Hiển thị các bài đăng có nhãn du lich cu lao cham. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lich cu lao cham. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Ngắm những cổ vật độc đáo vớt lên từ đáy biển Việt Nam

Những hiện vật được trưng bày tại triển lãm

Các cổ vật được trưng bày tại triển lãm đều rất đáo, quý hiếm được trục vớt từ các tàu đắm cổ tại vùng biển Bình Châu - Quảng Ngãi và các vùng biển Việt Nam như cù lao chàm - Quảng Nam và các tỉnh Bình Thuận, Cà Mau, Vũng Tàu. Nhiều cổ vật dưới nước được phát hiện trục vớt trưng bày có nhiều niên đại từ thế kỷ 13 đến 19.

Những hiện vật được trưng bày tại triển lãm

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao du lịch Quảng Ngãi cho biết, triển lãm lần này nằm trong chuỗi hoạt động của Hội thảo Khoa học quốc tế chủ đề “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển” do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Quảng Ngãi tổ chức tại Quảng Ngãi trong hai ngày 14 và 15/10.

Dòng gốm Chu Đậu được tìm thấy ở Cù Lao Chàm, Quảng Nam

Hũ gốm hình cầu

Phần lớn được tìm thấy dưới nhiều vùng biển

Lọ gốm hình củ tỏi độc đáo

Hoa văn tinh xảo

Nhiều cổ vật hình động vật

Những cổ vật trên những con tàu đắm ở biển Việt Nam

Phần lớn đều có niên đại từ thế kỷ 13 - 17

Những hiện vật thu hút rất đông người xem

Cận cảnh cổ vật trên các con tàu đắm ở vùng biển miền Trung

 
 

Súng, đạn thần công thời Nguyễn (Việt Nam) thế kỷ 19

Cuộc triển lãm thu hút nhiều chuyên gia khảo cổ học trong nước, quốc tế cùng người dân đến thưởng lãm hơn 500 cổ vật tìm thấy ở vùng biển miền Trung trong những năm qua.

Cổ vật gồm: đồ gốm, đồ đá Chăm Pa phát hiện ở con tàu đắm tại vùng biển Núi Thành (Quảng Nam); gốm Chu Đậu thời Lê thế kỷ 15, sản xuất tại Hải Dương (Việt Nam) với các loại bình, đĩa, lọ, cốc, chén, tượng sứ có hoa văn trang trí tinh xảo được trục vớt tại vùng biển cù lao chàm (Quảng Nam).

Ngoài ra còn có bộ sưu tập cổ vật gốm sứ thời Tống, Nguyên thế kỷ 13-14, cổ vật gốm, đồ đồng triều Tuyên Đức (1426-1435); gốm sứ thời Minh thế kỷ 15 phát hiện và trục vớt tại vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) và các loại súng thần công, đạn thần công thời Nguyễn (Việt Nam) thế kỷ 19…

Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, vùng biển miền Trung Việt Nam với một bờ biển dài và gồm cả những quần đảo lớn ngoài khơi xa như Hoàng Sa, Trường Sa đã trở thành chiếc cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Tại các vùng biển Cù Lao Chàm, Núi Thành (Quảng Nam), Bình Châu, Bình Phú, Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Cau (Bình Thuận), Khánh Hòa… ngư dân đã phát hiện rất nhiều xác tàu đắm cùng vô số cổ vật là gốm sứ và một số đồ dùng của thủy thủ đoàn rất có giá trị.

Cũng theo tiến sĩ Vũ, cuộc triển lãm này nhằm giới thiệu những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của “con đường gốm sứ trên biển” ở vùng biển miền Trung Việt Nam để giới thiệu cho mọi người hiểu về các sưu tập cổ vật thuộc di sản văn hóa dưới nước để từ đó có thái độ ứng xử với biển và phương thức bảo vệ, bảo tồn.

 


Cổ vật gốm sứ và đồ đồng thế kỷ 13 phát hiện trên tàu cổ đắm tại vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) năm 2012


Cổ vật đồ đồng và gốm sứ thế kỷ 15 phát hiện trên tàu cổ đắm tại vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) năm 1999


Sưu tập cổ vật gốm Chu Đậu thời Lê Việt Nam thế kỷ 15 được trục vớt tại vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam)


Đồ đá và đồ gốm Chăm Pa phát hiện ở con tàu đắm tại vùng biển Núi Thành (Quảng Nam)


Nhiều chuyên gia khảo cổ học nước ngoài tìm hiểu các cổ vật trục vớt trên vùng biển miền trung Việt Nam

 

Tin, ảnh: Hiển Cừ

Bảo tồn biển phải gắn với chia sẻ lợi ích cho cộng đồng

Buổi sáng trên vùng biển Cát Bà. Ảnh: N.B
Cần một cơ chế quản lý thống nhất

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, đến nay, hệ thống cơ chế, chính sách cho KBTB về cơ bản đã hình thành tương đối đồng bộ, gồm: Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH); Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, KBTB, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030; Quy hoạch hệ thống KBTB Việt Nam… Tuy nhiên, quy định tại các văn bản có sự khác biệt nhau, gây lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống KBTB.

Trước những bất cập, chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật, ông Nguyễn Văn Hưng, nguyên Vụ phó Vụ kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ cho rằng: Ưu tiên đầu tiên hiện nay là xây dựng lại nghị định hướng dẫn thay thế Nghị định 57, đảm bảo không "đá" Luật ĐDSH và phù hợp với thực tiễn. "Nghị định mới cần xác định rõ KBTB bảo vệ cái gì, vì mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học hay an ninh-quốc phòng. Sau đó xác định phạm vi, quy mô, cơ chế quản lý, mức đầu tư. Cần nghiên cứu cơ chế chính sách để huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia cũng như sự đầu tư ngân sách Nhà nước" - Ông Hưng nói.

Tuy nhiên, ông Hưng cũng lưu ý: "Ở KBTB, nếu chỉ thiên về khoa học thì rất khó bền vững, vì vậy, phải tính tới lợi ích của người dân". Cũng theo ông Hưng, cần phải rà soát, quy hoạch lại các KBTB theo hướng xác định rõ hơn KBTB nào do Trung ương thành lập và quản lý, khu nào giao cho địa phương.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia, ông Vũ Dũng, chuyên gia về quy hoạch rừng ngập mặn khẳng định: “Hệ sinh thái rừng và biển có liên hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy, khi quy hoạch, thành lập các KBTB không thể tách rời hệ thống rừng với hệ sinh thái biển. Do đó, cần phải quy hoạch thống nhất lại KBTB và khu rừng ngập mặn".

Theo GS.TS Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hệ thống 16 KBTB Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa, tầm vóc hết sức lớn. Hệ thống KBTB chính là nguồn vốn thiên nhiên để bảo đảm cho tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế biển. Nếu chúng ta thực hiện tốt hệ thống này sẽ góp phần thực hiện những chính sách lớn của đất nước. Hơn nữa, trong bối cảnh Biển Đông phức tạp như hiện nay, việc làm tốt mạng lưới KBTB góp phần tác động để khu vực có lòng tin hơn trong việc thiết lập các khu bảo tồn xuyên biên giới - một giải pháp hòa bình trên Biển Đông. Chúng ta phải mạnh dạn phân cấp cho địa phương quản lý, các bộ, ngành Trung ương chỉ nên tham gia quản lý và trực tiếp quản lý đối với những khu vực biển điển hình. Nếu không phân cấp triệt để sẽ làm cho cơ chế xin cho còn nặng. Điều này mất cảm hứng của các địa phương về KBTB.

Bàn về vấn đề xây dựng thể chế pháp luật, GS.TS Chu Hồi nhấn mạnh: "Phải giải quyết triệt để vấn đề xây dựng luật, để làm sao các nghị định, văn bản pháp luật không chồng chéo, không dẫm lên nhau. Trong quá trình quản lý, chúng ta nên áp dụng tiếp cận quản lý tổng hợp KBTB, vì hầu hết các KBTB nằm ở ven bờ, chịu tác động rất nhiều từ bên ngoài, kể cả từ lưu vực. Khi triển khai thành lập KBTB nên ưu tiên những khu bảo tồn nằm trong diện ưu tiên về kinh tế, quốc phòng an ninh như đảo Trần, Bạch Long Vỹ và đảo Lý Sơn".

Về việc huy động nguồn lực kinh tế cho KBTB, GS.TS Hồi cho rằng, nên tranh thủ các dự án, chương trình quốc tế có mục đích bảo tồn, ví dụ như Quỹ Dự án nhỏ (SGF), Chương trình rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) hoặc Quỹ môi trường toàn cầu...
 
du lịch bơi, lặn biển tại cù lao chàm thu hút khá nhiều du khách. Ảnh: Mạnh Trinh.

Tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng

Một bài học kinh nghiệm được rút ra khi thành lập các KBTB là phải kết hợp hài hòa công tác bảo tồn với phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Đó vừa là mục tiêu, vừa là phương thức để các KBTB tồn tại và phát triển. Ông Huỳnh Văn Thải, Giám đốc Ban quản lý KBTB Hòn Cau khẳng định: Để thực hiện được việc quản lý và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản trong KBTB thì phải thực hiện tốt công tác quản lý của KBTB và các chương trình bảo tồn. Muốn huy động được người dân tham gia bảo tồn biển thì KBTB phải mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và khai thác tài nguyên trong KBTB phục vụ phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo sinh kế cho người dân.

Từ kinh nghiệm của địa phương mình, ông Nguyễn Văn Điệp, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Núi Chúa cho rằng, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng được coi như một sinh kế thay thế nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong hệ thống KBTB của Việt Nam, Cù Lao Chàm có thể được coi là một ví dụ điển hình về việc kết hợp hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn với phát triển kinh tế. Cộng đồng cư dân trong KBTB được tạo sinh kế bền vững để phát triển kinh tế gia đình. Khi lợi ích kinh tế được đảm bảo, người dân sẽ tích cực tham gia công tác bảo tồn. TS Chu Mạnh Trinh, KBTB Cù Lao Chàm cho hay: Du lịch sinh thái phát triển đã và đang tạo cơ hội cho người dân cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến năm 2013, đã có 169/560 hộ gia đình ở đảo tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch sinh thái với hơn 12 loại hình sinh kế mới.
Ngày 26-5-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 742/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thống KBTB Việt Nam đến năm 2020 (gồm 16 khu). Tới thời điểm hiện tại, mạng lưới 9/16 KBTB tại Việt Nam đã được thành lập gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), Núi Chúa (Ninh Thuận), Hòn Cau (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang).

Theo TS Chu Mạnh Trinh, du lịch sinh thái cần đảm bảo được hai yếu tố cơ bản là bảo tồn và thu nhập của người dân địa phương trên cơ sở bảo tồn. Du lịch sinh thái luôn gắn bó mật thiết với đời sống kinh tế của người dân địa phương. Vì vậy, nghiên cứu du lịch sinh thái cũng gần tròn nghĩa với nghiên cứu sinh kế địa phương hưởng lợi từ hoạt động này.

Đồng thời, sinh kế cộng đồng phải được nghiên cứu chi tiết theo 5 nguồn lực, bao gồm tự nhiên, xã hội, con người, tài chính, vật chất và cơ sở hạ tầng. Mỗi nguồn lực cần được phân tích kỹ về hiện trạng, tác động, tính đáp ứng… để có thể tìm đươc các giải pháp thích hợp.

 

Bích Nguyên

Nhớ cua đá, thương hải sâm

 

Đọc E-paper

Du khách kêu ca chút đỉnh, nhưng rồi tươi lại khi nghe nói chính cái tiết trời nóng nực quanh năm làm cho hòn đảo này cây cối trù phú, dưới biển có biết bao loài hải sản lạ. Đó là lý do ai nấy kiên nhẫn vượt biển, đội nắng đến đây, nơi không có những bãi cát trắng tinh thượng hạng như Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc.

Cù lao chưa có điện, chưa có khách sạn. Người cù lao dễ thương, chân thật. Họ hồn nhiên hái lá rừng nấu thành món nước giải khát đãi dân thành thị quen dùng cà phê kem tươi Hàn Quốc làm khách thích thú. Nhìn lượng khách khoảng 500 - 1.000 người vào ngày cao điểm, tự nhiên cứ nghĩ liệu có lúc nào những ngọn núi không còn chiếc lá nào?

Câu hỏi không thừa bởi đến nay nơi nào tập trung khách nội địa, nơi ấy có nhiều vấn đề về môi trường. Đảo một vòng ở chợ cù lao chàm, thấy ra dáng chợ du lịch với đồ lưu niệm, vô số hải sản tươi được giới thiệu. Và chỉ vài năm, những mặt hàng cũ đã biến mất, thay vào đó là đặc sản mới.

Chợ cù lao bây giờ những đặc sản nổi tiếng một thời như cua đá, ốc vú nàng, vú sao đã biến mất, chỉ còn trưng bày tiêu bản trong phòng của Bảo tàng "Khu Bảo tồn tài nguyên biển Cù lao Chàm" ngay cạnh cầu cảng. UBND xã đã cấm bắt và bán cua đá trong vòng 5 năm để loài cua núi này hồi phục.

Khi chưa cấm, trẻ em nhốt cua đá trong lồng sắt như nhốt gà, ngồi bán ngay cổng chợ. Những tội đồ mới đã thay thế để chiều lòng cái sự khám phá vô độ của du khách. Hàng loạt hải sản lạ và hiếm như hải sâm, ghẹ, tôm hùm đem ra chờ khách.

Những câu chuyện loanh quanh thau đựng hải sản bán tươi đều luẩn quẩn khoe chuyện ăn ngon, ăn lạ, ăn phục vụ tâm thế thời "sinh lý yếu" của khách bàn tán râm ran cả chuyến đi. Hải sản tươi bán giá vài trăm ngàn đồng mỗi ký, nên ngư dân cứ hùng hục ngày đêm lao ra biển tìm kiếm những thứ kỳ lạ nhất về phục vụ cái sự "tạp ăn" của du khách.

Loanh quanh lắng nghe chuyện mua bán, nhìn ra biển bỗng thấy ngượng ngùng khi nhóm khách nước ngoài mải mê vùng vẫy dưới làn nước biển xanh. Thấy cái sự thích ăn của lạ quá đối chọi với cái thưởng thức thiên nhiên trong một chuyến du lịch.

 

Thấy buồn vì ngay trong ngôn ngữ du lịch, chúng ta cũng thích dùng trạng thái "tận hưởng", nó mạnh mẽ và bạo tàn hơn trạng thái "thưởng thức" mà một người văn minh cần thể hiện khi đi đó đây, không có ai suy nghĩ nên góp phần nhỏ để bảo vệ tính bền vững môi trường và văn hóa của mảnh đất mình đặt chân tới.

 

Cua đá cù lao đã gần như tuyệt diệt chỉ sau mấy năm hòn đảo này đón khách. Những con hải sâm nằm trong thau nước biển thở oxy kia rồi cũng sẽ vào bảo tàng như dĩ vãng oanh liệt của món ốc vú nàng, vú xao.

Trên bãi cát, trong cái nắng gay gắt ngột ngạt khó chịu giữa buổi trưa mùa Hè, người đàn bà ấy bưng một thùng hải sản bán dạo trên cát bỏng. Chị Sáu, người bãi Làng, quá nửa đời làm nông, nay cù lao hút khách du lịch, chị đổi nghề, theo thuyền vào các bãi tắm tìm khách bán chút đặc sản.

Chị nhìn đăm đăm như bị hút vào mặt nước xanh thẫm rong rêu, thì thầm kể về cái chết của những người đi bắt tôm hùm ngoài Hòn Dài. Họ chết thảm lắm, lúc lặn xuống còn khỏe mạnh, bắp thịt ngư dân nổi vồng, khi nổi lên, cả người đỏ ửng rồi rũ mềm ra là đi luôn, không ngoảnh lại nhìn vợ con được lấy một lần. Giá như các du khách đều được nghe câu chuyện ấy.

Rồi bỗng nhớ đến cuộc thi Chiếc thìa vàng 2014 sắp hoàn tất, một mục tiêu của cuộc thi là công bố bản đồ ẩm thực đặc trưng Việt Nam, hỗ trợ cho du lịch ẩm thực phát triển.

Điều cảm thấy yên lòng trong hành trình cuộc thi, do Công ty Gốm sứ Minh Long I và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức, là không hề có những thứ đặc sản kiểu hàng độc trên rừng dưới biển, mà chỉ trông cậy vào bàn tay vàng của các đầu bếp.

Cứ nghĩ giá như cuộc thi không chỉ giữ riêng cho mình cái tinh thần đẹp đó, mà nên tuyên truyền mạnh mẽ để người Việt mình thấu hiểu và có thái độ văn minh hơn trong khám phá ẩm thực.

Người Cù lao Chàm đang học làm du lịch xanh, không bán san hô phơi khô, không sử dụng bao nylon theo khuyến cáo của các tổ chức môi trường. Nhưng chừng đó chưa đủ. Khách đến Cù lao Chàm nên được tham dự tour tạo dựng tinh thần hành xử văn minh, để khách không tạo sức ép nhu cầu ăn lạ lên những ngư dân thật thà giữa biển khơi.

> Người ta chê người mình
> Những "ông chủ nghèo" của di sản
> Vỉa hè Hà Nội, Sài Gòn
> Món ngon quá khứ

KHẢI LY

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Trên 3 triệu lượt khách du lịch đến Đà Nẵng

Du khách đến thăm Bảo tàng Chămpa, TP Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh
Đáng chú ý là lượng khách Trung Quốc chiếm hơn 1/3 lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng trong 9 tháng qua. Bên cạnh đó, các tuyến bay, chuyến bay thuê tuyến nối Đà Nẵng với các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Côn Minh, Ma Cao... Tiếp tục được nối lại.

Cũng trong thời gian này, trên địa bàn có thêm 36 khách sạn được đưa vào hoạt động với gần 2.000 phòng, nâng tổng số khách sạn lên 427 cơ sở với 15.465 phòng, đáp ứng được nhu cầu phục vụ du khách từ bình dân đến trung, cao cấp.

Tính đến nay, Đà Nẵng có 71 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư 8,1 tỷ USD. Trong đó có 15 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD và 56 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn tương đương 6,5 tỷ USD.

Các sản phẩm du lịch, vui chơi giải trí mới được đưa vào hoạt động như Lễ hội hoa Bà Nà, xe lửa leo núi, tổ hợp vui chơi công nghệ cao tại Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort, vòng quay mặt trời (Sun Wheel)… đã làm tăng thêm sự lựa chọn cho du khách trong mùa du lịch biển.

Để hỗ trợ thêm nhiều tiện ích cho du khách khi đến Đà Nẵng, Sở VHTT&DL Thành phố đã đưa vào hoạt động quầy thông tin hỗ trợ du khách thứ 2 tại ga đến quốc tế sân bay Đà Nẵng; xây dựng Cổng thông tin du lịch đà nẵng và tái bản các ấn phẩm du lịch ...

Song song với công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng sản phẩm du lịch, việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được duy trì. Đặc biệt, các lực lượng chức năng đã kiên quyết xử lý tình trạng đeo bám, chèo kéo khách, nhất là trong các dịp lễ lớn và tại các khu vực trung tâm.

Hồng Hạnh

Du Lịch Việt - Top 10 công ty lữ hành hàng đầu

Đây là giải thưởng uy tín nhất nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, hàng không và các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng đầu Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực cho thành công của ngành du lịch năm 2013.
Tại buổi lễ, Công ty CP Truyền thông Du Lịch Việt – Viet Media Travel (Du Lịch Việt) đã vinh dự đón nhận giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2013, với các danh hiệu “Công ty Lữ hành Nội địa hàng đầu Việt Nam và Công ty Lữ hành Quốc tế hàng đầu đưa khách đi du lịch nước ngoài”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Du Lịch Việt đạt được giải thưởng cao quý này, trong đó từ vị trí thứ 6 thị trường outbound và vị trí thứ 8 thị trường nội địa, năm 2014 Du Lịch Việt đã có bước đột phá khi đứng vị trí thứ 3 trong 10 công ty lữ hành hàng đầu đưa khách đi du lịch nước ngoài và vị trí thứ 7 đưa khách đi du lịch trong nước. Phần thưởng này là sự ghi nhận và khích lệ, động viên đối với Du Lịch Việt vì đã nỗ lực, phấn đấu hết mình nhằm đón tiếp và phục vụ du khách tốt nhất trong thời gian qua.

Du Lịch Việt nhận giải thưởng outbound.

Nhân sự kiện này, Du Lịch Việt triển khai chương trình tri ân đến khách hàng đã luôn tin tưởng chọn Du Lịch Việt làm bạn đồng hành. Chương trình diễn ra từ ngày 1 - 5/10/2014 với 500 suất du lịch trong nước và nước ngoài có giá trọn gói ưu đãi lên đến 45% cùng nhiều quà tặng giá trị, cụ thể:
Chùm tour trong nước (tặng balô du lịch và voucher đăng ký dịch vụ free & easy trị giá 100.000 đồng): Đà Nẵng - Bà Nà - hội an - Huế 4 ngày, khách sạn 3,4 sao, giá 3.999.000 đồng (giá cũ 7.300.000 đồng); Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Thanh Địa La Vang - Động Thiên Đường 4 ngày, khách sạn 3 - 4 sao, giá 4.599.000 đồng (giá cũ 8.100.000 đồng); Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Thánh Địa La Vang - Động Thiên Đường 5 ngày, khách sạn 3 - 4 sao, giá 5.199.000 đồng (giá cũ 8.600.000 đồng); Phú Quốc Đảo Ngọc (tặng câu cá, ngắm san hô) 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 4.099.000 đồng (giá cũ 6.310.000 đồng); Hà Nội - Bái Đính - Tràng An - Yên Tử - Hạ Long 4 ngày, khách sạn 3 sao, giá 5.999.000 đồng (giá cũ 9.894.000 đồng); Hà Nội - Yên Tử - Hạ Long - Lào Cai - Sapa - Thác Bạc 5 ngày, khách sạn 3 sao, giá 7.799.000 đồng (giá cũ 11.894.000 đồng); Hà Nội - Bắc Kạn - Hồ Ba Bể - Cao Bằng - Thác Bản Giốc - Hang Pắc Pó - Lạng Sơn - Bắc Ninh 5 ngày, khách sạn 2,3 sao, giá 7.199.000 đồng (giá cũ 10.594.000 đồng); Hà Nội - Hà Giang - Quảng Bạ - Phố Cáo - Sủng Là - Lũng Cú - Mèo Vạc - Đền Hùng 5 ngày, khách sạn 2 - 3 sao, giá 6.999.000 đồng (giá cũ 10.494.000 đồng); Hà Nội - Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên - Sapa - Đền Hùng - Phú Thọ 6 ngày, khách sạn 2 - 3 sao, giá 7.999.000 đồng (giá cũ 11.494.000 đồng); Côn Đảo 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 5.899.000 đồng (giá cũ 6.399.000 đồng); Nha Trang – Vinpearl Land - Bãi Dài - Du Ngoạn 4 Đảo 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 2.299.000 đồng (giá cũ 3.399.000 đồng); Đà Lạt – Langbiang - Làng Hoa - Thiền Viện Trúc Lâm 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 1.799.000 đồng (giá cũ 2.999.000 đồng); Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư 2 ngày, khách sạn 3 sao, giá 1.599.000 đồng (giá cũ 2.199.000 đồng); Mỹ Tho - Cần Thơ - Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 2.499.000 đồng (giá cũ 2.999.000 đồng).
Chùm tour nước ngoài: Singapore 4 ngày, giá 7.999.000 đồng (giá cũ 8.599.000 đồng); Singapore – Malaysia 6 ngày, giá 9.999.000 đồng (giá cũ 10.499.000 đồng); Hàn Quốc 5 ngày, giá 18.990.000 đồng (giá cũ 19.990.000 đồng); Thái Lan 5 ngày, giá 5.499.000 đồng (giá cũ 5.999.000 đồng); Malaysia 4 ngày, giá 6.690.000 đồng (giá cũ 8.699.000 đồng); Campuchia - Siem Reap – Phnompenh 4 ngày, giá 2.899.000 đồng (giá cũ 3.350.000 đồng); Campuchia - Bokor – Sihanouville 4 ngày, giá 2.999.000 đồng (giá cũ 3.650.000 đồng); Trung Quốc 7 ngày, giá 14.799.000 đồng (giá cũ 16.899.000 đồng); Hồng Kông – Trung Quốc 5 ngày, giá 12.799.000 đồng (giá cũ 15.900.000 đồng); Nhật Bản 6 ngày, giá 33.999.000 đồng (giá cũ 38.499.000 đồng); Du lịch Mỹ: New York – Philadelphia – Thủ đô Washington – Los Angeles – Las Vegas 10 ngày, giá 67.500.000 đồng (giá cũ 79.900.000 đồng), tặng sim Mỹ trị giá 1,5 triệu đồng: miễn phí các cuộc gọi trong nước Mỹ, miễn phí gửi tin nhắn về Việt Nam; Pháp - Bỉ - Hà Lan - Đức 9 ngày, giá 57.500.000 đồng (giá cũ 63.900.000 đồng); Pháp - Thụy Sĩ - Ý 11 ngày, giá 76.900.000 đồng (giá cũ 83.900.000 đồng), tặng show trình diễn nghệ thuật đặc sắc tại Paris trị giá 2 triệu đồng; Du lịch Úc: Melbourne – Sydney 7 ngày, giá 50.900.000 đồng (giá cũ 57.900.000 đồng), tặng travel sim Úc trị giá 1 triệu đồng.

Di sản không thể nằm trên giấy!



- Theo luật thì không được xây dựng công trình nào, thưa ông?

- Tất nhiên không được can thiệp thô bạo nhưng phải có quy trình tính toán các yếu tố, làm thế nào đáp ứng được việc bảo tồn là trên hết và tìm cách phát huy nó.
 


Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh

- Nhiều chuyên gia nói, nếu xây cáp thì giao cho một công ty quản lý và sẽ có thu phí?

- Vấn đề không phải giao cho ai mà là cách thức quản lý, điều hành. Không phải công ty họ quản lý là họ khai thác triệt để, tối đa, bất chấp lợi ích của quốc gia.

Trước đây, Khu du lịch bà nà - Núi Chúa gặp hai vấn đề: thứ nhất phải chặt cây, thứ hai đường lên trắc trở, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Lúc ấy chỉ nghĩ đến phương án làm cáp treo thì họ mới lên đỉnh núi và tham quan các nơi được. Khi làm cáp treo, yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ cảnh quan môi trường. Và thực tế người dân vẫn tiếp cận được ở đỉnh Bà Nà, vui chơi giải trí, thưởng ngoạn cảnh vật mà không bị ảnh hưởng môi trường.

- Nhưng Sơn Đoòng không giống Bà Nà?

- Trường hợp Sơn Đoòng lại khác, cần tính toán kỹ.

- Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc xây cáp treo lên hang?

- Tất cả ý kiến chuyên gia đưa ra cảnh báo phải tập hợp lại, Bộ cùng với tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm phân tích, đánh giá cái gì hại, cái gì lợi và chọn phương án tối ưu để xử lý vấn đề.

- Xin cảm ơn ông!

Phan Thanh Bình - Thảo Trang tình tứ trong chuyến du lịch

Phan Thanh Bình và vợ con đang có chuyến du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Tối 17/10, tiền đạo nổi tiếng một thời đã tổ chức tiệc sinh nhật ấm cúng cho bà xã.
Trên trang cá nhân, Thảo Trang viết: "Cảm ơn ông xã vì tối nay đã làm cho em thật sự bất ngờ và hạnh phúc". Dòng chia sẻ cùng hình ảnh hạnh phúc của nữ người mẫu trên trang cá nhận nhận được sự quan tâm từ bạn bè.
Thảo Trang và con gái 4 tuổi thổi nến mừng sinh nhật mẹ. Mặc dù không còn ở thời kỳ đỉnh cao nhưng chuyện riêng tư của cựu tiền đạo vẫn được khán giả quan tâm theo dõi.
Thảo Trang diện đầm trẻ trung khoe đôi chân dài gợi cảm. Cô c hụp hình bên cạnh những lời chúc ngọt ngào của chồng: "Anh chúc bà xã một ngày sinh nhật vui vẻ, hạnh phúc em yêu".
Có gần chục năm yêu nhau và lấy nhau nhưng vợ chồng Phan Thanh Bình và Thảo Trang luôn tình cảm như ngày đầu. Khi chồng thi đấu xa nhà, nữ diễn viên Trở về 3 thường xuyên chia sẻ sự nhớ nhung chồng trên trang cá nhân.
Bộ phim Trở về 3 của đạo diễn Việt Trinh có sự tham gia của cặp vợ chồng cầu thủ - người mẫu nhận được những phản hồi tích cực. Dù lần đầu tiên diễn trước ống kinh nhưng Phan Thanh Bình diễn tự nhiên và nhập vai khá tốt.
Sau một thời gian bận rôn với công việc thi đấu, đóng phim, vợ chồng Phan Thanh Bình quyết định đi Đà Nẵng nghỉ ngơi, thay đổi không khí để nạp năng lực thực hiện những kế hoạch mới.
Cặp đôi ngồi cáp treo thăm thú Bà Nà. Sau khi tham gia Bước nhảy hoàn vũ, Phan Thanh Bình tập trung thi đấu tại An Giang, trong khi đó, bà xã Thảo Trang bận rộn với việc kinh doanh thời trang.
Sau mùa giải 2014, câu lạc bộ cũ của Phan Thanh Bình giải thể. Hiện anh chưa về đội nào mà tranh thủ đi học bằng huấn luyện viên trong lúc chờ hợp đồng mới.
Phan Thanh Bình từng chia sẻ, anh yêu sự thẳng thắn và hài hước của vợ. Trong khi đó, Thảo Trang lại hài lòng sự chung thủy và tin tưởng vợ của chồng mình. Phan Thanh Bình cũng luôn ủng hộ những đam mê của cô. Khi cô thất bại, anh luôn bên cạnh động viên khiến Thảo Trang vững bước.
Hình ảnh hạnh phúc của vợ chồng Phan Thanh Bình tại Bà Nà, Đà Nẵng.

Việt Nguyễn

Bà Nà Hills tặng hoa hồng cho du khách nữ nhân ngày 20-10

 

Có thể dễ dàng cảm nhận được niềm hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt của những du khách ghé thăm Bà Nà hôm nay, đặc biệt là các du khách nữ. Không chỉ phụ nữ Việt Nam và có rất nhiều du khách quốc tế đã hào hứng và xúc động khi được giải thích hôm nay là ngày Phụ Nữ Việt Nam và những đóa hoa này là dành cho họ.

Phái đẹp hôm nay đến với bà nà hills ai cũng rạng ngời, hạnh phúc. Cô Hải, đến từ Hà Nội cho biết: “Đây là ngày 20/10 hạnh phúc nhất của cô từ trước đến giờ, bởi cô được đón ngày vui này bên bà, bên mẹ của mình tại Bà Nà Hills. Cô đến Bà Nà Hills nhiều lần nhưng mẹ và bà thì đây là lần đầu tiên”.

Cô chia sẻ thêm: Các chàng trai Bà Nà Hills là những người đầu tiên hôm nay chúc mừng cô nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam, vì thế chuyến đi này sẽ là kỷ niệm khó quên đối với những người phụ nữ trong cả gia đình…

Cùng với món quà tinh thần này, Bà Nà Hills còn thiết kế tour “Tri ân khách hàng nữ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam”, chương trình áp dụng từ ngày 18 đến 26/10. Tour bao gồm chương trình tham quan, ăn uống, lưu trú dành cho 2 khách.

Xuân Đương

Vòng quanh Đông Nam Á qua các bảo tàng sáp

Với hàng loạt những bức tượng sáp là bản sao gần như hoàn chỉnh của những chính trị gia, nghệ sĩ, vận động viên, diễn viên điện ảnh nổi tiếng… trên khắp thế giới, các bảo tàng tượng sáp luôn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Thái Lan

Nằm ở tầng 6 của tòa nhà Siam Discovery, trung tâm Bangkok, bảo tàng sáp Madam Tussauds tại Thái Lan là bảo tàng thứ 10 trong hệ thống Madame Tussauds trên toàn thế giới, là bảo tàng thứ 3 của châu Á và đầu tiên tại Đông Nam Á. Nơi đây trưng bày hình ảnh làm bằng tượng sáp sống động như thật của hơn 70 nhân vật nổi tiếng trên thế giới.

Bà Marie Tussaud, người sáng lập ra bảo tàng sáp Madam Tussauds, đã phát triển loại hình nghệ thuật này bằng việc mở ra một bảo tàng sáp đầu tiên tại London, từ đó bảo tàng có sự phát triển vượt bậc và được nhân rộng ra trên toàn thế giới như Amsterdam, Berlin, Washington DC, New York, Las Vegas, Hong Kong, Thượng Hải, Bangkok…

Du khách có thể bắt gặp tượng sáp của nữ ca sĩ quái chiêu Lady Gaga trông vô cùng sống động.

Hoặc trò chuyện với người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng thế giới Oprah Winfrey.

Malaysia

Tọa lạc trong công viên giải trí I-City vủa Malaysia, bảo tàng sáp Madame Tussauds với hơn 100 bức tượng được tạc theo tỉ lệ 1:1. Tới đây bạn có thể bắt tay với tổng thống Mỹ Barack Obama, gặp gỡ đôi vợ chồng nổi tiếng Hollywood Brangelina hay chụp ảnh cùng Nữ hoàng Anh Elizabeth.

Vé vào cửa tham quan bảo tàng là 100 RM đối với người lớn và 50 RM cho trẻ em. Riêng người dân nước này chỉ phải trả 80 RM/người lớn và 40 RM/trẻ em.

Các bức tượng sáp giống y chang người thật.

Singapore

Bảo tàng sáp ở Singapore còn có tên gọi "Images of Singapore" (hình ảnh đất nước Singapore) nằm trên đảo Sentosa. Không giống như những bảo tàng sáp Madame Tussauds chỉ trưng bày tượng của những nhân vật nổi tiếng, bảo tàng sáp ở Singapore độc báo với những bức tượng tái hiện lại nét đời thường của con người ở đảo quốc sư tử thông qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi...

Dù già hay trẻ, yêu thích lịch sử hay không, chắc chắn bạn cũng sẽ có một cuộc hành trình đi ngược thời gian vô cùng thoải mái và thú vị khi tìm hiểu lịch sử Singapore.

Mỗi bước đi trong bảo tàng là mỗi bước khám phá lịch sử, phong tục, tập quán và lễ nghi của các dân tộc sống trên đất nước Singapore.

Việt Nam

Được khánh thành vào năm ngoái, khu trưng bày tượng sáp Bà Nà, Đà Nẵng hiện trưng bay hàng chục bản sao tượng sáp ấn tượng về nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Các tượng sáp được làm bằng sáp ong hoặc chất dẻo với tỉ lệ 1:1, khá chân thực. Đặc biệt, ở mỗi bức tượng đều có thông tin về nhân vật, với nội dung tên tuổi, quê quán, sự nghiệp... Bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bên cạnh đó. Du khách cũng được tìm hiểu xưởng đúc sáp ở cuối tuyến tham quan trưng bày. Quá trình làm tượng công phu, các nhà điêu khắc phải thu thập thông số về nhân vật muốn mô phỏng để tạo ra bản sao đúng kích cỡ, màu da, chiều cao...

Có lối đi lại tham quan thông thoáng, hiện khu trưng bày này có sức chứa 1.000 lượt người tham quan mỗi ngày với vé vào cửa 50.000 đồng/người.

Những nhân vật nổi tiếng đều có mặt tại bảo tàng sáp Bà Nà.

Trần Quỳnh tổng hợp