Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Huế chấn chỉnh tình trạng lộn xộn trong du lịch

 TT - Sở VH-TT&DL Thừa Thiên -   huế   cho biết vừa ra thông báo chấn chỉnh hoạt động phục vụ ca Huế trên sông Hương (xem bài “Ép du khách sử dụng dịch vụ”, Tuổi Trẻ ngày 12-7). Trong đó, không cho phép người chụp ảnh dịch vụ lên thuyền biểu diễn ca Huế (rồi ép khách lấy ảnh với giá cao như phản ảnh của du khách trên báo Tuổi Trẻ). 

Các thuyền ca Huế phải niêm yết giá cả dịch vụ rõ ràng tại nơi dễ nhận biết và bán đúng hàng, đúng giá đã niêm yết, không bán hoa nhựa thay hoa tươi. Các chủ thuyền vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép phục vụ biểu diễn ca Huế.

Trước đó, ngày 10-8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có thông báo yêu cầu các ban ngành vào cuộc chấn chỉnh những tồn tại của môi trường   du lịch   Huế. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng yêu cầu đánh giá lại hoạt động của phố đêm trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu để có giải pháp điều chỉnh phù hợp.

T.LỘC

Tháng vàng du lịch tại di sản Huế

 QĐND Online - Hưởng ứng Lễ phát động Chương trình kích cầu   du lịch   năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; kỷ niệm 20 năm Quần thể Di tích Cố đô   huế   được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và 10 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; kỷ niệm 90 năm thành lập Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình kích cầu đợt 2: “Tháng vàng du lịch tại di sản Huế” với nhiều hoạt động hấp dẫn. 

 QĐND Online  - Hưởng ứng Lễ phát động Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; kỷ niệm 20 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và 10 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; kỷ niệm 90 năm thành lập Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình kích cầu đợt 2: “Tháng vàng du lịch tại di sản Huế” với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Theo đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, mục đích của chương trình nhằm quảng bá, giới thiệu giá trị di sản Huế (vật thể và phi vật thể), các dịch vụ đang hoạt động và sẽ triển khai thực hiện tại các điểm tham quan của di tích Huế thông qua những hoạt động giảm giá, khuyến mãi, tặng thưởng cho du khách và các công ty du lịch đưa khách đến tham quan di tích Cố đô Huế.

 Khách du lịch tham quan Đại Nội. Nguồn: dulichhue.Com.Vn. 

Thời gian thực hiện “Tháng vàng du lịch tại di sản Huế” sẽ bắt đầu từ ngày 2-9 và kéo dài đến hết ngày 30-9.

Du khách đến tham quan các điểm di tích Cố đô Huế trong “Tháng vàng du lịch tại di sản Huế” sẽ được hưởng các ưu đãi, khuyến mãi như: Tham quan tất cả các điểm di tích khi mua vé tham quan 3 điểm (Hoàng Cung, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng); miễn phí thuyết minh tại Đại Nội (cho đoàn từ 30 khách trở lên); miễn vé tham quan di tích cho các đoàn học sinh, sinh viên trong nước (có giấy giới thiệu của trường và xác nhận của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế); miễn phí dịch vụ xe điện chuyên chở khách từ lối ra Đại Nội đến tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã Nhạc (tại Nhà hát Duyệt Thị Đường từ 10 giờ đến 10 giờ 30 phút và từ 14 giờ 30 phút đến 15 giờ hàng ngày, từ ngày 2-9 đến ngày 30-9, trừ ngày 21-9)…

Không chỉ được hưởng các ưu đãi, khi đến tham quan Cố đô Huế vào dịp này, khách du lịch còn được thưởng thức nhiều hoạt động văn hóa tại khu vực Đại Nội như: Lễ đổi gác, biểu diễn đại nhạc, biểu diễn tiểu nhạc…

Bên cạnh đó, hàng loạt các sự kiện văn hóa nổi bật cũng sẽ diễn ra trong thời gian này như: Trưng bày hình ảnh các di sản thế giới của Việt Nam; Hội nghị gặp gỡ các khu Di sản Thế giới ở Việt Nam; Lễ kỷ niệm chính thức các di sản của Huế được UNESCO công nhận…

 BĂNG CHÂU 

Cơ sở nào xác định tính hợp lý của quyết định hành chính?

 Xuất phát từ thực tiễn còn nhiều bất cập trong ban hành quyết định hành chính, Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ XIII. Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát tính hợp lý của các quyết định hành chính này như thế nào vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. 

 

“Quyết định hành chính quan trọng nhất là phải hợp pháp”. Ảnh minh họa

 Không hợp lý, không thành hiện thực 

Có thể nêu một ví dụ điển hình về việc chưa đảm bảo được tính hợp lý của quyết định hành chính là quyết định cho phép xây dựng khu   du lịch   Vọng Cảnh của UBND tỉnh Thừa Thiên –   huế   . Từ ngày 11/10/1999, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra Quyết định số 2327/QĐ-UBND quy hoạch Quần thể lăng tẩm, Điện, Đàn thời vua chúa, di tích lịch sử cách mạng và danh thắng nổi tiếng ở phía Tây - Nam TP.Huế (trong đó có đồi Vọng Cảnh) nằm trong khu đất có diện tích 2.400 ha nhằm bảo tồn, tôn tạo giá trị văn hóa hiện có của nó.

Đáng tiếc là ngày 8/11/2004, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế lại ra Quyết định số 18/GP-TTH cho phép Công ty liên doanh Vọng Cảnh xây dựng Dự án khu du lịch ở đồi Vọng Cảnh nằm trong khu vực kể trên. Điều này vừa đi ngược lại Quyết định số 2327/QĐ-UBND do chính cơ quan này ban hành! Đặc biệt, UBND tỉnh cũng chưa tiến hành làm thủ tục trình cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa đã cho phép Công ty liên doanh Vọng Cảnh xây dựng khu du lịch ở đồi Vọng Cảnh.

Trong bản vẽ thiết kế, Dự án có xây dựng khách sạn 5 tầng, ở tầng trên cùng cắm cọc cao 12m, tương đương với 3 tầng nhà nữa, cùng một số công trình phụ trợ khác có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến khu di tích. Các chuyên gia, nhà khoa học phân tích, Dự án trái với Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo tồn di sản văn hóa và môi trường cảnh quan của chính UBND tỉnh. Người dân thì phản đối bởi nếu Dự án thành hiện thực sẽ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của tỉnh, che khuất tầm nhìn khi khách sạn mọc lên. Vì vậy, mặc dù Dự án với tổng vốn đầu tư 4,9 triệu USD đã được động thổ ngày 29/1/2005 song không trở thành hiện thực.

 Chuẩn nào cho tính hợp lý? 

Quyết định hành chính được ban hành sẽ tác động đến một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định. Nhằm thực hiện nguyên tắc mọi quyết định hành chính đều có thể bị kiểm soát triệt để, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong Nhà nước pháp quyền, Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính đưa ra định hướng là tạo cơ chế kiểm soát tính hợp lý, khả thi của các quyết định hành chính.

Theo đó, để bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân có liên quan đến quyết định hành chính; hạn chế các quyết định hành chính được ban hành tùy tiện, theo ý chí chủ quan của người ban hành, thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính cần coi trọng quyền của người dân được trình bày những ý kiến, nguyện vọng của mình trước khi cơ quan có thẩm quyền ban hành một quyết định hành chính, nhất là đối với những quyết định có tác động lớn đến cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân. Chẳng hạn, trong các quy hoạch đất đai, giao thông, đô thị…, người dân cần được tham khảo ý kiến trước khi có quyết định việc xây dựng, cải tạo các công trình, dự án có liên quan đến lợi ích của họ…

Đối với một số quyết định hành chính quan trọng liên quan đến nhiều người như các dự án phát triển kinh tế - xã hội…, việc lấy ý kiến các đối tượng có liên quan, điều tra xã hội học hoặc đánh giá tác động kinh tế - xã hội trong quá trình ban hành quyết định hành chính sẽ góp phần nâng cao tính khả thi của các quyết định hành chính khi được ban hành. Như vậy, “vừa nâng cao chất lượng của quyết định hành chính vừa bảo đảm tính khả thi, hợp lý của các quyết định hành chính khi được ban hành” – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết.

Tuy nhiên, tại cuộc họp về định hướng cơ bản xây dựng Luật này, theo bà Trần Thị Hiền (Trường Đại học Luật Hà Nội) thì chưa thấy dự luật đề cập đến cơ chế tạo ra tính hợp lý của quyết định hành chính, việc đánh giá tính hợp lý của quyết định hành chính dựa trên cơ sở tiêu chí nào cũng chưa rõ. Bà Hiền cho rằng, việc kiểm soát tính hợp lý của quyết định hành chính chỉ có thể thông qua kênh dư luận xã hội, kênh công chúng. Sau khi nghe báo cáo định hướng và một số ý kiến góp ý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu thêm về định hướng này (và cả các định hướng khác), đồng thời nhấn mạnh “quyết định hành chính quan trọng nhất là phải hợp pháp”!

 Thục Quyên 

Huế tổ chức “Tháng vàng du lịch”

 TTO - Tại cuộc họp báo do UBND tỉnh Thừa Thiên-   huế   tổ chức chiều 22-8, ông Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, công bố chương trình kích cầu   du lịch   “Tháng vàng du lịch di sản Huế” từ 2-9 đến 30-9. Cố đô Huế - Ảnh: Tuổi Trẻ 

Theo đó, du khách mua vé tham quan 3 điểm gồm: Đại Nội, lăng Khải Định và lăng Minh Mạng sẽ được tham quan miễn phí tất cả các điểm di tích còn lại; đoàn từ 30 khách trở lên sẽ có hướng dẫn viên thuyết minh miễn phí.

Học sinh, sinh viên trong cả nước (có giấy giới thiệu của trường) sẽ được tham quan miễn phí tất cả các di tích; đồng thời du khách được miễn phí dịch vụ xe điện đi từ cổng Hiển Nhơn (Đại Nội) đến tham quan Bảo tàng Cung đình Huế.

Ngoài ra, trung tâm di tích cũng giảm 50% giá vé xem biểu diễn nhã nhạc cung đình tại nhà hát Duyệt Thị Đường, toàn bộ dịch vụ tại các điểm di tích đều đồng loạt giảm giá 10%.

Ông Ngô Hòa, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết 19 khách sạn lớn đã cam kết giảm giá các dịch vụ từ 3-50%, miễn phí phòng ngủ đêm thứ ba nếu khách ở ba đêm liên tiếp, được nhận phòng trước 12g và trả sau 16g không tính thêm tiền.

Dịp này Huế sẽ giới thiệu một số sản phẩm du lịch mới như tour du lịch văn hóa về đêm “Huế dịu dàng”, tour “Hồn Huế xưa”; tour du lịch cộng đồng A Lưới...

Tổ chức "Tháng vàng" du lịch tại Di sản văn hóa Huế

 Ngày 22/8, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô   huế   Phan Thanh Hải cho biết chào mừng kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại, Trung tâm sẽ tổ chức chương trình "Tháng vàng"   du lịch   tại di sản Huế, từ ngày 2-30/9. 

Du khách thăm các di tích trong Đại nội Huế. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)


Chương trình này được diễn ra tại các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố đô Huế với chương trình khuyến mãi giảm giá dành cho khách du lịch đến Huế và miễn phí tham quan cho sinh viên, học sinh.
Trong thời gian này, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế còn thực hiện miễn phí thuyết minh tại Đại Nội cho đoàn khách từ 30 người trở lên; miễn vé tham quan di tích cho các đoàn học sinh, sinh viên trong nước; miễn phí dịch vụ xe điện chuyên chở khách từ lối ra Đại Nội đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; giảm 50% giá vé xem biểu diễn nhã nhạc; giảm giá 10% một số dịch vụ hàng lưu niệm trong khu vực Đại Nội, giải khát tại Lầu Tứ Phương Vô Sự, Bình An Đường, Hồ Tịnh Tâm; tổ chức các hoạt động văn hóa tại khu vực Đại Nội như lễ Đổi gác, xem biểu diễn Đại nhạc và Tiểu nhạc...
Tại Huế còn có triển lãm về Châu bản triều Nguyễn; bộ sưu tập gốm sứ đề chữ Nôm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; các bộ sưu tập hiến tặng tại Bảo tàng Văn hóa Huế và hình ảnh các di sản thế giới của Việt Nam tại khu vực Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế (từ ngày 6-30/9).
Trong hai ngày 14 và 15/9 tới có các chương trình "Tuổi trẻ Thừa Thiên-Huế với Di sản văn hóa," gồm các hoạt động: Tuần hành hành trình về với "Di sản Văn hóa," cuộc thi vẽ "Nét đẹp Di sản Văn hóa" và cuộc thi "Tuổi trẻ Thừa Thiên-Huế với Di sản văn hóa.&Quot;
Từ ngày 20-22/9 có các hoạt động chính của chương trình kỷ niệm với việc tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa các khu di sản thế giới của Việt Nam vào ngày 21/9 tới; dạ tiệc (Gala dinner) vào tối cùng ngày 21/9, tại sân điện Cần Chánh và Lễ kỷ niệm chính thức các di sản của Huế được UNESCO công nhận vào sáng ngày 22/9 tới.
Xen kẽ các hoạt động trên còn có chương trình thi đấu giao hữu thể thao giữa các khu di sản tại Việt Nam tại khu vực Tam tòa và Đại Nội (ngày 20 và 21/9 tới) và biểu diễn nghệ thuật truyền thống cung đình Huế tại một số địa điểm công cộng (Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Nhà kèn công viên Thương Bạc và công viên 3/2).../.

Quốc Việt (TTXVN)

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng Quốc khánh

 Kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, ngày 20-8, tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, An Giang), lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh An Giang đã tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng. 

Đoàn viên, thanh niên tham quan triển lãm ảnh "Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng" tại Cung văn hóa Lao động TP Hồ Chí Minh. Ảnh: MINH ĐỨC

 

 

Tại buổi lễ, thay mặt Tỉnh ủy, chính quyền và nhân dân An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh đã khẳng định, tỉnh An Giang vinh dự và tự hào là quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Bác Tôn là tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản, vượt qua mọi nghiệt ngã trong lao tù đế quốc và sự khốc liệt của chiến tranh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mang lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân. Để xứng đáng là quê hương Bác Tôn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang ra sức thực hiện thắng lợi trên tất cả các mặt chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng phấn đấu vì mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sở Văn hóa, Thể thao và   du lịch   tỉnh Nam Định tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ nhân dân trong dịp lễ kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Từ ngày 17-8 đến ngày 4-9: Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tổ chức Tuần phim Việt Nam về Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 tại Rạp Tháng Tám, Trung tâm điện ảnh sinh viên; Thư viện tỉnh tổ chức Tuần sách phục vụ bạn đọc; Bảo tàng tỉnh thường xuyên đón khách đến tham quan, nghiên cứu lịch sử truyền thống; giải bơi lội, bơi chải cấp tỉnh; giải bóng đá các câu lạc bộ tại Quảng trường Hòa Bình.

Trong hai ngày 19 và 20-8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, phối hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức liên hoan văn nghệ các xã điểm xây dựng nông thôn mới năm 2013. Ban tổ chức đã lựa chọn, trao giải cho 24 tiết mục đặc sắc... Cùng với hoạt động này, 11 đội chiếu bóng lưu động ở các huyện, thành phố cũng đã tổ chức đưa các bộ phim ca ngợi Đảng, Bác Hồ đến các thôn, bản đặc biệt khó khăn, phục vụ bà con các dân tộc...

Ngày 20-8, Bảo tàng Văn hóa   huế   , Hội Tem Thừa Thiên - Huế khai mạc phòng trưng bày sưu tập tem thư "Thông điệp thời gian và tình yêu" và bộ sưu tập diều Huế "Những cánh bay mùa thu" tại Bảo tàng Văn hóa Huế. Mở cửa đến ngày 10-9, "Thông điệp thời gian và tình yêu" trưng bày hơn 1.000 con tem của 12 nhà sưu tập ở Huế với các chủ đề: "Hình tượng Bác Hồ trên tem Bưu chính Việt Nam và thế giới từ năm 1946 đến nay", "Bảo vệ động vật hoang dã", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Nét văn hóa Huế trên tem thư"... Mang đến cho người xem những thông điệp về tình yêu thiên nhiên, quê hương, ngợi ca giá trị di sản văn hóa của các công trình kiến trúc, cảnh quan đất nước, con người Việt Nam và văn hóa Huế nói riêng.

Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa tặng gia đình ông Trương Viết Thạt (94 tuổi), bố liệt sĩ Trương Viết Quốc tại thôn Đông Đỗ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Ngôi nhà được xây dựng bằng bê-tông, có diện tích sàn 85 m2 với kinh phí xây dựng hơn 150 triệu đồng, trong đó, Đảng ủy khối hỗ trợ 30 triệu đồng. Đây là số tiền do các chi bộ, đảng bộ trực thuộc tiết kiệm hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách khó khăn về nhà ở.

 

PV

Đến Lăng Cô ăn cá mú hấp

 (TBKTSG Online) - Đến Lăng Cô, cùng đất cực nam tỉnh Thừa Thiên-   huế   , khách   du lịch   không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức các món hải sản tươi. Từ bào ngư, lẩu chua sả nghệ cá nhám, tôm tích rang tỏi hay hàu sữa chiên bột bùi béo đến trai tươi hấp nước dừa... Nhưng có vị ngon rất riêng của xứ này là món cá mú hấp. 

 

Bài và ảnh: Thanh Ly

 

Đĩa cá mú hấp.

Cá mú có nhiều loại như cá mú đỏ, cá mú đen, cá mú cọp... Loài cá này có thân dài và dẹp; thịt trắng, ngọt, dai vốn nổi tiếng là một loài cá ngon và hiếm, giá thành lại khá cao nên chỉ có tên trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng.

Tại bãi biển Lăng Cô, phổ biến nhất là cá mú đen, loại cá sống ở vùng nước lợ, nơi giao tiếp hai dòng nước mặn ngọt. Thân cá màu đen rêu, lỗ chỗ những đốm vàng nghệ, đôi chỗ ngả màu cam. Du khách mới nhìn con cá còn sống giãy nãy, thân đẫy dà, trơn mướt là đã thích mắt rồi. Các nhà hàng tại Lăng Cô chế biến cá mú thành nhiều món ngon để phục vụ thực khách như cá mú sốt chua ngọt, chiên, nấu canh chua, gỏi cá mú,… nhưng ngon “nhất xứ” phải kể đến món cá mú hấp. Món cá mú hấp lôi cuốn thực khách nhờ thịt cá ngòn ngọt, beo béo, mằn mặn, thơm ngon và đậm đà hương vị tự nhiên.

Để cá hấp được ngon, mùi thơm quyến rũ các đầu bếp phải chọn bằng được những con cá còn sống. Người ta gỡ bỏ mang cá, ngoài ra không bỏ bộ phận nào vì con cá mú vốn ngon từ bộ lòng đến da. Sau khi đã rửa thật sạch, để ráo và ướp gia vị cho thấm tiếp tục cho bún, nấm, củ hành, tương, ớt, gừng, thịt lợn bằm vào và rải tương hột đều lên mình cá trước khi đem hấp cách thủy. Hoặc muốn đơn giản thì chỉ cho cá vào nồi hấp với hành lá hoặc sốt cà. Hấp xong, mở nắp nồi, thêm vài cọng ngò, lát ớt.

Cá mú đen sống vùng nước lợ.

Cầu kỳ hơn cả là cá mú hấp với các vị thuốc bắc gồm: đại táo, câu kỷ, mộc nhĩ, bá hạp, hột sen và một ít bún, ngũ vị hương. Món này vừa ngon lại sang nhưng quan trọng hơn là trở thành một vị thuốc bồi bổ thêm sinh lực cho thực khách.

Vui đùa sóng biển, khỏe người, bụng đói, không gì thú vị bằng khi vừa lên bờ được thưởng thức ngay đĩa cá mú hấp ăn lúc còn nóng bốc khói. Món này có thể ăn cùng với bún vừa lạ miệng vừa khoái khẩu; nhưng đến với Lăng Cô, tôi ghiền nhất là được ăn bánh tráng xứ Quảng cuốn từng miếng cá mú hấp trắng nõn, ngọt béo với xà lách, húng cây, cải bẹ xanh… chấm nước mắm chua cay.

Cá mú và món cá mú hấp thì vùng biển nào cũng có nhưng phải nói là con cá mú đen sống trong môi trường nước lợ của đầm Lăng Cô có vị ngon ngọt rất đặc biệt. Vì thế nhiều du khách ăn cá mú hấp ở đây rồi không thể quên và mỗi lần có dịp đi ngang vùng đất mây trời non nước giao hòa này lại cố tìm món này để thưởng thức.

Thừa Thiên-Huế: Chấn chỉnh hoạt động du lịch

 (PL)- Ngày 18-8, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-   huế   cho biết tỉnh này vừa có văn bản thông báo cho các sở, ban, ngành trên địa bàn vào cuộc chấn chỉnh hoạt động   du lịch   trên địa bàn tỉnh. 

 

Theo đó, Sở VH-TT&DL phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, tuần tra hằng tháng xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh xử lý tình trạng chèo kéo, đeo bám, nâng ép giá, lừa đảo du khách tại các khu, điểm du lịch. Xử lý dứt điểm nạn ăn xin tại khu vực lăng Khải Định, Minh Mạng, tượng Phật bà Quan Thế Âm. Thực hiện việc niêm yết giá tại các điểm tham quan di tích. Tổ chức đánh giá lại hoạt động phố đêm để có phương pháp phù hợp với du khách. Nâng cấp nhà vệ sinh, đảm bảo trong hai năm (2013-2014), xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách theo hướng dẫn của Tổng cục Du lịch Việt Nam.

VIẾT LONG

 

Lại thêm bài học về cháy thuyền du lịch

 (CATP) Các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên -   huế   đang điều tra làm rõ vụ cháy hai chiếc thuyền   du lịch   chở gần 50 hành khách và đã xác định được nguyên nhân ban đầu. 

Khoảng 18 giờ 20 ngày 14-8, thuyền du lịch BS: TTH- 0063 do ông Lê Văn Được (trú TP.Huế) làm thuyền trưởng đang đậu trên sông Hương tại khu vực đỗ thuyền lên Điện Hòn Chén (còn gọi là điện Huệ Nam, nằm trên núi Ngọc Trản thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà) thì bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa bùng phát lan sang thuyền TTH-0004 do ông Ngô Bi (trú TP.Huế) làm thuyền trưởng.

 Hiện trường vụ cháy 

Lực lượng CSGT đường thủy Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng các cơ quan chức năng kịp thời có mặt tiến hành cứu hộ cứu nạn. Hai chiếc thuyền bị cháy được kéo tách ra khỏi khu vực đậu thuyền chở khách tham gia lễ hội và mọi người tích cực dập lửa. Sau 20 phút, đám cháy được khống chế. Cơ quan chức năng cùng người dân đã cứu hộ được khoảng 50 người trên 2 thuyền. Cả 2 thuyền và toàn bộ tư trang, hành lý bị thiêu rụi; ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 2 tỷ đồng. Rất may không có thiệt hại về người.

Theo một cán bộ Phòng CSGT đường thủy, nguyên nhân vụ cháy ban đầu được xác định do thuyền trưởng TTH-0063 rót xăng vào máy nổ khi đang chạy máy dẫn đến phát lửa từ xăng lan trên mặt nước và gây cháy thuyền TTH-0004 bên cạnh.

Lễ hội Điện Hòn Chén được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm, thu hút hàng vạn người nhằm ghi nhớ công ơn của Thánh mẫu Thiên Y A Na. Lễ hội năm nay có 76 chiếc thuyền thuyền rồng đăng ký tham gia vận chuyển khách, đều đã được Sở GTVT kiểm tra, kiểm định và trên thuyền đều có trang bị bình chữa cháy đầy đủ.

Tai nạn trên một lần nữa cảnh báo tình trạng thuyền chở người quá tải và sự bất cẩn của con người. Cách đây 10 năm vào ngày 5-8-2003, một thuyền rồng chở 27 du khách tham gia lễ hội Điện Hòn Chén bị chìm làm 4 người chết. Nguyên nhân do thuyền trưởng Nguyễn Văn Lực (SN 1953, trú P.Phú Bình, TP.Huế) trong lúc nấu bếp dầu trên thuyền làm dầu chảy tràn ra ngoài dẫn đến bốc cháy. Thuyền này cũng chở quá tải khi quy định chỉ được chở 14 người.

 

Đình chỉ 100 thuyền ca Huế hết hạn đăng kiểm

 Ngày 22/8, Công an tỉnh Thừa Thiên –   huế   cho biết đơn vị đã tiến hành đình chỉ 100 chiếc thuyền ca Huế trên sông Hương do đã hết hạn đăng kiểm, chiếm một nửa số thuyền   du lịch   hoạt động ở đây. 

 

Được biết UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng vừa có thông báo chỉ đạo Sở Giao thông- Vận tải đôn đốc triển khai kiểm định 100% thuyền ca Huế trên sông Hương trước ngày 30/8 và xây dựng phương án, giải pháp kiểm định phù hợp lâu dài.

Trước đó, vào tháng 4/2012, Sở Giao thông- Vận tải đã có văn bản gửi các doanh nghiệp về việc đăng kiểm cho phương tiện trên vì 100% đã hết thời hạn đăng kiểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đã không chấp hành.

Miền Trung hướng đến môi trường du lịch văn minh, lành mạnh

 (Cadn.Com.Vn) - Trong hai ngày 23 và 24-8, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã có các buổi làm việc tại thành phố Đà Nẵng,   huế   , Quảng Nam về công tác quản lý môi trường, đảm bảo ANTT, an toàn cho khách   du lịch   , đặc biệt vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 sắp tới dự báo lượng khách du lịch sẽ tăng cao, dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh, an toàn, gian lận, ép giá, chèo kéo, đeo bám khách du lịch... 

 (Cadn.Com.Vn) - Trong hai ngày 23 và 24-8, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã có các buổi làm việc tại thành phố Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam về công tác quản lý môi trường, đảm bảo ANTT, an toàn cho khách du lịch, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 sắp tới dự báo lượng khách du lịch sẽ tăng cao, dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh, an toàn, gian lận, ép giá, chèo kéo, đeo bám khách du lịch... 

Tại chùa Linh Ứng-điểm tham quan đầu tiên của TP Đà Nẵng, chứng kiến lượng khách du lịch tụ tập khá đông đúc, dễ diễn ra những cảnh mua bán phức tạp, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã nhắc nhở chúng tôi: "Bên cạnh những hình ảnh nhộn nhịp đông vui, cần chú ý những hình ảnh chưa đẹp mắt. Qua đó, để chúng ta có sự so sánh rõ rệt khi làm việc về công tác quản lý môi trường du lịch". Thật vậy, trong thời gian vừa qua, tại Đà Nẵng, với sự phát triển của ngành du lịch, tình trạng cò mồi, đeo bám, chèo kéo khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài đến bằng tàu biển... Đã diễn ra ở nhiều tụ điểm của thành phố rất đáng lo âu. Từ tháng 12-2012, UBND TP đã thành lập Cơ quan thường trực chống chèo kéo, bu bám khách du lịch; các quận, huyện cũng thành lập các Tổ chuyên trách nên tình hình ANTT được đảm bảo đi vào nền nếp có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, thành phố cũng tiến hành nâng cấp các nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

 Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn (thứ hai, bên phải), ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ VH-TT&DL tại Đà Nẵng (bên trái) cùng đoàn công tác khảo sát thực tế một số điểm   du lịch miền trung   . 

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cũng thăm và làm việc với Trung tâm hỗ trợ du khách Đà Nẵng (vừa thành lập tháng 2-2013). Qua đó, Thứ trưởng đã động viên và đề nghị đơn vị nhanh chóng triển khai tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ, kịp thời đảm bảo quyền lợi của du khách, nhằm xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện. Tại buổi làm việc lãnh đạo UBNDTP Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Anh-đã bày tỏ sự cảm kích và quan tâm trong chuyến làm việc của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cùng đoàn công tác, hứa sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp của Thứ trưởng và sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động cải thiện môi trường   du lịch đà nẵng   tốt hơn nữa trong thời gian đến.

Tại TT-Huế, sau khi nghe báo cáo của Sở VH-TT&DL về một số kết quả đạt được trong công tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong 8 tháng đầu năm 2013, Thứ trưởng đã biểu dương những nỗ lực của địa phương, đặc biệt, trước tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu đến các địa phương, tại Huế lại phải đóng cửa Sân bay quốc tế Phú Bài để nâng cấp, sửa chữa nên tình hình lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tập trung nhiều giải pháp phát triển du lịch. Ngoài ra, trong công tác môi trường du lịch, tỉnh đã tăng cường kiểm tra, xử lý đẩy lùi được tình trạng đeo bám, chèo kéo, ăn xin, cò mồi và lừa gạt khách du lịch. Các ngành ở địa phương đã có sự phối hợp đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị, xử lý tình trạng nâng, ép giá khách du lịch, các tiêu cực phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch...

Tại Quảng Nam, sau khi cùng đoàn công tác tham quan một số nhà cổ, cơ sở may mặc, hàng dịch vụ lưu niệm... Ở TP Hội An, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã khen ngợi việc xây dựng nếp sống văn minh trong kinh doanh thương mại du lịch của TP với những quy chế quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu phố cổ và vùng phụ cận; công tác tổ chức nhiều khóa tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong văn minh thương mại cho những người bán hàng, các đội xe xích lô, xe thồ. Đáng chú ý, trong năm 2005, thành phố triển khai xây dựng mô hình "Điểm kinh doanh đạt chuẩn văn minh" và tổ chức gắn biển công nhận điểm kinh doanh dịch vụ đạt chuẩn cho cửa hàng... Và đăng tải thông tin các điểm dịch vụ đạt chuẩn trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá và thông báo cho du khách. Thứ trưởng cho rằng, Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực để tạo nên một môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, là bài học quý cho cả nước về việc làm du lịch. Những hoạt động du lịch tại Hội An mang lại lợi ích cho 3 bên: Doanh nghiệp - nhân dân - Nhà nước. Thứ trưởng yêu cầu, trước ngày 30-9, Quảng Nam cần hoàn thành Trung tâm hỗ trợ du khách nhằm cải thiện môi trường du lịch và đáp ứng tốt hơn nhu cầu du khách.

Nhìn chung, qua 2 ngày khảo sát thực tế tại Đà Nẵng- Huế - Hội An, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn và đoàn công tác bước đầu đã có cái nhìn lạc quan về công tác quản lý môi trường, đảm bảo ANTT, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn miền Trung. Hy vọng các địa phương này sẽ có nhiều nỗ lực hơn nữa, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của khu vực để phối hợp phát triển du lịch tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây và sự phát triển chung của du lịch cả nước.

  Trần Trung Sáng  

Tháng vàng du lịch Huế dành cho du khách

 Tin dịch vụ - Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích cố đô   huế   được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức chương trình "Tháng vàng   du lịch   ” từ ngày 2 đến 30-9-2013. 

Trong thời gian này, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế: Miễn phí thuyết minh tại Đại Nội cho đoàn khách từ 30 người trở lên; miễn vé tham quan di tích cho các đoàn học sinh, sinh viên trong nước; miễn phí dịch vụ xe điện chuyên chở khách từ lối ra Đại Nội đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; giảm 50% giá vé xem biểu diễn nhã nhạc; giảm giá 10% một số dịch vụ hàng lưu niệm trong khu vực Đại Nội, giải khát tại Lầu Tứ Phương Vô Sự, Bình An Đường, Hồ Tịnh Tâm; tổ chức các hoạt động văn hóa tại khu vực Đại Nội như lễ Đổi gác, xem biểu diễn Đại nhạc và Tiểu nhạc...

Tại Huế còn có triển lãm về Châu bản triều Nguyễn; bộ sưu tập gốm sứ đề chữ Nôm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; các bộ sưu tập hiến tặng tại Bảo tàng Văn hóa Huế và hình ảnh các di sản thế giới của Việt Nam tại khu vực Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế (từ ngày 6 đến 30-9); biểu diễn nghệ thuật truyền thống cung đình Huế tại một số địa điểm công cộng (Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Nhà kèn công viên Thương Bạc và công viên 3/2)...

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Thuyền du lịch sông Hương trước nguy cơ “nằm chơi”

 PNO - Theo thông tin từ Phòng CSGT đường thủy tỉnh Thừa Thiên-   huế   , đến ngày 23/8 đã có 100 thuyền ca Huế hết hạn đăng kiểm. Nguy cơ hàng loạt thuyền   du lịch   sông Hương (TDLSH) sẽ không đăng kiểm và không được cấp giấy phép hoạt động trong thời gian tới khiến cho nhiều chủ thuyền du lịch hết sức lo lắng. 

 Nếu không có giải pháp, thuyền du lịch trên sông Hương sẽ "nằm chơi" hàng loạt 

Hiện tại, đã có trên dưới 30% TDLSH đã hết hạn đăng kiểm. Với đà này, đến tháng 11/2013 tới đây, 100% TDLSH sẽ hết hạn đăng kiểm và sẽ không có giấy phép hoạt động. Ông Nguyễn Cửu Thắng, Trưởng Phòng Vận tải Sở GTVT Thừa Thiên-Huế cho biết: "Ngay sau khi có quy chuẩn mới về đăng kiểm thủy nội địa, chúng tôi đã quán triệt đến các chủ phương tiện; vận động đầu tư xây dựng bãi đà để kéo thuyền lên đăng kiểm. Hiện tại đã có một bãi đà ở Thuận An nhưng các chủ thuyền vẫn không chịu đưa thuyền về để kiểm tra".

Nhiều chủ TDLSH cho rằng, TDLSH được hình thành bằng kinh nghiệm dân gian, căn cứ đặc điểm sông nước của sông Hương nhưng vẫn rất chắc chắn; hàng chục năm qua chưa xảy ra sự cố nào do yếu tố kỹ thuật và đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định, cấp phép hoạt động hàng năm. Nay phải kéo thuyền lên bờ để kiểm tra phần đáy mới cấp phép hoạt động là quá bất tiện. Đa phần TDLSH có kết cấu bằng lắp ghép 2 thuyền đơn, phần bên trên có kết cấu đà dọc, đà ngang, khung nhà rường, ổn định an toàn trên mặt nước. Song khi đưa lên cạn thì sẽ bị hư hỏng, bởi trên nặng, dưới nhẹ. Mà giá trị của mỗi TDLSH cả tỷ đồng. Ông T.Đ.T chủ thuyền 0013 tâm sự: “TDLSH từ lâu đã gắn bó với cảnh quan, sông nước sông Hương. Đưa đón khách du lịch, tạo công ăn việc làm cho nhiều nghệ sỹ, người dân, đã góp phần không nhỏ trong phát triển du lịch tại địa phương. Rất mong Cục Đăng kiểm Việt Nam và các ban ngành liên quan, các chủ phương tiện... Tìm một giải pháp tối ưu, hợp tình, hợp lý để TDLSH vẫn hoạt động an toàn, hiệu quả”.

Ông Phan Minh, Công ty TNHH Nhật Minh cho rằng, mục đích kéo thuyền lên đà cạn là để kiểm tra phần đáy thuyền có bị rò rỉ, xuống cấp hay không. Công đoạn này chỉ phù hợp với tàu có 2 lớp vỏ, hoạt động trong môi trường nước có chất rò rỉ cao. Nhưng TDLSH có cấu tạo chỉ 1 lớp vỏ bằng hợp kim nhôm dày 5mm, bên trong khoang thuyền rỗng, được liên kết bằng đà dọc, đà ngang hình xương cá nên có thể kiểm tra phần đáy thuyền và hiện trạng an toàn kỹ thuật từ trên mặt nước vẫn chính xác, không nhất thiết phải kéo lên đà cạn...

Trong khi đó, không ít chủ phương tiện vẫn đưa phương tiện đã hết hạn kiểm định ATKT ra hoạt động.

Thượng tá Nguyễn Tân - Phó trưởng Phòng Cảnh sát Đường thủy (CSĐT) Thừa Thiên - Huế cho biết, trên tuyến sông Hương hiện có 133 phương tiện thường xuyên tham gia vận chuyển khách du lịch, trong đó có 52 thuyền đôi và 81 thuyền đơn. Trong tháng 5/2013, đã có 17 chiếc hết hiệu lực giấy chứng nhận An toàn kỹ thuât và bảo vệ môi trường (ATKT&BVMT), tháng 6/2013 có 40 chiếc, tháng 7/2013 có 56 chiếc và tháng 8/2013 sẽ có 74 chiếc hết hạn kiểm định. Điều đáng nói nữa là hướng dẫn của các cơ quan trên địa bàn tỉnh cũng thiếu thống nhất.

Ngày 26/4/2013, Sở GTVT có công văn gửi Công an tỉnh đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện trong thời gian chờ đợi lên đà để kiểm tra, không xử phạt các doanh nghiệp được Phòng Quản lý Vận tải và Phương tiện (Sở GTVT) gia hạn. Tuy nhiên, do thời gian gia hạn không được thể hiện trên giấy chứng nhận ATKT và BVMT nên Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Cảnh sát đường thủy (CSĐT) không thực hiện theo yêu cầu của Sở GTVT. Các tàu, thuyền không đủ giấy tờ theo quy định đều bị xử lý…Thời gian qua, Phòng CSĐT đã tuyên truyền và yêu cầu các doanh nghiệp, chủ phương tiện vận chuyển khách du lịch trên sông Hương cam kết không đưa phương tiện hết hạn kiểm định ra hoạt động. Lực lượng CSĐT đã kiểm tra, lập biên bản xử lý và đình chỉ hoạt động 13 phương tiện, hiện vẫn tiếp tục triển khai.

Nếu Sở GTVT không sớm có giải pháp vừa hỗ trợ người dân vừa không trái quy định pháp luật thì sắp tới tình hình phục vụ du khách trên sông Hương sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Thuyền không chạy thì gây khó cho việc phục vụ du khách, tiếp tục lưu thông thì nguy cơ tai nạn hiện hữu. Và khi tai nạn xảy ra, trách nhiệm thuộc về ai?.

 THUẬN HÓA 

Tháng vàng du lịch di sản Huế

 Ngày 23.8, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô   huế   đã công bố Tháng vàng   du lịch   di sản Huế nhân kỷ niệm 20 năm quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và 10 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Huế được vinh danh là di sản phi vật thể của nhân loại. 

 
 

Theo đó, Tháng vàng du lịch di sản Huế, sẽ diễn ra từ 2 - 30.9 tại các điểm tham quan thuộc quần thể di tích cố đô Huế với chương trình khuyến mãi giảm giá dành cho khách du lịch đến Huế và miễn phí tham quan cho sinh viên, học sinh.


Biểu diễn ca Huế trước điện Thái Hòa (Đại nội Huế) phục vụ du khách trong dịp
Festival Huế 2012 - Ảnh: B.N.L

Du khách tham quan di tích Huế trong dịp này còn được thưởng thức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, như: tái hiện lễ Đổi gác tại phía trước Ngọ Môn từ 9 giờ - 9 giờ 30 hằng ngày (bắt đầu từ 26.8); biểu diễn Đại nhạc tại Thế Miếu - Đại nội (từ 10 giờ - 10 giờ 15 và từ 16 giờ - 16 giờ 15 hằng ngày)...

Ngoài ra, trong dịp này còn có các sự kiện nổi bật khác như: triển lãm ảnh chủ đề Di tích Huế, ký ức và hiện tại (ở khu vực Trường lang Đại Cung Môn, Đại nội, Huế), Trưng bày sưu tập đồ sứ thời Nguyễn của nhà sưu tập Đoàn Phước Thuận, Trần Đắc Lực (Phú Yên) từ ngày 18.9 tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế (số 3 Lê Trực, Huế)…

 Bùi Ngọc Long 

Học sinh, sinh viên được miễn phí vé tham quan

 (GD&TĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô   huế   Thời gian thực hiện “Tháng vàng   du lịch   tại di sản Huế” sẽ bắt đầu từ ngày 2/9 và kéo dài đến hết ngày 30/9 và HS, SV sẽ được miễn phí vé tham quan. 

 

Du khách tham quan Đại Nội Huế.

Du khách đến tham quan các điểm di tích Cố đô Huế trong “Tháng vàng du lịch tại di sản Huế” sẽ được hưởng các ưu đãi, khuyến mãi như: Tham quan tất cả các điểm di tích khi mua vé tham quan 3 điểm (Hoàng Cung, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng); miễn phí thuyết minh tại Đại Nội (cho đoàn từ 30 khách trở lên).

Đặc biệt miễn vé tham quan di tích cho các đoàn học sinh, sinh viên trong nước (có giấy giới thiệu của trường và xác nhận của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế); miễn phí dịch vụ xe điện chuyên chở khách từ lối ra Đại Nội đến tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã Nhạc (tại Nhà hát Duyệt Thị Đường từ 10 - 10.30 và từ 14.30 - 15.00 hàng ngày, từ ngày 2/9 đến ngày 30/9, trừ ngày 21/9)…

Không chỉ được hưởng các ưu đãi, khi đến tham quan Cố đô Huế vào dịp này, khách du lịch còn được thưởng thức nhiều hoạt động văn hóa tại khu vực Đại Nội như: Lễ đổi gác, biểu diễn đại nhạc, biểu diễn tiểu nhạc…

Ngoài ra còn có các hoạt động Khai mạc trưng bày ảnh Di tích Huế, ký ức và hiện tại; “Tuổi trẻ Thừa -Thiên Huế với Di sản văn hóa”, gồm các hoạt động: Hành trình về với Di sản Văn hóa (tuần hành tuyên truyền và làm vệ sinh môi trường tại một số điểm di tích lịch sử) và cuộc thi vẽ Nét đẹp Di sản Văn hóa tại khu vực sân Nghinh Lương Đình (sáng 14/9), cuộc thi Tuổi trẻ Thừa Thiên - Huế với Di sản văn hóa” theo hình thức “Rung chuông vàng” tại Trường PTTH Quốc Học (sáng 15/9);

Khai mạc trưng bày Sưu tập đồ sứ thời Nguyễn của nhà sưu tập Đoàn Phước Thuận, Trần Đắc Lực (Phú Yên) tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, Huế); Trưng bày Bút phê của các Hoàng đế trên Châu bản triều Nguyễn (1802 - 1945) tại khu vực Trường lang Tử Cấm Thành (Đại Nội, Huế)...

 Minh Ngọc 

Ông chủ tỷ phú của các khu vui chơi nổi tiếng Việt Nam

 Ai là chủ nhân thực sự của những khu vui chơi thuộc hạng đình đám Việt Nam mà bạn vẫn thường nghe tên như Vinpearl Land, khu   du lịch   Đại Nam,   bà nà hill   s, đảo Tuần Châu, Thiên đường Bảo Sơn … ? 

 Vinpearl Land Nha Trang – ông chủ:  

  Khu vui chơi sang trọng bậc nhất Việt Nam Vinpearl Land Nha Trang là một cơ sở của Tập đoàn Vingroup. Chủ tịch tập đoàn danh tiếng này chính là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam – ông Phạm Nhật Vượng.

 Khu vui chơi ngầm lớn nhất ĐNA Royal City – ông chủ: Phạm Nhật Vượng 

  Vinpearl Water Park Royal City được xếp vào top đầu Châu Á về độ hấp dẫn của các trò chơi và quần thể sân băng tự nhiên trong nhà - Vinpearl Ice Rink Royal City lớn nhất Việt Nam. Với tổng diện tích lên đến 3.000m2, công suất phục vụ là 150 khách/phiên,

Ngoài ra, Vincom Mega Mall Royal City còn có thế giới Games với nhiều trò chơi đa dạng cùng KizCiti – “Thành phố hướng nghiệp thu nhỏ” dành cho trẻ em từ 3 – 15 tuổi học hỏi kỹ năng sống thông qua các mô hình nghề nghiệp sống động; Bowling…

Và ông chủ của khu vui chơi đình đám bậc nhất này, vẫn là ông Phạm Nhật Vượng. Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng cũng đồng thời sở hữu nhiều dự án nổi tiếng bậc nhất Việt Nam.

 Bà Nà Hills – ông chủ: Lê Viết Lam 

  Bà Nà Hills mộng mơ, quyến rũ với nhiểu trò chơi hấp dẫn, hệ thống cáp treo đạt hai kỷ lục thế giới…. Là một dự án của tập đoàn Sun Group. Ông chủ của tập đoàn này là ông Lê Viết Lam – một doanh nhân đến từ “nhóm Đông Âu” cùng ông Phạm Nhật Vượng.

Ông Lê Viết Lam đồng thời là một trong những thành viên sáng lập Ngân hàng VIB và là chủ tịch Tập đoàn Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài.

 Khu du lịch Tuần Châu – ông chủ: Đào Hồng Tuyển 

  Trung tâm du lịch quốc tế đảo Tuần Châu, nơi tổ chức những cuộc thi hoa hậu hoành tráng nhất Việt Nam, khu vui chơi sầm uất và sang trọng, là “con đẻ” của đại gia Đào Hồng Tuyển.

Ông Đào Hồng Tuyển hiện là chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Tuần Châu, với vô vàn dự án đình đám trên đất mỏ Quảng Ninh và các dịch vụ trên vịnh Hạ Long như bến phà, du thuyền...

 Lạc cảnh Đại Nam – ông chủ: Huỳnh Uy Dũng 

  Lạc cảnh Đại Nam nổi tiếng trong và ngoài nước, là “đứa con tinh thần” của ông Huỳnh Uy Dũng – giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam. Ông sinh ra và lớn lên ở Bình Định, khởi nghiệp và thành danh tại Bình Dương, nổi tiếng với biệt danh Dũng "lò vôi”.

 Thiên đường Bảo Sơn – ông chủ Nguyễn Trường Sơn 

  Được xây dựng từ tháng 3 năm 2005 với diện tích 20 ha, tổng số vốn đầu tư lên tới 100 triệu USD. Công viên Thiên Đường Bảo Sơn bao gồm 6 khu lớn, là một trong những quần thể du lịch, giải trí khá nổi tiếng ở Hà Nội. Và chủ nhân của nó là ông Nguyễn Trường Sơn – chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn. Ông đồng thời cũng là chủ sở hữu của khách sạn 4 sao Bảo Sơn nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.

 Giang Giang 

Du lịch tâm linh tặng cha mẹ mùa Vu lan

 GiadinhNet - Rằm tháng Bảy là cơ hội để con cái tỏ lòng hiếu kính với đấng sinh thành bằng những món quà ý nghĩa. 

 

 Bảo tháp Tây Thiên thu hút nhiều khách   du lịch   mùa Vu lan 2013. Ảnh: TG 

 

Một chuyến du lịch tâm linh vừa đi chiêm bái Phật, vừa kết hợp nghỉ dưỡng là một trong những món quà được nhiều gia đình lựa chọn báo hiếu cha mẹ mùa Vu lan.

 Nhiều tour đón mùa Vu lan 

Một chuyến tham quan đến chùa chiền kèm thư giãn, nghỉ dưỡng hợp với sức khỏe và sở thích là món quà tri ân ý nghĩa, hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Tour Vu lan chủ yếu để người lớn tuổi đi du lịch, đồng thời viếng chùa cầu phúc, cầu siêu cho gia tiên. Hành trình du lịch vì thế nặng ân tình, bổ ích, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu tham quan với các dịch vụ thư giãn, chăm sóc sức khỏe…

Vietravel có tour “Du lịch mùa báo hiếu”: Hành hương về non thiêng Yên Tử với tour: Hà Nội - Yên Tử - Hạ Long - Bái Đính - Tràng An (4 ngày), giá khuyến mãi 8.190.000 đồng; tour   huế   - Động Thiên Đường - Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An (5 ngày), giá 7.850.000 đồng. Công ty Du Lịch Việt có: Hành trình phương Bắc (Hà Nội – Yên Tử - Tuần Châu – Hạ Long – Sapa – Hà Khẩu) giá từ 7.800.000 đồng. Con đường di sản miền Trung (Huế - Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Phong Nha – La Vang) giá 5.600.000 đồng, Phú Quốc – Côn Đảo giá chỉ 4.300.000 đồng…

Nếu từ TP HCM đi có tour: Hồ Cốc - Vũng Tàu (3 ngày, có giá 4.040.000 đồng, khởi hành thứ Ba), Châu Đốc (2 ngày, từ 2.415.000 đồng, khởi hành thứ Ba), Hội An - Bà Nà (3 ngày, có giá 2.995.000 đồng)... Các tour khởi hành từ Hà Nội hiện chú trọng điểm nghỉ dưỡng như: Tam Đảo (2 ngày, 1.590.000 đồng, khởi hành thứ Bảy), Quảng Bình – Sun Spa (3 ngày, giá 4.080.000 đồng, khởi hành theo yêu cầu), Công ty Du lịch Hành hương Việt có tour “Thân tâm an lạc”, du khách được thực hành Pháp môn thiền, tham gia Thiền trà, đàm đạo với các vị đại đức, tham gia lễ phóng sinh, thả hoa đăng cầu an lành, thưởng thức các món chay thanh đạm.

 Rộ “tour mini” 

Hiện ở ngoại thành và nông thôn phía Nam đang rộ lên các “tour mini”. Vùng Long Xuyên, miệt vườn Nam Bộ có tour 20 - 30 người đi theo các tuyến Long Xuyên - Ba Thê, núi Cấm, núi Trà Sư, núi Cô Tô… thời gian 1-2 hoặc 3 ngày. Các “tour mini” đều phục vụ ăn uống đồ chay và ngủ đêm (nếu có), chủ yếu là chiêm bái chùa dịp rằm tháng Bảy, leo núi tham quan… cho người có thu nhập thấp.

 Nơi nào nên đến? 

 

 Tour du lịch ngoại 

Các công ty du lịch còn có hàng loạt tour nước ngoài dành cho người lớn tuổi như: Thăm xứ chùa Tháp Campuchia với chùa Vàng - chùa Bạc, Hoàng cung… hay thăm chùa Thái Lan trong tour “Bangkok – Pattaya” (6 ngày) có giá từ 5 - 10 triệu đồng. Hành hương về miền đất Phật “Ấn Độ - Nepal” (10 ngày) có giá 39.990.000 đồng.

Có rất nhiều tour để bạn lựa chọn tặng cho cha mẹ mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đến vấn đề sức khỏe của cha mẹ để chọn lựa tour cho phù hợp, vừa đi chiêm bái tâm linh, vừa đi du lịch nghỉ dưỡng. Có một số nơi chúng tôi gợi ý dưới đây bạn có thể tham khảo:

 

- Chùa Đồng, Yên Tử (Quảng Ninh): Cao 1.068m, là "đất tổ Phật giáo Việt Nam".

- Đại Bảo tháp Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc): Bảo tháp dòng Drupa lớn nhất Đông Nam Á, nơi quy tụ nhiều linh khí nhất của đất trời. Các phật tử cho rằng, tới chiêm bái ngôi Đại Bảo tháp sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái, gột sạch mọi muộn phiền.

- Chùa Bái Đính (Ninh Bình): Là một quần thể chùa với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam: Có diện tích lớn nhất Việt Nam; có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; có hành lang La Hán dài nhất châu Á... Và hàng chục danh thắng nổi tiếng khác. Điểm nhấn của khu văn hóa tâm linh này là “Bái Đính cổ tự” và “Bái Đính tân tự”.

Với người lớn tuổi, điều mong ước nhất là có những chuyến hành hương về miền đất thiêng để tìm đến sự bình yên và cầu may mắn cho gia đình, con cháu. Vì vậy, khi chọn tour, bạn nên ưu tiên các vấn đề sau:

- Chọn tour có dịch vụ chăm sóc sức khỏe đi kèm (có bác sĩ, y tá hỗ trợ, bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng...).

- Chọn tour có nhịp độ tham quan vừa phải, không di chuyển quá nhiều. Vì đi du lịch tâm linh phải đi bộ nhiều nên cần chọn giày, dép thích hợp, mang mũ, nón, ô (dù), không nên mang hành lý quá nhiều, nặng.

 Hà Dương 

Sở thích tắm bùn khoáng ở các khu du lịch biển

 Xahoi - Bên cạnh các dịch vụ thư giãn như spa, xông hơi, bơi lội, hiện tắm bùn khoáng được coi như “món mới” không chỉ hấp dẫn mà còn giúp phục hồi sức khỏe. 

 Tắm bùn Nha Trang. Ảnh:dulichnhatrang. 

Với lợi thế về bờ biển trải dài khắp đất nước cùng nguồn tài nguyên suối khoáng dồi dào, nhiều năm trở lại đây, dịch vụ tắm bùn nở rộ ở nhiều khu   du lịch   biển trên cả nước. Bạn có thể tìm thấy dịch vụ này ở các khu du lịch như Nha Trang – Khánh Hòa, Bình Châu – Vũng Tàu và mới đây là Phước Nhơn – Đà Nẵng. Sự xuất hiện của dịch vụ tắm bùn thư giãn khiến các thành phố vốn nổi tiếng về   du lịch biển   này trở nên mới mẻ và vô cùng hấp dẫn.

Nổi tiếng nhất trước tiên phải kể đến dịch vụ tắm bùn khoáng ở Nha Trang. Trong nhiều sản phẩm du lịch của Nha Trang, tắm bùn khoáng là một "đặc sản” mà thiên nhiên đã ưu đãi cho thành phố biển này. Nhiều du khách khi đến Nha Trang đều không thể bỏ qua dịch vụ thư giãn vừa độc đáo vừa tốt cho sức khỏe.

Ở Nha Trang có 3 điểm tắm bùn khoáng, trong đó được biết đến nhiều nhất là khu tắm khoáng Tháp Bà thuộc phường Ngọc Hiệp, cách trung tâm thành phố Nha Trang 4km về phía Bắc. Ở đây bạn có thể lựa chọn tắm bùn tập thể hoặc bồn riêng với giá từ 120.000 đồng trở lên. Không hạn chế về thời gian nhưng du khách thường tắm bùn trong khoảng 1 – 2 tiếng. Điều thú vị nhất ở đây là du khách có thể tắm trong bùn khoáng tự nhiên được bơm trực tiếp từ vòi.

Đây được coi là liệu pháp hiệu quả giải độc da, tuần hoàn máu và phòng ngừa một số bệnh về khớp. Bên cạnh đó tắm bùn cũng là một cách thư giãn tuyệt vời. Phút giây ngâm mình trong bùn khoáng giữa không gian thoáng đãng, trong lành, cùng trò chuyện với những người bạn tâm giao ở khoảng cách chẳng thể gần hơn được nữa, bạn sẽ cảm thấy chốn bồng lai tiên cảnh chẳng ở quá xa xôi.

 Khác biệt ở tắm bùn Bình Châu là bùn khô tẩm dầu tràm. Ảnh: saigonbinhchauecoresort. 

Khác với Nha Trang, bùn tắm ở Bình Châu, Vũng Tàu là bùn khô tẩm dầu tràm. Sau khi ngâm khoáng nóng chừng 15 phút, du khách lấy bùn khoáng trộn với tinh dầu tràm thoa đều lên cơ thể. Đợi 30 phút, khi bùn khô, bạn sẽ ngâm lại với nước khoáng nóng thêm 15 phút nữa. So với Nha Trang, giá tắm bùn ở Bình Châu có phần đắt hơn đôi chút, từ 200.000 – 400.000 đồng. Nhưng bù lại bạn sẽ được trải nghiệm tắm bùn trong không gian rừng nguyên sinh yên bình và thơ mộng. Để đến đây bạn phải qua thành phố Vũng Tàu rồi rẽ trái theo quốc lộ 55 chừng 50 km.

Dù mới đi vào hoạt động nhưng dịch vụ tắm bùn ở Phước Nhơn đã mang đến một làn gió mới cho   du lịch đà nẵng   . Cách trung tâm thành phố 25 km về phía Tây Nam, dịch vụ tắm bùn Đà Nẵng nằm trên xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, cùng địa phận với khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng Bà Nà – Núi Chúa. Do chỉ cách Bà Nà 20 km về phía Đông Nam nên nhiều du khách thường tìm đến đây như một cách thư giãn và phục hồi sức khỏe sau chuyến du hành lên tiên cảnh.

 Tắm bùn mang đến “làn gió mới” cho du lịch Đà Nẵng. Ảnh: dulichdanang. 

Những dòng khoáng nóng vô tận trào dâng từ lòng đất là món quá quý giá thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng. Cũng như các khu tắm bùn nổi tiếng khác, bùn được chiết ra từ suối khoáng nóng ở đây chứa nhiều khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa, chữa bệnh, lấy lại năng lượng đã mất, rất thích hợp cho các chuyến vui chơi nghỉ dưỡng. Với giá từ 150.000 – 300.000/người, bạn có thể đắm mình trong dòng bùn khoáng tuôn trào từ đất mẹ Hòa Vang. Do không mất quá nhiều thời gian nên dịch vụ tắm bùn thường được các ghép chung vào các tour   du lịch bà nà   .

Có một chú ý nhỏ dành cho du khách khi tắm bùn là không nên tắm lại bằng nước lạnh và xà phòng để phát huy hiệu quả. Tùy thuộc vào sức khỏe mà thời gian tắm bùn khoáng của mỗi người là khác nhau. Sau khi tắm bạn nên nghỉ ngơi trước khi ra về.

Lại có thêm tour giảm giá 30%

 (TBKTSG Online) - Sau Vietnam Airlines và VietJetAir, hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific vừa kết hợp với một số công ty   du lịch   để giảm giá tour trọn gói cho khách du lịch. Với sự hợp tác này, giá tour trọn gói giảm đến 30%. 

 

Đào Loan

Khách du lịch ở Bà Nà - Ảnh: Đào Loan

 

>>> Tour giảm giá đắt hàng

>>> Thêm cơ hội mua tour giảm giá 25-30%

Theo thông tin từ Jetstar Pacific, hãng kết hợp cùng một số công ty du lịch triển khai chùm tour du lịch nội địa trọn gói giá rẻ, dành cho khách du lịch xuất phát từ TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, khởi hành trong tháng 9 và tháng 10-2013. Giá vé máy bay được giảm đến 50%.

Một số tour được quảng bá trong đợt này gồm; tour cho khách từ Hà Nội đi TPHCM, Mỹ Tho, Cần Thơ với giá 5.199.000 đồng/khách; tour đi Đà Nẵng, Bà Nà, Hội An,   cù lao chàm   có giá 4.599.000 đồng/chặng và tour khám phá Nha Trang giá 5.699.000 đồng/khách.

Từ Đà Nẵng, du khách có thể đi tour Hà Nội, Yên Tử, Hạ Long với giá 4.799.000 đồng/người; tour đến TPHCM, Bình Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ với giá 4.799.000 đồng/người.

Tại TPHCM, du khách có thể đi tour Hà Nội, Yên Tử, Hạ Long, Lào Cai, Sa Pa với giá 7.599.000 đồng/người; tour Đà Nẵng, Hội An, Bà Nà,   huế   , La Vang và Động Thiên Đường với 4.999.000 đồng/người.

Ông Cao Trí Dũng, Giám đốc Vitours Đà Nẵng - một trong những công ty du lịch tham gia chương trình, cho biết giá tour trọn gói của đợt khuyến mãi này giảm đến 30%. Khuyến mãi lớn nên khách hàng tại Đà Nẵng đã bắt đầu mua tour.

Vào ngày 13-8, VietJetAir cũng đã cam kết giảm 49% giá vé máy bay cho 24 công ty du lịch thuộc Hiệp hội Du lịch TPHCM. Vé giảm giá được áp dụng cho các đường bay từ TPHCM đi Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc và Buôn Ma Thuột. Giá tour trọn gói được giảm từ 25 - 30%.

Trước đó, Vietnam Airlines cũng có chương trình tương tự với 12 công ty thuộc hiệp hội. Với chương trình này, chỉ trong 3 tháng (5, 6 và 7-2013), 10/12 công ty của nhóm khuyến mãi đã bán tour cho 9.899 khách du lịch đi các tuyến Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng Hà Nội, Hải Phòng, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàng không tăng tải, vé máy bay rẻ hơn rau

 (VTC News) - Các hãng hàng không nội địa ồ ạt bán vé siêu rẻ, rẻ hơn mớ rau nhằm kích cầu   du lịch   và tăng tải trên các chặng bay dịp lễ 2/9 tới. 


&Raquo; "Lật tẩy" các "chiêu gian lận" từ vé máy bay giá rẻ
» VietjetAir bắt đầu bán vé máy bay từ 3.000 đồng
» Ồ ạt tung vé máy bay giá rẻ
» Hàng không khuyến mãi lớn
Nằm trong chương trình chào đón hành khách thứ 3 triệu, VietjetAir bán 300.000 vé siêu rẻ giá chỉ từ 3.000 đồng từ ngày 21/8 - 19/9/2013.
Sau mức giá 0 đồng cho các chặng bay quốc tế, thì mức giá 3.000 đồng/chặng của VietjetAir được coi là "rẻ hơn rau" của hãng được khách hàng hồ hởi săn đón. Tuy nhiên, nghe lượng vé 300.000 song VietjetAir lại rải trong 30 ngày, tương đương với 720 giờ, không cố định giờ ra vé nên nhiều khách hàng mặc dù "rất mê" chương trình giá rẻ song đành ngậm ngùi xen lẫn ấm ức.

Vé giá rẻ 3.000 đồng/chặng của VietjetAir đang gây "sốt"
Có khách hàng còn đặt giả thuyết, việc VietjetAir tung ra 300.000 vé 3.000 hầu như chỉ áp dụng cho các chuyến bay năm 2014 trên tất cả các hành trình, mỗi chuyến chỉ giới hạn một số (5-10 vé sales) là để "mượn tạm vốn" không lãi suất của khách hàng.
Tuy nhiên, trên trang mạng xã hội facebook nhiều thành viên rất vui khi mua được tới 60 vé giá rẻ cho tới thời điểm này.
Bản thân Vietjet Air cũng công bố, chỉ trong 1 ngày đầu, từ 0h đến 24h ngày 21/8/2013 đã có 9.385 khách hàng may mắn sở hữu vé máy bay siêu rẻ, giá chỉ từ 3.000 đồng.
Không kém cạnh, "ông lớn" như Vietnam Airlines cũng liên tiếp tung ra các đợt vé giá rẻ, gần đây nhất, trong chương trình "5 ngày Vàng tháng 8", Vietnam Airlines bán vé khứ hồi cho các chặng quốc tế chỉ từ 9USD từ 26 - 30/8.
VNA cũng liên tiếp tung vé giá rẻ

Còn Jetstar Pacific ngoài chương trình bán vé 199.000 đồng/chặng thường nhật vào chiều thứ Sáu hàng tuần, ngày 27/8 cũng công bố chương trình tour trọn gói giá rẻ, vé máy bay khuyến mại chỉ từ 249.000 đồng/chặng.
Cụ thể, Jetstar sẽ thực hiện đợt bán vé máy bay giá rẻ đặc biệt, khởi hành trong giai đoạn từ 24/9 – 28/11/2013 với giá mỗi chặng chỉ 249.000 đồng giữa Tp. HCM – Buôn Ma Thuột, 470.000 đồng giữa Tp. HCM – Đà Nẵng và Đà Nẵng – Hà Nội. Mức giá giữa Tp. HCM – Hà Nội 660.000 đồng, giữa Tp. HCM – Vinh 670.000 đồng, Hà Nội – Nha Trang 599.000 đồng, và giữa Vinh – Buôn Ma Thuột giá từ 500.000 đồng/chặng.
Bên cạnh đó, kích cầu du lịch mùa thấp điểm, Jetstar phối hợp với các công ty du lịch tổ chức chùm tour đặc biệt cho khách xuất phát từ các Tp. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng khởi hành trong tháng 9 và tháng 10/2013 với giá vé máy bay được giảm đến gần 50% với thời gian đi lại và nghỉ ngơi trong 4 ngày 3 đêm.
Mức giá xuất phát từ Tp. HCM đi thăm các địa danh miền Trung ở Đà Nẵng, Hội An, Bà Nà và   huế   là 3.999.000 đồng/khách. Từ Hà Nội, khách du lịch có thể chọn tour đi Tp. HCM, Mỹ Tho, Cần Thơ giá 5.199.000 đồng/khách; tour đi Đà Nẵng, Bà Nà, Hội An,   cù lao chàm   có giá 4.599.000 đồng/chặng, và tour khám phá Nha Trang giá 5.699.000 đồng/khách.
Riêng tại khu vực miền Trung, Jetstar Pacific cùng các công ty du lịch triển khai các tour xuất phát từ Đà Nẵng đi ra phía bắc tham quan Hà Nội, Yên Tử, Hạ Long với giá 4.799.000 đồng/khách; và tour đi phía Nam đến Tp. HCM, Đại Nam, Mỹ Tho, Cần Thơ giá 4.799.000 đồng/khách.
Bên cạnh đó, để tăng thêm lựa chọn cho du khách, chùm tour trọn gói giá rẻ cũng được thiết kế 5 ngày 4 đêm dành cho những khách từ Tp. HCM đi Hà Nội, Yên Tử, Hạ Long, Lào Cai, Sa Pa với giá 7.599.000 đồng/khách, và tour từ Tp. HCM đi Đà Nẵng, Hội An, Bà Nà, Huế, La Vang và Động Thiên Đường chỉ 4.999.000 đồng.
Ngoài việc tung các chương trình vé giá rẻ, dịp 2/9, Vietnam Airlines cũng thông báo tăng tải với các đường bay Hà Nội - Tp. HCM – Hà Nội, Hà Nội/Tp. HCM - Đồng Hới/ Đà Nẵng/Nha Trang/Phú Quốc và Tp. HCM - Đà Lạt. Các đường bay tăng tải mạnh nhất trong giai đoạn này là Hà Nội - Đồng Hới/Phú Quốc - Hà Nội, Tp. HCM - Đồng Hới/Nha Trang - Tp. HCM, với mức tăng từ 70% tới 100% so với thường lệ.
Tổng lượng ghế cung ứng của Vietnam Airlines trong giai đoạn cao điểm 2/9/2013 lên tới 285.623 chỗ (bao gồm cả thường lệ và tăng tải), tăng 22% so với thường lệ và 21% so với cùng kỳ 2012.
 Hà Linh