Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Đặt bản đồ chủ quyền biển đảo Việt Nam tại các điểm du lịch


(Dân trí) - Ngày 25/1, tin từ Sở VH-TT&DL tỉnh TT-Huế, tỉnh này đã triển khai đặt 4 bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa tại 4 điểm di tích du lịch Đà Nẵng, nơi đông người qua lại tại TP Huế.
Theo đó, 2 điểm đã đặt bản đồ là Phòng chờ tàu của Ga Huế (số 2 đường Bùi Thị Xuân), Tiền sảnh Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh (số 41 đường Hùng Vương). 2 điểm còn lại sẽ đặt bản đồ vào trước Tết Nguyên đán dự kiến sẽ là Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) và Di Luân Đường thuộc Bảo tàng Lịch sử cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế (cùng đường đường 23 tháng 8).
Ga Huế - 1 trong 4 điểm đặt bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam

Mỗi điểm trưng bày 4 tấm bản đồ gồm: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh); An Nam đại quốc họa đồ (Jean-Louis Taberd, năm 1838); Đại Nam nhất thống toàn đồ (xuất bản 1834, dưới triều Minh Mạng) và Bản đồ các đài khí tượng Đông Dương (năm 1940).
Phía trên cả 4 bản đồ đều có ghi dòng chữ màu đỏ “Bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Mỗi bản đồ đều có chú thích du lịch cù lao chàm phía dưới theo thứ tự 3 thứ tiếng: Việt Nam – Anh và Trung Quốc. Riêng 2 bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ và An Nam đại quốc họa đồ có khổ lớn cao hơn 1,5m.
2 bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ và An Nam đại quốc họa đồ có khổ lớn

Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã chỉ ra: “Trên bản đồ có ghi điểm cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc lúc đó chỉ đến đảo Hải Nam. Bản đồ không đề cập đến hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa - tức là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)”.
Trên bản đồ thứ hai “An Nam đại quốc họa đồ” ghi rõ: “Trên bản đồ vẽ quần đảo ‘Paracel seu Cát Vàng’ (Quần đảo Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam (nguồn: trung tâm dữ liệu Hoàng Sa).
Bản đồ “Đại Nam nhất thống toàn đồ”, trên bản đồ có ghi Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam (nguồn: trung tâm dữ liệu Hoàng Sa).
Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ dưới triều vua Minh Mạng đã ghi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam

Cuối cùng, tại bản đồ các đài khí tượng Đông Dương thì đài khí tượng Pattie (Hoàng Sa) và đài khí tượng Itu Aba (Trường Sa) là hai đài khí tượng cấp quan trọng nhất ở Đông Dương (nguồn: trung tâm dữ liệu Hoàng Sa).
Có mặt tại Ga Huế chiều 25/1 ở phòng chờ tàu, PV chứng kiến khá đông du khách du lịch hội an cả Việt Nam lẫn nước ngoài đều rất quan tâm đến những tấm bản đồ này. Một cán bộ phòng Hành chính của Ga Huế cho biết, sau khoảng nửa tháng được đặt tại đây, bản đồ đã thu hút sự chú ý của nhiều du khách các nước. “Họ dừng lại khá lâu trước các bản đồ để tìm vị trí các đảo cũng như chụp ảnh lưu lại”, người cán bộ này nói.

4 bản đồ nằm ở 2 tường vuông góc bao quanh các hàng ghế ngồi của khách chờ tàu

1 người đang chăm chú tìm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên bản đồ.

Đại Dương
Nguồn: dantri.com.vn

Miền Trung: Nhiều điểm nhấn du lịch tết


Dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, các tỉnh, thành Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế tổ chức nhiều tuyến du lịch Đà Nẵng, nhất là tạo nhiều điểm nhấn phục vụ du khách trong những ngày tết.
Trong khi đó, TP Đà Nẵng thu hút du khách gần xa bằng Đường hoa xuân quy mô nhất từ trước đến nay trên đường Bạch Đằng dọc bờ Tây sông Hàn. du lịch hội an Đường hoa có 6 phân đoạn gồm các tiêu đề Xuân ký ức, Xuân sung túc, Xuân non nước, Trăm hoa khoe sắc, Mùa tình yêu và Mùa tụ hội... với tổng kinh phí đầu tư lên đến 17 tỷ đồng. Đường hoa xuân diễn ra từ 19 giờ ngày 7-2 (27 tháng chạp Âm lịch) đến 22 giờ ngày 14-2 (mùng 5 tháng giêng Âm lịch), được thiết kế tổng thể mang hình con rắn hổ mang khổng lồ.

Tại cố đô Huế, điểm hẹn Tết Quý Tỵ 2013 là sân chơi đêm giao thừa tại Quảng trường Ngọ Môn Huế. Tại đây, chương trình nghệ thuật đón giao thừa chính thức bắt đầu lúc 22 giờ 30 và kết thúc bằng màn bắn pháo hoa tại Kỳ Đài (Đại Nội Huế) lúc 0 giờ. Lần đầu tiên thời khắc giao thừa tại thị trấn Sịa, BCH Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bắn 500 quả pháo hoa phục vụ khách du xuân và nhất là ngư dân sống bên phá Tam Giang.

Liên tục từ mùng 1 đến mùng 4 Tết Quý Tỵ, nhiều sân chơi được tổ chức trên địa bàn thành phố với chương trình nghệ thuật tổng hợp tại Quảng trường Ngọ Môn Huế như: các trò chơi dân gian, cờ tướng, vật tay, nhảy bao bố, bài chòi, ca Huế; cờ tướng, chọi gà tại Công viên Thương Bạc… Nhiều lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức rộng khắp như lễ hội Đu tiên Điền Hòa (Phong Điền), thị trấn Sịa; lễ hội đu tiên Phong Hiền (Phong Điền), Đua ghe truyền thống thị trấn Sịa; lễ vật làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, Quảng Điền), lễ hội cầu Ngư và đua ghe Lăng Cô… Các khách sạn, khu du lịch đã chuẩn bị một số chương trình tết phục vụ khách quốc tế như chương trình dạ tiệc đón năm mới, trao phong bì lì xì mừng tuổi du khách tại Khách sạn Saigon-Morin; tổ chức mâm cổ tết tại Khách sạn Xanh…

Nằm trong kế hoạch quảng bá du lịch di sản tại Huế, trong các ngày từ mùng 1 đến mùng 3 Tết, tất cả di tích trong quần thể di tích cố đô Huế mở cửa miễn phí phục vụ cán bộ và nhân dân trong nước đến tham quan.
NGUYÊN KHÔI - VĂN THẮNG

“Khám phá đồng bằng sông Hồng - Cội nguồn văn hóa Việt”


(VEN) - Là chủ đề của Hội chợ du lịch Đà Nẵng Việt Nam 2013 (Vietnam International Travel Mart - VITM 2013) diễn ra từ ngày 18-21/4/2013 tại Hà Nội.
Hội chợ do Hiệp hội du lịch hội an Việt Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch và UBND thành phố Hà Nội tổ chức nhằm hưởng ứng Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.
Vietnam International Travel Mart - VITM 2013 sẽ có 400 gian hàng, trong đó có 250 gian hàng của hiệp hội du lịch; các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở dịch vụ du lịch trong nước…và 150 gian quốc tế đến từ các thị trường chính như Australia, Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và một số thị trường mới khác như Đông Âu, Ấn Độ, Philipines, Indonesia.
Ban tổ chức tin tưởng, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2013 sẽ thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước nhằm tạo cơ hội chia sẻ, kết nối, tìm kiếm đối tác và mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nội địa, inbound và outbound; đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị thế của ngành du lịch cù lao chàm trong phát triển kinh tế xã hội./.
T.Tâm
Nguồn: www.ven.vn

Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng đi nước ngoài học kinh nghiệm nuôi tôm (!?)


Quán cà phê Nhà hàng khu du lịch Đà Nẵng
*Đến nay, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chưa báo cáo giải trình xung quanh năm vấn đề Báo CATP phản ánh theo yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
*Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh, bốn tháng đi nước ngoài ba lần, tương đương 31 ngày
TÌM CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, CƠ QUAN BÁO CHÍ
Như Báo CATP đã thông tin, sau loạt bài phản ánh những chỉ đạo vô nguyên tắc của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Hiếu, ngày 19-1-2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức cuộc họp bất thường, đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh giải trình năm vấn đề mà Báo CATP phản ánh. Tuy nhiên, cũng như những lần trước, ông Hiếu không trung thực, tìm cách đối phó với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cơ quan báo chí. Đến nay đã một tuần trôi qua nhưng UBND tỉnh vẫn chưa có báo cáo giải trình, tính “mập mờ đánh lận con đen”.
Mới đây, thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tổ chức cuộc họp với các cơ quan, ban ngành xung quanh việc cấp phép dự án Nhà hàng khu du lịch Chùa Dơi do Công ty Satraco làm chủ đầu tư đã bị đình chỉ. Tại buổi họp, nhiều vị khách mời ngạc nhiên khi ông Hiếu tiếp tục không trung thực, đổ trách nhiệm cho cấp dưới. Ông này cho rằng UBND tỉnh đã có Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND TP.Sóc Trăng... tham mưu, nhưng các đơn vị trên không hoàn thành trách nhiệm.
Trước việc quy kết này, lãnh đạo các đơn vị trên nhìn nhau bởi khi đồng ý chấp thuận dự án, ông Hiếu lấy tư cách là chủ tịch UBND tỉnh đã tự biên tự diễn phê duyệt dự án. Cụ thể là toàn bộ từ việc cấp phép đến các quyết định liên quan tới Nhà hàng khu du lịch Chùa Dơi đều do ông Hiếu ký, không thông qua tập thể lãnh đạo tỉnh, không xin ý kiến các cơ quan, ban ngành. Ông Hiếu vẫn không nhận trách nhiệm của mình dù Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tạm dừng toàn bộ dự án.
Về việc đi nước ngoài, ông chủ tịch tỉnh cho rằng Báo CATP phản ánh không đúng. Thực ra năm tháng đầu năm 2012, ông Hiếu công du nước ngoài ba lần với 31 ngày. Cụ thể, từ 10-3 đến 17-3 đi Nam Phi để nghiên cứu thị trường và tìm đối tác; 27-5 đến 4-6 đi Nhật Bản gặp gỡ đối tác thương mại; đặc biệt từ 30-7 ông Hiếu có chuyến công du dài 14 ngày tại các nước Hoa Kỳ, Mexico để học tập kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng, dù trước đó ông chưa hề chỉ đạo việc này. Được biết ông không được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho đi Lào trước đó để dự lễ khai trương Ngân hàng Vietinbank ở nước bạn vì không liên quan đến Sóc Trăng.
Như vậy, chỉ trong vòng năm tháng ông Hiếu có đến một tháng công du lịch hội an để gặp gỡ đối tác thương mại và học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm. Một cán bộ tỉnh cho biết: “Thông thường sau mỗi chuyến công du, lãnh đạo sẽ truyền đạt kinh nghiệm cho các cơ quan, ban ngành trực thuộc học tập. Đằng này thông tin về chuyến đi mù tịt, trong khi hiện nay, cán bộ sở, ban ngành rất cần được học hỏi chuyên môn để giúp người dân sản xuất. Ông Hiếu là chủ tịch có hiểu gì về kỹ thuật đâu mà lại xí phần “đi Tây, Mỹ” để mở mang tầm nhìn?”.
Đặt lợi ích bản thân trên lợi ích nhân dân
Về việc tố cáo của ông Phan Quốc Bảo, Giám đốc Công ty cổ phần 586 Sóc Trăng (gọi tắt là Công ty 586 Sóc Trăng), qua kiểm tra, lô đất khu C chỉ có vợ chồng ông Hiếu và người thân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Đại diện UBND tỉnh khẳng định xung quanh việc giải quyết theo đề nghị của Công ty 586 Sóc Trăng, ngày 28-12-2012 UBND tỉnh có văn bản chấp thuận cho các hộ dân mua nền ở khu đất trên được chuyển quyền sử dụng đất.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ tỉnh ủy cho biết UBND tỉnh tổ chức cuộc họp giải quyết theo đề nghị của Công ty 586 Sóc Trăng sau khi báo chí phản ánh là nhằm đối phó dư luận. Ngày 24-10-2012, ông Bảo có công văn gởi Bí thư, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra... kiến nghị hành vi “làm khó” của ông Hiếu. Theo trình bày của ông Bảo, hơn bốn tháng, công ty du lịch cù lao chàm đã được các cơ quan, ban ngành đề nghị chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết nhưng ông Hiếu không trả lời. Công ty đã bán nền cho ông Hiếu và người thân rẻ gần 500 triệu đồng để thuận tiện trong việc kinh doanh. Qua tìm hiểu sự việc, ông Bảo phát hiện trong khi người dân không được cấp GCNQSDĐ thì ông Hiếu và người thân lại được cấp. Trong đơn gởi cơ quan chức năng, ông Bảo khẳng định: “Liệu cách xử lý của chủ tịch tỉnh có công bằng? Hay chủ tịch tỉnh Sóc Trăng cố tình làm khó doanh nghiệp vì mục đích khác? Do sự trì trệ của UBND tỉnh hay sự cố tình làm khó của ông chủ tịch mà hiện nay công ty phải chịu nhiều áp lực từ khách hàng, có khả năng bị kiện ra tòa” (chúng tôi trích nguyên văn).
Vị cán bộ trên thừa nhận: “Dù quyền lợi công ty đã được tỉnh giải quyết nhưng chúng tôi xem xét về tư cách cán bộ. Việc đồng chí Hiếu được Công ty 586 Sóc Trăng bán nhà với giá rẻ và được cấp GCNQSDĐ khi người dân không được giải quyết là có thật. Do đó, đồng chí Hiếu đã đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của người dân. Trước đó, ông Bảo đã trực tiếp đến và gọi điện cho các đồng chí lãnh đạo nhờ can thiệp. Công ty 586 Sóc Trăng cần hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vấn đề”.
Dự kiến tuần tới, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ có cuộc họp xung quanh dự án Nhà hàng khu du lịch Chùa Dơi, các cơ quan Trung ương cũng về Sóc Trăng kiểm tra những khuất tất đằng sau chỉ đạo vô nguyên tắc cũng như đạo đức, lối sống của ông Nguyễn Trung Hiếu. Báo CATP sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin cùng bạn đọc.
Nguồn: www.congan.com.vn

Dacotours Đầu tư cho lưu trú, lữ hành, ẩm thực


Ngày 26/1, ông Trần Hùng Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty du lịch Đà Nẵng cho biết trong năm nay, Tổng công ty tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, lữ hành, ẩm thực, vui chơi giải trí; tập trung nguồn lực nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực này.
Một trong những khách sạn hạng sang của Dacotours tại TP.HCM.

Đồng thời, Dacotours sử dụng các ưu thế để đầu tư và kiểm soát các dịch vụ hỗ trợ, tối đa hóa khả năng cạnh tranh.
Dacotourst chú trọng vào các công trình tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có thế mạnh, tiềm năng phát triển lâu dài, bền vững; khẩn trương xây dựng đưa các dự án, công trình vào hoạt động đúng tiến độ, tạo ra sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Hiện nay, chiến lược kết hợp đầu tư theo chiều sâu và đầu tư mở rộng du lịch cù lao chàm của Tổng công ty đang được thực hiện tốt, sử dụng hiệu quả đồng vốn trong đầu tư, tập trung chủ yếu nguồn vốn đầu tư vào ngành kinh doanh chính.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dacotours vừa đưa vào khai thác khách sạn Grand mở rộng quy mô 226 phòng, Trung tâm tiệc hội nghị First Place phục vụ 1.200 khách, Trung tâm tiệc hội nghị Metropole sức chứa 3.000 khách, khách sạn Novotel Saigon Centre tiêu chuẩn 4 sao 247 phòng.
Tại các địa phương, Dacotours cũng đã đưa vào khai thác kinh doanh khách sạn Sài Gòn-Ban Mê, khách sạn Sài Gòn-Đông Hà; đẩy nhanh tiến đô xây dựng khách sạn Sài Gòn-Rạch Giá, động thổ khách sạn Sài Gòn-Phú Thọ, khu du lịch Sài Gòn-Bản Giốc… Tổng công ty cũng đã tiến hành thoái vốn thành công tại một số danh mục tài chính-ngân hàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân Hồ Chí Minh.
Là doanh nghiệp du lịch hội an lớn nhất của cả nước, năm nay, Saigontourist phấn đấu đón tiếp và phục vụ gần 1,7 triệu lượt khách du lịch, tăng 4% so với năm trước, đạt tổng doanh thu 14.300 tỷ đồng (tăng 9,9% so với năm ngoái)./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Quảng bá món ăn Việt Nam trên truyền hình Nhật Bản


Hội An (Quảng Nam) là điểm dừng chân của đoàn làm phim thuộc kênh truyền hình BS12 (Nhật Bản) trong chuyến thực hiện bộ phim tài liệu giới thiệu về đất nước, phong cảnh du lịch hội an và các món ăn truyền thống Việt Nam.
Đoàn làm phim 9 người (gồm đạo diễn, diễn viên hài, nhà sản xuất) thực hiện các cảnh quay tại khu phố cổ như chùa Cầu, các nhà cổ, các hội quán và làng rau Trà Quế, các món ăn truyền thống...

Du khách nước ngoài tham gia phiên chợ quê tại bãi Đồng Hiệp, phố cổ Hội An - Ảnh: H.X.H
Dự kiến phim sẽ phát trong hai tháng 2 và 3.2013, thời lượng 60 phút, góp phần quảng bá hình ảnh, điểm đến, ẩm thực Quảng Nam và các địa chỉ du lịch nổi tiếng khác của Việt Nam đến du khách Nhật Bản. BS12 là một trong những kênh truyền hình nổi tiếng Nhật Bản chuyên đề về đầu tư phát triển du lịch, khám phá các danh thắng nổi tiếng trên thế giới thông qua chuyến trải nghiệm du lịch của diễn viên nổi tiếng Nhật Bản.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu ngành chức năng mở rộng quảng bá mì Quảng với du khách trong và ngoài nước, sau khi Tổ chức Kỷ lục châu Á chính thức xác lập mì Quảng là một trong 12 món ăn ngon nổi tiếng của Việt Nam, đạt giá trị ẩm thực châu Á.
H.X.H

Nhiều hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh nhân tuồng Tống Phước Phổ


Nhân 110 năm ngày sinh của danh nhân Tống Phước Phổ (1902-2012), ngày 25/1, tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Đà Nẵng tổ chức Lễ kỷ niệm và hội thảo về danh nhân tuồng Tống Phước Phổ, nhằm tri ân công lao to lớn, sự nghiệp vẻ vang của ông.

Các hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh nhân Tống Phước Phổ được học sinh, sinh viên và nhiều bạn trẻ thanh niên hưởng ứng
Danh nhân tuồng Tống Phước Phổ sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở làng An Quán, phủ Điện Bàn (nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Sinh thời khi ở tuổi thanh niên, ông là thư ký riêng của cụ Nguyễn Hiển Dĩnh – nhà hoạt động sân khấu chèo lỗi lạc của nước ta. Được cụ Nguyễn Hiển Dĩnh tận tình hướng dẫn, dìu dắt và truyền dạy, năm 18 tuổi, Tống Phước Phổ bắt đầu bước vào con đường sáng tác tuồng. Đến năm 25 tuổi, ông đã trở thành một nhà soạn giả tuồng, nhà thơ.
Trước những biến động xã hội về chính trị, Tống Phước Phổ vào Sài Gòn tham gia cách mạng và gia nhập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng, viết bài cho các báo Phụ Nữ tân văn, Điện tín.
Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi tổ chức Đảng ở Sài Gòn bị vỡ, ông bị bắt và bị kết án tù 1 năm. Trong tù, ông đã sáng tác vở Gương liệt nữ, nhằm ca ngợi cuộc khởi nghĩa và tấm gương trung liệt của Hai Bà Trưng.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông là lớp nghễ sĩ tuồng đầu tiên khoác ba lô lên đường theo kháng chiến, thành lập đoàn tuồng tham gia biểu diễn tuyên truyền cách mạng. Đoàn tuồng này, là tiên thân của đoàn tuồng Liên khu 5 cũ, nay là Nhà hát tuồng Đào Tấn (Tp.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
Có thể khẳng định rằng, Tống Phước Phổ là tác giả chuyên nghiệp đầu tiên của sân khấu tuồng cách mạng, góp phần phục hồi nghệ thuật tuồng của Liên khu 5. Là một người vừa có tấm lòng nhiệt huyết, say mê văn chương, nghệ thuật sân khấu tuồng, vừa kế thừa được những tinh hoa nghệ thuật tuồng từ thế hệ các nhà soạn giả tuồng đi trước, Tống Phước Phổ đã sáng tác hơn 100 vở tuồng với các thể loại khác nhau, tham gia nghiên cứu cải biên, chỉnh lý nhiều vở tuồng cổ và phục dựng nhiều vở tuồng cổ bị lãng quên.
Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức biểu diễn nhiều vở tuồng của danh nhân tuồng Tống Phước Phổ
Các sáng tác của ông thường tập trung ca ngợi các bậc anh hung, nghĩa sỉ dám xả thân vì nước, vì nhân dân, đồng thời lên án bọn xua nịn, gian thần.
Danh nhân tuồng Tống Phước Phổ mất năm 1991, tại Bệnh viện C Đà Nẵng, thọ 90 tuổi. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã tổ chức diễn nhiều tác phẩm tuồng của Tống Phước Phổ như: Lục Vân Tiên, Lam Sơn tụ nghĩa…
Tham gia bàn luận, trao đổi tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu nghệ thuật, nhà soạn giả tuồng, cùng các nghệ sĩ đã khẳng định sự đóng góp to lớn cho nền nghệ thuật tuồng nước nhà, mà trực tiếp là sân khấu tuồng Liên khu 5.
Cũng nhân dịp Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông, Nhà hát tuồng Đào Tấn đã truy tặng giải thưởng Đào Tấn cho danh nhân tuồng Tống Phước Phổ.
Đại Khải

Xem tuồng ở nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh


(TITC) - Những năm gần đây, nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (155 Phan Chu Trinh, TP. Đà Nẵng) đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhiều khách du lịch Đà Nẵng, nhất là khách du lịch hội an nhờ chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm sắc thái văn hóa dân gian Việt Nam.
(TITC) - Những năm gần đây, nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (155 Phan Chu Trinh, TP. Đà Nẵng) đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhiều khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế nhờ chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm sắc thái văn hóa dân gian Việt Nam.
Chương trình được tổ chức đều đặn từ 20h00’ đến 20h50’ các tối thứ tư và thứ bảy hàng tuần, bao gồm các phần: những trích đoạn tuồng cổ được chọn lọc từ hơn 10 vở tuồng cổ kinh điển như: Ngoại tổ dâng đầu, Lý Phụng Đình, Hộ sinh đàn...; hòa tấu nhạc cụ dân tộc trên nền những tác phẩm âm nhạc và các bài dân ca Việt Nam; độc tấu đàn bầu, kèn Chăm; trình diễn các tiết mục múa, hát độc đáo của ba miền Bắc, Trung, Nam...

Điểm nhấn của chương trình là nghệ thuật tuồng. Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Việt Nam, được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian có từ lâu đời. Khác với các loại hình sân khấu khác như: chèo, cải lương..., tuồng mang âm hưởng hùng tráng bởi diễn tả những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về cách ứng xử của con người… Có thể nói, tuồng là sân khấu của những người anh hùng.

Cùng với nhiều hoạt động phụ trợ khác như: trưng bày các tư liệu, hình ảnh giới thiệu về nghệ thuật, trang phục tuồng; các nhạc cụ dân tộc; các sản phẩm lưu niệm (trang phục, đạo cụ, mặt nạ tuồng, móc khóa có hình ảnh điểm du lịch cù lao chàm, DVD các đêm diễn...); nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã không những quảng bá văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc mà còn đưa tuồng cổ ngày càng tiếp cận gần hơn với du khách, góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật tuồng cũng như thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung. Mới đây, nhà hát đã chính thức triển khai kế hoạch biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du khách quốc tế đến thành phố Đà Nẵng bằng đường biển.

Ngoài các lịch diễn định kỳ, nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh còn biểu diễn theo yêu cầu của du khách.

Với các chương trình biểu diễn đặc sắc ở nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, nghệ thuật truyền thống Việt Nam không những được gìn giữ, bảo tồn và phát huy mà còn được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến. Điều này góp phần không nhỏ trong công tác quảng bá đỉnh cao của nền văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam, trong đó có nghệ thuật sân khấu tuồng./.

Truy tặng giải thưởng Đào Tấn cho danh nhân tuồng Tống Phước Phổ


Ngày 25/1, tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng) đã diễn ra lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của danh nhân tuồng Tống Phước Phổ (1902-2012).
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên (phải) truy tặng giải thưởng Đào Tấn cho danh nhân tuồng Tống Phước Phố
Trước đó, ngày 24/1, Sở VHTT& du lịch Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức biểu diễn các trích đoạn tuồng trong các vở Lục Vân Tiên và Trưng Vương . Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên đã thay mặt Nhà nước truy tặng giải thưởng Đào Tấn cho danh nhân Tống Phước Phổ.
Danh nhân Tuồng Tống Phước Phổ sinh ra và lớn lên ở làng An Quán, phủ Điện Bàn (nay là Huyện Điện Bàn- Quảng Nam). Thời trẻ, Tống Phước Phổ là thư ký riêng của cụ Nguyễn Hiển Dĩnh, nhà hoạt động sân khấu Tuồng lỗi lạc của nước ta. Ông luôn được cụ Nguyễn Hiển Dĩnh chỉ dạy trong việc ghi chép, sáng tác hoặc chỉnh lý tuồng. Năm 18 tuổi, ông sáng tác vở Lâm Sanh- Xuân Hương dựa theo cốt truyện Nôm. Năm 25 tuổi, ông trở thành một soạn giả tuồng và một nhà thơ.
Sau Cách mạng Tháng 8, Tống Phước Phổ đi theo kháng chiến, ông tham gia vận động thành lập đoàn tuồng, đi biểu diễn để tuyên truyền cách mạng. Đây là tiền thân của Đoàn tuồng Liên khu V (cũ), nay là Nhà hát tuồng Đào Tấn (Bình Định).
Tống Phước Phổ là tác giả chuyên nghiệp đầu tiên của sân khấu tuồng cách mạng, góp phần quan trọng trong việc phục hồi nghệ thuật tuồng ở Liên khu V.
Ông là tác giả của hàng loạt vở tuồng mới được đánh giá cao như: Đường lên Tam Đỉnh, Lột mặt nạ, Ngọn lửa Hồng Sơn ,… đồng thời ông đã tham gia nghiên cứu cải biên, phục dựng nhiều vở Tuồng cổ: T am nữ đồ vương, Tam Khí Châu Du, Sơn Hậu, Mã Phụng Cầm, Lý Phựng Đình ... Năm 1996, ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên. Để vinh danh ông, năm 1998, TP Đà Nẵng đã quyết định đặt tên ông cho con đường dài thuộc quận Hải Châu.
Hồng Thúy

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Ảnh hiếm hậu trường ‘Tây Du Ký’ ở Tây Lương Nữ Quốc (P1)


Tập phim “Thỉnh kinh nữ nhi quốc” được khởi quay từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12/1985 tại Sư Tử Lâm ở Tô Châu, phong cảnh Tây Hồ ở Hàng Châu và Đông Hồ ở Thiệu Hưng, trong đó bối cảnh chính hoàn toàn được quay ở Sư Tử Lâm. Vì đây đều là những danh thắng nổi tiếng nên khi đoàn phim khởi quay đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của du khách thăm quan. Mặc dù đoàn phim đã sắp xếp lịch quay chủ yếu vào buổi tối để tránh đám đông, thế nhưng vẫn không thể tránh khỏi những cảnh quay ban ngày, vì vậy thường xuyên có cảnh khách du lịch quanh đoàn phim để theo dõi.
Nữ diễn viên Chu Lâm trong một cảnh quay tập "Thỉnh kinh Nữ Nhi Quốc".
Nữ vương qua sự thể hiện của diễn viên Chu Lâm, linh hồn tập phim đồng thời là một trong nhữ đại mỹ nữ của Tây Du Ký.
Nữ thái sư (Dương Quế Hương - trái) cùng Đường Tăng (Từ Thiếu Hoa thể hiện).
Quay phim Đường Kế Toàn (ngoài cùng bên phải).
Đường Tăng diện kiến nữ vương Tây Lương Nữ Quốc.
Trong tập phim này, Từ Thiếu Hoa bị Dương Khiết gọi về gấp trong khi
ông đang theo học dở khóa học diễn xuất ở Học viện Nghệ thuật Sơn
Đông....
Lúc này Từ Thiếu Hoa đang vừa vướng việc học vừa vướng chuyện tình cảm nhưng vẫn phải quay về đoàn như đã từng hứa trước đó với Dương Khiết.
Theo lời nữ đạo diễn Dương kể lại thì khi đó Từ Thiếu Hoa đóng khá
miễn cưỡng và cuối cùng là rút khỏi đoàn phim sau khi Đường Tăng thứ
nhất là Uông Việt xin rút...
Từ Thiếu Hoa ra đi khiến Dương Khiết một lần nữa rơi vào tình cảnh khó khăn khi phải tiếp tục tìm Đường Tăng mới - Trì Trọng Thụy - vị Đường Tăng đã đi trọn bộ phim Tây Du Ký cho đến những tập cuối cùng.
Cảnh trong phim giữa Từ Thiếu Hoa và Chu Lâm cũng dấy lên những đồn thổi về chuyện tình cảm giữa hai người ngoài đời...
Thế nhưng sự thực thì cả hai đều có hạnh phúc riêng, có lẽ vì tình
cảm cũng như ấn tượng quá sâu sắc về vai diễn của họ khiến khán giả của Tây Du Ký luôn hy vọng Chu Lâm và Từ Thiếu Hoa có kết cục ngoài đời như trong phim.
Nữ diễn viên Dương Kế Hoa vai nữ thái sư của Tây Lương nữ quốc.
Nữ vương của Chu Lâm.
Chu Lâm và Từ Thiếu Hoa.
Ngoại cảnh ở Hoa Cảng Quan Ngư (Hàng Châu). Trư Bát Giới (Mã Đức Hoa) và Nữ vương (Chu Lâm) đi ngang qua nhau (không có trong kịch bản).
Trư Bát Giới sau khi đã được hóa trang xong.
Đoàn phim trong thời gian chuẩn bị bấm máy.
Tại dịch quán của nước Tây Lương - Nữ thái sư đang kể cho Tôn Ngộ Không về lai lịch vương quốc phụ nữ.
Nguồn: soha.vn

Tận mắt xem những tư liệu lần đầu công bố về 'Đàm phán Paris'


(Petrotimes) - Ngày 23/1, tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch tổ chức khai mạc Triển lãm “Kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam”.
>> Đường đi đến bàn đàm phán Paris (Bài 1)
>> Đường đi đến bàn đàm phán Paris (Bài 2)

Toàn cảnh Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Ngày 27.1.2013, tròn 40 năm diễn ra sự kiện ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - tiền đề dẫn tới đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Triển lãm gồm 140 bức ảnh, hơn 21 lời trích cùng nhiều hiện vật quý, tài liệu, sách... đã tái hiện sinh động quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris.
Tại triển lãm, công chúng được chiêm ngưỡng nhiều tư liệu, hiện vật quý, tái hiện quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Pa-ri, trong đó có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày như: Bản gốc Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; con dấu và biển tên của đoàn Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam; hai cây bút đã được đoàn Việt Nam sử dụng để ký Hiệp định và Định ước quốc tế công nhận Hiệp định; chiếc xoong nhôm dùng để quấy xi niêm phong bản Hiệp định...
Có những hiện vật rất đặc biệt như cuốn sổ tập hợp hơn 1.000 chữ ký của nhân dân Cu-ba phản đối chiến tranh và ủng hộ nhân dân Việt Nam.
Triển lãm làm sống lại các hình ảnh và sự kiện của những năm tháng khốc liệt của cuộc đấu tranh phối hợp giữa ba yếu tố chính trị, quân sự và ngoại giao. Nó cũng là minh chứng “sống” rõ ràng nhất cho cuộc đấu tranh cam go trên mặt trận ngoại giao kéo dài 4 năm 8 tháng và 16 ngày, với 202 cuộc họp công khai, 36 cuộc gặp bí mật, 500 cuộc họp báo và hàng nghìn cuộc trả lời phỏng vấn báo để ký được Hiệp định Paris (27.1.1973), buộc Mỹ và các đế quốc, thực dân phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nước ta, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi Việt Nam.
Triển lãm nhằm giúp người xem hiểu thêm về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris về Việt Nam, về ý chí quật cường, khát vọng hòa bình, độc lập tự do, thống nhất đất nước của nhân dân ta và nghệ thuật ngoại giao.
Triển lãm kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam sẽ được trưng bày đến ngày 28/1/2013.
Dưới đây là một số hình ảnh tại triển lãm:

Đài nghe tin của đồng chí Lê Đức Thọ và cặp đựng tài liệu ký Hiệp định Paris.

Hai cây bút, con dấu và một số hiện vật đã được đoàn Việt Nam sử dụng để ký Hiệp định.

Bản trích nội dung Hiệp định Paris được trưng bày tại Triển lãm.

Cuốn sổ tập hợp 10.000 chữ ký của nhân dân Cu Ba phản đối chiến tranh và ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Kiều bào ta ở Pháp chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đến Paris ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Paris, 1973).

Trụ sở của Đoàn đàm phán Việt Nam DCCH tại Paris trong giờ phút lịch sử của dân tộc (tháng 1/1973).

Giữ liên lạc giữa đoàn ở Paris và Hà Nội.

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình ký Hiệp Paris 27/1/1973.

Đại diện 4 bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ; Cộng hòa Việt Nam) ký Hiệp định Paris (27/1/1973).

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Triển lãm đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem.
Video: Lần đầu công bố bản gốc Hiệp định Paris:

Nguyễn Hoan
Nguồn: www.petrotimes.vn

Eximbank tiếp tục tài trợ cho V.League


Sáng ngày 24-1, "Lễ ký kết và ra mắt nhà tài trợ các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2013" giữa CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF và nhà tài trợ chính - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam Eximbank đã diễn ra tại TPHCM, với sự hiện diện của đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch , Tổng cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Sáng ngày 24-1, "Lễ ký kết và ra mắt nhà tài trợ các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2013" giữa CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF và nhà tài trợ chính - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam Eximbank đã diễn ra tại TPHCM, với sự hiện diện của đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Nhà tài trợ Eximbank được VPF trao bảng chứng nhận là nhà tài trợ chính các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2013.
Đây là lần thứ ba liên tiếp Eximbank đồng hành cùng Giải vô địch quốc gia và là lần đầu tiên đồng hành cùng Giải hạng nhất quốc gia và Cúp quốc gia trong vai trò Nhà tài trợ chính. Tổng giá trị tài trợ cho 3 giải đấu năm nay, theo lãnh đạo của Eximbank là hơn 47 tỷ đồng.
Giải vô địch quốc gia (V.League) năm nay diễn ra từ ngày 2-3-2013 đến ngày 25-8-2013, với sự tham gia của 12 CLB bóng đá chuyên nghiệp.
Đội đương kim vô địch mùa giải 2012 là SHB Đà Nẵng sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự AFC Cúp 2013. Giải vô địch bóng đá hạng nhất quốc gia năm nay có 8 đội tham gia, khai mạc vào ngày 9-3-2013 và kết thúc sau lượt trận thứ 14 diễn ra vào ngày 6-7-2013.
Cúp quốc gia là giải đấu cấp CLB của bóng đá Việt Nam. Thành phần tham dự giải bao gồm các CLB thi đấu tại Giải vô địch quốc gia và Giải hạng nhất quốc gia. Đội đoạt Cúp quốc gia sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự đấu trường AFC Cup của châu Á.
Nguồn: www.saigondautu.com.vn

“Phố cổ Hà Nội đang bỏ lỡ trải nghiệm hấp dẫn nhất”


(ICTPress) - Tổng giám đốc của khách sạn hạng sang ở Hà Nội, Sofitel Legend Metropole, Kai Speth đã nói về thủ đô Hà Nội đang bỏ lỡ một trải nghiệm hấp dẫn nhất khu vực trên trang du lịch hội an của CNN.
Tôi đi bộ vào một buổi chiều thứ 7 mới đây ở Hà Nội. Bầu trời u ám nhưng không có khả năng mưa và nhiệt độ là rất vừa phải.
Không ngạc nhiên khi các khu vực bên ngoài khách sạn đông lạ thường bởi những người mọi người đổ ra đường ngày cuối tuần.
Có những hình ảnh thường ngày. Những phụ nữ trẻ đẹp đang mặc bộ áo cưới lộng lẫy, tựa vào tường của khách sạn Sofitel Legend Metropole, tòa nhà Pháp huyền thoại này chạy dọc con phố này để chụp ảnh.

Có rất nhiều người chơi cầu lông có và không có lưới. Những nam thanh niên đá cầu bằng quả cầu bằng lòng bàn chân hết sức khéo léo làm tôi vẫn luôn ngạc nhiên.
Phí trước tượng Vua Lý Thái Tổ (974-1028), thanh thiếu niên đang chơi ván trượt. Một cặp đôi người xuống, cô gái thì ngồi thêu và cậu nam thanh niên thì liên tục bấm chiếc điện thoại thông minh.
Những con phố chật cứng xe đi lại, không có chỗ dành cho đi bộ
Người Hà Nội khao khát không gian mở, và trong một ngày cuối tuần thời tiết đẹp như thế này và là lúc để chơi các trò chơi, họ tạo nên áp lực nhiều hơn đối với không gian còn lại mà ai cũng có thể thấy.
Nhưng tôi lạc đề. Tôi đang nói về đi bộ. Tôi hướng vào dòng người đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Đường đi bộ rộng và thoải mái. Nhưng vấn đề bắt đầu ở phía đầu của hồ. Đó là nơi tôi muốn băng qua để vào phố cổ ở Hàng Đào.
Nếu bạn biết bất cứ điều gì về Hà Nội, bạn có thể biết một chút về khu phố cổ, còn được gọi là 36 phố phường từ hàng trăm năm trước đây - một số người nói rằng tên này có ngay sau các cuộc xâm lược của người Mông Cổ - các phường hội thành lập các cửa hàng, mỗi phố buôn bán một mặt hàng riêng trên phố của phường hội mình. Các con phố ngày nay vẫn buôn bán như trước đây, và theo tôi, nơi này vẫn là nơi thu hút nhất của Hà Nội.
Trên thực tế, không phải những gì tôi đang nói với các bạn, tôi đang tự hỏi tại sao UNESCO đã chưa đưa Phố Cổ vào danh sách di sản thế giới.
Các tầng dưới của các cửa hàng ở các con phố, được gọi là mặt tiền đối với người Việt Nam là một luôn chật cứng hàng hóa, quá nhiều choán hết cả không gian của những cửa hàng này.
Những người bán hàng ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ, ngắm mọi người lướt qua và đợi người mua.
Nhưng những vỉa hè đi bộ trước các cửa hàng chật cứng xe máy đỗ và các con phố đông đúc với lượng xe cộ nên việc đi bộ là không hề dễ dàng. Bạn đi bộ bạn phải tự luồn lách.
Những vỉa hè xe máy để chật cứng buộc bạn phải đổ xuống đường và bạn phải tự bảo vệ mình khi đi dưới lòng đường với lưu lượng xe cộ lớn.
Điều này trái ngược với những con phố của phố cổ Hội An nơi gia đình và tôi vừa có vài ngày ở đây vài tuần trước.
Phố cổ Hội An cấm các phương tiện vào buổi sáng và chiều, tạo ra những khu vực đi bộ mà không đâu có ở Việt Nam.
Và đây là những gì chúng ta muốn có ở phố cổ Hà Nội.
Tôi biết, tôi biết, có những người sẽ nói tôi rất biết sự quý giá của các khu vực dành cho người đi bộ ở khu buôn bán này. Thế còn những người đang kiếm ăn hàng ngày?
Với điều này, tôi có thể nói tình trạng không thể cái thiện. Hà Nội là thành phố thừa hưởng một trong những khu thương mại quý giá nhất của thế giới.
Các bạn hãy thực hiện một sự thay đổi khác thường để có một cơ hội hình thành một trong những trải nghiệm ở thành phố thú vị nhất châu Á: đi bộ trong Phố Cổ.
Thay cho việc để nhiều người rời Hà Nội khi nói về tắc đường, hãy để họ nói về làm thế nào nói là không thể không trở lại Hà Nội.
T. Dương
Nguồn: ictpress.vn

Tặng quà Tết cho quân dân đảo Lý Sơn


(Chinhphu.vn) - Trong hai ngày 22 - 23/1, Đoàn công tác của Quân khu 5 do Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5, dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà Tết quân dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và xã đảo Tân Hiệp, Cù lao chàm (Quảng Nam).
Trung tướng Lê Chiêm tặng quà cho các gia đình nghèo. Ảnh: VGP/Lưu Hương.







Đoàn công tác Quân khu 5 đã đến thăm và tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ Ban chỉ huy quân sự huyện Lý Sơn, Trạm rađa 550 Vùng 3 Hải quân, Đồn biên phòng 328 (tỉnh Quảng Ngãi) và Tiểu đoàn 70 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam), Đồn biên phòng 276 (Bộ đội Biên phòng Quảng Nam).
Cũng trong dịp này, Đoàn công tác Quân khu 5 trao 200 suất quà trị giá 500.000 đồng/suất cho các gia đình bộ đội xuất ngũ, dân quân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở huyện đảo Lý Sơn và xã đảo Tân Hiệp; tặng quà cho 3 hộ gia đình nghèo trên huyện đảo Lý Sơn, trị giá 3 triệu đồng/suất.
Lưu Hương

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

10 gợi ý thú vị khi du lịch Nhật Bản


Trượt tuyết ở Hokkaido và ngâm mình ở suối nước nóng tự nhiên là những trải nghiệm bạn không nên bỏ qua khi đặt chân tới Nhật Bản.
Hẳn ai cũng đã từng mơ ước được tận mắt chiêm ngưỡng mùa hoa anh đào nở rộ trên khắp đất nước Nhật Bản mỗi độ cuối xuân, đầu hè. Tuy nhiên, National Geographic còn đưa ra cho bạn thêm 10 gợi ý để tận hưởng một cách trọn vẹn kỳ nghỉ ở xứ phù tang.
1. Tham quan những ngôi đền cổ kính ở Kyoto
Kyoto được chọn là thủ đô từ năm 794 đến năm 1868. Còn sót lại đến nay dấu ấn của thời kỳ phong kiến hoàng kim này là ngôi đền dát vàng nổi tiếng Kinkakuji. Ngôi đền có 2 tầng được bao phủ hoàn toàn bằng những lá vàng dát mỏng lấp lánh, soi bóng bên mặt hồ nước thanh bình. Đầu tiên ngôi đền này được gọi là Rokuonji, đây là khu biệt thự nghỉ dưỡng của tướng quân Ashikaga Yoshimitsu, và sau đó theo ý muốn của ông, nó đã trở thành một ngôi chùa Thiền phái Lâm Tế sau khi ông mất vào năm 1408. Sau nhiều lần binh biến, bị đốt cháy, đền được dựng lại vào năm 1955.
Bên cạnh đó, ở Kyoto còn có nhiều cảnh quan không kém phần quyến rũ, như khu vườn đá (Karesansui) bí ẩn ở chùa Ryoanji, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, thu hút được hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm.
Chùa dát vàng Kinkakuji.
Kyoto tự hào sở hữu tới 17 di sản thế giới mà Kinkakuji và Ryoanji chỉ là một trong số đó. Với 2.000 ngôi chùa và đền thờ khắp thành phố, chưa kể tới số lượng lớn những khu vườn phong cảnh hữu tình, đây là điểm đến mà bất cứ khách du lịch nào tới Nhật Bản đều không nên bỏ lỡ.
2. Nghỉ đêm tại đền thờ

Núi Koya (phía Nam Osaka) đã trở thành một địa điểm hành hương kể từ khi các nhà sư Kobo Daishi tới đây và xây dựng nên một ngôi trường phật giáo vào thế kỷ thứ 9. Một trong số những điểm nổi bật của chuyến đi, ngoài việc khách du lịch được đi dạo quanh rất nhiều ngôi đền với kiến trúc đẹp mắt, chính là cơ hội được ở lại và có những trải nghiệm như một nhà sư trên đỉnh núi Koya.
Đền Ekoin là một trong gần 50 địa điểm mở cửa cho khách như vậy. Tại đây, du khách được sống trong một căn phòng yên tĩnh, thưởng thức những món chay tinh tế được nấu nướng và bày biện cầu kỳ và đặc biệt, có cơ hội tham gia cùng các tu sĩ và khách hành hương cầu nguyện vào buổi sáng sớm.
3. Ghé thăm các gallery trên hòn đảo nghệ thuật
Với 3 phòng trưng bày lớn và nhiều địa điểm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Nhật Bản, đảo Naoshima, nằm trong vùng biển nội địa Sento, được khách du lịch dành tặng cho lời khen "đẹp như tranh vẽ". Những phòng trưng bày đẹp mắt nhất phải kể đến là những khách sạn có kiểu dáng đẹp mắt được thiết kế bởi kiến trúc sư vĩ đại Tadao Ando.
Nhưng nghệ thuật không chỉ giới hạn trong những không gian chật hẹp trên đảo Naoshima. Người ta đếm được 19 khu trưng bày nghệ thuật sắp đặt rải rác bên bãi biển, các làng chài ven biển. Trong đó, những ngôi nhà gỗ cũ kỹ cũng được các nghệ sĩ thiết kế như một tác phẩm sắp đặt vĩnh viễn. Ngay cả phòng tắm công cộng mang tên I Love Yu trên đảo cũng trở thành một nơi trưng bày nghệ thuật pop art. Quả thật không quá lời khi gọi Naoshima là hòn đảo của nghệ thuật.
4. Trượt tuyết ở Hokkaido
Niseko là một thị trấn nhỏ ở Hokkaido, nơi có những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết có chất lượng tốt nhất Nhất Bản như Niseko Village, Niseko Annupuri và Grand Hirafu/Hanazono.
Ngoài những khu resort, nơi đây còn quyến rũ bởi những khu vực nông thôn vắng người với các hoạt động hấp dẫn như leo núi băng hay trượt qua những vùng tuyết hoang sơ, ít người đặt chân tới.
Nếu đến đây vào mùa hè, bạn có thể tham gia các trò chơi khác như đạp xe leo núi, đua thuyền kayak hoặc chèo thuyền trên sông. Ngoài ra, Niseko cũng có một suối nước khoáng nóng quanh năm, thật tuyệt khi được ngâm mình trong làn nước ấm áp, để xua tan đi các cơn đau mỏi sau một ngày dài hoạt động.
5. Nghỉ đêm trong một nhà trọ truyền thống
Hương thơm nhẹ nhàng từ những tấm thảm tatami truyền thống, căn phòng với nhiều đồ nội thất sang trọng, chất lượng phục vụ hoàn hảo và bữa ăn thịnh soạn từ sản vật địa phương trong không gian yên tĩnh, sẽ mang đến cho du khách một trải nghiệm khó quên trong một nhà trọ kiểu truyền thống Nhật Bản.
Phong cảnh hữu tình trong một nhà trọ truyền thống Nhật Bản. Tuy nhiên, giá một đêm ở đây khá cao, vào khoảng 1.100 USD.
Tuy nhiên, giá cả của loại hình này không hề dễ chịu chút nào, vào khoảng 1.100 USD mỗi đêm. Vì thế, khách du lịch có thể lựa chọn những nhà trọ minshuku, với những phòng trọ nhỏ hơn, dịch vụ tuy không hoàn hảo bằng nhưng có giá cả rẻ hơn nhiều, khoảng 100 USD mỗi đêm.
6. Đắm mình trong suối nước nóng tự nhiên
Trên thực tế, người Nhật đã sử dụng những nhà tắm nước nóng công cộng hay suối nước nóng tự nhiên để thư giãn và giảm đau nhiều thế kỷ nay, trong đó nổi tiếng nhất là khu nghỉ dưỡng Dogo Onsen ở đảo Shikoku. Khu nghỉ rộng lớn là tác phẩm kiến trúc đẹp mắt được xây dựng từ thế kỷ 19 với một phòng tắm dành cho những người trong hoàng tộc (nay không còn hoạt động).
Nếu không có điều kiện đến với Dogo Onsen thì bạn có thể thay thế bằng hàng nghìn nhà tắm công cộng và những nhà trọ có suối nước nóng nhân tạo trải khắp đất nước Nhật Bản, đảm bảo vẫn sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư thái nhất.
7. Khám phá phía Đông Tokyo cổ kính
Sensoji, một ngôi chùa Phật giáo ở Asakusa thu hút được lượng lớn khách du lịch khi tới Tokyo.
Công viên giải trí Hanayashiki có quy mô nhỏ nhưng là nơi sở hữu tàu lượn siêu tốc đầu tiên ở Nhật. Gần đó là các nhà hát lịch sử như Engei Hall, thường tổ chức các buổi biểu diễn hài kịch vui nhộn hay kể truyện bằng tranh truyền thống.
Kamiya Bar là một nhà hàng kiêm quán bar lâu đời, tọa lạc tại phía Đông Tokyo, được mở cửa từ năm 1880 và là nơi đầu tiên bán những thức uống có xuất xứ phương Tây tại Nhật. Thức uống hảo hạng nhất bạn nên thử là Denki Bran, pha từ rượu brandy và gin.
8. Leo núi Northern Alps
Northern Alps là một dãy núi trải dài qua các quận Nagano, Toyama và Gifu của Nhật. Từ thị trấn nhỏ của vùng Kamikochi, cửa ngõ tới khu vực này, du khách có thể lựa chọn cách di chuyển dễ dàng hoặc một cuộc thám hiểm kéo dài hàng tuần lễ mà chắc hẳn sẽ thích hợp với những người đam mê khám phá và trải nghiệm.
Dãy núi với nhiều vách đá lởm chởm, có chỗ cao hơn 3.000 mét và nhiều khu rừng nguyên sinh chưa từng có bàn chân con người đặt chân tới là những điều làm say lòng được nhiều du khách nhất khi tới đây.
9. Tham quan bảo tàng và công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima
Dành riêng để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đánh bom nguyên tử ngày 6/8/1945, công viên Hòa bình Hiroshima luôn khiến khách tham quan không khỏi xúc động trước những hậu quả đau thương và kinh hoàng do vũ khí hạt nhân mang tới cho người dân Nhật Bản.
Đây vốn là một tòa nhà được xây dựng vào tháng 4/1915 với tên gọi Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima. Vào ngày định mệnh 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách đó 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ.
Ngày nay, nó là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ vũ khí hạt nhân. Nơi đây còn tưởng niệm nhiều trẻ em cũng là nạn nhân của bụi phóng xạ và đã chết vì các bệnh liên quan đến bạch cầu. Hàng triệu con hạc giấy origami được gửi từ các em thiếu nhi Nhật Bản như một ước vọng hòa bình gây xúc động nhất.
10. Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản
Đến Nhật mà không ghé những quán ăn địa phương và thưởng thức ẩm thực đầy tinh tế của đất nước này thì có thể xem như chưa tới.
Nhật Bản được biết đến bởi nền ẩm thực phong phú với rất nhiều món ăn nổi tiếng bởi sự tinh tế trong cách chế biến như như sushi, tempura (gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì, rồi đem rán ngập trong dầu) hay các món ăn chế biến từ trà xanh.
Những người sành ăn bản địa cũng như khách thập phương sẵn sàng chờ đợi cả giờ đồng hồ ở những nhà hàng nổi danh chỉ để ngây ngất xì xụp món mỳ ramen nóng hổi. Người dân Nhật coi ẩm thực không đơn thuần là món ăn mà còn là cả một nghệ thuật, hội tụ đầy đủ cả hương sắc lẫn mùi vị.
SuZi Nguyễn
Nguồn: ngoisao.net

Chứng nhận địa chỉ du lịch tin cậy cho 84 cơ sở


(HQ Online)- Ngày 22-1, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành cấp giấy chứng nhận “Địa chỉ tin cậy du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” giai đoạn 2012-2014 cho 84 doanh nghiệp đơn vị, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh.
Một hoạt động du lịch tại Bà Rịa- Vũng Tàu. (Ảnh internet).
Những doanh nghiệp này đã được Ban Tổ chức Chương trình “Những địa chỉ tin cậy của Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tiến hành khảo sát, thẩm định kỹ lưỡng và xét công nhận. Đây là những địa chỉ gồm: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, hãng xe, cơ sở bán hàng đặc sản địa phương…
Chương trình “Những địa chỉ tin cậy của Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” khởi động từ năm 2010, trong giai đoạn 2010-2011 đã có 66 doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở được công nhận là “địa chỉ du lịch tin cậy”. Bên cạnh đó, đã có một số nhà hàng trên địa bàn tỉnh bị liệt vào “địa chỉ đen” trên Website, khuyến cáo du khách nên tránh khi đến tham quan, du lịch tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đoàn Mạnh Dương

Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030


Ngày 22/1, Thủ tướng ban hành quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo quyết định: Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Quyết định nêu rõ mục tiêu cụ thể: Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch hội an cho các vùng và cả nước.
Các định hướng phát triển chủ yếu: Phát triển thị trường khách du lịch; đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao; Phát triển sản phẩm du lịch; Tổ chức không gian du lịch; Đầu tư phát triển du lịch; Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch.
Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; về huy động vốn đầu tư; về xúc tiến, quảng bá; về tổ chức quản lý quy hoạch; về ứng dụng khoa học, công nghệ; về hợp tác quốc tế; về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch và nhóm giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu...
Theo TTXVN

Du lịch làng nghề: Có bản sắc nhưng chậm phát huy


ANTĐ - du lịch Đà Nẵng là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển du lịch ở nước ta. Tuy nhiên, ngay tại nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời ở Hà Nội, người dân chủ yếu vẫn chỉ làm nghề mà chưa khai thác những tiềm năng phục vụ du lịch hội an.

Thể hiện những họa tiết trên thân gốm trước khi nung
Dịch vụ thiếu bài bản

Gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc từ lâu đã là những thương hiệu có bề dày văn hóa bậc nhất đất Hà thành. Sản phẩm nơi đây có độ tinh xảo cao, mang đậm nét tinh hoa truyền thống, được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Thế nhưng, đến với làng lụa Vạn Phúc vào thời điểm cuối năm, chúng tôi lại gặp cảnh thưa thớt, chỉ có lác đác vài khách hàng. Các khu nhà cổ vốn phục vụ cho khách du lịch tới tham quan, nghỉ ngơi đóng cửa im lìm, khung cửi đắp chiếu. Đấy là chưa kể, lối đi chính của làng đang xây dựng, phải rất khó khăn mới vào được đến các gian hàng. Trái ngược với tình trạng đìu hiu này, vượt hơn 20 cây số đến với làng gốm sứ Bát Tràng, một đội “cò mồi” trực sẵn tại cổng “dí” cho chúng tôi những tấm card, tiếp thị đủ loại dịch vụ, từ ăn uống, tham quan cho đến nặn đất. Nài nỉ không thành, đội quân này nhanh chóng bám lấy các khách nước ngoài đi theo tour khiến cho hướng dẫn viên lúng túng. Thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động làng nghề phần nhiều dựa vào sản xuất kinh doanh, không khó hiểu khi các loại hình dịch vụ du lịch đi kèm vẫn chỉ mang tính tự phát, thiếu bài bản và chiều sâu.

Ảnh hưởng niềm tin

Vấn đề hàng nhái, hàng giả trà trộn với sản phẩm truyền thống nhiều năm nay gây nhức nhối cho nhà quản lý và những nghệ nhân tâm huyết với nghề.

Ông Phùng Văn Hữu, Trưởng ban Quản lý - Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất thương mại và dịch vụ chợ gốm làng cổ Bát Tràng cho biết, bên cạnh 90% sản phẩm chính gốc Bát Tràng, các sản phẩm ở đây có xuất xứ Chu Đậu, Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé… và cả hàng Trung Quốc. Gốm sứ Trung Quốc có nhiều kiểu dáng với giả rẻ hơn tuy nhiên so về độ bền, nặng, độ mịn của lớp men lại không thể bằng gốm Bát Tràng.

Những người bán hàng đưa những sản phẩm từ nơi khác bày bán nhưng không cho khách hàng biết xuất xứ của mặt hàng là trái quy định. Đối với lụa là mặt hàng khó nhận biết hơn, một số hộ kinh doanh đã lợi dụng để trà trộn các loại lụa chất lượng kém. Một chiếc áo lụa Vạn Phúc cần tới 2,3 - 2,5m lụa, tương ứng với 500.000 - 700.000 đồng; trong khi “lụa” Trung Quốc (chất liệu gần giống lụa) chỉ có giá 60.000 - 150.000 đồng/sản phẩm. Trong lúc nguồn cung tơ tằm đang ngày một ít đi do không còn đất canh tác đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Bên cạnh đó, để có sự đa dạng về mẫu mã, người dân Vạn Phúc nhập và bán cả những sản phẩm lụa nơi khác. Hàng Trung Quốc, hàng trôi nổi rẻ tiền, dễ bán, người mua hàng thấy rẻ là mua, lụa Vạn Phúc từ đó dần dần mất thị phần.

Giữ thương hiệu là giữ nghề

Mới đây, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã cùng hơn 30 đơn vị, doanh nghiệp lữ hành khảo sát tại một số làng nghề trên địa bàn thành phố, trong đó có làng lụa Vạn Phúc và làng gốm sứ Bát Tràng. Sau khi khảo sát, Sở xây dựng một quy chuẩn cho các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn các làng nghề. Dựa trên những tiêu chí này Sở sẽ cấp một biển hiệu xác định nguồn gốc, chứng thực sản phẩm lụa Vạn Phúc, từ đó để các công ty lữ hành phối hợp đưa du khách tham quan, mua sắm. Cũng dựa trên các tiêu chuẩn về hạ tầng và dịch vụ, Ban Quản lý chợ gốm Bát Tràng đã bước đầu triển khai xây dựng các tuyến, điểm tham quan, có bài thuyết minh chuẩn. Trong đó, trước khi các đoàn khách tới thăm, đại diện làng nghề sẽ gửi trước bản thông tin chi tiết cho hướng dẫn viên của công ty du lịch để nghiên cứu, dịch sau đó giới thiệu cho du khách. Cùng với đó, các làng nghề sẽ phối hợp cũng các công ty du lịch xây dựng những tour, tuyến có nội dung phù hợp sở thích và nguyện vọng của du khách.

Để đối phó với nạn hàng giả hàng nhái, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng lên kế hoạch triển khai dán tem chống hàng giả trên các sản phẩm của làng. Loại tem này có đặc tính khi dán vào sẽ không bóc ra được, cũng như giải quyết được khó khăn trong việc in logo lên sản phẩm có lớp men tối màu. Ngoài các hình thức xử phạt người bán hàng lập lờ nguồn gốc sản phẩm, trên trang web www.gomsubattrang.org cũng hướng dẫn chi tiết phân biệt sản phẩm Bát Tràng với hàng Trung Quốc để người tiêu dùng nhận biết trước khi mua hàng.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm Hợp tác xã - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, HTX cũng đã bắt đầu triển khai vận động các hộ sản xuất gắn tên vào mép biên của sản phẩm gia đình mình, vừa quảng cáo thương hiệu, vừa giúp khách dễ phân biệt lụa Vạn Phúc và lụa ở những nơi khác. UBND phường cùng HTX cũng đang phối hợp vận động các hộ kinh doanh ở đây thực hiện việc minh bạch trong khi giới thiệu sản phẩm bằng cách phân các gian hàng thành hai khu. Một khu bày bán sản phẩm lụa Vạn Phúc, một khu là các sản phẩm lụa có nguồn gốc khác. Cùng việc kiên quyết chống hàng giả, hàng nhái, làng cũng sẽ chú trọng phục dựng lại các khu nhà cổ để khách du lịch có thể tới vừa nghỉ ngơi, vừa tham quan và trực tiếp chứng kiến các công đoạn sản xuất sản phẩm lụa Vạn Phúc.
ĐỖ NGUYỄN – MAI ANH
Nguồn: www.anninhthudo.vn