốc Việt (TTXVN)

KDL Làng Hành Hương - Tìm về chốn an lạc

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10 phút đi xe, Khu  du lịch  Làng Hành Hương tọa lạc tại 130 Minh Mạng là khu nghỉ dưỡng mang đậm chất làng quê Việt.


Không giống bất kỳ một mô hình khách sạn nào trên thế giới, lại càng khác biệt với những khách sạn ở Huế, Làng Hành Hương được thiết kế theo kiểu phá cách, kiến trúc đan xen giữa cái mới và cái cũ, thiết kế cân bằng giữa văn hóa bản địa với môi trường, giữa nghệ thuật đương đại với phong cách truyền thống.


Với vẻ đẹp thôn dã giữa thiên nhiên tươi xanh cùng những tiện nghi xa hoa, lộng lẫy tạo thành một thiên đường nghỉ dưỡng độc đáo, đậm bản sắc Việt Nam đã giúp cho bạn bè năm châu biết tiếng. Chính vì nét rất riêng mà Làng Hành Hương đã được độc giả của tờ Tuần báo Sunday Weekly của Anh bình chọn là 1 trong 6 resort đẹp của châu Á; được Tổ chức những khách sạn nhỏ sang trọng của thế giới mời tham gia làm thành viên; và là 1 trong 24 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện nay.


Đây là khu du lịch được đánh giá là hòa nhập với môi trường tự nhiên, đẹp và yên bình, thơ mộng và quyến rũ. Tại đây hiện có 99 phòng gồm các villa và bungalow, 3 nhà hàng, 4 quầy bar, 1 khu spa và các dịch vụ thể thao bổ trợ.


Nhìn toàn cảnh, các khu biệt thự này hòa quyện một cách kỳ lạ với khung cảnh làng quê, nhìn có vẻ rất lộng lẫy, xa hoa nhưng cũng rất dân dã, bình dị. Đến KDL Làng Hành Hương bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào một thế giới khác với những chiếc bình cổ trang trí dọc lối đi, với những mái nhà tranh lộng gió. Ở đây bạn được sống giữa thiên nhiên bao la với cơ man là cây xanh bao phủ, với hàng rào tường hoa quanh ngôi biệt thự 2 tầng mái ngói đỏ. Tưởng như bạn đang sống trong một không gian xưa đặc sánh Huế với những ngôi nhà cổ, với những chiếc đèn lồng giăng mắc lối đi, khi đêm về tạo ra một không gian huyền hoặc. Tưởng như bạn đang tìm về chốn an lạc với lời nguyện cầu cho cuộc sống thanh bình trong tiếng chuông cầu nguyện. Có thể nói, đến nơi này, bạn lạc vào một miền quê yên tĩnh với khí trời thoáng đãng, trong lành giúp bạn có tinh thần thoải mái, quên đi những phiền muộn của cuộc sống.


Khi lưu trú tại đây, bạn sẽ dần cảm nhận rất rõ con người và văn hóa Huế qua cung cách phục vụ, cách bài trí, món ăn, trang phục, sản phẩm thủ công… hết thảy đều rất tinh tế, chu đáo, tỉ mỉ, tận tâm…Đồng thời, ở đây, du khách còn được đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn nghỉ, giải trí, thưởng ngoạn như một tour du lịch trọn gói, rất tiện lợi và hấp dẫn. Chính vì vậy mà cư trú và tận hưởng các dịch vụ tại Hành Hương du khách có cảm giác được nâng niu, trân trọng và thấy thoải mái như đang ở nhà.


Một trong những dịch vụ khiến hầu hết du khách khi đến nơi này phải quyến luyến không muốn rời đó là Tour du lịch trọn gói. Nằm trong khuôn viên của làng Hành Hương, du khách có thể tham gia đến 30 tour du lịch tại chỗ, tham quan phong cảnh, di tích, và các làng nghề truyền thống của Huế ngay tại khu “làng” xinh xăn này. Những công việc rất đời thường như: nấu ăn, chằm nón, thêu, tạc tượng, ngồi thiền, làm đẹp… đã trở thành những sản phẩm tour độc đáo, sáng tạo và rất Huế


Làng Hành Hương là nơi dành cho những du khách đã chán với cảnh phố phường đông đúc, nhà hàng, máy lạnh đúng như ý tưởng của chủ nhân "khi làm khu du lịch này, chúng tôi muốn đây không chỉ là nơi để ăn, ngủ, mà còn là cơ hội để khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của văn hóa Việt Nam, cũng như vẻ thơ mộng, quyến rũ của văn hóa Huế"


6 tháng, du lịch Huế tăng trưởng khả quan

(Toquoc)-Mặc dù đối mặt với tình hình khó khăn kinh tế, song trong 6 tháng đầu năm nay, ngành  du lịch  Thừa Thiên Huế vẫn có tín hiệu tăng trưởng khả quan.

 

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, tổng số khách lưu trú và doanh thu từ du lịch 6 tháng đầu năm 2013 của tỉnh Thừa Thiên Huế đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng số khách lưu trú 6 tháng đầu năm 2013, ước đạt 1.492.532 lượt, tăng 1,8% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 557.134 lượt, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Tổng số khách lưu trú và doanh thu từ du lịch 6 tháng đầu năm 2013 của tỉnh Thừa Thiên Huế đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
 

Riêng trong tháng 6 năm 2013, các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã đón và phục vụ 265. 416 lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 75.318 lượt. Doanh thu du lịch ước đạt trên 238.040 triệu đồng, công suất sử dụng buồng đạt 76%.

Doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2013 của tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt 1.217.393 triệu đồng, tăng 11,32% so với cùng kỳ.

Đây là tín hiệu khả quan cho du lịch Thừa Thiên Huế để hướng tới mục tiêu phấn đấu đón trên 2,5 triệu lượt khách trong năm 2013, trong đó trên 1 triệu lượt khách quốc tế.

Theo Sở VHTTDL Hà Nội, ngành du lịch Hà Nội trong 6 tháng đầu năm cũng giữ đà tăng trưởng khá, đạt 8,33 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế đạt 1,03 triệu lượt khách, tăng 15%.

Nhằm khắc phục và hạn chế những vấn đề còn tồn tại gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch thủ đô như: vệ sinh môi trường, tình trạng chèo kéo, đeo bám, lừa đảo, trộm cắp khách du lịch trên địa bàn Hà Nội…, tới đây Sở VHTTDL Hà Nội sẽ đưa Trung tâm hỗ trợ du khách vào hoạt động để cung cấp những thông tin du lịch cần thiết, hữu ích cho du khách đến Hà Nội, đồng thời tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách, xử lý các vụ việc ảnh hưởng tới quyền lợi du khách.../.

Hồng Dương

Phát huy giá trị di sản văn hóa: Không thể quên lợi ích của người dân

Việt Nam hiện có 17 Di sản Thế giới: cố đô Huế, khu phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng Long, cùng nhiều Di sản Quốc gia v.V… nhưng, việc quản lý và phát huy giá trị những di sản này đang là thách thức lớn.

Bằng chứng là chúng ta từng phải giải trình trước UNESCO tình trạng bảo tồn Di sản Thế giới, như xây dựng các công trình giao thông, nhà ở hiện đại có thể tác động tiêu cực đến cố đô Huế. Đó là lý do để Bộ VH,TT&DL và tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo “Phát huy giá trị di sản văn hóa đối với phát triển  du lịch ” tại Hội An (Quảng Nam) ngày 22/6, với sự tham gia của đại diện nhiều Di sản Thế giới, các nhà quản lý, nghiên cứu v.V…

Các đại biểu đều chung lo ngại trước tình trạng ăn xổi ở thì, xâm phạm, lạm dụng xây dựng công trình mới ở Di sản, chém chặt, chèo kéo du khách khiến không chỉ du khách “một đi không trở lại”, mà nhiều người còn e ngại trước giá trị to lớn của Di sản.

Phong Nha – Kẻ Bàng đang bị biến dạng vì những mục đích thương mại. Trên vịnh Hạ Long, nhiều nhà hàng nổi ngày đêm xả rác, còn các khách sạn thì trút nước thải xuống biển. Cồng chiêng Tây Nguyên đang bị tước khỏi ý nghĩa nguyên bản và không gian văn hóa linh thiêng, trở thành vật buôn bán trao đổi, tái chế phục vụ các mục đích khác.

 

Hài hòa giữa lợi ích người dân với chính quyền nên phố cổ Hội An giữ được vẹn nguyên giá trị truyền thống.

Tiêu cực trong lễ hội ngày càng biến tướng tinh vi: Trong khi nhiều di sản khác còn đang lúng túng tìm giải pháp quản lý phù hợp để tránh bị phá hỏng, thì nhiều năm liền, Hội An đã được Tạp chí Smart Travel Asia bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á, cũng là nơi Bộ VH,TT&DL đánh giá cao về công tác quản lý Di sản. Vì thế, kinh nghiệm của Hội An đã gây được sự chú ý. Ths. Lê Thị An Hòa chia sẻ kinh nghiệm trong bảo vệ cố đô Huế: Quy hoạch không gian phù hợp; quản lý “sức chứa” phù hợp với khả năng chịu tải của di tích; quy định cụ thể tỉ lệ đóng góp kinh phí cho bảo tồn di sản từ thu nhập du lịch; chia sẻ lợi ích với cộng đồng từ hoạt động du lịch.

Đại diện BQL vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, các nhà quản lý, nghiên cứu v.V… cũng có nhiều ý kiến trao đổi, với mong muốn sớm có biện pháp thống nhất, tích cực để các Di sản Thế giới đảm bảo được các giá trị, trở thành những tài nguyên du lịch đặc biệt, tương xứng với danh hiệu được trao.

Mỗi di sản cần có những biện pháp phù hợp, nhưng về cơ bản, cần phải dựa vào cộng đồng; bảo tồn tối đa tính nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, nhưng đáp ứng tối ưu nhu cầu dân sinh của người dân, vừa phát huy giá trị di sản, vừa nâng cao đời sống người dân; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa trách nhiệm với lợi ích mang lại từ khai thác di sản

Khu du lịch Thanh Tân - điểm nghỉ dưỡng 4 mùa

Nếu như phía Nam của Thừa Thiên Huế có Lăng Cô, Chân Mây, Bạch Mã… thì Khu  du lịch  Thanh Tân ở phía Bắc là một trong những điểm vệ tinh du lịch làm cho bức tranh tổng thể về du lịch của Huế thêm hoàn thiện.

 

Nằm cách thành phố Huế khoảng 30km về phía Tây Bắc, trên quốc lộ 1A đoạn ở đầu cầu An Lỗ rẽ vào tay trái, đi thêm 12km nữa theo dọc con đường nhựa sẽ dẫn bạn đến khu du lịch Thanh Tân. Suối nước khoáng Thanh Tân là nguồn nước khoáng nằm sâu hàng nghìn mét dưới lòng đất và xuất lộ trên đỉnh đồi ở nhiệt độ hơn 60 độ C, hàm chứa Calcium Sunfat và Silicium…, tốt cho cơ thể.

 

Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Tân thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế được đầu tư xây dựng, trên diện tích 50ha, bên cạnh những dãy núi cao ngất là những quả đồi được tạo hóa sắp xếp liền kề. Màu xanh của núi rừng, cây cỏ đã tạo cho du khách khi đến với KDL này một cảm giác thư thái, dễ chịu ngay từ phút đầu tiên. Phong cảnh thanh bình giữa bạt ngàn cây lá và những ngọn núi nối tiếp cận kề nhau san sát. Thấp thoáng những mái nhà tranh ngói đủ màu khoe sắc, một không gian bình yên trầm lặng ở một miền sơn thủy hữu tình tạo cho du khách một cảm giác thanh thản tâm hồn đến lạ thường.

 

Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây một món quà vô giá đó là những dòng nước khoáng nóng chứa rất nhiều vi lượng có ích đối với sức khỏe. Nhiệt độ trong lòng suối phun trào từ lòng đất mà theo như các nhà địa chất học, y học, đo được gần 70 độ C này, có thể luộc chín những quả trứng gà và các bạn có thể thưởng thức ngay tại chỗ mà không cần phải nồi niêu soong chảo làm gì.

Sát chân núi có dòng suối tự nhiên đẹp như tranh, có con đường uốn lượn. Đây là vùng trồng cây ăn quả, cây lấy dầu. Khu trung tâm giữa rừng cây xanh là nơi ngâm tắm nước khoáng nóng. Du khách có thể chọn cho mình một trong những điểm ngâm tắm ngoài trời phù hợp, được vẫy vùng trong dòng suối ấm áp đang tỏa hơi mờ mịt hay trong suối nước khoáng tinh khiết lượn quanh đồi với nhiệt độ từ 35-42 độ C, trong hệ thống hồ đa dạng như hồ đôi, hồ gia đình, hồ bơi tạo sóng biển….

 

Điểm khác biệt và cũng là điểm nhấn của khu du lịch này so với các khu du lịch sinh thái khác là du khách có thể tìm đến Thanh Tân bất kì mùa nào trong năm. Vào những ngày mùa hè nắng nóng, du khách có thể thả mình theo dòng nước mát với trò chơi trượt thác chui ống, tắm biển nhân tạo, hồ phun nước… Còn trong tiết trời se se lạnh của mùa thu, nước khoáng nóng Thanh Tân chắc chắn trở thành điểm du lịch lý tưởng, nhất là với du khách miền Trung, vốn không quen với tiết trời lạnh.

Trên hồ tắm có hệ thống nhà nghỉ được xây dựng bằng nhà tranh, nhà xây kiên cố phục vụ theo nhu cầu của du khách. Sau khi ngâm tắm xong, du khách có nhu cầu thì được tham gia chương trình luyện tập thể dục dưỡng sinh, thể dục dụng cụ, xông hơi nước khoáng... Hết sức hấp dẫn. Một hệ thống nhà bếp phục vụ nhu cầu ẩm thực ngay tại chỗ cũng như dài ngày cho du khách có nhu cầu ở lại nghỉ ngơi và điều dưỡng.

 

Để đáp ứng nhu cầu giải trí cho khách du lịch, Thanh Tân đã có những dịch vụ rất hấp dẫn như: giao lưu giữa ánh lửa trại, dịch vụ massage, karaoke, cho thuê xe đạp rong ruổi… Mỗi một mùa, Thanh Tân đều có những dịch vụ giải trí thích hợp để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách.

Thanh Tân không chỉ hấp dẫn với những hồ tắm mà nét đẹp hoang sơ, rừng, núi và suối mà còn có nhiều loài hoa quý hiếm, đặc biệt là lan. Ở đây có giống lan Phong Sơn với màu tím nhạt gây thích thú cho người thưởng ngoạn. Đây là giống lan lạ, như một cô gái đỏng đảnh với đặc tính thức trưa, ngủ muộn theo mùa.

Khu du lịch nước khoáng Thanh Tân còn có một sân chơi rộng rãi để đốt lửa trại hoặc tổ chức văn nghệ vào những buổi dã ngoại ban đêm. Sau nhiều giờ ngâm tắm, bụng đói cồn cào, bạn sẽ ngon miệng hơn với đĩa cá rô nuôi bằng nước khoáng, chiên ròn thơm phức trong những lều tranh xinh xắn bên hồ sen ngát hương. Ngoài ra, đến đây bạn còn được thưởng thức đặc sản với đủ loại từ hải thủy sản và đầy đủ bánh trái mang hương vị đậm đà xứ Huế .

 

Bốn mùa xuân – hạ – thu – đông, khu sinh thái nghỉ dưỡng Thanh Tân lúc nào cũng tấp nập khách. Khách gần cũng như khách xa, già trẻ lớn bé đều có cả… Họ đến đây để ngâm mình trong dòng suối nước nóng đầy đủ những khoáng chất tự nhiên dâng trào lên từ lòng đất, dưới dãy núi già Trường Sơn thăm thẳm ngút ngàn cây lá. Có thể nói Khu du lịch Thanh Tân đang ngày càng tạo ra một sự khác biệt rõ nét trong mô hình du lịch sinh thái trên dải đất miền Trung.

Khánh Chi (TTVN)