Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Khoa Học Phổ Thông Online - Vung bien gan bo Cu Lao Cham moc nhieu san ho non

Vùng biển gần bờ Cù Lao Chàm mọc nhiều san hô non

Thứ năm, 13/02/2014, 14:22 GMT+7

 

Tiến sĩ môi trường Chu Mạnh Trinh (Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm) cho biết, sau 3 năm người dân xã đảo Tân Hiệp (TP.Hội An) tích cực hưởng ứng chủ trương nói không với túi ni lông và thực hiện phân loại rác tại nguồn của thành phố đã tạo điều kiện cho những tập đoàn san hô cứng tạo rạn non mọc trở lại tại các ghềnh đá khu vực cảng Bãi Làng một cách tự nhiên.

 

TS.Trinh khẳng định, san hô non mọc trở lại trong các vùng nước gần bờ là kết quả của quá trình ứng xử tuyệt vời của con người với thiên nhiên. Nếu cộng đồng từ đất liền đến đảo tiếp tục thực hiện tốt chủ trương trên của thành phố, giữ gìn môi trường nước sạch sẽ thì san hô sẽ tiếp tục phát triển ở vùng biển gần bờ Cù Lao Chàm một cách bền vững.

H.Ngân


 Báo Quảng Nam 


Viết phản hồi




 Ẩn email của tôi

 

Các tin khác :

Tự sản xuất khoai tây giống, tiết kiệm tiền tỷ 
\'02_11_tusanxuatkhoaitaygiong.jpg\'

Hằng năm, ngành nông nghiệp nước ta bỏ ra một lượng ngoại tệ không nhỏ chỉ riêng cho việc nhập khẩu giống khoai tây. Có một dự án đang được triển khai không những có thể giúp giảm thiểu chi phí này mà còn hứa hẹn thúc đẩy ngành sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa.

',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href="/news/detail/33086/-tu-san-xuat-khoai-tay-giong,-tiet-kiem-tien-ty.Html"> Tự sản xuất khoai tây giống, tiết kiệm tiền tỷ(13/02/2014)
  • "Tàu ngầm Trường Sa" sẽ đi đến đâu? 
    \'220px_grimetonmasterna_111358218.jpg\'

    Là một kỹ sư cơ khí, sáng chế, ông Hòa hơn ai hết hiểu được cái gọi là tàu ngầm Trường Sa của mình sẽ dừng lại ở đâu và vì sao.

    ',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href='/news/detail/33083/"tau-ngam-truong-sa"-se-di-den-dau ?.Html'>"Tàu ngầm Trường Sa" sẽ đi đến đâu?(13/02/2014)
  • Phát huy tối đa vai trò của đội ngũ trí thức 
    \'110214_mttq.jpg\'

    Chiều 12/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì buổi làm việc với Bộ KHCN, Bộ Ngoại giao và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam bàn công tác phối hợp nhằm phát huy vai trò và những đóng góp của đội ngũ trí thức vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

    ',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href="/news/detail/33082/phat-huy-toi-da-vai-tro-cua-doi-ngu-tri-thuc.Html">Phát huy tối đa vai trò của đội ngũ trí thức(13/02/2014)
  • Việt Nam đàm phán mua trực thăng không người lái của Áo 
    \'120214camcopters100.jpg\'
    Camcopter S-100. (Nguồn: unmanned.Co.Uk)

    Tạp chí quốc phòng Jane's dẫn lời Giám đốc bán hàng khu vực châu Á-Thái Bình Dương Andrew Byrne cho biết tại triển lãm hàng không quốc tế Singapore Airshow 2014, Công ty Schiebel của Áo đã thảo luận với lãnh đạo Hải quân Việt Nam về việc mua trực thăng không người lái (UAV) Camcopter S-100.

    ',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href="/news/detail/33080/viet-nam-dam-phan-mua-truc-thang-khong-nguoi-lai-cua-ao.Html">Việt Nam đàm phán mua trực thăng không người lái của Áo(13/02/2014)
  • Sơn La động đất 2.8 độ Richter 

    Teo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), vào hồi 12 giờ 18 phút 05 giây (giờ GMT) tức 19 giờ 18 phút 05 giây (giờ Hà Nội) ngày 11 tháng 02 năm 2014 xảy ra một trận động đất có độ lớn 2.8 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (21.86 độ vĩ Bắc, 103.534 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 11 km. Trận động đất này xảy ra tại khu vực huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

    ',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href="/news/detail/33076/son-la-dong-dat-2-.8-do-richter.Html">Sơn La động đất 2.8 độ Richter(13/02/2014)
  • Xe điện “made in Vietnam” 
    \'689394.jpg\'
    Trần Văn Thảo kiểm tra chiếc xe điện trước khi giao cho khách hàng - Ảnh: Đức Hiếu

    Đam mê kỹ thuật từ nhỏ, Trần Văn Thảo (26 tuổi, Dương Kinh, TP Hải Phòng) luôn ấp ủ ý tưởng sáng chế chiếc xe điện đa năng của người Việt.

    ',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href="/news/detail/33070/xe-dien-“made-in-vietnam”.Html">Xe điện “made in Vietnam”(13/02/2014)
  • Tìm thấy vết chân người sống cách đây 800.000 năm 
    \'2014208_vet_chan_nguoi.jpg\'
    Vết chân người được tìm thấy ở bãi biển tại Happisburgh trên bờ biển Norfolk Anh. (Nguồn: AP)

    Các nhà khoa học Anh đã tìm thấy một trong những dấu chân người cổ nhất trên hành tinh tại phía Đông nước Anh. Ước tính, dấu vết này có niên đại khoảng 800.000 năm.

    ',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href="/news/detail/33036/tim-thay-vet-chan-nguoi-song-cach-day-800-.000-nam.Html">Tìm thấy vết chân người sống cách đây 800.000 năm(10/02/2014)
  • Cô gái trẻ làm rạng danh công nghệ Việt 
    \'Thuy_Bio___1_e05dc.jpg\'

    Một cô gái 8X đã khiến giới công nghệ toàn cầu phải chú ý đến Việt Nam khi cô liên tiếp đoạt giải cao ở 2 cuộc thi công nghệ uy tín tổ chức ở Mỹ và Nam Phi trong năm 2013

    ',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href="/news/detail/33032/co-gai-tre-lam-rang-danh-cong-nghe-viet.Html">Cô gái trẻ làm rạng danh công nghệ Việt(10/02/2014)
  • Ngựa vằn châu Phi sinh con tại Bình Dương 
    \'nguavan1_3422_1391655090.jpg\'
    Ngựa vằn tại vườn thú Đại Nam. Ảnh: Vietnam+.

    6h sáng 5/2, ngựa vằn nhập khẩu từ châu Phi được nuôi tại vườn thú Đại Nam (Bình Dương) đã sinh ra một chú ngựa con khỏe mạnh.

    ',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href="/news/detail/32995/ngua-van-chau-phi-sinh-con-tai-binh-duong.Html">Ngựa vằn châu Phi sinh con tại Bình Dương(06/02/2014)
  • Sử dụng xi măng poóclăng hỗn hợp chế tạo chất kết dính chịu nhiệt 

    Để nâng cao khả năng chịu nhiệt của chất kết dính sử dụng trong bê tông chịu nhiệt làm việc ở nhiệt độ cao, một hướng giải pháp có hiệu quả là sử dụng phụ gia khoáng nghiền mịn. ThS.Đỗ Thị Phượng, Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, ThS.Nguyễn Văn Đồng, Trường đại học xây dựng đã nghiên cứu sử dụng xi măng poóclăng hỗn hợp và sa mốt, gạch đỏ cùng các phế liệu từ chúng để chế tạo chất kết dính chịu nhiệt.

    ',350)" onmouseout=" hideddrivetip()" href="/news/detail/32965/su-dung-xi-mang-pooclang-hon-hop-che-tao-chat-ket-dinh-chiu-nhiet.Html">Sử dụng xi măng poóclăng hỗn hợp chế tạo chất kết dính chịu nhiệt(31/01/2014)

  •  Giới hạn tin theo ngày :    từ  đến


    Công chức Hội An đi xe đạp: Áp đặt mà có lợi cho dân thì tốt! | Chính trị - Xã hội | BizLIVE

    Đó là quan điểm của ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An - trước việc toàn bộ công chức Hội An sẽ đến công sở bằng xe đạp. Chủ trương này nhận được nhiều ý kiến hưởng ứng, nhất là với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới TP. Hội An sinh thái - văn hóa - du lịch. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến quan ngại chủ trương này liệu có thực tế và có thực hiện được lâu dài?

    PV  Dân trí  đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Sự - người khởi xướng chủ trương này.

     Thưa ông, hiện nay ông đến công sở hàng ngày bằng phương tiện gì? 

    Từ hơn 10 ngày nay tôi đã bắt đầu đi làm bằng xe đạp rồi. Trước đó thì tôi đi xe máy, bây giờ tôi đi làm xe đạp hẳn rồi.

     Quãng đường từ nhà ông đến công sở cách bao xa? Ông có thấy thuận tiện hay bất tiện khi đi lại bằng xe đạp? 

    Từ nhà tôi tới cơ quan khoảng 3 km. 3km không dài. Mà khi đi cơ sở, tôi cũng đi bằng xe đạp. Một ngày trung bình tôi đi khoảng 15km. Mấy ngày đầu thì mệt thật. Bởi lâu nay mình đi xe máy nhanh, đi xe đạp thấy chậm. Rồi đi xe đạp thì phải vận động. Nhưng dần dần tôi nghiệm ra là do lâu nay mình quen chạy xe máy nhanh nên thấy vậy, chứ TP. Hội An không quá rộng lớn, khi không có gì quá vội vàng thì đi xe đạp đâu có chi bất tiện. Qua mấy ngày khó chịu lại thấy đi xe đạp khỏe người, quan sát được xung quanh nhiều hơn, gặp người quen thì dừng lại chào hỏi, chứ đi xe máy ào ào nhiều khi không để ý.

     Trong khi người ta cải thiện đời sống qua việc “lên đời” xe gắn máy rồi xe ô tô, Hội An quay lại đi xe đạp liệu có “ngược đời” không? 

    Đạp xe đi làm ở Hội An, tôi chẳng thấy có chi là ngược đời. Mà tôi còn thấy đây là một thái độ văn minh, lối sống hiện đại trên phương diện tinh thần. Đối với cán bộ công chức, đây còn là cách để quan sát thực tiễn kỹ hơn, gần dân hơn.

    Một chủ trương chỉ gọi là ngược đời khi nó ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, khi nó đi ngược với lợi ích chung của Thành phố. Còn ở đây là vì sự phát triển chung của Hội An, phù hợp với thực tiễn ở Hội An.

    Tôi nói đi xe đạp ở Hội An là lối sống hiện đại trên phương diện tinh thần, là thái độ văn minh ở thành phố mình đang sống. Hiện đại ở chỗ sống thân thiện với môi trường. Mình sống phải biết nương tựa vào thiên nhiên, nương tựa vào tự nhiên, thậm chí là đối thoại với thiên nhiên để mà sống. Nếu anh đi xe máy, tiếng ồn ào và tốc độ sẽ khiến anh khó mà cảm nhận xung quanh, chưa kể chất thải của xe có động cơ nữa. Rồi chưa kể đến vấn đề tai nạn. Chu vi thành phố Hội An không quá rộng lớn. Vậy nếu không có việc gì quá gấp gáp, chúng tôi khuyến khích người dân đi lại trong thành phố bằng xe đạp để giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm tiếng ồn là cho chính mỗi người, cho con cháu mình.

     Việc Hội An tổ chức cho cán bộ, công chức đến công sở bằng xe đạp có mang tính áp đặt không? 

    Tôi nghĩ thế này, thực ra mà nói “áp đặt” nó có hai kiểu: Một là, cái kiểu áp đặt duy ý chí của lãnh đạo mà không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng thì thôi; Hai là “áp đặt” mà mang lại lợi ích cho nhân dân, cho thành phố này thì tôi nghĩ là tốt.

    Trước khi đưa ra chủ trương này, chúng tôi đã đưa vào thảo luận ở từng cơ quan ban ngành rồi và được hưởng ứng. Công chức đi xe đạp thì dễ quan sát thực tiễn thành phố kỹ hơn, tiếp cận người dân cũng thân thiện hơn.

    Không thể nói đi xe đạp đi làm không được. Hàng chục năm qua, người dân trong khu phố cổ họ đi xe đạp mà thậm chí là đi bộ. Du khách đến Hội An người ta cũng hưởng ứng. Tại sao dân người ta làm được mà anh là cán bộ công nhân viên Nhà nước anh không làm được?

     "Tại sao cả chục năm nay, người dân phố cổ đi xe đạp được mà anh là cán bộ công nhân viên Nhà nước anh làm không được?"- ông Sự nói. 

    Theo thông báo là từ 15/3, cán bộ công chức mới bắt đầu đến công sở bằng xe đạp, nhưng hiện ở Hội An nhiều cơ quan ban ngành người ta bắt đầu đi xe đạp rồi. Ngay UBND Thành phố có cả  mười mấy người đi rồi. Mấy anh lãnh đạo làm trước và làm được. Anh làm lãnh đạo anh nói được mà không làm được thì ai nghe.

    Tất nhiên, có những trường hợp anh nào trong ngày đi cơ sở quá xa, hoặc các chị em có con nhỏ thì cơ quan cho đi xe máy. Quy định là phải thực hiện nhưng không phải thực hiện một cách cứng nhắc mà hợp tình hợp lý.

     Ông có tin tưởng chủ trương này được đông đảo mọi người, không chỉ cán bộ, công chức mà cả người dân hưởng ứng lâu dài? 

    Tôi tin tưởng điều đó. Tôi tin tưởng chủ trương nào đúng thì từ chỗ thực hiện vì quy định, mọi người sẽ thực hiện vì chính lợi ích của mình, của Thành phố. Ví dụ như không sử dụng túi nylon ở Cù Lao Chàm ban đầu là quy định. Bây giờ không đợi ai giám sát, người dân người ta vẫn tự giác nói không với túi nylon. Ví dụ quy định cấm xe có tiếng động cơ trong khu phố cổ, ban đầu cũng phản ứng dữ dội lắm; nhưng rồi cả chục năm nay người dân họ thấy làm vậy có lợi cho chính họ trước nên thành nề nếp luôn.

    Lâu nay người ta thích Hội An là vì nó yên bình, không vội vàng, có cái gì đó rất chừng mực. Người đi xe đạp ở Hội An họ thấy thoải mái, nhẹ nhàng, mà du khách người ta đến người ta thấy mình đi lại bằng xe đạp, họ cũng thấy thư thái, nhẹ nhàng. Hội An mà không yên tĩnh thì không còn là Hội An nữa. Hội An mà mất đi cái yên tĩnh thì Hội An “chết” không chỉ về mặt văn hóa tinh thần, mà cả kinh tế nữa. Người ta không thích đến đây nữa thì ngành du lịch “chết”.

    Chủ trương cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp và vận động nhân dân hưởng ứng là nhằm góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới thành phố Hội An sinh thái - văn hóa - du lịch. Nhưng trước cả những danh hiệu, thương hiệu đó, chủ trương chúng tôi đưa ra và vì chính người dân Hội An.

     Xin cảm ơn ông! 

     Theo Dân Trí 

     Từ khóa :  Hội An, chủ trương, cán bộ công chức, hưởng ứng, lợi ích, công chức, thực tiễn, bảo vệ môi trường

    Đầu Xuân luận chuyện yến sào | Xã hội | Báo điện tử Tiền Phong

    Lần theo cánh yến, câu chuyện về thưởng thức yến sào, khai thác yến sào và đầu tư nuôi yến đầu xuân này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết!

     Kỳ 1: Đệ nhất bát trân 

    Cổ sử triều đình Trung Hoa ghi lại từ hàng nghìn năm trước, món yến sào đã được gọi là “nhất phẩm bát trân”, tức món đầu bảng trong 8 loại thức ăn quý nhất chỉ dành cho các bậc đế vương và khoản đãi đại khách, được các danh y xác nhận có công dụng đặc biệt bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, trau chuốt dung nhan, thậm chí… cải lão hoàn đồng!

     Lộc trời bất tận  

    Khi yến sào được đưa vào các phòng thí nghiệm hiện đại, kết quả phân tích hoạt chất khiến giới khoa học thời nay không khỏi sửng sốt về trình độ thưởng lãm của cổ nhân. Không phải ngẫu nhiên mà giá yến sào xưa nay vẫn đắt như vàng trắng về cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

    Tại tâm điểm giao dịch yến sào thế giới đặt tại Hồng Kông - nơi không hề khai thác hoặc sản xuất yến sào nhưng có khả năng tiêu thụ và phân phối yến sào khổng lồ, hằng ngày mỗi biến động của bảng giá yến sào đều được cập nhật và chăm sóc kỹ.

    Yến sào thiên nhiên từ Ấn Ðộ, Srilanka, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam liên tục chảy về đây, mức giá lên tới cả chục nghìn USD/kg đối với yến huyết- mặt hàng yến sào quý nhất.

     

    Trên chiếc ca nô cưỡi sóng sầm sập đi tham quan hang Tò Vò chi chít tổ yến ngoài khơi huyện đảo Cù Lao Chàm ( Hội An- Quảng Nam), tôi được nghe những câu chuyện thú vị về chim yến từ các chuyên gia yến đảo.

    Theo các chuyên gia nghiên cứu điểu học: có 95 loài chim yến sống khắp nơi trên thế giới, riêng ở Việt Nam chim yến cho tổ ăn được có hàng chục giống khác nhau thuộc 2 phân loài: yến đảo (Aerodramus fuciphagus germani), và yến nhà (Aerodramus fuciphagus amechanus) .

    Ở nhiều nước châu Á, hầu hết các đảo yến được chính phủ khoán cho tư nhân khai thác bằng những hợp đồng thắng thầu thời hạn vài ba năm. Mục tiêu lợi nhuận khiến họ đua nhau khai thác yến sào triệt để, không quan tâm gì đến trách nhiệm bảo tồn đàn Yến.

    Hậu quả là yến đảo của Ấn Ðộ và Srilanka hầu như biến mất. Trong khi đó, nguồn tài nguyên yến sào Việt Nam đều đều phát triển khắp các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến Cà Mau, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước. Trong đó, tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa với sản lượng yến sào dẫn đầu cả nước.

     Xứng danh “nhất phẩm”  

    Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, thạc sỹ Lê Hữu Hoàng - Tổng Giám đốc Cty Yến sào Khánh Hòa cho biết: Năm 1990 khi mới thành lập, Cty chỉ quản lý 8 hòn đảo có 40 hang yến.

    Sau nhiều năm áp dụng các bí quyết nhân đàn, di đàn, hiện nay với 4.585 lao động thạo nghề, Cty không chỉ sở hữu khai thác trên 160 hang yến thuộc 32 đảo yến trong vùng biển Khánh Hòa mà còn liên doanh, liên kết đầu tư khai thác yến sào với các tỉnh bạn. 

    Có 3 nhà máy tinh chế và sản xuất nước yến sào cao cấp cho ra gần 60 triệu sản phẩm/năm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang các nước châu Mỹ, châu Á. Năm 2013, Cty doanh thu 3.150 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 324 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 7,6 triệu đồng/người/tháng.

     

     

    “Mỗi lần trèo lên vách đá chót vót đều là một cuộc mạo hiểm tính mạng, nên đã lên tới nơi thì tổ nào cũng đục, hất bỏ hết trứng lẫn chim non chưa biết bay”. 

    Ông Trần Chi

    Trong nhiều năm liền, tổ chức CITES - Cơ quan thực thi Công ước quốc tế về các loài động vật quý hiếm đã đánh giá Cty Yến sào Khánh Hòa là nhà quản lý khai thác, phát triển bền vững yến sào tốt nhất Đông Nam Á. Năm 2014, Cty tiếp tục hoàn tất đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam”.

     

    Đáng mừng, là các loài chim yến tiết dịch làm tổ tạo ra yến sào chất lượng tốt nhất đều có ở Việt Nam. Trong các loại yến sào, giá trị cao nhất thuộc về loại yến huyết màu đỏ hồng như máu, rồi đến yến hồng có màu da cam, yến quang màu trắng ngà, yến thiện màu trắng đục. Sau đó mới tới yến bài, yến địa, yến vụn, yến muối, yến chảy. Mỗi ký yến sào có từ 80 - 100 chiếc tổ yến. 

    Giá cả tùy loại, hiện chênh lệch từ 35-231 triệu đồng/ ký. Ngoài khơi Nha Trang có 1 trong số 20 hang yến thuộc Hòn Nội đạt các tố chất thạch nhưỡng đặc biệt nào đó khiến tỷ lệ tổ yến huyết- loại tổ quý giá nhất trong tất cả các loại yến sào- nhiều vụ thu hoạch đạt tới 100%. Đây là hiện tượng rất hiếm ở hầu hết các hang đảo yến sào trong thiên nhiên.

    Nhiều nhà hàng, khách sạn hạng sang hiện nay trên cả nước có bán món súp yến, chè yến, yến chưng với giá từ 160.000đ - 500.000đ/1 chén nhỏ.

     Đời người gắn với đảo chim 

    Lớn lên trong một gia đình có tới 3 đời gắn bó với nghề khai thác yến sào, gần 30 năm làm việc ở các đảo xa, ông Võ Văn Cam đội trưởng Đội Kỹ thuật của Cty kể 22 thành viên trong đội thường xuyên xa nhà theo chiến lược liên kết phát triển hang yến đảo của Cty, ra tận các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu. 

    Nhờ đầu tư kỹ thuật tốt, sản lượng yến ở Côn Đảo, Ninh Thuận và Phú Yên ngày càng tăng nhanh. Công tác an toàn lao động cho công nhân hiện rất chu toàn, đầy đủ, trang thiết bị toàn loại tốt nhất.

    Ở nhiều nơi khác, yến sào cũng đem lại thu nhập tốt cho công nhân làm việc trong ngành này. Sản lượng yến sào Cù Lao Chàm (Hội An) dù chỉ đạt khoảng 1,3 tấn/năm nhưng do thương hiệu đã ổn định, giá bán lẻ trong nước loại yến sào vụn rẻ nhất vẫn đạt 50 triệu đồng/kg. 

    Còn giá xuất khẩu bình quân mỗi ký yến sào của Cù Lao Chàm lên tới 5.500 USD/kg, là nguồn thu ngân sách đáng kể của xã đảo. Lần ghé thăm Cù Lao Chàm mới đây, tôi tình cờ được dự lễ cúng tổ Nghề Yến tưng bừng vui nhộn, và nghe thành viên Đội Quản lý-Khai thác yến Cù Lao Chàm phấn khởi tiết lộ nghề khai thác yến đã cho họ mức thu nhập bình quân không dưới 150 triệu đồng/người/năm.

    Cụ Trần Chi trên 90 tuổi ở huyện đảo Vạn Ninh ( Khánh Hòa) hồi tưởng: Tới nay không tính hết đã có bao nhiêu thế hệ trai tráng họ Trần quanh vùng biển này gắn đời mình với đời yến. Nhiều thập niên trước năm 1975, nghề đục yến thuê cho các ông chủ người Hoa trúng thầu đảo yến đồng nghĩa với cảnh đời hẩm hiu, sống nay chết mai giữa muôn trùng sóng gió. 

    Chuyện gãy thang, rớt đá, vỡ đầu nát thây là tai nạn thường tình, xã hội không cần quan tâm. Mỗi lần trèo lên vách đá chót vót đều là một cuộc mạo hiểm tính mạng, nên đã lên tới nơi thì tổ nào cũng đục, hất bỏ hết trứng lẫn chim non chưa biết bay.

    Giờ nghe con cháu kể chuyện làm nghề khác xưa quá. Công nhân yến sào được chăm lo bảo hiểm đủ thứ, cuộc sống sung túc, chim không bị diệt mà còn được nhân đàn. Giới bình dân giờ cũng có thể ăn yến, uống yến được. Thật đáng mừng!

    Sẵn bờ biển dài, khí hậu ôn hòa, môi trường thuận lợi, nhiều hang động và chủng loại yến sào quý giá cùng hàng vạn lao động thạo nghề, Việt Nam hoàn toàn đủ cơ hội trở thành cường quốc yến sào, nếu nhà nước kịp thời đưa ra chủ trương chính sách đúng đắn, quy hoạch hợp lý ngành nghề đầy triển vọng này. (Còn nữa)

     

    Theo TS. Ngô Thị Kim, Viện Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, kết quả phân tích cho thấy, yến sào rất giàu nguyên tố đa, vi lượng và khoáng chất, 18 loại acid amin hàm lượng cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine v.V…

    Chúng có tác dụng phục hồi nhanh chóng tổn thương vì nhiễm xạ hay hóa chất, kích thích sinh trưởng hồng cầu, năng lượng cao nhưng cơ thể dễ hấp thụ, đặc biệt tốt để phát triển thể chất cho trẻ em, bồi bổ thần kinh, kích thích tiêu hóa, giúp làm đẹp da, chống lão hóa cho người cao tuổi.…

    Cứu 5 thuyền viên bị “tàu lạ” đâm chìm trên biển - Xã hội - Dân trí

    Theo tường trình của thuyền trưởng Phạm Văn Dúng, trước đó ngày 13/2, tàu đang hành nghề khai thác thủy sản ở vĩ tuyến 15,51 độ vĩ bắc, 108, 35 độ đông. Sau đó, tàu chạy vào Cù Lao Chàm (Quảng Nam) tránh gió vào 20h tối cùng ngày, thì bị tàu cao tốc đâm vào mạn phải làm vỡ tàu khiến tàu chìm và mất toàn bộ tài sản. Dù anh em kêu cứu nhưng tàu này cố tình bỏ chạy vì đêm tối nên các thuyền viên cũng không thể nhìn thấy số hiệu của tàu này. Sau đó, 5 anh em phải dùng phao cứu sinh trên tàu và lênh đênh đênh trên biển.

    Các thuyền viên trên tàu Qna 92855 cứu đưa vào bờ

    Các thuyền viên trên tàu Qna 92855 cứu đưa vào bờ

    Đến 23h cùng ngày, tàu Hải Anh 18 thuộc Công ty TNHH vận tải Trung Hải (tỉnh Nam Định) do thuyền trưởng Đặng Văn Tản, cùng 6 thuyền viên trên tàu đang trên hành trình chở phân lân nung chảy Ninh Bình từ cảng Ninh Bình đến cảng Quy Nhơn qua vùng biển nói trên đã phát hiện, cứu vớt được 5 ngư dân.

    “Khi chúng tôi bị nạn, tàu từ từ chìm xuống nhưng chiếc tàu đâm vào chúng tôi cố tình bỏ chạy mặc sự sống chết của chúng tôi. Dù anh em rất hoảng loạn nhưng cũng cố bình tĩnh dùng phao cứu sinh để chờ có tàu bạn tới cứu. May mà có tàu Hải Anh 18 chạy ngang qua phát hiện cứu vớt không thì chúng tôi chết chắc. Anh em chúng tôi vô cùng cảm ơn thuyền trưởng cũng như các thuyền viên trên tàu Hải Anh 18...”, Anh Dúng chưa hết bàng hoàng kể lại.

    Theo thuyền trưởng tàu Hải Anh 18 cho biết, khi tàu đi ngang qua vùng biển nói trên thì thấy đèn pin phát tín hiệu cấp cứu. Khi soi đèn xuống mặt biển thì thấy 5 ngư dân đang bị sóng biển đánh nên đã ra lệnh giảm tốc độ, đồng thời lập kế hoạch cho tàu quay chở lại cứu vớt các ngư dân. Sau đó, các thuyền viên trên tàu đã dùng phao và dây cứu sinh lần lượt đưa các ngư dân lên thuyền an toàn. Sau đó, tiến hành sơ cứu, sưởi ấm, cho các ngư dân ăn uống để bàn giao cho ngành chức năng.

    Các thuyền viên chưa hết bàng hoàng kể lại sự việc 

    Các thuyền viên chưa hết bàng hoàng kể lại sự việc 

    Các thuyền viên chưa hết bàng hoàng kể lại sự việc 

    Vừa cập bờ thuyền trưởng Phạm Văn Dúng đã điện báo về cho gia đình biết

    Vừa cập bờ thuyền trưởng Phạm Văn Dúng đã điện báo về cho gia đình biết

    Vừa cập bờ thuyền trưởng Phạm Văn Dúng đã điện báo về cho gia đình biết

    Các thuyền viên trên tàu gặp nạn cảm ơn, chào từ biệt thuyền trưởng tàu Hải Anh 18 Đặng Văn Tản (áo trắng)


     Doãn Công 

    Xem thêm :vùng biển, vận tải, ninh bình, cù lao chàm, bỏ chạy, quảng nam, quy nhơn, nam định, hải anh, thuyền trưởng Phạm Văn Dúng, thuyền trưởng Đặng Văn Tản, dùng phao cứu sinh,

    Đầu xuân, khám phá chốn du lịch tâm linh Bà Nà - Quê nhà - Dân Việt

    • Tin nổi bật
    • Tin đọc nhiều nhất
    • CHUYỆN LẠ: Hành ra hoa… biến đổi khí hậu

      Dân Việt - Những ngày qua, nhiều người hiếu kỳ đến nhà ông Nguyễn Văn Tâm (xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) chiêm ngưỡng bụi hành củ (hành ta, giống địa phương) ra một chùm hoa trên đỉnh lá.

    • Đà Nẵng: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị cấm đường

      Dân Việt - Ngành giao thông vận tải TP.Đà Nẵng có lệnh cấm xe có tải trọng 3,5 tấn trở lên lưu thông trên các tuyến đường ở khu vực Hòa An, khiến cho hàng trăm doanh nghiệp (DN) bức xúc...

    • Chán David Moyes, Van Persie tính “bài chuồn” khỏi M.U

      Dân Việt - Quá chán nản với đấu pháp chiến thuật của ông thầy David Moyes, tiền đạo Robin van Persie đang lên kế hoạch “đào tẩu” khỏi M.U vào cuối mùa giải 2013-2014.

    • Mộc mạc mâm cỗ lá

      Dân Việt - Mỗi khi phải chạnh lòng nhắc đến một giá trị đạo đức bị sa sút, người Việt thường nói với nhau một câu cũ, từ ông bà xưa truyền lại: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

    • Fan M.U kêu gọi lãnh đạo đội bóng sa thải David Moyes

      Dân Việt - Mới đây, tờ Metro (Anh) đã tiến hành cuộc thăm dò dư luận với sự tham gia của hơn 5.000 CĐV M.U. Kết quả có tới 72,33% ủng hộ lãnh đạo Quỷ đỏ sa thải HLV David Moyes.

    • Cách phòng chống dịch cúm gia cầm

      Dân Việt - Bệnh cúm A/H5N1 ở người hay còn gọi là bệnh CGC do một loại virus có tên là cúm A/H5N1 gây ra. Virus này có thể sống trong phân các loài chim, gia cầm, thủy cầm ít nhất 35 ngày ở nhiệt độ 4 độ C, ít nhất 6 ngày ở nhiệt độ 37 độ C.

    • Mourinho lý giải nguyên nhân mất điểm của Chelsea

      Dân Việt - Jose Mourinho rằng, sự mệt mỏi của các cầu thủ trụ cột là nguyên nhân chính khiến Chelsea không thể giành chiến thắng trước Galatasaray trong trận lượt đi vòng knock-out Champions League diễn ra vào rạng sáng nay.

    • Vụ Rừng toàn cầu: Chần chừ, lúng túng trong xử lý

      Dân Việt - Kể từ khi thành lập cho đến nay, các công ty thuộc khối liên danh (KLD) rừng toàn cầu đứng đầu là Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Hiển Vinh (Công ty Hiển Vinh, trụ sở tại Khánh Hòa), đã có nhiều hành vi vi phạm luật nhưng chưa bị xử lý nghiêm.

    • Làm giàu từ nghề làm lờ cá

      Dân Việt - Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.

    • Chứng kiến lễ hội lớn nhất tại Lạng SơnIcon

      Dân Việt - Là một trong ba lễ hội có quy mô lớn nhất thành phố Lạng Sơn. Hàng năm, cứ đến ngày 22- 27 tháng Giêng (âm lịch) người dân miền đất Xứ Lạng lại hân hoan đón chào một ngày hội dó là hội Đền Kỳ Cùng.

    Ngắm đào chuông trên đỉnh Bà Nà-dao chuong |Du lich 24h

    Khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ (Hoà Vang – TP. Đà Nẵng) có đỉnh núi Chúa ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, với khí hậu rất mát mẻ. Mỗi ngày có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, thu hút nhiều du khách tìm đến để chiêm ngưỡng. Nhất là ngắm loài hoa đào chuông nở, lung linh trước gió xuân về.

    Hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới sẽ đưa bạn lên đỉnh, lơ lửng trên cánh rừng nguyên sinh đầy sắc màu "ôn đới" khi Tết đến xuân về. Bạn sẽ thích thú xem lẫn những cảm giác hồi hộp, thích thú nhất trần gian để khám phá những điều bí ẩn trong từng gốc cây, tảng đá như đá Trải, đá cây Rơm, suối Điếc…

    Mà thật vậy, Bà Nà vào xuân với vườn hoa khổng lồ với hàng trăm loài hoa, mỗi loài một vẻ. Chỉ cần nhẩn nha trên những con đường mòn quanh đỉnh núi, qua những ngôi nhà hoang phế, rêu phong, trơ gan cùng tuế nguyệt, bạn sẽ bắt gặp những chùm địa lan, hoa mua rừng, hồng tú cầu… khoe màu khoe sắc. Loài nào cũng có màu sắc rất đẹp mắt mà dưới đồng bằng dễ gì có được. Vì có nhiều hoa nên hàng ngàn con bướm đủ màu đủ sắc, rủ về đây chập chờn vờn lấy hoa, vờn lấy người, lung linh như vẫy chào du khách.

    Ngắm đào chuông trên đỉnh Bà Nà - 1

    Đào chuông nở bên mái chùa

    Đặc biệt, ở Bà Nà có cây đào chuông rất quý hiếm, chỉ nở mỗi độ xuân về. Tên “đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa này có những cánh hoa khi nở rộ trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm treo lủng lẳng trên cành. Ngoài hoa ra, búp, lá non của các ngọn từ cành đào chuông cũng có đổi màu từ đỏ hồng đến xanh non.

    Theo một số nhà thực vật học, đào chuông thuộc họ đỗ quyên (Ericcaceae) bộ Ericales, lớp Magnoliopsida, là loại cây tiểu mộc chỉ cao khoảng 5m trở lại, lá nhỏ, nhánh non không lông. Cây ra hoa từ tiết đông chí cho đến tháng giêng, tháng hai. Ở nước ta cây đào chuông phân bố ở độ cao trên 1.400m tại các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, Bà Nà có thể nói là nơi đào chuông phát triển tốt nhất và cho hoa rất tuyệt.

    Hai bên đường từ khu biệt thự Bà Nà Bynight xuống chùa Linh Ứng và trong khu viên trước sân chùa có trồng nhiều cây đào chuông nở hoa rất đẹp. Hiện nay, đào chuông có nhiều ở ngoài rừng xung quanh khu Bà Nà Bynight, Lệ Nim, trước sân Bưu điện Bà Nà... Được ngắm từng “cái chuông” đang ngậm sương, gặp nắng sớm ban mai tạo ra hiệu ứng, óng ánh cái màu hồng như nụ cười tươi của nàng thiếu nữ yêu kiều.

    Xuân đến Tết về, một số người mê đào chuông cất công “băng rừng lội suối” suốt cả ngày để tìm ít nhánh đào chuông về chưn. Đầu năm mới, những cái chuông màu hoa đào hé nở như hàng trăm đôi môi “người đẹp” đang mĩm cười chúc Tết mọi người. Những người mê đào chuông, dù bận rộn đến bao nhiêu, họ cũng thu xếp một chuyến thượng sơn để ngắm hoa đào chuông Bà Nà “mĩm cười” trong gió xuân lành lạnh và mây bay trắng xoá, bao phủ tứ bề.

    Ngắm đào chuông trên đỉnh Bà Nà - 2

    Thiếu nữ ngắm hoa đào chuông trước chùa Linh Ứng

    Ngắm đào chuông trên đỉnh Bà Nà - 3

    Hoa đào chuông trước sân chùa

    Ngắm đào chuông trên đỉnh Bà Nà - 4

    Ngắm đào chuông trên đỉnh Bà Nà - 5

    Hoa đào chuông trong nhà nhân dịp Tết

    Ngắm đào chuông trên đỉnh Bà Nà - 6

    Ngắm đào chuông trên đỉnh Bà Nà - 7

    Hoa đào chuông, mỗi cành mỗi vẻ

     Độc giả Lê Quốc Kỳ 

    Bà Nà mở cửa đón khách thăm nhiều điểm du lịch tâm linh mới - Du Lịch - Du Lịch

    Lầu Chuông, tháp Linh Phong Tự và Nhà Bia là ba công trình kiến trúc mới nhất của Bà Nà Hills vừa được đưa vào phục vụ du khách từ đầu năm nay. Những công trình kiến trúc mới này cùng với Chùa Linh Ứng, đền Lĩnh Chúa Linh Từ… nổi tiếng lâu nay, dần hoàn thiện hệ thống kiến trúc du lịch tâm linh ở Bà Nà Hills.

    Ngay trong dịp Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014 này, du khách thập phương đến Bà Nà Hills đã có thể chiêm ngưỡng Lầu Chuông - công trình được xây dựng theo lối kiến trúc của nhà Phật. Điểm nhấn của công trình là chiếc chuông đồng nặng 1 tấn được đúc treo ngay trên đỉnh thiêng Bà Nà. Công trình được hàng trăm kỹ sư, công nhân dốc sức hoàn thành trong chưa đầy một năm này được kỳ vọng sẽ trở thành một điển đến ấn tượng với du khách trên “Đường lên tiên cảnh”- Bà Nà Hills.

    Lầu Chuông vừa hoàn tất xây dựng trên đỉnh Bà Nà với lối kiến trúc cổ kính, trang nghiêm

    Lầu Chuông vừa hoàn tất xây dựng trên đỉnh Bà Nà với lối kiến trúc cổ kính, trang nghiêm

    Cùng với vẻ đẹp ấn tượng Lầu Chuông là tháp Linh Phong Tự cao 9 tầng uy nghi trên đỉnh Bà Nà, cũng mở cửa đón du khách tham quan ngay từ đầu năm mới này. Mỗi tầng tháp đều có 4 quả chuông đồng ở 4 góc biểu trưng cho âm vang linh thiêng của một công trình kiến trúc du lịch tâm linh.

    Tháp Linh Phong Tự

    Tháp Linh Phong Tự

    Mỗi tầng tháp có 4 quả chuông ở 4 góc biểu trưng cho âm vang ở chốn tâm linh

    Mỗi tầng tháp có 4 quả chuông ở 4 góc biểu trưng cho âm vang ở chốn tâm linh

    Một công trình kiến trúc đặc sắc nữa trong chuỗi kiến trúc mới của Khu du lịch tâm linh trên đỉnh Bà Nà là Nhà Bia. Được xây dựng trong vòng 6 tháng cuối năm, Nhà Bia được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính,uy nghiêm. Bên trong công trình này là tấm bia đá lục lăng cao 1,8 mét. Đặc biệt, trên các mặt bia là những bài thơ lãng mạn ngợi ca cảnh đẹp thiên nhiên của Bà Nà và cả thành phố Đà Nẵng

    Trong nhiều năm trở lại đây, Khu du lịch tâm linh của Bà Nà Hills vốn đã thu hút du khách trong và ngoài nước với Chùa Linh Ứng, Đền Lĩnh Chúa Linh Từ (hay còn gọi là Đền Bà Chúa Thượng Ngàn).

    Ở độ cao trên 1.400 mét trên đỉnh núi Bà Nà, nơi được ví như sân thượng của Đà thành này, trong không gian trên non thiêng nơi trời đất giao hòa, thời gian như lắng đọng trong giây phút tĩnh tâm của khách hành hương trước tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao 27 mét tọa ở chùa Linh Ứng. Trong khói sương bảng lảng, những công trình kiến trúc tâm linh đặc sắc như tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ẩn hiện mang lại cho du khách cảm gác như đang thực sự ở chốn bồng lai tiên cảnh.

    Tượng Phật cao 27 mét tọa ở chùa Linh Ứng trên đỉnh Bà Nà

    Tượng Phật cao 27 mét tọa ở chùa Linh Ứng trên đỉnh Bà Nà

    Cùng với chùa Linh Ứng, đền Lĩnh Chúa Linh Từ cũng là một điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến với Bà Nà Hills.

    Đền Lĩnh Chúa Linh Từ hay còn có tên là Đền Bà Chúa Thượng Ngàn là nơi tôn thờ Mẫu Thượng Ngàn linh thiêng trấn giữ, cai quản cả vùng núi Bà Nà. Thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn liền với tín ngưỡng của người dân Việt ở những vùng rừng núi. Theo truyền thuyết, Bà Chúa Thượng Ngàn - vốn là người con gái mang tên La Bình của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương, theo lệnh Ngọc Hoàng trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi tất cả các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi của nước ta. Người dân ở vùng rừng núi luôn giữ đức tin Mẫu Thượng Ngàn sẽ luôn chở che, mang lại bình an cho muôn đời ở vùng đất nơi Bà cai quản.

    Đền Lĩnh Chúa Linh Từ

    Đền Lĩnh Chúa Linh Từ

    Cảnh trí xung quanh nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn

    Cảnh trí xung quanh nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn

    Đại đức Thích Thanh Lợi khi viếng đền Lĩnh Chúa Linh Từ linh thiêng trên đỉnh Bà Nà đã viết bài cảm tác rằng: Đền thiêng sương phủ đỉnh Bà Nà/ Tiên cảnh mệnh danh thực chẳng ngoa/ Róc rách suối reo vang khúc nhạc/ Líu lo chim hót rộn lời ca/ Thả hồn tự tại cùng non nước/Vui thú tiêu dao với cỏ hoa/ Ngắm cảnh nghĩ công người tạo dựng/Đức - Tâm tỏa sáng khắp gần xa.

    Đưa du khách từ chân núi lên thẳng đỉnh non thiêng của khu du lịch nghĩ dưỡng Bà Nà Hills là những tuyến cáp treo nổi tiếng với nhiều kỷ lục Châu Á và Thế giới. Từ đây, nhìn xuống xuống quanh rừng nguyên sinh, là núi non, sông biển kỳ kỹ của Đà thành; và hướng về đỉnh núi là những đền chùa linh thiêng cùng với những công trình kiến trúc mới độc đáo vừa đưa vào phục vụ du khách. Hành trình du lịch tâm linh trên “Đường lên tiên cảnh”- Bà Nà Hills sẽ là một hành trình cảm xúc đẹp với những du khách trải nghiệm.  

     Khánh Hiền 

    Bảo vệ Bà Nà Hills liên tiếp trả lại tài sản cho du khách đánh rơi | TTVH Online

    (Thethaovanhoa.Vn) -Ngày 6/2/2014 vừa qua, đại diện đội Bảo vệ khu du lịch Bà Nà Hills - Đà Nẵng đã trao trả lại tài sản cho du khách Bùi Thanh Nhàn với số tiền 10.055.00đ cùng nhiều giấy tờ quan trọng bị đánh rơi tại khu du lịch tại Bà Nà.

    Theo thông tin từ chị Nhàn, 17h00 Ngày 6/2/2014, trong lúc cùng gia đình đón không khí Tết tại Khu du lịch Bà Nà Hills, chị Nhàn đã làm rơi túi xách tại khu quảng trường khu lịch, ngay sau đó 01 cán bộ của khu dịch vụ nhà hàng đã nhặt được và phối hợp với lực lượng bảo vệ tại chỗ tiến hành kiểm tra và liên hệ được với chủ nhân của tài sản trên để trao trả.

    Chị Nhàn cho biết, vào thời điểm đó lượng khách tham quan ở khu du lịch Bà Nà Hills khá đông nên bị mất tập trung và làm rơi túi xách mà không biết. Ngay sau khi phát hiện bị mất túi xách, chị và gia đình quay lại khu du lịch Bà Nà Hills để tìm kiếm. Chị Nhàn đã rất bất ngờ khi được đội ngũ nhân viên tại đây thông báo nhặt được tài sản của chị và đề nghị chị quay lại khu du lịch để nhanh chóng nhận lại tài sản đã mất.

    Chị Điểu và gia đình không giấu được sự vui mừng khi nhận lại tài sản

    Chị Điểu và gia đình không giấu được sự vui mừng khi nhận lại tài sản

    Liên tiếp sau đó, ngày 7/2/2014, tại khu Bynight - khu du lịch Bà Nà Hills, nhận được thông báo của du khách Trần Thị Điểu ở TP. Hồ Chí Minh thông báo trong sáng cùng ngày, khi đang tham quan tại Bà Nà Hills gia đình chị đã thất lạc một chiếc balo trong đó có rất nhiều tài sản quý và giấy tờ quan trọng.

    Sau khi nhận được thông tin trên, tập thể cán bộ bảo vệ khu du lịch đã khoanh vùng và thông báo cho các nhân viên khác trong khu du lịch để triển khai tìm kiếm tài sản cho du khách. Ngay trong chiều hôm đó, tài sản của khách đã được tìm thấy tại khu vực hầm rượu. Qua kiểm tra tại hiện trường, đội bảo vệ xác nhận số tài sản bao gồm: 01 ba lô màu hồng, đựng trong đó có nhiều loại tiền mệnh giá khác nhau có tổng giá trị 30.000.000đ, 03 dây chuỗi trang sức không rõ chất liệu, 22 phiếu mua hàng có mệnh giá 50.000đ và một số giấy tờ tùy thân khác - số tài sản trên trùng khớp với những thông tin của chị Trần Thị Điểu cung cấp trước đó.

    Ban bảo vệ khu du lịch Bà Nà Hills đã nhanh chóng liên hệ mời gia đình chị Trần Thị Điểu tới văn phòng Công ty CP Dịch Vụ Cáp treo Bà Nà để tiến hành bàn giao lại tài sản.

    Đông Uyên

    Sắc hoa đào chuông như môi thiếu nữ trên đỉnh Bà Nà - Du Lịch - Du Lịch

    Nằm cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, du khách đến Đà Nẵng đừng quên ghé thăm Bà Nà, được mệnh danh là "lá phổi xanh" của miền trung, là hòn ngọc của khí hậu Việt Nam và sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng sắc hồng tươi tắn như môi thiếu nữ của loài đào chuông ở độ cao trên 1400 mét so với mặt nước biển.

    Sắc hoa đào chuông như môi thiếu nữ trên đỉnh Bà Nà

    Sắc hoa đào chuông như môi thiếu nữ trên đỉnh Bà Nà

    Bà Nà hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên, huyền ảo với khí hậu trong lành, thoáng đãng. Với hơi ẩm thường xuyên được đưa vào từ biển, lại nằm trên độ cao, thời tiết nơi đây 4 mùa thay đổi trong một ngày. Cũng khính bởi khí hậu tuyệt vời này mà nơi đây rất nhiều thắng cảnh đẹp làm say đắm lòng người với những thảm thực vật tươi tốt, phong phú như các loài cây trác, kim giao, trầm hương...

    Du khách đến đây vào mùa xuân cũng được chiêm cũng được ngắm một thiên đường hoa rực rỡ quanh năm với những đóa cẩm tú cầu màu sắc, những loài hoa lan rực rung rinh trước gió. Tha thẩn trên những con đường quanh co lên đỉnh núi, bạn sẽ bắt những chùm địa lan, hoa rừng khoe sắc với những đàn bướm xinh đủ màu đủ sắc, rập rờn bên những cánh hoa tạo nên một cảnh sắc say đắm lòng người.

    Từ trên cao, du khách sẽ chiêm ngưỡng toàn bộ thác Tóc Tiên chín tầng hùng vỹ hiện ra với thác nước chảy róc rách hòa mình trong thiên nhiên hoang sơ của đất trời. Nếu may mắn, du khách cũng có dịp ngắm những loài động vật như: chà và chân nâu, vượn má hung, gấu ngựa, gà lôi lam mào trắng…bay nhảy giữa núi rừng yên tĩnh.

    Những cánh hoa hồng phớt mong manh nhưng đầy sức sống, rạng ngời trước mưa nắng của chốn cao sơn.

     Những cánh hoa hồng phớt mong manh nhưng đầy sức sống, rạng ngời trước mưa nắng của chốn cao sơn.

    Nhưng đặc biệt nhất, du khách đến Bà Nà sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những chùm hoa đào chuông nở ẩn mình dưới những tán cây cao bên khe núi. Những chùm hoa màu hồng thắm giống như hình chiếc chuông nhỏ lung linh trong nắng xuân, rung rinh trước gió.

    Giữa mênh mông rừng thẳm, hoa xuất hiện thật khiêm nhường nhưng nồng ấm với màu hồng đào như môi thiếu nữ đang tuổi xuân. Những chiếc chuông nhỏ xinh với những nét riêng rất lạ, vừa rực rỡ nhưng cũng lại rất dịu dàng, đằm thắm, mang vẻ hoang dại núi rừng sâu thẳm nhưng vẫn thoáng vẻ quý phái của một loài hoa vương giả. Những cánh hoa hồng phớt mong manh nhưng đầy sức sống, rạng ngời trước mưa nắng của chốn cao sơn.

    Có lẽ ở nước ta, đào chuông chỉ ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, nơi có độ cao trên 1400 mét so với mặt nước biển, và ở Bà Nà có lẽ là nhiều nhất. Hoa có tên khoa học là En klanthus quinque fiorus lour thuộc họ Đỗ Quyên (Ericcaceae), ra hoa từ tiết Đông chí cho đến tháng Giêng, tháng hai rồi tàn lụi.

    Vì vậy hãy lên Bà Nà vào độ tháng 2, khi thời tiết đã ấm hơn, sắc đào chuông có lẽ đã bung hết sắc thắm, níu chân du khách. Men theo những lối đi của khu nghỉ mát, xung quanh những ngôi biệt thự, hoa đào chuông bung nở như quyến rũ gọi mời giữa khói mây huyền hoặc trên đỉnh Bà Nà

     Song An 

    Ảnh: Internet

    2 chị em khổ sở vì có ngoại hình giống... Tây

    Từ thị trấn Trà My, phải xuyên đường rừng hơn 50 km bằng xe máy rồi băng sông, leo núi hơn nửa ngày mới tới được nóc Nà Gai, làng Dưng, thôn 5, xã vùng cao Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

     Chưa từng tiếp xúc người nước ngoài 

    Nóc Nà Gai có 8 hộ dân tộc Ca Dong với hơn 60 người. Tất cả là họ hàng, sinh sống quần cư từ bao đời nay và là hộ nghèo. Họ nói được tiếng Kinh nhưng hầu hết không biết chữ, trừ vài đứa trẻ đang học tiểu học ở trường cách nóc Nà Gai cả giờ đi bộ. Phần lớn người dân ở đây không nhớ chính xác năm sinh của mình. Họ sống đoàn kết, giữ được phong tục, bản sắc dân tộc.

    Đến nóc Nà Gai, gặp chị em Hồ Thị Dung và Hồ Văn Chin, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ họ là người châu Âu đến đây du lịch. Chin cao 1,72 m, Dung cao 1,63 m - hơn hẳn thanh niên trong xóm. Cả hai có nước da trắng hồng cùng nhiều vết đồi mồi, mũi to và cao, mắt xanh, lông mày và tóc vàng hoe, lông tay và chân dày đặc, xoăn và trắng…

    Bà Hồ Thị Sơn, mẹ của Dung và Chin, cho biết vợ chồng bà sinh được 8 con. Trong đó, 6 con lớn bình thường như người Ca Dong, đến  Dung và Chin thì khác hẳn. Dung sinh năm 1988, Chin ra đời sau đó 2 năm. Cuộc sống nơi rừng sâu khó khăn, thiếu thốn nhưng cả hai lớn nhanh và khỏe mạnh, càng lớn càng khác hẳn người Ca Dong. Như nhiều người khác, Dung và Chin cũng không được đi học.

    2 chị em khổ sở vì có ngoại hình giống... Tây - Ảnh 1Phóng to

      Hồ Văn Chin và chị gái Hồ Thị Dung cùng con trai của cô.  

    Già làng Hồ Văn Sết, sống ở nóc Nà Gai từ nhiều năm nay, kể lại: “Hồi chiến tranh, có lần bà Sơn bị thương ở chân. Lúc đó, tui bắt con rái cá ở suối Khe Dưng về làm thịt cho bà Sơn ăn, uống máu và mật. Sau đó, vết thương của bà Sơn lành hẳn. Tui nghi việc Dung và Chin giống Tây là do mẹ nó ăn thịt, uống mật và máu con rái cá”.

    Theo ông Hồ Văn Xía, chồng bà Sơn, nhiều đời của dòng họ ông đều sống quanh núi Mun, chưa bao giờ tiếp xúc với người nước ngoài. Trong chiến tranh, ông tham gia cách mạng nhưng chỉ hoạt động trong khu vực này chứ không đi xa. Đau ốm dùng lá, rễ cây và thú rừng để tự điều trị nên họ chưa bao giờ đến bệnh viện. “Chẳng biết con Dung và thằng Chin vì sao lại không giống người Ca Dong, chắc do ông trời đã định” - ông Xía nói.

    Theo ông Hồ Văn Dây,  nguyên trạm trưởng Trạm Y tế xã Trà Đốc, trường hợp của Dung và Chin rất khó lý giải.

     Khổ sở vì không bình thường 

    Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, cho biết trừ người dân và cán bộ địa phương, ai gặp Dung và Chin cũng đều nghĩ là người nước ngoài. Ngay cả lãnh đạo trung ương về tặng quà Tết cho dân ở đây cũng không khỏi ngỡ ngàng khi gặp chị em họ.

    “Lúc rảnh rỗi, em theo bạn xuống thị trấn Trà My tìm việc làm nhưng khi gặp, ít ai chịu thuê. Rất nhiều lần em bị người lạ chào bằng tiếng gì đó. Thấy em không hiểu, họ mới hỏi bằng tiếng Việt và biết em là người Ca Dong. Tuy vậy, nhiều người vẫn không tin vì em nói tiếng Việt không rõ lắm. Thấy em da dẻ trắng trẻo, cao lều khều, nhiều người nghĩ không quen lao động nên không thuê."

    "Một lần, có người thuê em lột vỏ keo. Khi vào làm, cả nhóm làm thuê nhòm ngó, xao lãng công việc nên em bị chủ cho nghỉ” - Chin phân bua. Do vậy, Chin rất ít khi ra khỏi làng, chỉ quanh quẩn làm rẫy kiếm sống với gia đình.

    Hoàn cảnh Dung thì éo le hơn và đang phải nuôi con nhỏ. Năm 2005, một thợ săn tên Nhượng ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam lên núi Mun bẫy thú gặp Dung và nảy sinh tình cảm. Sau đó, Nhượng đưa Dung về quê ra mắt cha mẹ.

    Sau khi nghe Nhượng giải thích, gia đình tỏ ra thất vọng và phản đối ngay. Mẹ Nhượng cho rằng Dung không phải Tây cũng chẳng phải người Ca Dong, trắng trẻo như vậy, chắc chắn là lười lao động nên không đồng ý.

    Vì vậy, dù đã mang thai với Nhượng nhưng Dung phải về lại nóc Nà Gai sống. Sau đó, Nhượng có lên chăm sóc mẹ con Dung trong thời gian ngắn rồi bỏ đi. Con Dung là Hồ Văn Vĩ, 8 tuổi, đang theo học lớp 2 nhưng không giống Tây như mẹ.

    “Em rất buồn, cũng làm rẫy cực nhọc như người khác nhưng người ta thì tóc đen, da rám nắng, em thì da cứ trắng, tóc cứ vàng. Chồng cũng chẳng lấy được. Thằng Chin cũng vậy, con gái trong làng chẳng ai dám lấy. Nó phải sang huyện khác mới có người ưng. Mong sao con thằng Chin bình thường để khỏi phải lận đận” - Dung bộc bạch.

    Từ năm 2015: Thời gian lên đỉnh Fansipan chỉ còn 15 phút

    Tại quy hoạch chi tiết ghi tại Quyết định số 257/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai: Đây là khu quy hoạch có tổng diện tích 41 ha, thuộc tổ 11 thị trấn Sa Pa (phía bắc giáp tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, phía đông giáp trụ sở Vườn Quốc gia Hoàng Liên), được phân thành 3 khu chính gồm: Khu trung tâm điều hành với tổng diện tích 8758m², trong đó có các khu vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, nhà hàng cao cấp, nhà nghỉ, khu biểu diễn giao lưu văn hóa ngoài trời, trò chơi, khu vực cây xanh mặt nước; khu vực ga cáp treo  có tổng diện tích hơn 8.000m² gồm có 2 khu ga đi; khu bán vé, kiểm soát vé…

    Theo công bố, Quần thể du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn sẽ được quy hoạch đảm bảo việc bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống, tạo cảnh quan môi trường gần gũi với thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, nghỉ dưỡng của khách du lịch khi đến với Sa Pa.

    Quần thể được chia thành các khu chính gồm khu trung tâm điều hành với tổng diện tích 8.758m2; khu vực ga cáp treo có tổng diện tích hơn 8.000 m2.

    Khu ga cáp treo chiếm gần 1/2 diện tích tổng thể được bố trí hai ga đi và đến cùng dịch vụ bán vé và kiểm soát vé.

    Dự án cáp treo Sapa đã được UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Sun Group khởi công vào ngày 2/11 nhân kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào giữa năm 2015.

    Đây là hệ thống cáp treo thiết kế ba dây được giới thiệu  là đầu tiên ở châu Á và cũng dài nhất, cao nhất, phức tạp nhất thế giới, do tập đoàn Sun Group – chủ khu du lịch cáp treo Bà Nà Hill - làm chủ đầu tư, trị giá 4.400 tỷ đồng. Hệ thống cáp treo Fansipan có độ dài toàn tuyến khoảng 7 km, điểm đầu tại tổ 11B, đường Nguyễn Chí Thanh - thị trấn Sa Pa, vượt thung lũng Mường Hoa kết nối với các điểm du lịch và lên đỉnh Fansipan.

    Khi hệ thống cáp hoàn thành, du khách sẽ chỉ mất 15 phút để lên đỉnh Fansipan thay vì phải mất thông thường là hai ngày một đêm vượt qua 11 km rừng núi hiện nay (con đường ngắn nhất từ cửa rừng Trạm Tôn lên).

     Phong Dao 

    Đà Nẵng: Đào tạo tiếng Nhật cho hơn 200 học viên | Giáo dục | VTC News

    Theo đó, các học viên được các giảng viên Đại học Đông Á và giảng viên người Nhật trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian 4 tháng để trang bị những kiến thức nền tảng về văn hoá Việt Nam; bồi dưỡng tiếng Nhật, nghiệp vụ hướng dẫn và kỹ năng du lịch; nắm bắt và phân tích thị trường khách Nhật Bản.

    Đà Nẵng, đào tạo, hướng dẫn viên, du lịch, Nhật Bản

      Theo ông Lương Minh Sâm, Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, việc tăng cường đào tạo Hướng dẫn viên Du lịch tiếng Nhật nhằm phục vụ nhu cầu giao thương quốc tế giữa Đà Nẵng và Nhật Bản 

    Việc tăng cường đào tạo Hướng dẫn viên Du lịch tiếng Nhật nhằm bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đang còn thiếu và yếu ở khu vực miền Trung. Đặc biệt, phục vụ cho nhu cầu giao thương quốc tế khi đường bay trực tiếp Đà Nẵng-Narita (Nhật Bản) được khai trương vào tháng 7/2014.

    Ông Lương Minh Sâm, Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện TP Đà Nẵng tại Nhật Bản cho biết, đây là hoạt động thiết thực nhằm mở rộng cũng như giới thiệu văn hóa Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đến với du khách Nhật Bản.

    Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để nâng cao quan hệ hợp tác đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng.

    Đà Nẵng, đào tạo, hướng dẫn viên, du lịch, Nhật Bản

     Trong những năm gần đây, Nhật Bản là 1 trong 3 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất trong kỳ với hơn 600 nghìn người 

    Theo Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, trong năm 2013, Việt Nam đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (tăng 10,6% so với năm 2012), trong đó du khách Nhật Bản nằm trong top 3 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất trong kỳ với 604,1 nghìn người (tăng 4,8%).

    Trước nhu cầu đó, việc đào tạo, nâng cao chất lượng hướng dẫn viên tiếng Nhật sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch và hợp tác giữa 2 nước Việt Nam-Nhật Bản.

    Bên cạnh đào tạo Hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật, bắt đầu từ tháng 3/2014, ĐH Đông Á còn phối hợp với các văn phòng đại diện đào tạo các khóa Hướng dẫn viên Du lịch tiếng Hàn và tiếng các nước để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng và khu vực.

    'Đà Nẵng không lấy mại dâm để phát triển du lịch' - DVO - Báo Đất Việt

    Chính trị - Xã hội / Tin tức thời sự

    'Đà Nẵng không lấy mại dâm để phát triển du lịch'

    (Tin tức thời sự) - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh khẳng định "Đà Nẵng không lấy mại dâm để phát triển du lịch", nếu ai nghĩ Đà Nẵng buông lỏng quản lý, dùng mại dâm để phát triển du lịch là "xúc phạm người dân Đà Nẵng" nhưng vẫn thừa nhận Đà Nẵng có mại dâm.

    • 33.000 gái mại dâm và không có mại dâm Quất Lâm-Đồ Sơn
    • Cửa chùa luôn rộng mở với… gái mại dâm

    “Quan điểm chính thức của lãnh đạo TP cũng như cá nhân tôi là TP Đà Nẵng không ủng hộ mại dâm, không tạo điều kiện để mại dâm tồn tại và phát triển. Tôi khẳng định điều đó trước báo chí” – Ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm TP Đà Nẵng phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013; triển khai nhiệm vụ năm 2014 tổ chức ngày 13/2.

    Ông Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ làm tất cả mọi cách để du lịch TP phát triển, để ngày càng có nhiều du khách đến với Đà Nẵng. Nhưng đó là những cách tích cực, chắc chắn mại dâm không phải là một trong những cách đó. Tôi khẳng định Đà Nẵng không lấy mại dâm để phát triển du lịch".

    Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh khẳng định
    Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh khẳng định "Đà Nẵng không lấy mại dâm để phát triển du lịch" nhưng vẫn thừa nhận Đà Nẵng có mại dâm.

    Ông Nguyễn Xuân Anh cũng cho biết thêm, năm 2013, Đà Nẵng đã đón 3 triệu du khách và ông chưa nhận được phản hổi nào của du khách rằng họ đến Đà Nẵng vì mại dâm.

    Sau đó chính Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Anh tự đặt câu hỏi và tự trả lời: "Đà Nẵng có mại dâm hay không? Tôi khẳng định là có. Và thực trạng nó là như thế để chúng ta có giải pháp cho đúng đắn. Mình đừng nói với nhau rằng là thành phố chúng ta sạch trơn, không có tình trạng mại dâm tồn tại. Đà Nẵng không hề có. Nói như thế là lừa dối chính mình và lừa dối những nỗ lực của mình".

    Chốt lại vấn đề, ông Nguyễn Xuân Anh nói: “Chúng ta đang hướng đến một thành phố đáng sống. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta ở đây sẽ nỗ lực hết sức mình để đạt được mục tiêu này, đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố như chúng ta hằng mong muốn. Và rõ ràng là phòng chống tệ nạn mại dâm phải được tiến hành quyết liệt, khẳng định không có chuyện buông lỏng, thả nổi trên địa bàn Đà Nẵng. Thành phố đáng sống không phải là thành phố mại dâm!”.

    Trước đó, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, ma tuý, mại dâm TP Đà Nẵng tổ chức sáng 31/7/2013, ông Nguyễn Xuân Anh đã từng có những phát biểu gây sốc: "Với thành phố du lịch mình, tôi cho rằng không thể không có mại dâm, nhưng đừng có bầy hầy như Hà Nội, TP.HCM để mà khám phá ra mấy cái quán karaoke này kia quá là bầy hầy, quá quắt".

    Trước đó, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, ma tuý, mại dâm TP Đà Nẵng tổ chức sáng 31/7/2013, ông Nguyễn Xuân Anh đã từng có những phát biểu gây sốc: "Với thành phố du lịch mình, tôi cho rằng không thể không có mại dâm, nhưng đừng có bầy hầy như Hà Nội, TP.HCM để mà khám phá ra mấy cái quán karaoke này kia quá là bầy hầy, quá quắt".

    Đường dây mại dâm quy mô lớn tại TP. Đà Nẵng bị xóa sổ hồi đầu năm 2012
    Đường dây mại dâm quy mô lớn tại TP. Đà Nẵng bị xóa sổ hồi đầu năm 2012

    "Tôi nói cái ý này không biết có sai hay không, nhưng mại dâm làm sao cho nó đừng có quá phản cảm. Chứ còn không thôi mình nói thành ra duy ý chí, làm sao có thể chấm dứt việc đó được? Thành ra dư luận bây giờ có cái việc là phải hợp thức hoá việc này (tức mại dâm - PV)!".

    "Cuộc sống có cái mâu thuẫn là một thành phố du lịch, mà du lịch muốn sống, muốn khách khứa tới thì hình như phải có dịch vụ đó thì khách mới tới. Khách du lịch tới đây, kể cả hội thảo rồi đầu tư cũng thế, người ta đi chơi rồi những dịch vụ như thế rất là quyết định. Hầu như không thể nào thiếu được. Nhưng mà cách quản lý như thế nào, chứ để ấy quá thì lại đâm ra phản cảm!"…

    Cũng tại hội nghị diễn ra vào ngày 13/2, nói về chuyện “mại dâm đứng đường”, Thượng tá Trần Thanh Hải, Phó trưởng Công an quận Thanh Khê cho biết, năm 2013 có một số bài báo viết về tình trạng mại dâm đứng đường trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành thuộc địa bàn Thanh Khê, lực lượng công an đã triển khai lực lượng, bắt giữ, thu gom nhưng không xử lý triệt để được vì văn bản hướng dẫn cơ chế, chế tài của nhà nước không rõ ràng.

    "Hiện nay bắt vào, phạt 150.000 đồng rồi thả về. Coi như bắt đằng trước đi đằng sau. Bắt buổi sáng thì buổi chiều đã thấy đối tượng quay lại đấy rồi. Thậm chí có khi bắt vào, đối tượng mại dâm không có tiền mà chỉ có mỗi cái mũ bảo hiểm trong tay, không làm gì được. Rất khó khăn!”, ông Hải nói.

     Hà Anh  (Lược theo Infonet) 

    Du lịch Đà Nẵng khởi sắc | Nhịp sống địa phương | Thanh Niên Online

    Sáng mùng 1 tết Giáp Ngọ (tức ngày 31.1), chuyến bay MI630 đến từ Singapore do hãng hàng không Silk Air khai thác, đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, đưa gần 120 du khách “xông đất” Đà Nẵng, báo hiệu một năm du lịch khởi sắc của thành phố bên sông Hàn.

    Du lịch Đà Nẵng khởi sắc

    Những du khách quốc tế “xông đất” TP.Đà Nẵng trong ngày mùng 1 tết Giáp Ngọ -  Ảnh: Diệu Hiền

    Cùng với chuyến bay “xông đất” ngành du lịch Đà Nẵng, thì trong dịp tết này, có tổng cộng 74 chuyến bay của 16 đường bay quốc tế trực tiếp, đã đưa hơn 8.300 lượt du khách quốc tế đến với TP.Đà Nẵng. Con số này tăng đến hơn 62% so với cùng kì của năm trước. Không chỉ có khách quốc tế đến với Đà Nẵng bằng đường hàng không, ngay trong ngày mùng 2 tết Giáp Ngọ (ngày 1.2), Sở VH-TT-DL TP.Đà Nẵng cũng long trọng tổ chức lễ đón tiếp những vị khách quốc tế đầu tiên đến Đà Nẵng bằng đường tàu biển trong những ngày đầu năm mới. Và sau sự khởi đầu này, những ngày đầu xuân, Đà Nẵng đón đến 8 chuyến tàu biển, chở theo hơn 10 ngàn lượt du khách quốc tế đến du xuân.

     
    Theo Sở VH-TT-DL TP.Đà Nẵng, trong tháng 2.2014, có 25 tàu du lịch hạng 5 sao mà các hãng du lịch quốc tế đăng ký cập Cảng Đà Nẵng. Được biết, khách du lịch quốc tế trên các chuyến tàu biển dù thời gian trên bờ không nhiều, nhưng có mức chi tiêu mua sắm cao. Năm 2014, được dự báo là năm nhộn nhịp với các chuyến tàu biển quốc tế đến Đà Nẵng.

    Theo ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Đà Nẵng, trong dịp tết, Đà Nẵng đón hơn 179 ngàn lượt khách, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, riêng lượt khách quốc tế là hơn 58 ngàn, và gần 121 ngàn lượt khách nội địa. Số khách lưu trú lại trong dịp này hơn 53 ngàn lượt du khách, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước. 

    Trao đổi với PV, ông Trần Chí Cường cho hay, sở dĩ năm nay Đà Nẵng có được sự khởi đầu đầy tốt đẹp là nhờ kì nghỉ tết khá dài, đến 9 ngày, nên rất thuận lợi cho du khách nội địa có những chuyến du lịch dài ngày. Và Đà Nẵng đang là một điểm đến an toàn và lý tưởng, nên du khách ưu tiên chọn lựa. Bên cạnh đó, trong những ngày xuân mới, Đà Nẵng đã tổ chức rất nhiều hoạt động vui xuân để chào đón và phục vụ nhu cầu của du khách. Chính những sản phẩm du lịch phong phú hơn đã là một trong những yếu tố tích cực để du khách quyết định chọn Đà Nẵng làm nơi để vui xuân trong những ngày đầu năm mới.

    Được biết năm nay, Đà Nẵng chọn du lịch là 1 trong 5 hướng đột phá trong chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Du lịch Đà Nẵng đặt ra tiêu chí trong năm 2014 sẽ đón hơn 3,6 triệu lượt khách du lịch, tăng so với năm 2013 là 15%. “Để đạt những tiêu chí trên, ngành du lịch của chúng tôi đang triển khai nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với với các cơ quan, ban ngành của TP.Đà Nẵng như Công an TP; UBND các quận, huyện; Sở Công thương... Đảm bảo tạo một môi trường du lịch an toàn, thân thiện đối với du khách. Tình trạng bu bám, chặt chém du khách sẽ sớm được dẹp bỏ hoàn toàn để du khách trong nước lẫn quốc tế yên tâm khi đến với Đà Nẵng. Ngay cả vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… cũng được rà soát kỹ lưỡng hơn, xây dựng một môi trường du lịch văn minh ở tại TP này”, ông Trần Chí Cường khẳng định.

     Diệu Hiền 

    Chủ tịch Đà Nẵng: 'Buồn lắm vì thái độ lơ lơ của DN' | Xã hội | VTC News

    Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã cho biết ông thấy “buồn lắm” vì thái độ “lơ lơ” của các doanh nghiệp TP trong việc đón tiếp các đoàn nước ngoài đến Đà Nẵng xúc tiến đầu tư, du lịch.

    Tại một hội nghị ngày 18/2 của ngành VH-TT-DL đây, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến khẳng định, ông đồng ý chủ trương về việc tổ chức và cho biết sẽ chủ trì buổi gặp gỡ, tọa đàm với các doanh nghiệp ngành văn hóa, thể thao, du lịch, có mời một số ngân hàng cùng tham dự nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp.

     Đà Nẵng, chủ tịch UBND, Văn Hữu Chiến, doanh nghiệp 
     Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến cho biết, ông thấy "buồn lắm" vì thái độ "lơ lơ" của các doanh nghiệp trên địa bàn khi đón tiếp các đoàn nước ngoài đến xúc tiến đầu tư, du lịch...  

    Ông cũng đồng ý tiếp tục tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Đà Nẵng, trong đó sẽ có sự kết hợp với các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo TP nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch địa phương mở rộng việc giới thiệu hình ảnh ra với thế giới. Riêng trong tháng 7/2014, ông Văn Hữu Chiến cho biết sẽ dẫn đầu đoàn công tác của Đà Nẵng đi Nga, Kazakhstan… chủ yếu là để xúc tiến về du lịch.

    “Lượng khách Nga đến Việt Nam rất lớn nhưng hiện hầu như tập trung vào Nha Trang. Tại sao chúng ta không làm được? Hôm ông Tổng lãnh sự Nga tại Đà Nẵng đến chúc Tết, tôi có nói với ổng, Tổng lãnh sự Nga đóng tại Đà Nẵng mà khách du lịch Nga không đến đây là điều rất đáng áy náy.

    Ông Tổng lãnh sự Nga công nhận điều đó và bảo sau Tết sẽ cùng xắn tay áo với nhau để làm. Phía Nga sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho đoàn công tác của Đà Nẵng đi Nga trong tháng 7 tới để xúc tiến du lịch một cách có hiệu quả nhất” – ông Văn Hữu Chiến cho hay.

    Ông đề nghị ngành VH-TT-DL Đà Nẵng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành, các tour du lịch trên địa bàn lưu ý chuẩn bị tinh thần, nội dung để cùng với đoàn công tác của TP qua Nga xúc tiến du lịch. “Tôi đi cú này xúc tiến du lịch là chính, để làm sao lôi kéo cho được khách Nga về đây!” – ông Văn Hữu Chiến nhấn mạnh.

    Đáng chú ý, ông Văn Hữu Chiến cho biết, khi ông dẫn đầu các đoàn công tác của Đà Nẵng đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, như ở Mỹ chẳng hạn, thị trưởng Houston rất nhiệt tình tổ chức, tạo điều kiện cho đoàn tiếp cận với các doanh nghiệp Mỹ. Ngay tại Houston có 150 doanh nghiệp Mỹ đến dự, lắng nghe rất chi tiết, cụ thể.

    Ở Yokohama của Nhật Bản cũng vậy, có tới 220 doanh nghiệp từ Tokyo, Osaka, Yokohama, Kawashaki… đến dự và lắng nghe rất cặn kẽ. Thị trưởng Yokohama công nhận đây là lần đầu tiên ở TP này có một hội nghị xúc tiến đầu tư của nước ngoài thu hút nhiều sự quan tâm như vậy.

    “Thế mà mỗi lần người ta đến Đà Nẵng để xúc tiến đầu tư thì chỉ có lèo tèo mấy doanh nghiệp của mình. Nhiều lúc nhìn thấy buồn lắm, thấy không hay chút nào. Người ta đến rất cần mình nhưng mình lại chả có ông nào đến để liên kết, liên doanh hay tìm hiểu thế này, thế kia.

    Trong khi đó mình đi xúc tiến, người ta hỏi cả ngày, mình trả lời không hết luôn. Tôi phải chia từng nhóm một ra để trả lời. Họ tìm hiểu đến như thế, mà tới khi họ qua đây tìm hiểu thì chả có ông doanh nghiệp nào đến.

    Thái độ của người ta như thế, toàn là những nước lớn, những nền kinh tế hàng đầu thế giới nhưng các doanh nghiệp của họ luôn tỏ ra hết sức cầu thị. Trong khi mình chưa gì hết mà đã thấy các doanh nghiệp lơ lơ. Cho nên không trách được sự phát triển của chúng ta nó trì trệ!” – Ông Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến bày tỏ.

    Hàng nghìn du khách quốc tế đến Đà Nẵng dịp Tết | ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM - VOV.VN

    Các hãng du lịch quốc tế đã đăng ký 25 tàu du lịch hạng 5 sao cập cảng Tiên Sa trong tháng 2 là tín hiệu vui đối với ngành du lịch địa phương.

    Xác định du lịch là 1 trong 5 hướng đột phá phát triển kinh tế-xã hội, năm 2014, thành phố Đà Nẵng tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch; nâng cao vai trò của doanh nghiệp du lịch thành phố; tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới và sản phẩm lưu niệm đặc thù... Năm 2014, thành phố Đà Nẵng phấn đấu đón 3,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 15% so với năm 2013.

    Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết: Năm Giáp Ngọ 2014, Trung tâm hoàn toàn tin tưởng vào sự phát triển của du lịch Đà Nẵng, căn cứ trên tiềm năng, thế mạnh và phát triển của sản phẩm du lịch. Công tác xúc tiến quảng bá được ãnh đạo thành phố Đà Nẵng quan tâm, hỗ trợ và ủng hộ. Đặc biệt, quan trọng là sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và người dân cùng chung tay phát triển sản phẩm du lịch, giữ gìn môi trường du lịch thân thiện, mến khách./.

    Hải Sơn/VOV-miền Trung

     

    Công viên châu Á ở Đà Nẵng sẽ hoạt động năm 2014 | Vietnam+ (VietnamPlus)

    Lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) cam kết phấn đấu đưa Dự án Khu Công viên văn hóa và vui chơi giải trí Đông Nam Đài Tưởng niệm (Công viên châu Á - Asian Park) giai đoạn 1 tại Đà Nẵng vào hoạt động trong năm 2014.

    Theo ông Đặng Minh Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sun Group, Công viên Asian Park được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Bill Bensley, có tổng diện tích quy hoạch 880.082m2, gồm 763.208m2 mặt đất và 116.874m2 mặt nước ở phía đông nam Đài tưởng niệm (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu).

    Ông Trường cho biết dự kiến tổng mức đầu tư cho dự án này khoảng 4.000 tỷ đồng, thu hút khoảng 2,5 triệu lượt khách/năm.

    Asian Park có 4 khu chức năng chính là công viên văn hóa, công viên trò chơi, khu nhà biểu diễn đa năng và bãi đỗ xe.

    Trong đó, khu công viên văn hóa sẽ dành riêng khoảng 3ha lấy cảm hứng của 9 nền văn hóa đặc trưng tiêu biểu nhất của châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nepal và Việt Nam.

    Mỗi phân khu sẽ bao gồm các công trình kiến trúc, cảnh quan, di tích lịch sử, nghệ thuật, giải trí, ngành nghề thủ công... Thu nhỏ mang tính biểu trưng của mỗi quốc gia để du khách có thể tìm hiểu, khám phá.

    Khu công viên trò chơi được thiết kế với nhiều loại hình vui chơi giải trí năng động, sôi nổi với nhiều trò chơi mới, mạo hiểm, hiện đại...

    Năm 2014, thành phố Đà Nẵng đã chọn và đầu tư triển khai 10 dự án công trình trọng điểm là nút giao thông ngã ba Huế, Khu công nghệ cao, bãi đỗ xe ngầm Trung tâm Hành chính thành phố, Sân vận động Hòa Xuân với sức chứa 20.000 chỗ ngồi, Bệnh viện đa khoa Hải Châu, Công viên châu Á, Nhà khách thành phố và các công trình thuộc dự án Đầu tư phát triển bền vững, chương trình nhà ở xã hội. Mức đầu tư phát triển dự kiến thực hiện 27.300 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2013.

    Năm 2014, thành phố Đà Nẵng cũng xác định tập trung đầu tư phát triển du lịch bền vững để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    Việc đầu tư phát triển du lịch hướng vào các dự án như Quần thể du lịch sinh thái Bà Nà-Suối Mơ, Khu phức hợp quốc tế làng Vân, Khu du lịch ven biển Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn, khu Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn, Công viên châu Á, các dự án cầu tàu và bến du thuyền.../.

    Rộn ràng khai hội cầu ngư ở Đà Nẵng - Du Lịch - Du Lịch

    Thứ Bẩy, 15/02/2014 - 15:36

    Rộn ràng khai hội cầu ngư ở Đà Nẵng

    (Dân trí) - Sáng 15/2, tại bãi biển Thanh Bình (đường Nguyễn Tất Thành, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), ngư dân Đà Nẵng đã tưng bừng khai lễ cầu ngư truyền thống đầu năm.

    Đây là lễ hội văn hóa truyền thống của ngư dân quận Thanh Khê được tổ chức hàng năm vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch nhằm tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, đồng thời cầu cho quốc thái dân an.

    Lễ hội cũng bày tỏ khát vọng của bà con ngư dân - những con người luôn đối mặt với những bất trắc trên biển cả, cầu mong một mùa đánh bắt mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc.

    Được biết,  lễ hội cầu ngư ở làng chài Xuân Hà (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) là một loại hình lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của ngư dân sống ven biển TP Đà Nẵng.

    Dưới đây là một số hình ảnh về lễ hội: 

    Nghi<br />thức làm lễ Nghinh thần

    Nghi<br />thức làm lễ Nghinh thần

    Nghi thức làm lễ Nghinh thần


    Đánh trống khai hội

    Đánh trống khai hội

    Đánh trống khai hội

    Các<br />lãnh đạo dâng hương kính cáo các trư thần

    Các lãnh đạo dâng hương kính cáo các trư thần

    Các chủ tế và phó<br />tế tiến hành cúng cầu an-cầu ngư

    Các chủ tế và phó<br />tế tiến hành cúng cầu an-cầu ngư

    Các chủ tế và phó tế tiến hành cúng cầu an-cầu ngư

    Dâng lễ

    Dâng lễ

    Dâng lễ

    Cúng lễ tạ

    Cúng lễ tạ

    Các đội tham gia kéo co

    Các đội tham gia kéo co

    Các đội tham gia kéo co

     Bích Liên- Bùi Phương