Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Dẹp bao nylon Cù Lao Chàm, đi xe đạp phố cổ | Sự kiện bình luận |

Chuyện ông Nguyễn Sự đi làm bằng xe đạp vào ngày 20.2 để “khai trương” cho “dự án” cán bộ, công chức của thành phố Hội An đi làm bằng xe đạp được báo chí ghi nhận như một sự kiện.

Con người Nguyễn Sự luôn tạo ra sự kiện và sự kiện nào cũng độc đáo, thu hút dư luận và mang lại hiệu quả thiết thực cho vùng đất Hội An cổ kính. Mới đây, ông đưa ra chủ trương cán bộ, công nhân viên chức đi làm bằng xe đạp, nhằm góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch.

Với thành phố nhỏ như Hội An, việc đi làm bằng xe đạp rất hợp lý, vì ở đây đã có phố đi bộ, phố không động cơ. Với quãng đường trên dưới 3km, đường phố không đông đúc chen lấn, đi lại bằng xe đạp rất thuận tiện. Mỗi ngày vừa đi và về hai vòng, tính ra một người đã kết hợp tập thể dục bằng môn đạp xe được 12km. Một công đôi việc.

Tuy nhiên, một chủ trương dù hay đến mấy, cũng sẽ có người không đồng tình. Ví dụ, không thể bắt buộc mọi người đi làm bằng xe đạp, vì đi bằng phương tiện gì là quyền cá nhân của họ. Chính quyền chỉ nên khuyến khích, kêu gọi, động viên, tuyên truyền. Chính những lợi ích tạo ra từ việc đi xe đạp mà cộng đồng thực hiện, sẽ có sức thuyết phục để mọi người cùng tham gia.

Còn nhớ 5 năm trước, cũng với sáng kiến dẹp bao nylon ở Cù Lao Chàm, ông Sự đã biến hòn đảo và bãi biển này thành một điểm du lịch nổi tiếng. Có không ít ý kiến khẳng định Cù Lao Chàm là hòn đảo xanh và sạch nhất nước. Chuyện cái túi nylon, ở nơi nào cũng hô hào tẩy chay, nhưng chỉ duy nhất một nơi làm được, đó cũng là công của ông Nguyễn Sự. Còn nhiều việc khác nữa, hình như, những thay đổi tích cực của Hội An đều có dấu ấn Nguyễn Sự.

Vì sao ông Nguyễn Sự nói gì dân cũng nghe, cũng sẵn sàng làm? Phần lớn người dân Hội An cho rằng, vì ông Sự hết lòng vì dân. Ông Sự là người liêm khiết. Dân nói đố có sai.

Ông Nguyễn Sự làm việc và làm gương cho cấp dưới, cho người dân thành phố quê hương ông, nhưng có lẽ ông cũng làm gương cho nhiều người có vị trí lãnh đạo như ông. Làm lãnh đạo, nói là làm, hứa là thực hiện, hy sinh lợi ích cá nhân, chịu khổ cùng với dân, gần dân, thương dân, kính dân.

Làm lãnh đạo, đưa ra một chủ trương thì mình phải là người tiên phong thực hiện. Nếu như ông Sự đưa chủ trương đi xe đạp mà ông cứ ngồi xe hơi hoặc đi xe máy thì nói ai tin?

Ông Sự hay ông nào đó kêu gọi chống tham nhũng mà bản thân nhúng chàm thì nói ai tin?!

Tin bài đọc nhiều

  • Một bi kịch cần được giải quyết!

  • Bực mình vì cái trò nịnh quan trên

  • Nỗi đau đạo đức học đường

  • Không thể bảo tồn cầu Long Biên theo kiểu bảo tàng!

  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Người giỏi chưa thật tin vào thi tuyển cán bộ

  • Nam thanh niên cản trở đoàn xe ưu tiên bị xử phạt hơn 3 triệu đồng

  • Vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường: Chồng nạn nhân lên tiếng

  • Chiêm ngưỡng mỹ nữ trượt băng nghệ thuật Nga phô diễn kỹ thuật

Bảo vệ loài cua đá ở Cù Lao Chàm - ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên | ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên

Thứ Tư, ngày 12/02/2014

Bảo vệ loài cua đá ở Cù Lao Chàm

ThienNhien.Net – Khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm cách TP. Hội An về phía Đông khoảng chừng 20km, nơi đây không chỉ nổi tiếng về danh lam thắng cảnh mà còn có những món ẩm thực độc đáo như cua đá, vú nàng, ốc biển, bầu ngư,… Đặc biệt cua đá được xem là món được du khách rất ưa thích. Những năm gần đây lượng khách đến với Cù Lao Chàm ngày càng đông, cua đá được tiêu thụ rất mạnh nên bị nhiều người săn bắt ráo riết, đẩy loài động vật họ nhà cua này vào rơi vào nguy cơ tiệt chủng.

Một góc Cù Lao Chàm - nơi trú ngụ của loài cua đá (Ảnh: Tấn Thành)

Một góc Cù Lao Chàm – nơi trú ngụ của loài cua đá (Ảnh: Tấn Thành)

 Của trời cho dân nghèo 

Cù Lao Chàm – nơi có 600 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu, đa số sinh sống bằng nghề biển, trong số họ có khoảng vài chục người vì nhiều lý do đã trở thành người chuyên bắt cua đá. Ngư dân Phạm Lin trú tại thôn bãi Làng cho biết: “Cua đá nổi tiếng đến nỗi nếu chưa thưởng thức được món cua đá thì xem như chưa hiểu hết về ẩm thực xứ đảo này. Du khách càng đông, món cua đá càng được tiêu thụ mạnh, vì thế có thời gian loại cua này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, với cua đá đã được dán nhãn sinh thái thì giá tối thiểu là 500.000 đồng/kg. Không một người nào được phép bán cua đá với giá thấp hơn quy định và phải có nghĩa vụ đóng lệ phí quản lý cua đá 10% giá bán.

Theo anh Lành, một người dân địa phương có hơn 15 năm hành nghề bắt cua đá: “Cua đá rất khỏe và nhanh, cứ tính trung bình phát hiện ra 10 con mình bắt được 4 con đã là giỏi rồi. Có con đuổi cả 100 m mà không bắt được, vì khi chuẩn bị ra tay là nó chui vào hang đá. Lắm lúc theo nó vấp phải đá, thân cây, bụi rậm đến tứa máu, thậm chí suýt chết vì rắn cắn. Thường thì tôi và hai người em vợ hàng đêm hành nghề bắt đầu khoảng 17h và về tới nhà khoảng 4-5h. Bao nhiêu dốc núi, khu rừng hiểm nguy chúng tôi đã leo trèo, lăn lộn hết, có bữa bắt được vài con, có khi bắt được cả kg, có hôm về trắng tay. Tất cả là vì miếng cơm manh áo chú à! Nhưng dù sao đây cũng là của trời cho dân nghèo mưu sinh để sống”.

Cua đá bị đánh bắt tại Cù Lao Chàm (Ảnh: Tấn Thành)

Cua đá bị đánh bắt tại Cù Lao Chàm (Ảnh: Tấn Thành)

 Quyết tâm bảo vệ cua đá 

Thế nhưng, nếu không có cách bảo vệ thì chắc chắn loài cua độc đáo này sẽ tuyệt chủng. Sớm thấy được hậu quả trên, từ cuối năm 2009, UBND TP.Hội An đã ban hành Chỉ thị 04 yêu cầu tạm dừng khai thác, vận chuyển, buôn bán cua đá tại xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm. Một chương trình bảo vệ cua đá với giá trị 50.000 USD do Liên Hợp Quốc (UNEP) hỗ trợ cũng đã được triển khai. Đây là chương trình bảo tồn và khai thác loài cua này theo tuổi của chúng.

Mới đây nhất, Ban quản lý Khu bảo tồn Cù Lao Chàm cho biết: Đã thành lập Tổ Khai thác và Bảo vệ cua đá Cù Lao Chàm, và tổ này đã kiến nghị UBND xã dán nhãn sinh thái cho cua đá cũng như quy định cách thức đánh bắt, tiêu thụ cua đá. Như độ lớn của cua được đánh bắt là có mai rộng 7cm trở lên và không mang trứng. Cua đá dán nhãn mới được bán và phải được giữ trong lồng có logo cua đá và khẩu hiệu tuyên truyền “Cua đá không dán nhãn là cua đá bất hợp pháp”.

Ông Huỳnh Ngọc Diên (Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm) khẳng định: “Đội tuần tra bao gồm các thành viên từ Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Tổ môi trường xã Tân Hiệp, Ban bảo tồn thôn, Tổ khai thác và các cơ quan liên quan do UBND xã đảo Tân Hiệp thành lập có trách nhiệm kiểm soát hoạt động khai thác, bảo vệ cua đá. Các thành viên của tổ khai thác phải mặc đồng phục và có bảng tên của chính quyền cấp mới được bán cua đá”. Các thành viên trong tổ còn thống nhất với nhau, việc quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý cua đá là một sinh kế trong các sinh kế chung của cộng đồng Cù Lao Chàm. Vì vậy, phải khai thác đúng theo quy định. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng và các hỗ trợ khác như poster bảo vệ cua đá dán nhãn sinh thái cần phải được phổ biến rộng rãi tại Cù Lao Chàm, tại các nhà hàng, trên tàu vận chuyển khách, trung tâm du lịch, trung tâm bảo tồn biển…

Hy vọng, con cua đá Cù Lao Chàm sẽ có đất sống an toàn và sinh sôi, góp phần vào ẩm thực độc đáo của vùng đất này, đồng thời tránh được sự hủy diệt của con người.

Theo Tấn Thành/Đại Đoàn Kết, 11/02/2014

Các bài cùng chủ đề:

  1. Phú Yên: Chấm dứt sản xuất gạch ngói thủ công vào năm 2014
  2. Di cư cho các loài động vật: Nên hay không nên?
  3. Lời giải nào cho sự suy giảm bí ẩn của loài ong

Hội An bảo vệ môi trường như thế nào?

 

Thành phố Hội An hồi trong tuần cho biết bắt đầu từ ngày thứ ba 25 tháng 3 tới đây tất cả công chức của thành phố này khi đi làm việc đều phải sử dụng xe đạp, trừ những trường hợp đặc biệt. Và sang đến đầu tháng tư, toàn thể người dân được vận động đi lại trong thành phố bằng phương tiện xe đạp.

 Lợi ích - bất tiện 

Mục tiêu của chủ trương yêu cầu công chức đi làm bằng xe đạp; ngoại trừ trường hợp đặc biệt, cũng như vận động người dân sử dụng xe đạp để đi lại được cho biết ‘nhằm góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng Hội An- thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch”.

Ông Nguyễn Sự, chủ tịch Hội Đồng Nhân dân thành phố Hội An cho biết chủ trương đi xe đạp tại thành phố Hội An như sau:

Thực ra mà nói cách đây 10 năm, Phố cổ Hội An đã đi xe đạp và đi bộ rồi. Cả khu vực phố cổ Hội An không có xe gắn máy, không có tiếng động cơ. Gần như người dân phố cổ Hội An và du khách chấp hành việc này rất tốt. Nó tạo ra thích thú cho du khách khi đến Hội An và điều quan trọng hơn là đảm bảo được vấn đề môi trường, không có tiếng ồn, ít ô nhiễm và không xảy ra vấn đề tai nạn giao thông trong khu phố cổ. Chính không có tiếng động cơ như thế tạo nên sự thích thú cho du khách khiến du khách đến đông hơn và ngày càng mang lại lợi ích cho người dân trong khu phố cổ.

 Nay chúng tôi quyết định mở rộng cuộc vận động này ra trên toàn thành phố. Mà để cuộc vận động được toàn thể nhân dân hưởng ứng thì cán bộ, công chức phải gương mẫu, thực hiện trước. Đó là bằng cách công chức khi đi làm đến công sở dưới 5 kilomet đều phải đi xe đạp. Khi chúng tôi đưa ra chủ trương này hầu hết công chức đều đồng tình. Hiện nay có một số cơ quan đã sắm xe đạp và nhiều người đã đi xe đạp đến cơ quan. Sau khi có chủ trương như vậy, chúng tôi đưa đến từng cơ quan bàn bạc để thực hiện. Tuy nhiên cũng có một số ít ý kiến phản ứng; tất nhiên việc gì cũng có phản ứng; nhưng theo tôi cái gì cũng tạo từ thói quen miễ là nếu làm vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của thành phố, lợi ích của từng người dân. 

Ông Nguyễn Sự đề cập đến những lợi thế thành phố Hội An có được để có thể triển khai chủ trương sử dụng xe đạp đi lại trong thành phố, nhất là đối với công chức khi đi làm hằng ngày từ nhà đến sở:

 Thứ nhất thành phố nhỏ, cự ly đi lại của người dân không dài, không xa lắm. Thứ ba nữa đường phố Hội An chật hẹp, không to, không lớn dẫn đến điều là đi xe máy, ô tô thậm chí chậm hơn đi xe đạp. Tốt nhất đi xe đạp vẫn là thuận lợi hơn trong điều kiện bây giờ. Đó là một trong những yếu tố để chúng tôi có thể thực hiện được việc này.  

Tuy nhiên theo một người dân sinh sống và làm ăn tại thành phố Hội An, hằng ngày phải tiếp xúc và phục vụ khách hàng thì có một số bất tiện khi phải sử dụng xe đạp để làm ăn như thế, người đó cho biết:

 Tất nhiên đi xe đạp cũng có trở ngại khó khăn vì từ hồi nào đến giờ giao dịch với khách nếu khách yêu cầu chở đi đâu, không lẽ chở bằng xe đạp: Tây to mà sao Việt Nam chở bằng xe đạp.Rồi đi chọn kiểu mẫu, vải mà chở Tây sao chở cho nổi. Đi bằng xe đạp chậm thời gian, không phục vụ khách được. Đi xe máy khi nào cũng nhanh hơn đi xe đạp. 

Người này nhắc đến đoạn đường 4 kilomet từ thành phố xuống đến Cửa Đại nơi có bãi để dân chúng và du khách tắm biển thì đó cũng là một đoạn đường dài khi đi xe đạp xuống và về lại:

 Đạp đi, đạp về 8 kilomet. Rất lâu, dài, tốn thời gian. Nếu là công nhân viên chức 7 giờ có mặt tại công ty; nếu đi xe đạp phải đi từ 6 giờ, còn đi xe máy 6:45 mới đi như thế tiết kiệm được thời gian. Đạp đến công ty thì chết ngắt. Không lụt, bão thì còn tốt; nhưng Hội An là trung tâm lụt bão. 

Người dân của thành phố Hội An cũng cho biết về nạn mất cắp xe đạp tại đó so với việc ăn cắp xe máy như sau:

 Ngay gần chợ xe đạp thường mất, mà xe máy thì chưa bao giờ mất. Xe đạp rất dễ mất cắp. Tây để xe còn mất chứ chưa nói đến Việt Nam. 

Đối với chuyện mất cắp như thế, ông Nguyễn Sự có trình bày:

Vấn đề mất cắp nơi nào cũng có, nhưng chúng tôi có thể nói thế này: thỉnh thoảng Hội An mới có mất cắp xảy ra, cả một tháng hai tháng mới có xảy ra chứ không phải xảy ra thường xuyên.

17_DOOL_090617_T1_KGS_250.jpg

Phố cổ Hội An

 Tôi có thể nói đối với nhân dân Hội An có thể tự hào một điều là ai cũng hiểu đâu cũng có  người tốt, người xấu; nhưng dân chúng Hội An đều hiểu rằng người ta chỉ có thể giàu lên bằng sự tử tế. Người ta kinh doanh để lấy tiền; nhưng người ta không chấp nhận hành động gây phiền hà, tạo ra sự khó chịu, nghi ngờ không tin tưởng của khách. Người ta thông hiểu giá phải trả: khi việc đó xảy ra trên địa bàn của họ thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ lâu dài. Họ tự trọng biết rằng nếu chuyện đó ( mất cắp) xảy ra trên địa bàn của họ thì du khách sẽ khinh họ. 

 Phần lớn người dân Hội An phản ứng đối với việc (ăn cắp) đó. Việc mất cắp xảy ra ở những nơi tham quan, lễ hội tại Hội An cũng có nhưng rất ít, hãn hữu.  

Theo ông Nguyễn Sự chủ trương của thành phố được triển khai là vì lợi ích của người dân, của cộng đồng. Trên cơ sở đó thì việc thực hiện sẽ có kết quả:

Qua 10 năm, điều thuyết phục được người dân là lợi ích của người dân, lợi ích của cộng đồng. Qua 10 năm, từ việc đi xe đạp, đi bộ trong khu phố cổ, đã mang lại lợi ích về môi trường- tiếng ồn không có, chất thải không nhiều, phố trở nên yên tĩnh hơn. Người ta cảm thấy an toàn hơn khi sống ở một khu phố yên tĩnh. Thứ hai, khi ra đường người ta không còn lo xác xe gắn máy chạy nhanh nên họ đi nhẹ nhàng. Nó tạo ra cảm giác cho người dân sống chậm lại trong một môi trường phải làm việc như thế này. Họ thấy thích thúc trong tốc độ chậm lại như hiện nay.

Khi du khách thấy thích thú thì họ đến nhiều hơn.

 Chúng tôi rút ra kết luận là việc gì làm lợi ích cho cộng đồng, chứ không vì lợi ích của một nhóm nào, thì cuộc vận động hiện nay sẽ thành công. Tôi tin chắc, người ta khi đi lại dưới 5 cây số, ở cự ly gần người ta sẽ đi xe đạp. Điều này không chỉ đối với công chức mà đối với người dân. 

Người phụ nữ sinh sống tại thành phố Hội An cho rằng một khi cơ quan chức năng đã quyết định yêu cầu dân chúng đi lại bằng phương tiện xe đạp thì người dân chấp hành thôi:

 Tất nhiên đi xe đạp sẽ hạn chế gây tai nạn, gây tiếng ồn. Nhưng phố cổ thì bao nhiêu xe máy mà gây ra tiếng ồn. 

 Tuy nhiên nếu như họ ra qui định thì tôi vẫn chấp hành dù rằng phục vụ khách không được tốt. 

 Hạn chế túi nylon 

Một biện pháp giúp bảo vệ môi trường cho thành phố du lịch Hội An là hạn chế sử dụng túi nylon cũng đã được áp dụng tại đó từ năm 2009 đến nay.

Ông Nguyễn Sự cho rằng chủ trương đó nhận được hưởng ứng của dân chúng thành phố và một địa phương là Cù Lao Chàm đã triệt tiêu được túi nylon giúp môi trường sinh thái được phục hồi.

 Thành phố du lịch- sinh thái 

Hội An, trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 kilomet về phía nam. Đây là một thành phố có lịch sử từ xa xưa của người Chàm. Đến thế kỷ thứ 16, 17 nơi đây trở nên một thương cảng sầm uất.

Năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với những công trình kiến trúc nhà ở, đền miếu, chùa chiền...Được bảo tồn khá nguyên vẹn. Có thể nói du khách ngoại quốc khi đến miền Trung Việt Nam đều được đưa đến tham quan thành phố Hội An.

Chính quyền thành phố Hội An tiến hành nhiều hoạt động nhằm có thể duy trì những nét đặc trưng của Hội An, xây dựng nơi này thành một khu sạch đẹp về môi trường cho người dân địa phương và thu hút thêm ngày càng nhiều du khách đến tham quan thành phố.

Thống kê cho thấy Hội An hiện có 4 ngàn công chức và dân chúng thành phố này tổng cộng chừng 121 ngàn người.

Nhandan newspaper - Vietnamese version - Gợi mở hướng phát triển du lịch Đà Nẵng

Đà Nẵng luôn tạo được ấn tượng mới mẻ cho du khách, nhất là đầu tư về cơ sở hạ tầng đường giao thông và cầu qua sông. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2003 của thành phố là 4.670 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên đạt gần 28 nghìn tỷ đồng. Một hệ thống đường du lịch ven biển từ Liên Chiểu - Thuận Phước và Sơn Trà đến Non Nước đã được xây dựng. Sáng 29-3-2013, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn được chính thức khánh thành với tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng. Hai cây cầu đều có nét độc đáo về kiến trúc như dáng hình rồng mạnh mẽ và cánh buồm căng gió đang vươn ra đại dương. Hai cây cầu mới đã hoàn thiện hệ thống cầu bắc qua sông Hàn là điều kiện để đầu tư du lịch phát triển.

Mười năm qua, Đà Nẵng đã thu hút được hơn 60 dự án du lịch với tổng vốn đầu tư hơn ba tỷ USD, tập trung các khu vực như: Bán đảo Sơn Trà, tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, Hải Vân - Nam Ô, Bà Nà -Suối Mơ. Năm 2012, thành phố đón 2,5 triệu lượt du khách, trong đó có khoảng 800 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng lượng khách du lịch đến thành phố giai đoạn 2003-2013 ước đạt 16 triệu lượt, tăng 19,3%/năm; doanh thu du lịch thuần túy ước tăng 23,5%/năm với giá trị năm 2013 ước đạt 2.800 tỷ đồng.

Các dự án nhà nghỉ, khách sạn, resort tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư và đi vào hoạt động ngày một nhiều dọc theo bờ biển. Ngoài các dự án đã đi vào hoạt động như: Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort, Vinpearl Danang (giai đoạn 2), Cao ốc Azura, Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn (giai đoạn 2), Sunrise Resort, Novotel Hotel... Từ nay đến năm 2015 sẽ có thêm hàng chục dự án đầu tư khác như: Son Tra Resort and Spa (giai đoạn 3, 4), Vinacapital Resort và Sân golf (giai đoạn 3), Le Meridien... Tạp chí kinh tế nổi tiếng của Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Thành phố còn có lợi thế là đầu mối giao thông của khu vực với sân bay quốc tế lớn, có cảng nước sâu Tiên Sa, điểm mút của tuyến hành lang Đông -Tây (EWEC), đã đón nhiều tàu du lịch đường biển. Ngoài việc đầu tư hạ tầng, năm nào Đà Nẵng cũng tổ chức các lễ hội du lịch, đua thuyền buồm thể thao, từ năm 2007 có thêm lễ hội bắn pháo hoa quốc tế. Có thể nói Đà Nẵng đang có một cơ sở hạ tầng và cơ sở ăn nghỉ tuyệt vời cho du khách...

Nhưng nhìn lại, có thể nhận thấy du lịch Đà Nẵng phát triển chưa tương xứng với đầu tư. Có người bảo "du lịch Đà Nẵng giẫm chân tại chỗ", "thừa lượng mà thiếu chất"; có người lại phàn nàn "đến Đà Nẵng tắm biển xong rồi không biết đi đâu nữa", "môi trường du lịch bị ô nhiễm"... Nói cách khác, du lịch Đà Nẵng đang thiếu sức hút so với hai trung tâm du lịch khác là Hội An (Quảng Nam) và Huế (Thừa Thiên - Huế), đồng thời cũng chưa làm tròn được vai trò hạt nhân về du lịch trong vùng kinh tế trọng điểm. Năm 2012, cả nước đón 6,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong đó Hội An 1,2 triệu lượt, Huế 1 triệu lượt, còn Đà Nẵng chỉ đón được 800 nghìn lượt khách. Phải nói thẳng, du lịch Đà Nẵng phần nào chưa có được một thương hiệu nổi bật. Tiềm năng thì lớn nhưng sản phẩm du lịch lại đơn điệu. Du khách đến Đà Nẵng đi thăm Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chàm, Khu nghỉ mát Bà Nà, Làng đá Non Nước, đèo Hải Vân... Thế là hết. Không có sản phẩm du lịch thì không thu hút du khách đến lần thứ hai. Kinh tế du lịch của một thành phố không phải là các khách sạn nhiều sao mà cái chính là tạo ra sản phẩm du lịch có sức thu hút để giữ chân du khách, từ đó mà tạo điều kiện cho xuất khẩu tại chỗ phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người. Thu nhập xã hội từ du lịch cao hơn nhiều lần và có ý nghĩa hơn nhiều lần thu nhập thuần túy từ ngành du lịch.

 Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế là một hoạt động hiệu quả thu hút du khách đến với Đà Nẵng. 

 Ảnh: THANH LỘC 

Cũng từ thực trạng đó, theo nhiều nhà quản lý và kinh doanh, hoạt động trong các lĩnh vực của du lịch, thời gian tới, Đà Nẵng cần tập trung làm tốt ba vấn đề, tạm gọi đó như là ba điều ước cho tương lai phát triển của du lịch thành phố. Trước hết, Đà Nẵng cần xây dựng được một thương hiệu du lịch của mình. Là thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng không nên chỉ nghĩ "làm du lịch trong địa bàn của mình" mà phải phấn đấu và hướng tới thật sự trở thành trung tâm du lịch của cả miền trung - Tây Nguyên và cả nước, xa hơn nữa là khu vực và quốc tế, là tâm điểm của nhiều tuyến du lịch. Có mở rộng tầm nhìn như thế mới xây dựng các tua, tuyến du lịch mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Từ đó chủ động phối hợp với các địa phương như Hội An, Huế, Bình Định, Quảng Bình, các tỉnh Tây Nguyên, nối các tuyến du lịch lễ hội, Festival từ những địa bàn khu vực về Đà Nẵng.

Có người cho rằng, du lịch Đà Nẵng đang sống chủ yếu dựa vào sản phẩm du lịch của Hội An, Mỹ Sơn, Huế, Địa đạo Vịnh Mốc, Động Phong Nha... Điều đó không sai và cần phải mở rộng ra cả nước và nước ngoài. Thương hiệu Du lịch Đà Nẵng phải được xây dựng trên tầm nhìn mở ấy. Phải xây dựng các tổ chức lữ hành thật mạnh, thật hiệu quả, biến Đà Nẵng thành trung tâm phân phối khách du lịch cho cả khu vực. Đây là một thế mạnh của Đà Nẵng mà không phải địa phương nào cũng có. Muốn thế, Đà Nẵng phải nghiên cứu tổ chức những lễ hội văn hóa mang tính vùng miền và đầu tư quảng bá quy mô hơn như đua thuyền buồm thể thao, bắn pháo hoa quốc tế. Riêng lễ hội pháo hoa, có thể tổ chức mời thêm nhiều đoàn trong nước tham gia. Đà Nẵng có thể tổ chức Festival múa hát dân gian quốc tế, các lễ hội cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh và Tây Nguyên, miền trung, Trại điêu khắc tượng dân gian quốc tế, v.V. Những lễ hội tầm cỡ như thế mới tạo ra phong cách của một trung tâm động lực.

Để xây dựng được thương hiệu du lịch cần tạo ra được những sản phẩm du lịch mang tính văn hóa đặc trưng, có sức sống trường tồn bằng cách khai thác nội lực văn hóa truyền thống. Thí dụ như các lễ hội dân gian, văn hóa ẩm thực của người Chăm tại khu vực Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng trong những ngày Tết của đồng bào dân tộc Chăm. Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn cần được đầu tư theo hướng mở rộng không gian du lịch, khai thác sâu các khía cạnh văn hóa tôn giáo, tâm linh, để thu hút được du khách. Hãy học tập cách làm "Đêm rằm phố cổ", hô bài chòi ở Hội An, hay "chợ quê ngày hội" ở Huế... Những tập tục sinh hoạt, lễ hội dân gian của cư dân đánh cá, trồng rau, làm đồ gốm, lễ hội cồng chiêng của người Cơ Tu cũng có thể biến thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, du khách được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tiếp nhận văn hóa. Riêng làng đá Non Nước có thể trở thành một biểu trưng du lịch, một sản phẩm hấp dẫn du khách. Với hơn 215 cơ sở sản xuất với nhiều nghệ nhân giỏi đã có tác phẩm điêu khắc đá đặt tại các công viên ở Đài Loan (Trung Quốc), Xin-ga-po... Có thể biến Đà Nẵng thành "thành phố tượng" như mơ ước của một nhà báo. Hay khai thác các yếu tố lịch sử, những huyền sử về một thời khai hoang mở cõi, hình thành vùng đất Quảng của người Việt... Có thể dẫn ra rất nhiều sự tích lịch sử, tập tục và truyền thống văn hóa để có thể biến thành sản phẩm du lịch đặc trưng Đà Nẵng. Vấn đề còn lại là người làm và cách thức tổ chức đầu tư. Nếu bớt đi một phần vốn đầu tư khu du lịch, khách sạn để đầu tư mạnh cho sản phẩm du lịch, chắc chắn du lịch thành phố sẽ có thương hiệu mạnh.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng đang thiếu một công nghệ du lịch hoàn thiện. Mục đích của ngành du lịch bất cứ nước nào đều là "thu hút thật nhiều khách, làm cho khách ở lâu hơn và chi tiêu thật nhiều tiền". Muốn đạt được mục đích đó phải có "một công nghệ du lịch hoàn thiện" và ngày càng chuyên nghiệp, toàn thành phố làm du lịch, chứ không phải từng khách sạn, nhà hàng ngồi chờ "hứng nước mưa trời". Công nghệ du lịch là đầu tư tạo ra các sản phẩm để thu hút và giữ chân du khách và đổi mới để luôn hấp dẫn du khách. Công nghệ đó là toàn bộ quy trình liên kết các khâu liên hoàn: đầu tư vốn - sản phẩm du lịch, tuyến, tua, khu vui chơi, ăn uống - bảo tàng -khách sạn - nhà hàng - vận tải - lữ hành quốc tế - hàng lưu niệm -quảng bá tiếp thị ra thế giới... Tất cả phải được quy hoạch chi tiết và phân công phối hợp thực hiện theo nguyên tắc thống nhất (trách nhiệm, vốn, nhân lực, giá cả, tỷ lệ ăn chia...). Du lịch Đà Nẵng hiện nay chưa hình thành một công nghệ du lịch, mà chỉ nghiệp dư, mạnh ai nấy làm, manh mún, thiếu sự liên kết giữa các ngành, các địa phương. Một thí dụ về tính thiếu chuyên nghiệp: Cách đây 15 năm (1999), ông Pôn Xtôn, Giám đốc khách sạn Furama đã đề xuất ý tưởng thành lập Con đường Di sản thế giới miền trung tại một cuộc họp của Tổ chức Du lịch thế giới ở Đức. Đầu năm 2002, các tỉnh miền trung đã nhất trí phối hợp xây dựng "con đường" này do ông Pôn Xtôn làm Tổng thư ký Ban điều hành. Nhưng rồi do sự phối hợp liên kết giữa các tỉnh, giữa Trung ương với địa phương chưa tốt, cho nên sản phẩm du lịch mang tầm cỡ thế giới này đã không có hiệu quả.

Hoạt động du lịch hiện nay phải cạnh tranh rất khốc liệt. Vì thế phải lên kế hoạch trung hạn, dài hạn, tìm nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu phân công từng ngành, từng doanh nghiệp lo từng việc một, liên tục đổi mới nội dung, hình thức thể hiện để du khách không chán mắt. Làm được như thế mới mong giữ chân du khách nhiều ngày, mới mong du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền trung.

Trong Hội thảo "Hiến kế để Đà Nẵng trở thành "thành phố đáng sống" ở châu Á", nhiều chuyên gia cho rằng Đà Nẵng đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn thiếu trung tâm giải trí về đêm, thiếu không gian cây xanh, trung tâm tài chính... Để giữ chân du khách. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ khẳng định ý tưởng đó rất hay nhưng quan trọng là làm thế nào để biến thành hiện thực, nhằm xây dựng TP Đà Nẵng có bản sắc. Thành phố sẽ tiếp thu những ý tưởng như phát triển đô thị nước, hệ thống chiếu sáng hai bờ sông Hàn, giải pháp giao thông thông minh hay xây dựng khu vui chơi giải trí về đêm... Những việc gì vượt thẩm quyền của Đà Nẵng, thành phố sẽ kiến nghị lên trên để phát triển với mục tiêu trở thành thành phố đáng sống.

Với sức sống mạnh mẽ của một thành phố năng động, có thể tin tưởng Đà Nẵng sẽ trở thành một thành phố trung tâm du lịch của miền trung và cả nước.

Công khai DN sản xuất, kinh doanh sữa vi phạm | Xã hội |

Đồng thời, Cục Quản lý giá cũng có công văn gửi Cục Quản lý thị trường chỉ đạo chi cục ở địa phương phối hợp với sở tài chính tỉnh, thành phố kiểm tra việc niêm yết giá, kê khai giá điều chỉnh giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi của 4 DN là Cty TNHH Mead Johnson Nutrition, CTCP sữa Việt Nam, Cty TNHH Nestlé Việt Nam và Cty TNHH Frieslandcampina Việt Nam từ ngày 25.2.2014. 

Công văn cũng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đồng thời công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các DN sản xuất, kinh doanh sữa vi phạm về lĩnh vực quản lý giá. 

 Đẩy nhanh thẩm tra dự án chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 trình Quốc hội xem xét 

Ngày 24.2, đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã về làm việc tại tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chủ trương chuyển đổi công năng Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội - đề nghị: UB Tài chính Ngân sách, UB Kinh tế và UB Khoa học và Công nghệ môi trường của Quốc hội đẩy nhanh các bước khảo sát, thẩm tra, đánh giá, để tham mưu cho Thường vụ Quốc hội về các vấn đề liên quan, đặc biệt là chính sách đặc thù đối với dự án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 để trình Quốc hội xem xét. 

 Quảng Bình: Mở tuyến xe buýt đến Phong Nha - Kẻ Bàng 

Ngày 24.2, UBND tỉnh đã quyết định mở tuyến xe buýt từ TP.Đồng Hới đến Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trước mùa du lịch 2014. Theo đó, tuyến xe buýt trên có chiều dài 54km, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, đặc biệt là khách du lịch được thuận lợi hơn trong việc tham quan. Số lượng xe chạy tối thiểu là 4 chiếc với 14-16 lượt/ngày, thời gian giữa các chuyến xe không quá 90 phút, vào cao điểm mùa du lịch thì thời gian giữa các chuyến không quá 30 phút. Tỉnh sẽ bù lỗ cho doanh nghiệp 3 năm đầu, mức khoảng 1 tỉ đồng/năm.

 Nhiều đoàn tàu sẽ dừng thêm tại một số ga  

Ngày 24.2, ga Sài Gòn cho biết, ngoài các ga dừng đón - trả khách quy định trong biểu đồ chạy tàu hiện hành, từ ngày 1.3.2014, nhiều đoàn tàu sẽ dừng đón – trả khách thêm một số ga để phục vụ khách đi tàu. Cụ thể: Tàu SE3/4 sẽ dừng đón – trả khách thêm tại ga Bình Thuận; tàu SE2 sẽ dừng đón – trả khách tại ga Tháp Chàm;tàu SE8 sẽ dừng đón – trả khách thêm tại các ga Đồng Lê, Hương Phố, Yên Trung; tàu SE22 dừng tại các ga Giã, Phú Cang; tàu TN2 dừng tại ga Ngã Ba; tàu SE7 dừng tại các ga Hương Phố, Đồng Lê;tàu SE21 dừng tại các ga Lăng Cô, Phú Cang; tàu TN1 dừng tại các ga Giã, Ngã Ba;tàu SQN1/SQN2 dừng tại ga Long Khánh; tàu SNT1/SNT2 dừng tại ga Biên Hòa. Trần Phan

 3.2014, hoàn thành quy trình vận hành liên hồ chứa một số lưu vực sông 

Ngày 24.2, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã công bố nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 3.2014. Bộ TNMT sẽ tổ chức thực hiện Luật Đất đai, hoàn thiện dự thảo các nghị định, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm Luật Đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Cùng thời gian, Bộ TNMT trình Thủ tướng Chính phủ quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn; hoàn thiện quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ trên lưu vực sông Sê San, Srêpôk, Mã, Cả, Hương, Trà Khúc, Kôn-Hà Thanh và sông Đồng Nai.

Xem thêm

  • Trung Quốc: Một phụ nữ bị kẹt dưới 10 tấn xi măng sống sót thần kỳ

  • “Hà Nội mất cầu Long Biên” qua góc nhìn của ông Dương Trung Quốc

  • Nữ sinh viên và bạn trai chết bất thường trong phòng trọ

  • Rúng động về y đức: Y tá tự ý rút máy thở, bé sơ sinh tử vong

  • Cơ quan công quyền sốc với đơn kiện của người mua dâm

  • Cuộc đời kỳ lạ của đứa bé một thời bị tra tấn: Thoát khỏi bạo hành, ngỡ mình là “sao”

  • Vụ sập cầu treo, 8 người chết: Đang đưa tang phó chủ tịch HĐND xã thì gặp nạn

  • Clip: Sập cầu khi đưa tang, 8 người chết, 36 người bị thương


Công chức Hội An đi xe đạp: Áp đặt mà có lợi cho dân thì tốt! - Xã hội - Dân trí

Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An - trò chuyện với người dân Cù Lao Chàm.

Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An - trò chuyện với người dân Cù Lao Chàm.

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An - trước việc toàn bộ công chức Hội An sẽ đến công sở bằng xe đạp. Chủ trương này nhận được nhiều ý kiến hưởng ứng, nhất là với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới TP Hội An sinh thái - văn hóa - du lịch. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến quan ngại chủ trương này liệu có thực tế và có thực hiện được lâu dài?

 

PVDân trí đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Sự - người khởi xướng chủ trương này.

 Thưa ông, hiện nay ông đến công sở hàng ngày bằng phương tiện gì? 

Từ hơn 10 ngày nay tôi đã bắt đầu đi làm bằng xe đạp rồi. Trước đó thì tôi đi xe máy, bây giờ tôi đi làm xe đạp hẳn rồi.

 Quãng đường từ nhà ông đến công sở cách bao xa? Ông có thấy thuận tiện hay bất tiện khi đi lại bằng xe đạp? 

Từ nhà tôi tới cơ quan khoảng 3 km. 3km không dài. Mà khi đi cơ sở, tôi cũng đi bằng xe đạp. Một ngày trung bình tôi đi khoảng 15km. Mấy ngày đầu thì mệt thật. Bởi lâu nay mình đi xe máy nhanh, đi xe đạp thấy chậm. Rồi đi xe đạp thì phải vận động. Nhưng dần dần tôi nghiệm ra là do lâu nay mình quen chạy xe máy nhanh nên thấy vậy, chứ TP Hội An không quá rộng lớn, khi không có gì quá vội vàng thì đi xe đạp đâu có chi bất tiện. Qua mấy ngày khó chịu lại thấy đi xe đạp khỏe người, quan sát được xung quanh nhiều hơn, gặp người quen thì dừng lại chào hỏi, chứ đi xe máy ào ào nhiều khi không để ý.

 Trong khi người ta cải thiện đời sống qua việc “lên đời” xe gắn máy rồi xe ô tô, Hội An quay lại đi xe đạp liệu có “ngược đời” không? 

Đạp xe đi làm ở Hội An, tôi chẳng thấy có chi là ngược đời. Mà tôi còn thấy đây là một thái độ văn minh, lối sống hiện đại trên phương diện tinh thần. Đối với cán bộ công chức, đây còn là cách để quan sát thực tiễn kỹ hơn, gần dân hơn.

Một chủ trương chỉ gọi là ngược đời khi nó ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, khi nó đi ngược với lợi ích chung của thành phố. Còn ở đây là vì sự phát triển chung của Hội An, phù hợp với thực tiễn ở Hội An.

Tôi nói đi xe đạp ở Hội An là lối sống hiện đại trên phương diện tinh thần, là thái độ văn minh ở thành phố mình đang sống. Hiện đại ở chỗ sống thân thiện với môi trường. Mình sống phải biết nương tựa vào thiên nhiên, nương tựa vào tự nhiên, thậm chí là đối thoại với thiên nhiên để mà sống. Nếu anh đi xe máy, tiếng ồn ào và tốc độ sẽ khiến anh khó mà cảm nhận xung quanh. Chưa kể chất thải của xe có động cơ nữa. Rồi chưa kể đến vấn đề tai nạn. Chu vi thành phố Hội An không quá rộng lớn. Vậy nếu không có việc gì quá gấp gáp, chúng tôi khuyến khích người dân đi lại trong thành phố bằng xe đạp để giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm tiếng ồn là cho chính mỗi người, cho con cháu mình.

 Việc Hội An tổ chức cho cán bộ, công chức đến công sở bằng xe đạp có mang tính áp đặt không?  

Tôi nghĩ thế này, thực ra mà nói “áp đặt” nó có hai kiểu; một là, cái kiểu áp đặt duy ý chí của lãnh đạo mà không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng thì thôi; hai là “áp đặt” mà mang lại lợi ích cho nhân dân, cho thành phố này thì tôi nghĩ là tốt.

Trước khi đưa ra chủ trương này, chúng tôi đã đưa vào thảo luận ở từng cơ quan ban ngành rồi và được hưởng ứng. Công chức đi xe đạp thì dễ quan sát thực tiễn thành phố kỹ hơn, tiếp cận người dân cũng thân thiện hơn.

Không thể nói đi xe đạp đi làm không được. Hàng chục năm qua, người dân trong khu phố cổ họ đi xe đạp mà thậm chí là đi bộ. Du khách đến Hội An người ta cũng hưởng ứng. Tại sao dân người ta làm được mà anh là cán bộ công nhân viên nhà nước anh không làm được?

Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An - trò chuyện với người dân Cù Lao Chàm.

"Tại sao cả chục năm nay, người dân phố cổ đi xe đạp được mà anh là cán bộ công nhân viên nhà nước anh làm không được?"- ông Sự nói

Theo thông báo là từ 15/3, cán bộ công chức mới bắt đầu đến công sở bằng xe đạp, nhưng hiện ở Hội An nhiều cơ quan ban ngành người ta bắt đầu đi xe đạp rồi. Ngay UBND TP có cả  mười mấy người đi rồi. Mấy anh lãnh đạo làm trước và làm được. Anh làm lãnh đạo anh nói được mà không làm được thì ai nghe.

Tất nhiên, có những trường hợp anh nào trong ngày đi cơ sở quá xa, hoặc các chị em có con nhỏ thì cơ quan cho đi xe máy. Quy định là phải thực hiện nhưng không phải thực hiện một cách cứng nhắc mà hợp tình hợp lý.

 Ông có tin tưởng chủ trương này được đông đảo mọi người, không chỉ cán bộ, công chức mà cả người dân hưởng ứng lâu dài? 

Tôi tin tưởng điều đó. Tôi tin tưởng chủ trương nào đúng thì từ chỗ thực hiện vì quy định, mọi người sẽ thực hiện vì chính lợi ích của mình, của thành phố. Ví dụ như không sử dụng túi ni lông ở Cù Lao Chàm ban đầu là quy định. Bây giờ không đợi ai giám sát, người dân người ta vẫn tự giác nói không với túi ni lông. Ví dụ quy định cấm xe có tiếng động cơ trong khu phố cổ, ban đầu cũng phản ứng dữ dội lắm; nhưng rồi cả chục năm nay người dân họ thấy làm vậy có lợi cho chính họ trước nên thành nề nếp luôn.

Lâu nay người ta thích Hội An là vì nó yên bình, không vội vàng, có cái gì đó rất chừng mực. Người đi xe đạp ở Hội An họ thấy thoải mái, nhẹ nhàng, mà du khách người ta đến người ta thấy mình đi lại bằng xe đạp, họ cũng thấy thư thái, nhẹ nhàng. Hội An mà không yên tĩnh thì không còn là Hội An nữa. Hội An mà mất đi cái yên tĩnh thì Hội An “chết” không chỉ về mặt văn hóa tinh thần, mà cả kinh tế nữa. Người ta không thích đến đây nữa thì ngành du lịch “chết”.

Chủ trương cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp và vận động nhân dân hưởng ứng là nhằm góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới thành phố Hội An sinh thái - văn hóa - du lịch. Nhưng trước cả những danh hiệu, thương hiệu đó, chủ trương chúng tôi đưa ra và vì chính người dân Hội An.

 Xin cảm ơn ông! 

 Khánh Hiền  (thực hiện) 

Xem thêm :hội an, thành ủy, cù lao chàm, Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy, Anh, lãnh đạo, văn minh, người dân, thành phố Hội An, người dân Hội An, Chủ trương cán bộ

Hi hữu, đứa trẻ 8 tháng tuổi bị bỏ rơi tại phiên tòa | Tinmoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Dành cho quảng cáo

 Trước giờ nghị án, người thanh niên bế đứa trẻ dưới một tuổiđặt vào tay bị cáo Hường rồi bỏ chạy. 

 
 

 Người cha nhẫn tâm bỏ rơi con nhỏ 

Thượng tá Đoàn Văn Đảng, Đội trưởng Đội cảnh sát thi hành ánvà hỗ trợ tư pháp Công an quận Kiến An, cho biết: “Chuyện xảy ra vào sáng 24/1,khi TAND quận Kiến An mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vụ án Môi giới mạidâm và Mua bán trái phép chất ma túy đối với 4 bị cáo, trong đó có bị cáo NguyễnThị Hường, sinh 1986, ở thôn Nhất, Bạch Thượng, Duy Tiên, Hà Nam.

Đến 10h40 cùng ngày, khi lực lượng bảo vệ phiên tòa đang dẫngiải các bị cáo từ phòng xét xử xuống phòng lưu giữ bị cáo để nghị án thì bấtngờ có một thanh niên từ bên ngoài chạy vào tòa án, tay bế một cháu bé khoảng 8tháng tuổi, đặt vào tay bị cáo Hường rồi bỏ chạy.

Lực lượng hỗ trợ trợ tư pháp công an quận đã tổ chức truy đuổinhưng không bắt được người thanh niên trên. Sau khi sự việc xảy ra, công an quậnđã lập biên bản và ghi lời khai ban đầu của các bị cáo trong vụ án, sau đó dẫngiải bị cáo Hường và đưa cháu bé về trụ sở công an quận để tiếp tục giải quyết.

Theo bị cáo Hường thì người thanh niên trên là Cao Đức Tú,sinh 1987, thường trú tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, là chồng không hônthú của Hường. Cháu bé trên tên Phong, được 8 tháng tuổi, là con đẻ của Hườngvà Tú. Công an quận Kiến An đã tìm cách liên lạc với Cao Đức Tú để trả lại đứatrẻ nhưng Tú không có mặt tại địa phương. Bố mẹ của Cao Đức Tú đều đã chết, cònbản thân Tú không có công việc ổn định, sống lang thang. Và ngay bản thân Hườngcũng không biết người chồng hờ của mình đang ở đâu.

Hi hữu, đứa trẻ 8 tháng tuổi bị bỏ rơi tại phiên tòa

Cháu bé trong vòng tay của những người mẹ hiền

Hường là người lười lao động, thường xuyên dạt nhà, sốnglang thang. Thời gian gần đây, Hường dạt về Hải Phòng, thuê nhà ở đường DươngĐình Nghệ, Vĩnh Niệm, Lê Chân để mưu sinh. Không nghề nghiệp, Hường quen rồi sốngnhư vợ chồng với Tú. Cùng cảnh mèo mả, gà đồng gặp nhau, không nghề nghiệp ổn địnhnên Hường đánh liều buôn bán hàng quốc cấm.

Ngày 26/3/2013, Hường bị Công an quận Kiến An bắt quả tang vềhành vi Môi giới mại dâm và Mua bán trái phép chất ma túy tại một nhà nghỉ trênđịa bàn quận Kiến An. Do đang mang thai nên ngày 3/4/2013, Hường được cơ quantiến hành tố tụng quận Kiến An áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn. Ngày24/5/2013, Hường sinh bé trai tại Bệnh viện đa khoa huyện Duy Tiên, Hà Nam.Không nghề nghiệp, lại nuôi con nhỏ, một lần nữa Hường lại nhúng chàm.

Ngày 29/11/2013, Hường bị Công an huyện Gia Lâm bắt quả tangvề hành vi Vận chuyển trái phép chất ma túy, bị tạm giam tại Trại giam số 1Công an Hà Nội. Ngày 24/1, Hường bị trích xuất về Hải Phòng để phục vụ xét xử vụán trước. TAND quận Kiến An đã tuyên phạt bị cáo Hường 8 năm tù cho 2 tội danhMua bán trái phép chất ma túy và Môi giới mại dâm.

Tại Công an quận Kiến An, Hường cho biết, khi sinh đứa contrai ngoài giá thú được 4 tháng tuổi, qua người quen giới thiệu, Hường đã gửicon cho bà Phạm Thị Kim Dung, sinh 1969, ở khu I, Vĩnh Niệm, Lê Chân, trôngnuôi với giá thỏa thuận 3,5 triệu đồng/tháng.

Theo bà Dung thì cháu bé được bà chăm sóc, nuôi dưỡng và ănngủ tại nhà. Ngày chưa bị bắt, Hường làm ăn ở đâu bà cũng không rõ. Vài ngày,Hường lại đến nhà bà Dung thăm con chốc lát rồi lại đi ngay. Cháu bé đã được bàDung nuôi dưỡng 4 tháng nhưng Hường mới thanh toán tiền cho bà được 2 tháng. Biếthoàn cảnh của Hường hết sức khó khăn nên bà vẫn chăm sóc cháu Phong như concháu trong nhà.

Hi hữu, đứa trẻ 8 tháng tuổi bị bỏ rơi tại phiên tòa

Bà Dung được Hường giới thiệu Cao Đức Tú là bố cháu bé nênthỉnh thoảng Tú cũng đến nhà bà thăm con. Sáng 24/1, Tú đến nhà bà Dung nóichuyện về việc Hường bị bắt và bị TAND quận Kiến An xét xử. Tú xin phép đượcđón cháu bé sang tòa để gặp mẹ, rồi sẽ quay lại trả. Tuy nhiên, Tú đã khôngmang cháu Phong về trả lại cho bà Dung như đã hẹn. Từ kết quả điều tra, Công anquận Kiến An đã xác định đứa trẻ bị bỏ lại phiên tòa chính là con ruột của bịcáo Hường.

Theo nguyện vọng của bị cáo Hường, muốn gửi con cho bố mẹ đẻchăm sóc, nên đến 18h30 cùng ngày, công an quận đã đưa cháu bé về trụ sở Côngan xã Bạch Thượng để làm thủ tục giao lại cho ông Nguyễn Văn Động và bà NguyễnThị Liên (bố, mẹ đẻ của Hường). Tuy nhiên, quá trình làm việc, ông Động và bàLiên trình bày do sức khỏe yếu, kinh tế khó khăn nên không đủ sức nuôi đứa trẻ.Hiện nay, hai vợ chồng ông Động đang nuôi cháu gái 7 tuổi, cũng là đứa conngoài giá thú của Hường. Trước hoàn cảnh một đứa trẻ vô tội bị bỏ rơi, mẹ cháubé đang phải di lý về Trại giam số 1 Công an Hà Nội, nên lãnh đạo Công an quậnKiến An đã quyết định đưa cháu bé về trụ sở để chăm sóc, nuôi dưỡng rồi tìm hướnggiải quyết.

 Đùm bọc cháu bé bằng hơi ấm tình người 

Đại tá Nguyễn Đức Đáng, Trưởng công an quận Kiến An cho biết:“Sau khi xảy ra vụ việc hy hữu trên, lãnh đạo công an quận đã báo cáo Giám đốcCông an thành phố, Quận ủy, UBND quận Kiến An xin ý kiến chỉ đạo. UBND quận đãcó công văn đến Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố,Làng trẻ em SOS thành phố để tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, Làng trẻ SOS chobiết không có căn cứ để tiếp nhận cháu bé.

Giải pháp tình thế, Hội phụ nữ, Phòng Lao động - Thương binhXã hội, Mặt trận, đoàn thể quận Kiến An đã cùng vào cuộc để chăm sóc đứa trẻ.Trong đó, Hội phụ nữ công an quận được giao trách nhiệm chăm sóc, công an quậnbảo vệ an toàn cho cháu bé.

Do cháu bé chưa có giấy khai sinh nên cơ quan công an đãhoàn thiện các thủ tục, đăng ký khai sinh mang tên Nguyễn Đức Phong theo nguyệnvọng của bị cáo Hường. Nhìn đứa trẻ vô tội bị bỏ rơi vào những ngày cận kề TếtNguyên đán 2014, các CBCS Công an quận Kiến An hết sức thương cảm. Do cháu bécó biểu hiện viêm phổi, thờ khò khè và thiếu canxi nên công an quận đã đưa cháuđến Trung tâm Y tế quận để kiểm tra sức khỏe và điều trị viêm phổi, đồng thời bổsung canxi.

Hội phụ nữ đã vận động CBCS ủng hộ 3 triệu đồng mua sắm quầnáo ấm và sữa, thực phẩm để nuôi dưỡng cháu bé. Do được chăm sóc chu đáo, cẩn thận,chế độ dinh dưỡng hợp lý nên sức khỏe cháu bé ổn định, trọng lượng 13kg, tăng2kg so với ngày bị bỏ rơi tại tòa án.

Cũng trong những ngày này, Công an quận Kiến An có lịch phâncông công tác đặc biệt cho chị em phụ nữ, đó là lịch trông trẻ, với 7 ca trực/ngày.Mọi người ai cũng lo lắng, thương cảm trước hoàn cảnh éo le của cháu bé, tươnglai sẽ đi về đâu, bởi ngày về của người mẹ tội lỗi ấy vẫn còn quá xa vời.

Trước khi bị Công an huyện Gia Lâm bắt giữ, Nguyễn Thị Hườngđã có thai lần thứ 3. Việc giải quyết cho bị cáo Hường tiếp nhận, nuôi dưỡngcháu Phong cần có sự chỉ đạo của Giám đốc công an Hà Nội. Hiện Công an huyệnGia Lâm, Trại giam số 1 Công an Hà Nội đang làm thủ tục để báo cáo tiếp nhậncháu bé về Trại giam số 1, nơi giam giữ bị cáo Hường để nuôi dưỡng.

Hường nói rằng chị ta vô cùng ân hận về những lỗi lầm đã quavà hứa sẽ cố gắng cải tạo tốt để sớm trở về với xã hội, tìm kiếm công việc ổn địnhđể chăm sóc và nuôi dạy các con khôn lớn nên người.

Theo An ninh Hải Phòng 


Đọc Tin tuc sự kiện hot nhất trong ngày của TINMOI.VN tại chuyên mục : TIN NHANH 

Mở cửa biển đầu năm | Xã hội | BáoTinTức.vn

Ngư dân tỉnh Quảng Nam hào hứng đón nhận niềm vui mới là cửa biển Cửa Đại sắp sửa được khai thông, đường ra biển lớn của hàng nghìn con tàu đã được mở sau nhiều tháng liền bị bít lối đi vì cửa .


Sau những trận bão lũ cuối năm 2013, cửa biển Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam bị bồi lấp nghiêm trọng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra vào, gây nhiều khó khăn cho ngư dân Hội An và các địa phương lân cận. Cửa biển bị bồi lấp nên mặc dù đang trong mùa khai thác chính vụ trong năm nhưng hàng trăm tàu cá có công suất lớn của ngư dân buộc phải nằm bờ vì không có lối đi, tàu thuyền đưa du khách ra khu du lịch sinh quyển Cù Lao Chàm cũng buộc phải thúc thủ trong bờ, việc đi lại của hơn 2.000 cư dân đảo Cù Lao Chàm cũng gặp rất nhiều khó khăn.

 

Dự án nạo vét cửa biển Cửa Đại hoàn thành sẽ giúp cho tàu thuyền ra khơi thuận lợi hơn.


Ông Lê Hoàng Chương, cán bộ quản lý Cảng Cửa Đại cho biết, nguyên nhân khiến luồng vào Cửa Đại bị bồi lấp nghiêm trọng là do một lượng cát lớn từ thượng nguồn bị nước lũ cuốn về. Khi ra tới khu vực cửa biển, do bị sóng biển đánh mạnh nên lượng cát khủng lồ này bị đánh dạt trở lại, gây nên tình trạng bồi lấp.


Để giải quyết nhu cầu bức xúc của hàng nghìn hộ gia đình ngư dân và hộ làm dịch vụ du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư thực hiện dự án nạo vét khẩn cấp luồng vào Cửa Đại. Việc nạo vét gặp rất nhiều khó khăn. Để thực hiện công việc nạo vét hơn 100.000m3 bùn cát, đơn vị thi công đã huy động các phương tiện cơ giới chuyên dùng, có công suất lớn cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành thiết bị có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu thi công trong điều kiện hết sức khó khăn tuyến luồng nạo vét khá dài, lại nằm ngay trên vùng cửa biển, thường xuyên chịu sự tác động mạnh của sóng biển và triều cường.


Ông Lê Trung Dũng, Chỉ huy trưởng công trình nạo vét cửa biển Cửa Đại cho biết, việc thi công nạo vét Cửa Đại gặp rất nhiều khó khăn do trời mưa to và sóng biển mạnh. Tuy nhiên đơn vị cũng đã khắc phục những khó khăn này bằng cách tăng cường các thiết bị nạo vét hiện đại cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có nghề cao tham gia công tác nạo vét. Hiện đơn vị đang tranh thủ thời tiết thuận lợi để tranh thủ thi công để đáp ứng được nhu cầu thông cửa biển Cửa Đại phục vụ chuyến ra khơi đầu năm Giáp Ngọ 2014 của tàu thuyền có công suất lớn của ngư dân Quảng Nam.


Là đơn vị giám sát quá trình thi công nạo vét Cửa Đại, ông Phan Quang Thêm, cán bộ kỹ thuật Đoạn Quản lý đường thủy nội địa cho biết, thi công nạo vét Cửa Đại là dự án cấp bách, được UBND tỉnh Quảng Nam cho phép triển khai thực hiện theo hình thức vừa thiết kế, vừa thi công. Tuy nhiên đơn vị thi công đã thực hiện tốt các yêu cầu trong công tác nạo vét luồng cảng. Theo kế hoạch, dự án nạo vét luồng vào Cửa Đại chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, phạm vi nạo vét toàn tuyến với chiều dài 2 km, luồng rộng 30 m, sâu 4 m, khối lượng khoảng 100.000m3 bùn đất để tàu có công suất từ 30CV trở lên có thể ra vào.


Giai đoạn 2, tỉnh sẽ đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư để tiếp tục nạo vét tuyến luồng vào Cửa Đại sâu và rộng hơn. Tuy nhiên với việc thi công hoàn thành giai đoạn 1, dự án nạo vét luồng vào Cửa Đại đã cơ bản giải quyết được tình trạng hàng nghìn phương tiện của ngư dân bị bít lối đi ra biển. Hiện việc thi công giai đoạn 1 của dự án nạo vét Cửa Đại đã chuẩn bị hoàn thành, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản đề nghị Cục đường thủy nội địa xúc tiến các thủ tục cần thiết để triển khai thực hiện giai đoạn 2 dự án nạo vét Cửa Đại.


Cửa biển Cửa Đại, con đường ra biển lớn của ngư dân Quảng Nam nói riêng và của ngư dân các tỉnh lân cận khi vào đây tiêu thụ sản phẩm và tiếp nhiên liệu, thực phẩm nói chung đã được khai thông đã tiếp thêm niềm vui và nghị lực cho ngư dân ngay từ những ngày đầu năm mới. Từ nơi đây, những con tàu có công suất lớn của ngư dân Quảng Nam sẽ cùng với hàng nghìn con tàu của ngư dân trong cả nước ngày đêm khai thác nguồn lợi trên các vùng ngư trường truyền thống thuộc các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, vừa góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.


Bài và ảnh:Đoàn Hữu Trung

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Khuyến mãi tại Bà Nà Hills nhân ngày 08/03


Theo đó, Bà Nà Hills sẽ giảm giá 40% dịch vụ cáp treo + buffet trưa trong hai ngày thứ Bảy (ngày 01/03/2014) và Chủ Nhật (ngày 02/ 03/ 2014). Ví dụ, khi mua voucher trị giá 400 ngàn đồng sẽ được hưởng dịch vụ bao gồm 1 vé cáp treo và 1 suất buffet trưa với tổng giá trị lên đến 680 ngàn đồng…

Đến Bà Nà Hills trong dịp này, du khách sẽ có cơ hội tham quan và chiêm ngưỡng Lầu chuông được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Phật với chiếc chuông đồng nặng 1 tấn được đúc ngay tại đỉnh thiêng Bà Nà; Được thưởng ngoạn vẻ đẹp của Tháp Linh Phong Tự cao 09 tầng trên đỉnh Bà Nà, mỗi tầng có 04 bộ chuông đồng...Ngoài ra, du khách còn có dịp tham quan và vui chơi tại Quảng Trường, Fantasy Park, Hệ thống Máng Trượt, Khu Trưng Bày Tượng Sáp…

H.Giang


Xử phạt gần 20 triệu đồng xe khách chở quá số người quy định đi vào đường cấm

Như Báo Công an TP Đà Nẵng đã thông tin, qua TTKS tại khu vực Ngã ba Huế, khoảng 16 giờ ngày 21-2, Đội Tuần tra và Dẫn đoàn (Phòng CSGT- CATP) phát hiện xe ô-tô khách BKS 51B-01035 do tài xế Ký điều khiển đi vào đường cấm từ hướng Hà Huy Tập ra Trường Chinh. Qua kiểm tra, lực lượng CSGT phát hiện trên xe chở 67 người, quá 21 người so với quy định.

 Lực lượng CSGT CATP Đà Nẵng kiểm tra số hành khách trên ô-tô BKS 51B-01035. 

 Tin, ảnh: Đinh Nga   


Giải quần vợt truyền thống BĐBP lần thứ V

(Cadn.Com.Vn) - ĐÀ NĂNG - Chiều 23-2, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP phối hợp Sở VH-TT&DL TP tổ chức Giải quần vợt truyền thống BĐBP lần thứ V năm 2014. 16 VĐV là lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành trong thành phố tham gia tranh tài nội dung đôi nam. Kết quả chung cuộc, nhất: Trần Thọ (Bí thư Thành ủy) - Huỳnh Đức Thơ (Sở Kế hoạch - Đầu tư); nhì: Trương Chí Lăng (BCH quân sự thành phố) - Tôn Quốc Khánh (BĐBP TP); đồng giải ba: Dương Đề Dũng - Lê Văn Phúc (BĐBP TP), Nguyễn Chấm (BĐBP TP) - Trần Đình Chung (Sở CS PCCC).

 BTC trao giải cho các VĐV. 

  Đ.Nga   


Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Yêu cầu tháo dỡ đèn lồng ngoại tại các di tích văn hóa, tâm linh

Theo đó, lễ hội 2014 đang tồn tại nhiều vấn đề: Còn hiện tượng cài giắt và xoa tiền lên tượng, thả tiền xuống giếng, rải tiền trong di tích, kinh doanh đổi tiền lẻ, bán đồ mã, cúng thuê, mê tín, cờ bạc, đeo bám khách, ép mua, ép giá, rác thải chưa được thu gom kịp thời; hàng quán hoạt động sát cạnh di tích, treo thịt gia súc, gia cầm sống rất phản cảm, mất ANTT khu vực bến xe, bến đò và ga cáp treo; ăn mày, ăn xin, giả sư hành khất; một số di tích, lễ hội, khu dân cư trang trí bằng các loại đèn lồng in chữ nước ngoài… gây nhiều hệ lụy xấu, không phù hợp văn hóa Việt Nam, tạo dư luận không tốt.

Vì thế, Bộ VH, TT&DL yêu cầu Giám đốc Sở VH,TT&DL các tỉnh, thành khẩn trương tổ chức: kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực tại các lễ hội; không sử dụng ngân sách nhà nước vào việc tổ chức lễ hội; không sử dụng giờ hành chính và xe công đi lễ hội, trừ các trường hợp thực thi nhiệm vụ được phân công; quản lý sử dụng tiền mệnh giá nhỏ trong hoạt động lễ hội, tín ngưỡng; chỉ đạo tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành kiểm tra các lễ hội, xử lý kiên quyết các hiện tượng tiêu cực và các hành vi vi phạm trong lễ hội; kiên quyết đưa những hộ kinh doanh trong khu vực di tích, đổi tiền lẻ, bán đồ mã, cờ bạc biến tướng, treo bán thực phẩm tươi sống, xem bói, ăn xin… ra khỏi khu vực lễ hội. Bộ VH, TT&DL cũng yêu cầu tháo dỡ các loại đèn lồng không rõ nguồn gốc, in chữ nước ngoài không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam tại các di tích, lễ hội và khu dân cư; có biện pháp đảm bảo ANTT, an toàn giao thông cho nhân dân tham gia lễ hội. Tăng cường nhắc nhở du khách chấp hành các quy định của BTC lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh


Hội An lọt vào top 30 thành phố châu Á rẻ nhất cho du lịch 'bụi'

  


Hội An được trang tin nước ngoài xếp vào top 30 thành phố dành cho du lịch 'bụi' rẻ nhất châu Á

Ngày 22.2, thông tin từ Trung tâm VH-TT TP.Hội An cho biết trang thông tin chuyên về du lịch Price of Travel vừa bình chọn, xếp Hội An vào vị trí thứ 12 trong số 30 thành phố du lịch châu Á có chi phí rẻ nhất.

Theo đánh giá của trang tin này, Hội An là phố cổ còn bảo tồn nguyên vẹn theo lối kiến trúc làng chài. Ngoài ra, thành phố này còn có rất nhiều nhà hàng và hiệu may.

Cũng theo Trung tâm VH-TT Hội An, vì Hội An không có kiểu nhà ở tập thể cho khách du lịch nên đã "thua" một số thành phố khác trong bảng xếp hạng.

Thông tin đánh giá Hội An được tính chi phí theo 1 người/ngày, vào khoảng 490.000 đồng (tương đương 23,23 USD/1 ngày). Cụ thể, khách sạn rẻ/tốt giá 190.000 đồng/đêm, đi lại 30.000 đồng, thức ăn 144.000 đồng, đồ uống/giải trí 36.000 đồng, khoản khác 30.000 đồng...


Về đêm, khung cảnh Hội An trở nên lãng mạn hơn với những chiếc đèn hoa đăng

Ngoài ra, trong danh sách này, Việt Nam còn có Hà Nội (xếp thứ 2) và TP.HCM (xếp thứ 6).

Thành phố có chi phí rẻ nhất là Pokhara (Nepal) với tổng chi phí khoảng 295.000 đồng/người/ngày.

* Cũng theo Trung tâm VH-TT Hội An, phố cổ Hội An được tạp chí Indiatimes (Ấn Độ) giới thiệu là một trong những thành phố lãng mạn nhất thế giới.

Theo tạp chí Indiatimes , Hội An là một những thành phố lãng mạn rất phù hợp để nghỉ dưỡng.  Indiatimes còn thông tin, phố cổ là một thành phố cảng có từ thế kỷ 15 nhưng vừa mang nét cổ kính lại rất hiện đại nhờ có bãi biển đẹp và khu nghỉ dưỡng đẹp.

Vào đêm rằm hằng tháng, toàn thành phố sẽ tắt đèn điện và đắm mình trong ánh sáng dịu dàng của hàng ngàn chiếc đèn lồng lụa với đa dạng màu sắc và kích cỡ. Không gian lãng mạn nên rất phù hợp cho các cặp đôi.

Trong danh sách do Indiatimes công bố còn có các thành phố: Paris (Pháp); Bora-Bora, Seville (Tây Ban Nha); Tallinn (Estonia); Fes (Ma Rốc); Savannah (Georgia); Fiesole (Ý); Galway (Ireland).

 Tin, ảnh : Hoàng Sơn 


Khuyến mãi vui chơi, ăn uống

 Ảnh minh họa: internet 

● Từ nay đến 1/3, Trung tâm hội nghị và tiệc cưới Metropole (216 Lý Chính Thắng, Q.3) giới thiệu chương trình

Buffet “Sài Gòn những món chay”. Mở cửa từ 17g30-21g. Giá vé 220.000đ/người lớn, 100.000đ/trẻ em. Đặt 10 vé trở lên được tặng một vé.

● Từ thứ Hai đến thứ Năm hằng tuần, tại Café Central An Đông (18 An Dương Vương, Q.5) có chương trình ưu đãi khi thưởng thức buffet trưa hoặc tối và nhận ngay voucher giảm giá 50% cho lần buffet kế tiếp. Áp dụng đến 27/3. Giá vé: buổi trưa từ thứ Hai - thứ Sáu: 338.000đ++/người. Buổi tối: 488.000đ++/người.

● Chào mừng 8/3 sắp tới, Uri Foot Therapy có chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho khách hàng nữ: “Mua một gói trị liệu 90 phút được tặng một gói trị liệu 90 phút”. Tại đây, phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng: nam, nữ, nhân viên văn phòng, khách trung niên, nhóm khách gia đình... Đặt chỗ: (08)39902888 hoặc tham khảo: www.Urifoottherapy.Com.

● TransViet Travel dành 500 suất du lịch ưu đãi đặc biệt cho phái nữ nhân ngày 8/3 với mức giảm giá lên 20%. Chương trình áp dụng hầu hết các tour trong và ngoài nước, khởi hành trong tháng Hai và Ba. Thời hạn đăng ký tour bắt đầu từ nay đến hết 28/2. Liên hệ: 170-172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3; ĐT: (08) 39303044.

  Ban TT-TD 


An toàn giao thông đường thủy mùa lễ hội

Cảnh sát giao thông đường thủy kiểm tra thiết bị an toàn trên thuyền du lịch.

 

 

Từ năm 2011, tỉnh Thừa Thiên - Huế có chủ trương đưa số người dân chuyên sống bằng nghề chài lưới lên bờ sinh sống; đồng thời nhiều công trình vượt sông được xây dựng và đi vào hoạt động nên số lượng các phương tiện hoạt động trên tuyến đường thủy và các bến đò ngang sông hoạt động tự phát của tỉnh giảm rõ rệt. Tuy nhiên, số phương tiện du lịch, đặc biệt là trên tuyến sông Hương tăng lên đáng kể. Hiện có hơn 130 thuyền du lịch phục vụ khách tham quan du lịch trong các dịp hè, lễ hội, festival...

Trung tá, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế) Hồ Xuân Phương cho biết: Hằng năm, tỉnh có nhiều lễ hội tổ chức trên sông, đặc biệt là lễ hội Điện Huệ Nam (còn gọi là lễ hội Điện Hòn Chén), một năm hai lần vào tháng ba và tháng bảy âm lịch; festival Huế cứ hai năm được tổ chức một lần với rất nhiều chương trình tổ chức trên các tuyến đường thủy, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài... Do đó, việc bảo đảm an toàn trật tự giao thông trên tuyến đường thủy vào mùa lễ hội, mùa du lịch là yêu cầu rất cấp bách và là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy.

Để bảo đảm an toàn, lực lượng CSGT đường thủy phối hợp các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ số lượng tàu, thuyền, phương tiện tham gia giao thông về tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý chặt chẽ đội ngũ điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, dù số phương tiện đã đăng kiểm 100% nhưng hầu hết chưa đăng ký; số người điều khiển phương tiện tàu thuyền chưa có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy. Vào dịp lễ hội, festival, lực lượng CSGT đường thủy thường xuyên túc trực và sử dụng nhiều ca-nô cao tốc tuần tra trên tuyến sông Hương, sẵn sàng giải quyết sự cố, bảo đảm an ninh trật tự và cứu hộ khi có tai nạn xảy ra. Dưới các cầu Tràng Tiền, Phú Xuân, Bạch Hổ, Giã Viên... Lực lượng cảnh sát bảo vệ cũng bố trí ca-nô để đề phòng sự cố, kịp thời cứu hộ, cứu nạn.

Thuyền trưởng Trần Tân cho biết: Việc tổ chức du thuyền trên sông Hương cho khách du lịch đã trở thành nét đặc sắc du lịch ở Thừa Thiên -Huế, nên việc bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, bảo đảm an toàn cho khách du lịch được các chủ thuyền đặc biệt coi trọng. Gia đình ông cũng đầu tư ba chiếc thuyền, các thuyền đều trang bị đầy đủ phao cứu sinh, phương tiện bảo đảm an toàn để tổ chức các tour du lịch trên sông Hương cho khách trong nước và nước ngoài. Theo ông Tân, đa số các chủ thuyền du lịch trên tuyến sông Hương hiện nay đều ý thức được việc này.

Hiện nay, tại Thừa Thiên - Huế, một số xã chưa có điều kiện xây cầu, nên đã phát sinh một số bến đò ngang hoạt động trái phép. Các chủ đò này coi thường an toàn giao thông đường thủy. Họ thường chở quá tải, không trang bị phao cứu sinh. Đáng chú ý, mùa lễ hội và festival, lượng khách du lịch đổ về Huế rất lớn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy. Theo Đại tá Phó Giám đốc Công an Thừa Thiên - Huế Lê Quốc Hùng, giải pháp cho vấn đề này là lực lượng CSGT đường thủy cần tăng cường phối hợp với lực lượng kiểm ngư, biên phòng, công ty quản lý đường sông để kiểm tra các phương tiện giao thông đường thủy, đặc biệt là phương tiện vận chuyển khách du lịch, người điều khiển phương tiện trên sông, đặc biệt là đò ngang... Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi trên các tuyến, nhất là tuyến sông Hương.

Bài và ảnh: VŨ LAN


Nhiều chương trình du lịch ưu đãi nhân dịp 8-3

 

 



Cụ thể như Saigontourist liên tục triển khai các chương trình quà tặng đặc biệt dành cho khách hàng nữ mua tour trong và ngoài nước. Khách hàng nữ mua tour trong nước tại các văn phòng của Saigontourist vào ngày 7, 8 và 9-3 được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt: giảm 8% giá tour; tặng 1 túi xách Saigontourist. Hanoi Redtours cũng đã giảm giá trực tiếp các tour khởi hành vào đúng ngày 8-3. Chẳng hạn tour Ninh Bình - Bái Đính - Khu du lịch Tràng An (2 ngày) giá 1,490 triệu đồng; Đà Lạt ngàn hoa (4 ngày) giá 6,290 triệu đồng; tour Buôn Mê Thuột - Đà Lạt (5 ngày) giá 6,5 triệu đồng; Phú Quốc (4 ngày) giá 7,2 triệu đồng; Đà Nẵng - Hội An - Huế (5 ngày) giá 5,99 triệu đồng… Vietravel Hà Nội cũng triển khai chương trình khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho các khách hàng nữ đến đăng ký hoặc trực tiếp đi tour trong thời gian từ ngày 4 đến 8-3. Quà tặng là những đồ dùng gia dụng hữu ích, tiện lợi cho phụ nữ.


TP.HCM tổ chức Lễ hội Áo dài trong 2 ngày 8&9/3

Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 9/3 tới tại Công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11, TP.HCM).

 Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: myopera.Com. 

UBND TP.HCM yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị kế hoạch tổ chức chu đáo, đảm bảo tuyệt đối an ninh, trật tự và an toàn trong suốt thời gian tổ chức lễ hội; chú ý nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của một lễ hội tôn vinh áo dài Việt Nam.

 Nam Anh 


Bà Nà Hills khuyến mãi đặc biệt dịp 8/3


Ngày 22/2, Khu du lịch Bà Nà Hills cho biết, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03, Khu du lịch này sẽ tổ chức nhiều khuyến mãi đặc biệt cho du khách: Giảm giá 40% dịch vụ cáp treo + buffet trưa trong hai ngày thứ Bảy (ngày 01/03/2014) và Chủ Nhật (ngày 02/ 03/ 2014) như lời tri ân sâu sắc đến phụ nữ.
Khi mua voucher trị giá 400 ngàn đồng sẽ được hưởng dịch vụ bao gồm 1 vé cáp treo và 1 suất buffet trưa với tổng giá trị lên đến 680 ngàn đồng…

 Tượng Phật thích ca trên đỉnh Bà Nà Hills 
Đến Bà Nà Hills, du khách sẽ có cơ hội tham quan và chiêm ngưỡng lầu chuông được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Phật với chiếc chuông đồng nặng 1tấn được đúc ngay tại đỉnh thiêng Bà Nà.
Cùng với vẻ đẹp của lầu chuông, du khách còn được dịp thưởng ngoạn vẻ đẹp của tháp Linh Phong Tự cao 9 tầng trên đỉnh Bà Nà. Và đặc biệt, mỗi tầng đều có 4 bộ chuông đồng được treo ở 4 góc.

 Một góc Bà Nà Hills 
Bên cạnh lầu chuông là nhà bia được xây dựng chỉ trong vòng 6 tháng với vẻ uy nghiêm, cổ kính. Bên trong là tấm bia đá lục lăng cao 1,8m, trên các mặt bia được chạm khắc những bài thơ lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên của Bà Nà và cả thành phố Đà Nẵng.
Cùng với những điểm nhấn ấn tượng như quảng trường, Fantasy Park, hệ thống máng trượt, khu trưng bày tượng sáp… Bà Nà Hills sẽ là điểm đến hấp dẫn cho nhiều gia đình nhân dịp 8/3 này.
 Đức Hoàng 


Đà Nẵng: Đào tạo tiếng Nhật cho hơn 200 học viên


Theo đó, các học viên được các giảng viên Đại học Đông Á và giảng viên người Nhật trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian 4 tháng để trang bị những kiến thức nền tảng về văn hóa Việt Nam; bồi dưỡng tiếng Nhật, nghiệp vụ hướng dẫn và kỹ năng du lịch; nắm bắt và phân tích thị trường khách Nhật Bản.

  Theo ông Lương Minh Sâm, Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, việc tăng cường đào tạo Hướng dẫn viên Du lịch tiếng Nhật nhằm phục vụ nhu cầu giao thương quốc tế giữa Đà Nẵng và Nhật Bản 

Việc tăng cường đào tạo Hướng dẫn viên Du lịch tiếng Nhật nhằm bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đang còn thiếu và yếu ở khu vực miền Trung. Đặc biệt, phục vụ cho nhu cầu giao thương quốc tế khi đường bay trực tiếp Đà Nẵng-Narita (Nhật Bản) được khai trương vào tháng 7/2014.

Ông Lương Minh Sâm, Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện TP Đà Nẵng tại Nhật Bản cho biết, đây là hoạt động thiết thực nhằm mở rộng cũng như giới thiệu văn hóa Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đến với du khách Nhật Bản.

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để nâng cao quan hệ hợp tác đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng.

 Trong những năm gần đây, Nhật Bản là 1 trong 3 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất trong kỳ với hơn 600 nghìn người 

Theo Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, trong năm 2013, Việt Nam đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (tăng 10,6% so với năm 2012), trong đó du khách Nhật Bản nằm trong top 3 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất trong kỳ với 604,1 nghìn người (tăng 4,8%).

Trước nhu cầu đó, việc đào tạo, nâng cao chất lượng hướng dẫn viên tiếng Nhật sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch và hợp tác giữa 2 nước Việt Nam-Nhật Bản.

Bên cạnh đào tạo Hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật, bắt đầu từ tháng 3/2014, ĐH Đông Á còn phối hợp với các văn phòng đại diện đào tạo các khóa Hướng dẫn viên Du lịch tiếng Hàn và tiếng các nước để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng và khu vực.

Bửu Lân


Du khách Nhật Bản tới Việt Nam thuộc nhóm nhiều nhất

Tại buổi khai giảng, ông Lương Minh Sâm, Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng kiêm Trưởng Văn phòng đại diện TP Đà Nẵng tại Tokyo cho hay, theo số liệu từ Cục Thống kê, năm 2013, Việt Nam đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (tăng 10,6% so với năm 2012), trong đó Nhật Bản nằm trong top 3 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất trong kỳ với 604.100 lượt (tăng 4,8%).

Du khách Nhật Bản đến Đà Nẵng đang tăng lên nhanh chóng (Ảnh: HC)

Riêng tại Đà Nẵng, thống kê của Sở VH-TT-DL TP cho thấy, năm 2013, lượng khách Nhật Bản đến với TP này đã tăng lên nhanh chóng với hơn 41.000 lượt, tăng 53% so với năm 2012. Hiện Nhật Bản đã trở thành thị trường khách quốc tế trọng điểm, đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) về tổng lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng.

Theo ông Lương Minh Sâm, việc Vietnam Airlines dự kiến mở đường bay trực tiếp Đà Nẵng - Narita (Nhật Bản) với tần suất 04 chuyến/tuần sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho thêm nhiều nhà đầu tư và du khách Nhật Bản đến Đà Nẵng.

Mặc dù nhu cầu của thị trường khách du lịch Nhật Bản đang tăng lên nhanh chóng nhưng tại Đà Nẵng, trong số hơn 500 hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì số lượng hướng dẫn viên tiếng Nhật chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chưa đến 5%.

Do vậy, ông Lương Minh Sâm cho hay, việc Văn phòng đại diện TP Đà Nẵng tạo Tokyo phối hợp với Đại học Đông Á mở lớp hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật là nhằm bổ sung kịp thời và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật đang còn thiếu và yếu ở Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung.

Trong 4 tháng, các giảng viên Đại học Đông Á và giảng viên Nhật sẽ trực tiếp đào tạo, trang bị cho các học viên những kiến thức nền tảng về văn hóa Việt Nam; bồi dưỡng tiếng Nhật, nghiệp vụ hướng dẫn và kỹ năng du lịch; nắm bắt và phân tích thị trường khách Nhật…

 HẢI CHÂU