Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Tết của lòng người


1. Nhiều người trong chúng ta hẳn đều biết bài hát "Em đến thăm anh đêm 30” (nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn). Tôi thích nhất câu cuối trong bài hát đó: "Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết”. Nói như vậy có nghĩa là cái Tết vẹn toàn sẽ bao gồm cả cái Tết đến từ lòng người. Và ngày nay, trong xã hội đủ đầy, khi mà người ta không phải chờ đến Tết mới có thịt thà, bánh chưng, sơn hào hải vị… thì cái Tết đến từ lòng người, Tết xuất phát từ tinh thần thì Tết ấy mới thực sự là Tết đong đầy mọi dư vị.
Tết trong ngôi nhà chung tại
Làng Văn hóa- du lịch hội an các dân tộc Việt Nam
 
Dù những ngày Tết Quý Tỵ đã qua đi, nhưng trước mùa xuân mới vẫn có nhiều điều để bàn về Tết cổ truyền Việt Nam. Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc nói rằng, những người nước ngoài đến Việt Nam, muốn hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa của người Việt thì chỉ cần sống trong bầu không khí của Tết Nguyên đán, cho dù ở trong Nam hay ngoài Bắc, ở miền ngược hay miền xuôi… Ông đã nhận định hoàn toàn chính xác bởi Tết cổ truyền nay là Tết giao hòa. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam dù có những nghi lễ đón Tết khác nhau, thì nay Tết của đồng bào các dân tộc ít người đã và đang hòa chung cùng Tết cổ truyền thiêng liêng của cả dân tộc, trong bầu không khí thắm tình đoàn kết.
 
2. Trong các ngày 19 và 20-2, Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” đã tưng bừng diễn ra tại Làng Văn hóa - du lịch cù lao chàm các dân tộc Việt Nam. Đây cũng là năm thứ 3 kể từ khi ngôi nhà chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đi vào hoạt động, Tết giao hòa được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giao lưu, gắn bó, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
 
Và trong cái Tết giao hòa ấy, nghi lễ dựng cây nêu ngày Tết được chọn làm hoạt động mở màn. Bởi lễ dựng cây nêu và lễ hạ nêu là phong tục đẹp, giàu ý nghĩa của nhiều dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Lễ hạ cây nêu vào ngày 11 tháng Giêng (tức ngày 20-2) còn mang một thông điệp giàu ý nghĩa: Động viên bà con xuống đồng, bắt tay vào sản xuất để có một mùa xuân thắng lợi trên khắp mọi miền Tổ quốc.
 
Tết trong ngôi nhà chung cũng là một dịp đầy ý nghĩa để mỗi tộc người giới thiệu với cộng đồng cũng như khách du lịch bà nà hill những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Đó là lễ hội Kỳ Yên của dân tộc Hoa (Ngái), đám cưới người Dao, nghi lễ Then của dân tộc Tày, lễ hội Pang A Nụn Ban - Dâng hoa măng của dân tộc La Ha, lễ hội Gầu Tào, lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn…
 
3- Từ cái Tết chung của cộng đồng lại ngẫm tới câu chuyện bảo tồn văn hóa thống nhất trong đa dạng. Đây là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Để thực hiện yêu cầu này, ở nước ta, nhiều mô hình văn hóa – du lịch đã được xây dựng, song không phải mô hình nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Với tư cách là một trung tâm văn hóa - du lịch tầm cỡ quốc gia, Làng Văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi hội tụ đầy đủ điều kiện thuận lợi nhất cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một kiến trúc sư người Pháp khi tham quan Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam đã thốt lên: "Tôi thật sự ấn tượng khi đến đây, bạn không phải đi nhiều vùng miền nhưng vẫn trải nghiệm được đầy đủ một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng”.
 
Giữa thời khắc lòng người và trời đất giao hòa, sắc xuân đang bừng lên phơi phới, trong không khí trang nghiêm của ngày lễ dựng cây nêu và hạ cây nêu ngày Tết tại ngôi nhà chung, và khi cái Tết của tình đoàn kết đến từ lòng người, đôi câu đối của GS Vũ Khiêu viết tặng Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam lại càng trở nên ý nghĩa: "Tổ quốc đại thành công/Gia đình đại đoàn kết”; "Gắn bó anh em vì đất nước/Nêu cao khí phách giữa trời mây”.
Hương Lê

Đà Nẵng đón gần 150 ngàn lượt du khách trong dịp Tết


Với sự đầu tư mạnh mẽ cho công tác quảng bá du lịch đà nẵng, Đà Nẵng đã đón gần 150 ngàn lượt du khích tham quan thành phố trong những ngày Tết vừa qua, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài những địa điểm du lịch có sẵn thì năm nay Đà Nẵng còn rất nổi bật với con đường ánh sáng Lê Duẩn ngay dưới chân cầu sông Hàn do nhãn hàng Biere Larue thực hiện với sự hỗ trợ của UBND thành phố Đà Nẵng. Hai bên đường các trụ đèn được trang trí theo hình pháo hoa lấp lánh, là biểu trưng độc đáo vốn đã trở thành biểu tượng riêng của Đà Nẵng trong những năm qua.
P.V

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Làm việc cho Google bằng cách… đi du lịch?


Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng công việc này không hề nhẹ nhàng chút nào.
Lâu nay, Google vẫn được biết đến không chỉ dưới ánh hào quang của một trong những công ty trong lĩnh vực Internet hàng đầu thế giới mà còn là một trong những nơi làm việc lý tưởng cho các bạn trẻ yêu thích công nghệ. Hình ảnh của việc làm việc tại Google có lẽ đã gắn liền với những chiếc laptop, những văn phòng được thiết kế tinh tế phục vụ “tận răng” các nhu cầu của nhân viên, thế nhưng, không phải tất cả các công việc đều như vậy. Đối với một vài người, thay vì ngồi viết code, công việc của họ là sắm cho mình đầy đủ đồ đạc, một đôi giày thật tốt rồi xách ba lô lên và đi du lịch đà nẵng
 
“Phượt” là phương thức Google đang áp dụng để dựng lên các hình ảnh Street View chân thực nhất.
 
Trước đây, đội thực hiện Google Street View từng đi thực nghiệm bằng các phương tiện như xe hơi, tàu, máy bay hay thậm chí bằng xe trượt tuyết, thế nhưng, kể từ tháng Mười năm ngoái, họ đã bắt đầu đi bộ và sử dụng những chiếc ba lô chuyên dụng có tên “Google Trekkers”, được trang bị các loại thiết bị tương tự những gì được sử dụng trong những chiếc xe Street View. Với phương pháp này, Google sẽ có được những hình ảnh mà chỉ bằng cách đi bộ mới có thể chụp lại được.
 
“Bạn đeo ba lô lên, mở các thiết bị và quên nó đi. Thế rồi, bạn cứ đi, cứ đi và đi.”, Steve Silverman – người đang đi dọc Grand Canyon để thu thập dữ liệu nói.
 
Silverman và cộng sự Ryan Falor trên hành trình của mình.
 
Một hành trình xuyên đêm cần ít nhất một đội 2 thành viên – một người mang các đồ dùng cơ bản như thức ăn, lều trại… người còn lại sẽ chịu trách nhiệm với chiếc camera. Mỗi chiêc camera nặng hơn 19 kg, tương đương với một ba bô đầy hành lý cho những chuyến đi dài ngày.
 

Công việc này đòi hỏi một sức khỏe cực kì dẻo dai.
 
Với mỗi bước đi, chiếc camera với 15 ống kính chuyên dụng này sẽ tự động ghi hình ở tất cả các hướng. Nhiệm vụ còn lại giao cho một phần mềm của Google để sửa những đường di chuyển bất thường và cân bằng sự chênh lệch độ cao của hình ảnh, do đó, các nhân viên có thể thoải mái đi lại với bất cứ tốc độ nào. Phần khó nhất, theo Silverman đó là việc phải thức dậy vào 5h sáng mỗi ngày để chuẩn bị. Silverman cũng nói thêm thiết bị ghi hình không hề khó sử dụng, sự cố duy nhất họ gặp phải đó là một lần quên không kết nối cổng USB. Đội ghi hình ở Nhật Bản thậm chí chỉ cần vài giờ tập huấn trước khi lên đường ghi hình tại một khu rừng ngập tuyết.

Indonesia vận động cho chức Tổng giám đốc WTO


Indonesia đang tích cực vận động cho ứng cử viên của mình là Bộ trưởng du lịch và Kinh tế sáng tạo Mari Elka Pangestu vào vị trí Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong bối cảnh thời hạn chọn lựa vào tháng Năm tới đang đến gần.
Bộ trưởng du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Mari Elka Pangestu. (Nguồn: indonesia.gr)

Giới quan sát nhận xét rằng động thái trên cho thấy Indonesia đang muốn đóng một vai trò lớn hơn trong quản trị toàn cầu, nhất là khi Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ chín sẽ diễn ra cuối năm nay tại đảo du lịch cù lao chàm nổi tiếng của nước này.
Bà Mari Elka Pangestu từng giữ chức Bộ trưởng Thương mại Indonesia từ 2004 đến 2011 và nổi tiếng với lập trường ủng hộ tự do thương mại trên phạm vi toàn cầu.
Người phụ nữ 56 tuổi này cũng là người phụ nữ Indonesia gốc Hoa đầu tiên giữ chức Bộ trưởng trong chính phủ ở Indonesia.
Bà Pangestu cũng là một nhà kinh tế được đánh giá cao, từng theo học trung học và đạt thành tích xuất sắc tại Singapore trong những năm 1970 khi cha bà là nhà kinh tế Jusuf Panglaykim) giảng dạy tại Đại học Nanyang và Đại học Singapore.
Bà đã nhận bằng cử nhân và thạc sỹ về kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia, sau đó hoàn tất học vị tiến sỹ kinh tế tại Đại học California, Mỹ.
Được đánh giá có đầy đủ tố chất và điều kiện để đảm nhận trong trách Tổng giám đốc WTO, song bà Mari Elka Pangestu cũng đang phải đối mặt với những trở ngại không nhỏ. Đó là cuộc vận động của Indonesia đang vấp phải một yếu tố bất lợi là các đối tác thương mại lớn phàn nàn về việc Chính phủ Indonesia, trong bối cảnh bầu không khí chính trị nóng dần cùng cuộc tổng tuyển cử 2014 đang đến gần và dưới sức ép của giới doanh nghiệp trong nước, gần đây đã ban hành nhiều chính sách kinh tế theo hướng bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, đặt ra nhiều rào cản đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài, gây nhiều quan ngại cho các đối tác thương mại của mình.
Tuy nhiên, bà Mari Elka Pangestu khẳng định, đây là một nhận thức không công bằng, bởi những gì Indonesia đã thực hiện đều nhằm bảo vệ an toàn của người tiêu dùng và các tiêu chuẩn sản phẩm, và điều này hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc và quy định quy định của WTO.
Mặc dù trên một nửa thương mại toàn cầu diễn ra trong và trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, song giới phân tích cho rằng ghế Tổng giám đốc WTO nhiệm kỳ mới có thể sẽ thuộc về châu Phi hay Mỹ Latinh, bởi trước ông Pascal Lamy của Liên minh châu Âu đang mãn nhiệm là ông Supachai Panitchpakdi của Thái Lan (châu Á)./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)  

Triển lãm các tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa thu hút đông đảo du khách


Triển lãm các tư liệu có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng, Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng và Báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Bảo tàng Đà Nẵng, khai mạc từ ngày 20/1 và kéo dài trong suốt một tháng, vừa kết thúc.
Sau một tháng tổ chức, triển lãm đã thu hút hàng ngàn lượt người đến xem và nhận được sự hưởng ứng, đồng tình ủng hộ, khích lệ của nhân dân cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Trong đó có gần 300 người Trung Quốc, hơn 300 người Hàn Quốc, gần 100 người Nhật Bản và gần 500 người đến từ các nước Tây Âu. Tại đây, họ đã xem, tìm hiểu và bày tỏ sự ủng hộ đối với sự thật và công lý thông qua các tư liệu triển lãm lần này. Những hình ảnh hàng ngàn người tìm đến triển lãm, hàng triệu người tìm đọc các thông tin về triển lãm trên báo chí và mạng thông tin toàn cầu thật sự xúc động và đã làm cho lòng yêu nước, ý thức đấu tranh và bảo vệ chủ quyền dân tộc của tất cả đồng bào Việt Nam thêm mãnh liệt, bền bỉ...

Ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa cho biết: Qua hàng trăm ý kiến ghi tại sổ ghi cảm tưởng của khách tham quan cho thấy dư luận nhân dân thành phố, du khách du lịch đà nẵng trong và ngoài nước đánh giá cao việc Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức triển lãm quảng bá tư liệu về Hoàng Sa, đặc biệt là các bản đồ do Trung Quốc và các nước phương Tây vẽ, xuất bản qua nhiều thời kỳ không thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. Có rất nhiều ý kiến bày tỏ ủng hộ quan điểm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời phản đối hành động chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.
Văn Sơn

Chùm ảnh: Cận cảnh "kỳ quan trên biển" Sevens Seas Voyager cập bến Việt Nam


Trong hành trình năm 2013, tàu Sevens Seas Voyager đã chính thức cập cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên - Huế, mang theo 600 khách du lịch đà nẵng tham quan cố đô Huế, Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam).


 
Seven Seas Voyager là sản phẩm của Công ty đóng tàu du lịch nổi tiếng Regent Seven Seas Cruises của Mỹ. Nó được ra đời cách đây đúng một thập kỷ (2003) dựa trên nguồn cảm hứng là con tàu Regent Diamond nhưng được cải tiến và cách tân rất nhiều so với “phiên bản gốc” và cả “em gái” Seven Seas Mariner, từng cập bến Hạ Long của Việt Nam vào năm 2009 mang theo 641 hành khách.
Con tàu có sức chứa 700 hành khách, tải trọng 46.000 tấn, dài 203m. Seven Seas Voyager ra đời vào năm 2003 và năm 2011 được tu sửa lại.
Đến với con tàu du lịch chuẩn 6 sao quốc tế Seven Seas Voyager, bạn sẽ được cung cấp những kinh nghiệm du lịch tuyệt vời và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của những du khách vừa thích phiêu lưu tới các miền đất mới, vừa muốn tận hưởng sự sang trọng của tiện nghi.
Dù là một con tàu hạng sang nhưng Seven Seas Voyager lấy cảm hứng thiết kế theo kiểu “một trường học cũ” để con tàu “mang tính xã hội”. Nhiều người ví Seven Seas Voyager như một “gia đình nổi” bởi những người trở về từ Voyager năm này qua năm khác vẫn giữ liên lạc và đến thăm hỏi nhau. Ở các suite đều có người quản lý mà du khách thân mật gọi họ là “quản gia” của gia đình lớn, dịch vụ chăm sóc cá nhân 24/24. Thậm chí, thuyền trưởng còn có thể đọc thơ qua hệ thống liên lạc công cộng cho du khách.

Nhà hàng Compass Rose thanh lịch là nhà hàng chính và lớn nhất trên con tàu, phục vụ tất cả các bữa ăn chính trong ngày với thực đơn là các đặc sản lục địa cũng như các món ăn chay. Compass Rose có cảnh quan tuyệt đẹp để du khách vừa thưởng thức món ăn vừa có thể ngắm cảnh đẹp trên biển. Những cửa kính giúp du khách có cảm giác như đang ngồi trong một căn phòng thân mật.
Nhà hàng Signatures dành cho những du khách thích các món ăn Pháp với không gian cổ điển. Thực đơn ở đây bao gồm các món ăn kết hợp giữa ẩm thực và sự sáng tạo.

 
Nhà hàng La Veranda là nơi tổ chức ăn sáng và các bữa tiệc buffet. Còn bữa tối sẽ rất nhẹ nhàng với không khí lễ hội còn thực đơn là sự pha trộn các đặc sản hấp dẫn của vùng, nơi con tàu đi qua.
Lounge Horizon tuyệt đẹp trên tầng 5 là nơi du khách thưởng thức đồ uống và ngắm ánh trăng trên biển trên nền nhạc piano lãng mạn.


Casino nằm trên sàn 4, và được mở cửa hàng ngày trên biển

Constellation Theater là nơi để du khách thưởng thức nghệ thuật. Bạn có thể tự mình trở thành nghệ sĩ của chương trình hoặc thưởng thức màn biểu diễn của vũ công, ngôi sao lớn trên toàn thế giới. Constellation Theater có các chương trình đặc biệt như James Bond Martini Night và Đêm Beatles với tiêu chí giúp du khách có buổi tối không thể nào quên.
Phòng ngủ


Ngoài ra còn có cả hồi bơi, spa, khu tập thể hình… Hành trình của Sevens Seas Voyager xuyên qua các châu lục như châu Phi, châu Á, Bắc châu Âu và Địa Trung Hải.

Khánh Đan

Tàu quốc tế Mỹ cập cảng Chân Mây


(DĐDN) Ngày 20/2, 600 khách du lịch đà nẵng tham quan cố đô Huế, Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) trên chuyến tàu mang tên Seven Seas Voyager (Mỹ) cập cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là chuyến tàu du lịch quốc thứ 2 cập cảng Chân Mây trong đầu năm mới Quý Tỵ 2013.
 
Tàu Seven Seas Voyager thuộc hãng Prestige Cruise Holdings, có sức chở 46.000 tấn, dài 203m; có đầy đủ tiện nghi với hệ thống phòng lưu trú với hơn 700 phòng đều thuộc loại thượng hạng sang trọng; khu vực giải trí, nhà hát với sức chứa gần 800 chỗ ngồi, khu tập luyện thể hình, sân bóng rổ, hồ bơi, khu vực spa, trung tâm tập thể dục, thư viện, shopping, sàn dancing…; có ban công nhìn ra biển, sánh như một khu du lịch cù lao chàm nghỉ dưỡng di động.
Sau khi cập cảng Chân Mây, hành khách tham quan, tìm hiểu hai di sản văn hóa của nhân loại đã được công nhận tại Huế và Hội An; đồng thời thưởng thức các dịch vụ ẩm thực, mua sắm tại Huế, nghỉ qua đêm tại cố đô và xem biểu diễn Nhã nhạc tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế.

Trước khi đến Huế, tàu Seven Seas Voyager đã đến TP Hồ Chí Minh, sau khi rời Huế, tàu sẽ tới Vịnh Hạ Long. Đây là chuyến tàu du lịch thứ hai trong vòng 10 ngày đầu năm mới Quý Tỵ 2013, đã cập cảng Chân Mây. Trước đó, ngày mồng 3 Tết (tức 12/2), tàu Celebrity Millennium (Quốc tịch Mỹ) cũng mang theo 2.100 khách xông đất cảng Chân Mây.

Được biết, trong năm 2012, cảng Chân Mây đã đón 38.900 hành khách quốc tế, chủ yếu là khách đến từ các nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Hồng Kông (TQ), Ý, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Canada, Australia… Năm 2012 là năm có số hành khách du lịch qua cảng lớn nhất từ trước đến nay, góp phần quan trọng vào tăng trưởng nguồn khách và doanh thu cho ngành du lịch dịch vụ địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cảng Chân Mây cho biết, năm 2013, sẽ có 33 chuyến tàu du lịch quốc tế đăng ký cập cảng Chân Mây với khoảng 38.000 du khách. Đây là tín hiệu vui cho cảng Chân Mây và ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế trong năm Quý Tỵ 2013.
Thu Hiền

Đà Nẵng: Đồng loạt ra quân sản xuất kinh doanh


(Chinhphu.vn) - Ngày 18/2, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã tham dự lễ ra quân sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị. Với khí thế thi đua sôi nổi, các đơn vị đặt quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm 2013.

Công trường thi công cầu Rồng. Ảnh: VGP/Lưu Hương






Ông Nguyễn Hữu Sia, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng cho biết, những ngày đầu năm, không khí làm việc tại Cảng Đà Nẵng rất sôi động, khí thế ra quân hăng hái và quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong năm 2013.
Trong tuần đầu tiên của năm mới, từ ngày 11/2 đến 18/2, Cảng Đà Nẵng đã đón 15 chuyến tàu với sản lượng hàng hóa bốc dỡ 170.000 tấn và 5 chuyến tàu du lịch đà nẵng với 5.000 khách du lịch đến từ Bahamas, Malaysia và Hà Lan. Dự kiến trong tháng 2 này, Cảng sẽ đón tổng cộng 16 chuyến tàu du lịch với khoảng 12.000 lượt khách.
Cảng Đà Nẵng dự kiến đầu tư thêm 100 tỷ đồng để mua sắm phương tiện bốc dỡ, 150 tỷ đồng xây dựng và cải tạo hệ thống bến cảng, nhà kho… với mục tiêu sản lượng hàng hóa tối thiểu 4,6 triệu tấn, (tăng 10% so năm 2012), trong đó hàng container đạt tối thiểu 165.000 TEUs.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Giám đốc Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng cho biết, đơn vị nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, tăng doanh thu, cơ cấu lại sản phẩm, nâng cao chất lượng cạnh tranh, mở rộng thị trường đại tu ô tô ở các tỉnh Nam và Trung Lào.
Phát biểu tại lễ ra quân sản xuất, ông Nguyễn Quang Trị, Tổng giám đốc Công ty CP Dược phẩm Danapha cho biết, năm nay Công ty tập trung vào đầu tư, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm chất lượng tốt nhất, chú trọng xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Nga, EU….Danapha phấn đấu hoàn thành mục tiêu doanh thu 330 tỷ đồng, lợi nhuận 38 tỷ đồng, tạo thu nhập ổn định cho người lao động với mức 9 triệu đồng/người/tháng.
Tại các công trình giao thông trọng điểm của TP Đà Nẵng dự kiến hoàn thành trong năm 2013 như trung tâm hành chính thành phố (tổng vốn đầu tư gần 1.124 tỷ đồng); cầu Nguyễn Văn Trỗi (1.709 tỷ đồng), cầu Rồng (1.741 tỷ đồng), cầu Nguyễn Tri Phương (1.062 tỉ đồng).…. có gần 1.000 công nhân của Công ty Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1) ,Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4) và Công ty Cổ phần xây dựng Công trình giao thông 586 gấp rút làm việc cả trong dịp Tết Nguyên đán với quyết tâm cao độ sẽ hoàn thành công trình đúng tiến độ.
Lưu Hương – Minh Trang

Du khách nô nức trẩy hội Đình làng Túy Loan


Sáng ngày 18/2, lễ hội đầu xuân lớn nhất của thành phố, “Lễ hội đình làng Túy Loan” thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng đã chính thức khai hội, mở đầu cho một mùa lễ hội truyền thống của người dân Đà Nẵng.
Trong khuôn khổ 2 ngày lễ hội, du khách du lịch đà nẵng thập phương sẽ được tham gia các hoạt động nổi bật như lễ rước các sắc phong, bằng di tích qua các thôn, thả hoa đăng và thi chèo thuyền trên sông. Bên cạnh đó còn có hội thi nướng bánh tráng nhằm tôn vinh nghề làm bánh tráng truyền thống nổi tiếng. Đặc biệt lễ hội còn có chương trình diễn xướng dân gian hô hát bài chòi, một loại hình văn hóa độc đáo của người dân mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng…
Đình làng Túy Loan nằm bên bờ tả ngạn của dòng sông Túy Loan, đình thờ các vị thần và các vị tiền hiền có công lập làng lập ấp. Mặc dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhiều lần được trùng tu nhưng đình làng vẫn giữ được những nét cổ kính, trang nghiêm đặc trưng của những ngôi đình làng truyền thống ở miền Trung. Theo tương truyền, tổ tiên làng Túy Loan xuất xứ từ đất Bắc, phụng chỉ triều đình nhà Lê vào Nam dẹp loạn mở mang bờ cõi. Đời vua Thánh Tông niên hiệu Hoàng Triều Hồng Đức năm 1470 trên đường Nam tiến, 5 anh em thuộc các dòng họ Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê qua nhiều đợt khai sơn phá thạch vạch lối mở đường đã đến mảnh đất Quảng Nam, thấy mảnh đất nơi đây có phong thủy tốt, đất đai phì nhiêu với những cánh đồng bao la bát ngát, dòng sông uốn lượn quanh nên đã quyết định chọn nơi này để định cư, xây đình dựng chùa và đặt tên là làng Túy Loan.

Lễ hội đình làng Túy Loan năm nay, du khách sẽ được tham gia diễn xướng dân gian hô hát bài chòi, một loại hình văn hóa độc đáo của người dân mảnh đất Quảng Nam- Đà Nẵng
Hiện tại, đình làng Túy Loan còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như 20 sắc thần, 5 sắc tiền hiền dưới thời nhà Nguyễn ban tặng, các bài văn tế, một số chiếu chỉ của các đời vua Gia Long, Cảnh Hưng, những bài vị và đồ thờ cổ...Năm 1999, Bộ Văn hóa đã công nhận đình làng Túy Loan là di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ hội năm nay diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm đình làng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nên quy mô lễ hội cũng lớn hơn so với mọi năm và thu hút rất đông du khách gần xa về trảy hội

Đà Nẵng: Đón 26.000 lượt khách đến Khu du lịch Bà Nà Hills


Theo thống kê của Khu du lịch bà nà hill, trong 6 ngày mở cửa phục vụ dịp Tết (từ mồng 1 Tết đến hết mồng 6 tháng Giêng), khu du lịch này đón hơn 26.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng; trong đó khách nội địa tăng khá cao.
 Bên cạnh thời gian nghỉ Tết dài ngày, thời tiết thuận lợi, việc quảng bá tuyến cáp treo đạt 4 kỷ lục thế giới và hệ thống vui chơi, giải trí hấp dẫn đã thu hút khá nhiều du khách.

Được biết, Tổ chức Guinness Thế giới (Guinness World Records) vừa chính thức công nhận tuyến cáp treo thứ 3 do Công ty CP Dịch vụ cáp treo Bà Nà đầu tư tại Khu du lịch Bà Nà Hill là tuyến cáp treo duy nhất đạt 4 kỷ lục thế giới: Tuyến cáp một dây dài nhất (tổng chiều dài hơn 5.771m), độ chênh giữa ga đi và ga đến cao nhất (chênh lệch hơn 1.368m), chiều dài một sợi cáp không nối dài nhất (11,587m) và cuộn cáp nặng nhất (141,24 tấn). Đây là hệ thống cáp treo được đầu tư xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của Hiệp hội Cáp treo thế giới với 86 ca-bin được thiết kế hở, sức chứa mỗi ca-bin là 10 người với công suất 1.500 khách/giờ, vận tốc 6 mét/giây với tổng kinh phí đầu tư lên đến 30 triệu EURO. Tuyến cáp này sẽ khánh thành và đi vào hoạt động vào dịp kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng Đà Nẵng (29/3)./.

Du lịch mở màn đầy hứng khởi


(VEN) - Mặc dù kinh tế thế giới cũng như trong nước vẫn còn ảm đạm, song tháng mở màn của năm 2013 lại đầy hứng khởi đối với ngành du lịch nước nhà. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đã có 651.812 lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2013, tăng 6% so với tháng 12/2012 và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 2/2013, khách du lịch đà nẵng trong nước và quốc tế tăng mạnh, đặc biệt trong 9 ngày nghỉ tết.




 
 
 
 
 
 
Tại Hà Nội, khách du lịch cù lao chàm trong nước và quốc tế tăng mạnh (khoảng 30%) so với cùng kỳ năm trước do thời gian nghỉ tết năm nay khá dài đã tạo điều kiện để du khách có thể đi tham quan, du lịch nhiều hơn. Bên cạnh đó, Hà Nội được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước, phần lớn lễ hội lại tập trung vào tháng đầu xuân nên đã thu hút được rất đông du khách thập phương tham dự.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 9-18/2, số lượng khách đến Hạ Long vào khoảng 350.000 lượt người (tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái).
Tại TP.HCM, lượng khách quốc tế đến thành phố trong tháng đầu năm tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2012. Các công ty du lịch có lượng khách quốc tế tăng nhiều nhất là JTB, Saigontourist, Vietravel, Bến Thành, Fiditour… Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist có màn khởi động năm mới 2013 rất ấn tượng, thu hút hơn 68.000 du khách trong nước và quốc tế trong dịp Tết Quý Tỵ.
Tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, trong 9 ngày (từ 9-17/2, tức 30 tháng chạp đến mồng 8 Tết Quý Tỵ) đã có hơn 83.860 lượt khách vào thăm di tích cố đô Huế; trong đó có gần 29.000 khách quốc tế, với tổng doanh thu bán vé vào cửa đạt hơn 4 tỷ đồng, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Quảng Bình, trong dịp tết đã có hơn 20.000 lượt du khách đến tham quan các tuyến, điểm du lịch tại Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tăng 44% so với cùng kỳ 2012. Đặc biệt, tuyến du lịch “Phong Nha - Khám phá 1.500m chiều sâu bí ẩn” và “Phong Nha - Kỳ quan đệ nhất động” là các tuyến, điểm thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan. Như vậy, kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (tháng 7/2003), đã có hơn 3.950.000 lượt khách du lịch bà nà hill đến tham quan các tuyến, điểm du lịch tại Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó có hơn 98.000 khách quốc tế, chủ yếu đến từ các nước châu Á...
Tết năm nay, ngành du lịch TP. Đà Nẵng đã đón gần 150.000 lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 1/3, tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Nhiều khách sạn giảm giá mạnh từ 15-30% cho các tour hoặc phòng khách sạn để thu hút du khách. Do đó, lượng khách lưu trú tại các khách sạn 4-5 sao ven biển tăng cao, thời gian lưu lại cũng dài hơn từ 3-3,5 ngày.
Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không và đường biển tiếp tục tăng trong tháng đầu năm này. Chỉ tính riêng trong tháng 1/2013, khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không đạt 545.812 lượt (tăng 5,6% so với tháng 12/2012), khách đến bằng đường biển đạt 16.000 lượt (tăng 6,7% so với tháng 12/2012), và đến với mục đích du lịch nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 397.014 lượt (tăng 6,3% so với tháng 12/2012).
Theo số liệu thống kê, tại các cảng biển miền Trung, tàu du lịch quốc tế cao sao cập cảng nhiều hơn so cùng kỳ. Tại Đà Nẵng, chỉ tính riêng ngày mồng 3 Tết, hơn 1.400 khách châu Á từ Trung Quốc đã cập cảng Tiên Sa trên chuyến tàu biển 5 sao Gemini. Năm nay, đến với Đà Nẵng, ngoài các điểm tham quan truyền thống như Bảo tàng điêu khắc Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng, siêu thị Big C, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh…, du khách rất ấn tượng với điểm du lịch mới - đường hoa Bạch Đằng. Tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, ngay mồng 1 tết đã đón hơn 150 du khách từ Kuala Lumpur (Malaysia) đến xông đất và đến ngày mồng 8 tết đã có tổng cộng 41 chuyến bay đưa hơn 5.000 lượt khách quốc tế đến Đà Nẵng, tăng 26% so với cùng kỳ.
Tại Phú Quốc, chỉ tính riêng từ ngày mùng 1 đến mùng 7 tết đã có trên 14.400 du khách đến Phú Quốc bằng đường biển. Riêng đường hàng không khoảng 1.500 khách/ngày, trong đó 30% là khách quốc tế.
Với bước khởi đầu đầy ấn tượng này, các chuyên gia du lịch nhận định, đây là những tín hiệu mừng, mang đến nhiều hy vọng cho ngành công nghiệp không khói trong năm 2013. Đại diện nhiều công ty du lịch lữ hành cho biết, phát huy thành quả đạt được trong năm 2012 và tháng đầu năm 2013, trong những tháng tiếp theo, các công ty tiếp tục có những chính sách giảm giá kích cầu linh hoạt để đạt được mục tiêu cao nhất trong năm 2013./.
T.Tâm

Tâm sự của GV bỏ nghề đi làm hướng dẫn du lịch


- du lịch cù lao chàm, cái nắng nóng như thiêu buổi trưa tháng 6 khiến đoàn khách du lịch uể oải, chỉ muốn ngồi nghỉ. Nhưng khi người hướng dẫn viên đứng tuổi cất giọng, tất cả không ai bảo ai đều cố chen chân vào được vòng trong, nghe như nuốt từng lời. Chủ nhân của lời thuyết minh hấp dẫn đó là ông Phạm Tú Thanh, 64 tuổi, Điện Bàn, Quảng Nam, Đà Nẵng.
 
“Tôi luôn nỗ lực hết sức làm tròn vai trò “thiên sứ” đưa khách tới “thiên đường”.


Tôi vốn là giáo viên dạy văn. Năm 1999, con gái lớn tôi vào đại học, lương giáo viên eo hẹp quá, nghĩ chẳng thể nuôi con ăn học được nên tôi xin nghỉ dạy theo chế độ về một lần, định tìm việc khác làm. Đúng lúc đó anh bạn tôi làm giám đốc công ty du lịch này, mời tôi về làm cùng cho vui, thế là tôi trở thành một hướng dẫn viên du lịch.

Nói chung, nghề nào cũng có cái giá của nó, đều có cái được, cái mất. Nhưng tôi quan niệm, làm cái gì không quan trọng bằng việc anh có tâm huyết với nó hay không. Dù anh là thợ cày thì anh cũng phải yêu thích, có tâm huyết với việc anh đang làm thì anh mới làm tốt được. Nhất là với nghề này, không tâm huyết không làm được.

Khách từ ngàn dặm xa xôi tới đây để gặp anh, vậy mà anh nói thao thao không thèm nhìn họ, họ đâu muốn nghe anh nói nữa. Người ta nói tới cái duyên của mỗi hướng dẫn khác nhau, tôi thì thấy duyên hay không là do mình tạo ra. Khu du lịch đà nẵng nào cũng được giới thiệu là thiên đường, mình là cầu nối dẫn khách tới thiên đường thì là thiên sứ rồi, phải làm gì để xứng đáng với công việc đó chứ.

Và theo tôi, để làm được điều đó, ngoài tâm huyết, điều quan trọng thứ 2 chính là kiến thức. Tôi là giáo viên văn, vốn hiểu biết cũng kha khá, lại thêm kỹ năng sư phạm nên giờ đi giao tiếp vẫn coi như đúng nghề, nhiều thuận lợi. Nhưng tôi không bằng lòng với những gì đang có mà luôn học hỏi, trau dồi thêm. Tôi đọc rất nhiều sách, đặc biệt những sách về văn hóa các vùng miền, tín ngưỡng, nhất là đạo Phật.

Nhờ sách, đi tới đâu, gặp cái gì, tôi cũng có thể lôi vốn hiểu biết của mình ra để giới thiệu cho khách, họ rất thích thú. Ví dụ như chuyện cái bậc cửa, nhà ai ngày xưa chẳng có, nhưng mấy ai biết đó chính là sự nhắn nhủ của cha ông, rằng dù giàu có hay nghèo hèn thì khi đến nhà người khác cũng phải nhìn xuống khiêm nhường. Đơn giản thế thôi nhưng đâu phải người hướng dẫn viên nào cũng đủ kiến thức để giới thiệu cho khách.

Nghề hướng dẫn viên thu nhập so với nghề giáo viên trước đây của tôi cao hơn, nhưng không ổn định, bấp bênh, theo mùa vụ và vất vả. Mình tuổi ngày càng cao, sức ngày càng yếu, theo được "tua" có khi phải cố gắng lắm. Nhưng tôi luôn lấy câu nói của người xưa: "Lấy niềm vui của người khác làm niềm vui cho mình" để răn mình, tự nhủ hãy nỗ lực, cố gắng hết sức. Mơ ước lớn nhất của tôi bây giờ cũng chỉ mong truyền lại được ngọn lửa nhiệt huyết đó cho các cháu hướng dẫn mới vào nghề.

Cát Cát

Việt Nam và những vùng biển mê lòng người


Dân Việt - Với hơn 3.000 cây số bờ biển trải dài, Việt Nam rất có tiềm năng và lợi thế khai thác du lịch đà nẵng biển.
 Một số hình ảnh về những vùng biển đầy tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch cù lao chàm ở nước ta:
Biển Đông bên đèo Hải Vân (Đà Nẵng)
Bãi biển Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế)
Biển Nha Trang (Khánh Hòa)
Biển Cửa Đại (Quảng Nam)
Biển ở Cù Lao Chàm (TP Hội An, Quảng Nam)
Biển ở Đà Nẵng
Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long (Quảng Ninh)
Bên biển Đồ Sơn (Hải Phòng)
Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa)
Biển Quan Lạn (Vân Đồn - Quảng Ninh)
Biển Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu - Nghệ An)
Nguyễn Bình

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Quảng Nam: Phát triển du lịch bền vững


Chủ trương phát triển du lịch (DL) bền vững của Hội An là bước đi đúng, nhưng để chuyên nghiệp hơn cần thêm nhiều sự thay đổi và cải tiến…
Phát triển bền vững như kim chỉ nam để tạo ra lợi thế cạnh tranh vùng là xu hướng của thế giới và Việt Nam. Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng, chủ trương phát triển DL bền vững là hướng đi đúng của Hội An. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều “khoảng trống” để trở nên chuyên nghiệp hơn. Nhiều khách hàng của các công ty lữ hành nước ngoài “than phiền” rằng vẫn chưa được hỗ trợ nhiều mặt khi đến Hội An. Tại sao không thành lập một đội hỗ trợ DL như ở TP.Hồ Chí Minh để hỗ trợ, xử lý tất cả những vẫn đề nảy sinh cho du khách khi đến thành phố?

du lịch cù lao chàm vốn như một làng chài hiu quạnh, buồn tẻ, cách biệt dòng chảy giao thông với đất liền nhiều năm đã bất ngờ tăng khách đột biến, nhất là mùa hè, sau khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nhưng đằng sau tín hiệu vui ấy lại kèm theo sự quá tải. Nhiều đoàn khách chen chúc nhau đến làng đảo không có nơi nghỉ ngơi, ăn uống. Các doanh nghiệp DL cho rằng, để giải tỏa áp lực khi đảo chưa có hệ thống dịch vụ đáp ứng được yêu cầu du khách, cần phải quản lý nguồn khách. Nếu khả năng cung ứng dịch vụ của Cù Lao Chàm hiện mỗi ngày khoảng 3.000 khách thì chỉ nên bán ra 3.000 vé mà thôi, và phải từ chối các dịch vụ khác. Sự “từ chối” này có thể mất doanh thu trong một thời gian ngắn, nhưng bù lại sẽ có một thương hiệu tốt. Cái mất đó sẽ giúp tương lai phát triển bền vững hơn và là cơ sở để làm DL một cách chuyên nghiệp.

Theo ông Lê Huy Khang, nguyên Giám đốc khách sạn Hội An, kinh nghiệm từ một số nước như Malaysia hay Singapore cho thấy, để đạt được các mục tiêu của phát triển DL bền vững thì phải có một cơ quan chủ quản. Hội An phải có một ban, bộ phận chuyên trách, phụ trách về phát triển DL bền vững để đảm bảo tính đồng bộ và chuyên nghiệp. Trong dịch vụ DL, cần phải tách ra nhiều nhóm chuyên sâu. Ví dụ nhóm lưu trú bao gồm các khách sạn, resort, nhà nghỉ, homestay; nhóm DL lữ hành; nhóm DL thủ công, mỹ nghệ; nhóm thời trang, may mặc... và những nhóm cung cấp dịch vụ khác. Mỗi nhóm sẽ có chuyên ngành, đặc trưng riêng và cần chọn ra mô hình chung, thực hiện tốt các định hướng để nhân rộng. Việc hình thành một quỹ phát triển DL bền vững để hỗ trợ đào tạo, quản lý và quảng bá xúc tiến là điều hết sức cần thiết và nhanh chóng thiết lập. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt các định hướng thì quỹ này sẽ khen thưởng bằng các danh hiệu, chẳng hạn như “Doanh nghiệp tốt nhất trong phát triển du lịch bền vững”…Thực hiện tốt điều này sẽ tạo hiệu quả và kích thích các doanh nghiệp tham gia. Gần như các quốc gia DL phát triển đều có một kênh riêng để quảng bá và kêu gọi thành viên tham gia đóng góp hội phí. Hội An đã từng có tiếng tăm, là một trong 10 điểm đến hấp dẫn ở châu Á, một phần nhờ vào giới truyền thông nên cũng cần phải tuyên truyền mạnh mẽ hơn qua các kênh và các cuộc xúc tiến khác nhau.

Suy cho cùng, phát triển DL bền vững mạnh hay yếu đều liên quan nhiều đến cơ chế, chính sách của chính quyền và sự đồng thuận của cả cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Quy hoạch từng khu chuyên biệt, từ khu vành đai, sinh thái đến phát triển đô thị, không gian công cộng..., mỗi khu sẽ có cơ chế, cách thức phát triển riêng là điều cần thiết để Hội An trở thành điểm đến “DL đặc hữu” trong vai trò của một đô thị sinh thái văn hóa DL đầu tiên của Việt Nam./.

4 lý do khiến du khách muốn quay lại Cù Lao Chàm


Chỉ rộng hơn 15 km2 và cách đất liền hơn 1 hải lý với 30 phút chạy tàu, nhưng thu nhập từ du lịch cù lao chàm luôn tăng trung bình 40% mỗi năm và nằm trong nhóm những điểm đến có tỷ lệ khách quay trở lại cao nhất cả nước.
Chỉ rộng hơn 15 km 2 và cách đất liền hơn 1 hải lý với 30 phút chạy tàu, nhưng thu nhập từ du lịch của Cù Lao Chàm luôn tăng trung bình 40% mỗi năm và nằm trong nhóm những điểm đến có tỷ lệ khách quay trở lại cao nhất cả nước.
 
Cù Lao Chàm không phải là hòn đảo đặc biệt so với nhiều đảo gần bờ cũng như các khu dự trữ sinh quyển khác của Việt Nam. Cũng có bãi tắm tự nhiên đẹp, cảnh quan hoang sơ, hải sản phong phú... - những lợi thế có thể bắt gặp ở bất kỳ hòn đảo du lịch nào, nhưng cái dấu ấn đặc sắc mà du khách bắt gặp ở Cù Lao Chàm không phải là những lợi thế đó mà chính là cách khai thác những lợi thế.
Đặc sản hướng dẫn viên
Điểm dừng chân đầu tiên của du khách khi cập bến âu thuyền Bãi Làng là nhà Bảo tồn biển. Thông thường, đa số du khách sẽ bỏ qua điểm này với quan điểm cố hữu về những phòng truyền thống đơn điệu tẻ nhạt trưng bày dăm ba bức ảnh với chú thích sơ sài. Nhà Bảo tồn biển ở đây cũng vậy, không có đột phá nào trong việc trưng bày đủ để hấp dẫn du khách đến tìm hiểu.
Nhưng khi du khách đi theo một hướng dẫn viên kỳ cựu của đảo thì gần như không có ai muốn rời khỏi không gian chật chội này trừ khi được hướng dẫn viên dắt ra cửa.
Cách nói chuyện hấp dẫn, thuyết minh linh hoạt, cùng nghệ thuật lựa chọn thông tin “câu khách” khiến cho du khách bị cuốn theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên và háo hức với hành trình khám phá trên đảo.
Hầu hết các hướng dẫn viên đưa đoàn từ bến Cửa Đại đến Cù Lao Chàm đều có cách nói chuyện cuốn hút như vậy. Không quá ngạc nhiên khi biết các hướng dẫn viên này đã trải qua khóa huấn luyện hướng dẫn viên di sản do UNESCO tổ chức thí điểm tại ba điểm đến của Quảng Nam là Mỹ Sơn, Hội An và Cù Lao Chàm.
Bởi thế, câu cửa miệng của hướng dẫn viên ở đây luôn có hai từ “môi trường”. Họ nhắc du khách vui lòng không mang túi nilon lên đảo, không lấy bất kỳ thứ gì từ biển trong lúc tắm biển và lặn biển, không nên nghe lời gạ gẫm mua cua đá của một ngư dân nào đó vì cua đá là động vật cần được bảo vệ.
Anh Tuấn – hướng dẫn viên của Sông Hội cho biết: “Nhiều du khách khi lặn biển ngắm san hô thường thích thú với những bông hoa san hô hay con sao biển. Mình có thể lặn xuống bắt lên cho khách xem, nói chuyện về chúng và sau đó thả chúng về biển. Khách thường không bao giờ phật lòng vì điều này mà ngược lại họ nói với tôi rằng họ cảm thấy mình vừa làm một việc tốt”.
Đặc sản ẩm thực
Cù Lao Chàm nổi tiếng với yến sào, hải sâm và bào ngư mức giá chỉ bằng 2/3 ở đất liền. Bên cạnh đó là các loại ốc, sò, mực một nắng...
Nhưng gọi là đặc sản thì phải là bữa cơm phục vụ tour trên đảo. Bữa ăn giản dị, rẻ tiền nhưng toàn là các sản vật địa phương mà khách có thể lần đầu được ăn, hoặc lần đầu ăn mà thấy ngon. Một đĩa rau đắng trộn dầu vừng và lạc, một đĩa rau rừng luộc chấm mắm nem, con cá biển tươi sốt cà chua, bát canh bông súng nấu chua. Món sò món ốc món mực, món bào ngư trở thành cái vị điểm xuyết cho những món ăn dân dã mà lạ miệng, đủ sức giải nhiệt cho cả một kỳ nghỉ toàn hải sản của một tour biển đảo ngắn ngày.
Món tráng miệng cuối cùng cho khách là bánh ít lá gai. Nếm những chiếc bánh thanh ngọt cuộn trong lớp lá thơm mát mới hiểu vì sao người Quảng Nam – Đà Nẵng lại nói muốn ăn bánh ít phải đến Cù Lao Chàm, nơi bánh được chế biến từ những chiếc lá gai rừng tươi ngon nhất.
Đặc sản con người
Sự thân thiện, dễ mến của con người Cù Lao Chàm sẽ khiến bất cứ du khách nào cũng muốn được quay lại đây ít nhất một lần.
Nhiều du khách hốt hoảng khi bắt gặp một chiếc xe máy dựng bên đường làng mà còn cắm nguyên chìa khóa. Anh hướng dẫn viên cười phá lên trước sự hốt hoảng ấy, rằng : “Không ở đâu an toàn như ở đảo”.
Đến chợ hải sản, du khách sẽ nghe thấy nhiều lời mời chào, nhưng sẽ không có ai kéo tay, kéo áo bạn.
Đi qua chiếc giếng cổ, một người dân đứng gần đó nói với khách rằng: “uống nước giếng này là sinh con trai đấy”. Và họ thả gàu nước múc lên cho du khách thử, bảo khách hãy đổ ít nước vào chai mang đi uống cho đỡ khát.
Vào ngôi chùa hơn 300 năm tuổi Hải Tạng tự, các vãi già cứ tha thiết mời bạn bát nước sắc lá cây rừng mà theo họ uống vào sẽ rất khỏe mạnh. Họ có thể quạt cho bạn bằng chiếc quạt mo cau nếu như cái quạt điện không quay được đến chỗ bạn ngồi. Hòm công đức trong chùa bằng gỗ, không nhìn thấy tiền rải bên trong và cũng không ai đặt tiền lên khay đựng lễ.
Bởi thế, dù phải đi một con đường tương đối vất vả qua mép tường và bờ ruộng mới đến được chùa, du khách cũng hài lòng với sự tiếp đãi ấy.
Và số tiền quá ít cho một hành trình thú vị
Giá cho mỗi tour 1 ngày đi Cù Lao Chàm từ bến Cửa Đại là 430 nghìn đồng/khách, miễn phí cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Với số tiền đó, bạn được đi tham quan khắp làng cổ của người Chàm trên đảo, đi chợ hải sản, mua sắm đồ lưu niệm làm quà cho người thân, đi tắm biển, lặn biển ngắm san hô, ăn bữa cơm đậm chất địa phương và trở về trước 3g chiều để nghỉ ngơi.
Với mức giá đó cho một hành trình nhiều thú vị, ngay cả du khách nội địa bình dân cũng cảm thấy hài lòng.
Còn với Nick và Jena – cặp vợ chồng già người Thụy Điển sang Việt Nam du lịch bụi xuyên Việt thì Cù Lao Chàm là nơi mà chắc chắn họ sẽ quay trở lại cùng với Sapa và Mộc Châu./.

Du lịch biển đảo cần sức mạnh hơn nữa từ truyền thông


(VEN) - Có tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề tập trung ở vùng ven biển; trung bình mỗi năm du lịch đà nẵng biển thu hút 73% khách quốc tế và hơn 50% khách nội địa...chỉ vài con số đó thôi cũng cho thấy bức tranh kinh tế du lịch biển đảo to lớn như thế nào. Tuy nhiên, do chưa có cách quản lý phù hợp cũng như ý thức của con người chưa cao nên môi trường du lịch biển đang chịu những áp lực không ngừng tăng lên.
 




Tăng ô nhiễm, giảm tài nguyên
Tác động của phát triển du lịch biển đảo dễ nhìn thấy nhất là việc làm gia tăng ô nhiễm môi trường biển diễn ra trong suốt quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nghỉ dưỡng đến các hoạt động dịch vụ. Theo các nhà khoa học, khoảng 70% các vùng ven biển bị ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền. Trên thực tế, việc san ủi đất xây dựng khách sạn, đường sá đã gây ra sói mòn và gia tăng trầm tích, từ đó ảnh hưởng bất lợi đến các vùng sinh thái cửa sông, thảm cỏ biển và rạn san hô. Nguy cơ này ở Việt Nam càng nghiêm trọng hơn bởi gần 1.400 khách sạn, nhà hàng ăn uống và các bãi biển nhân tạo đã và đang được xây dựng trên các bãi biển trong bối cảnh thiếu quy hoạch tổng thể, tầm nhìn lâu dài về các tác động bất lợi đối với môi trường.
Cùng với ô nhiễm thì hoạt động du lịch cù lao chàm cũng làm suy thoái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên thiên. Các chuyên gia quốc tế từng cảnh báo với tốc độ gia tăng lượng khách du lịch quốc tế và trong nước bình quân khoảng từ 12,6% đến 16% năm tại các bãi biển ở Việt Nam đã đem lại niềm vui cho ngành du lịch, nhưng đem lại nỗi lo gia tăng ô nhiễm nước thải, làm suy thoái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Dịch vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ hải sản làm sản phẩm phục vụ khách du lịch cũng góp phần làm cạn kiệt một số loài san hô, trai ốc, tôm hùm và đồi mồi. Đó chưa kể các hoạt động tham quan, du lịch, đã làm ảnh hưởng đến số lượng, nơi cư trú và sinh sản của một số loài chim sinh sống ở các khu rừng ngập mặn. Đặc biệt, việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng của các vùng đất ngập nước ven biển, đảo, làm mất đi khu hệ cư trú một số loài động vật hoang dã, phá vỡ các nhân tố sinh sản, nuôi dưỡng và làm tuyệt chủng cục bộ một số loài.
Nâng cao hơn nữa nhận thức xã hội
Theo ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng,Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội là một trong những biện pháp tốt nhất để tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng.
Trên thực tế, mấy năm gần đây Hải Phòng hay Cù Lao Chàm đã khá thành công trong việc việc bảo vệ gìn giữ môi trường du lịch biển khi có sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương. Ví dụ tại Cù lao Chàm, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã vận động hàng trăm người dân tham gia trồng san hô, lặn bắt sao biển gai, dọn vệ sinh tại bãi biển, khu vực dân cư, khơi thông hệ thống thoát nước. Nhiều người dân quanh đây cho biết, từ khi được tham gia vào công tác bảo tồn môi trường biển người dân càng ý thức hơn về việc giữ vệ sinh hơn nữa cho biển, đảo của quê hương.
Còn ở Hải Phòng việc nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng đã và đang thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: phổ biến các kiến thức pháp luật, phổ cập nhận thức môi trường theo các chương trình và thông tin môi trường như tivi, đài, báo, hoặc tổ chức cho khách du lịch tham gia vào các chương trình bảo vệ, giữ gìn môi trường sạch đẹp như cho rác vào túi giấy, thi tìm hiểu về môi trường tại các khu du lịch... Hay tăng cường các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho khách du lịch, những người làm nghề du lịch và người dân địa phương thông qua các trung tâm đón tiếp khách, các buổi nói chuyện, chiếu phim, triển lãm ảnh và các ấn phẩm….
Tuy nhiên theo các chuyên gia du lịch, thời gian qua chúng ta vẫn chưa “mặn mà” lắm trong việc đưa tin về ô nhiễm môi trường du lịch biển cũng như thảm họa môi trường biển. Đa phần thông tin chỉ đưa ở mức vĩ mô mà ít có mối liên quan giữa các vấn đề về hiện trạng ở địa phương. Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch truyền thông về biển, đảo, những ảnh hưởng từ môi trường du lịch biển, biến đổi khí hậu cho cộng đồng... để từ đó nâng cao nhận thức cho cộng đồng các địa phương ven biển, tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch biển bền vững hoặc phát triển du lịch cộng đồng nhằm chuyển đổi nghề nghiệp, cải thiện sinh kế và góp phần xóa đói giảm nghèo./.
T.Tâm



Về Hội An ngắm đêm rằm phố cổ


(du lich) - Sắp tới rằm Trung thu, nếu bạn đang có ý định đi du lịch cù lao chàm, đừng quên ghé Hội An vào ngày 14 âm lịch để hòa mình vào những ánh đèn lung linh trong đêm hội.
Nét đẹp Hội An. (Ảnh: chudu24)
Địa điểm tham quan
Địa danh nổi tiếng và được nhiều người biết đến của là phố cổ Hội An, di sản văn hóa thế giới với vẻ cổ kính, thơ mộng và êm đềm. Đến Hội An, bạn sẽ có dịp thả bộ trên những con phố mang đậm kiến trúc cổ, chiêm bái những đền chùa xưa (chùa Phước Lâm, Hội quán Phúc Kiến…) thưởng thức các món đặc trưng (cao lầu) hay tham gia vào lễ hoa đăng vào dịp lễ rằm hàng tháng.

Nơi đây còn có bí ẩn về những pho tượng không đầu tại thánh địa Mỹ Sơn, thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa mang đến trải nghiệm khác hẳn, huyền hoặc và kỳ ảo. Bên cạnh các thánh tích này, vùng đất kinh đô Chăm ngày xưa còn sở hữu hàng loạt tháo và cụm tháp Chăm tuyệt đẹp như tháp Chiên Đàn, tháp Bằng An, tháp Khương Mỹ… để bạn khám phá và tìm hiểu.


Nét đẹp Hội An. (Ảnh: chudu24)
Bãi biển Cửa Đại hoang sơ, tuyệt đẹp, điểm nhấn du lịch đà nẵng biển của cũng thú vị không kém. Ngoài ra, khi đến Cửa Đại, bạn còn có dịp dong thuyền ra Cù Lao Chàm hoang sơ và tuyệt đẹp.
Lời khuyên cho bạn nếu muốn đi thuyền từ biển Cửa Đại ra Cù Lao Chàm giá rẻ là đi tàu chợ (tàu lớn chở hàng hóa ra đảo). Giá vé tàu là 25.000 đồng, rẻ bằng 1/10 so với khi bạn mua vé của các công ty du lịch. Điểm lợi thứ hai là tàu chạy khá chậm nên bạn sẽ ít bị say sóng hơn. Hải sản ngoài đảo, song giá các nhu yếu phẩm khác khá cao. Nhà nghỉ trên đảo có giá khoảng 100.000 đồng/người.
Bên cạnh các địa danh này, cũng sở hữu hàng loạt các thắng cảnh tuyệt đẹp khác như Suối Tiên với không khí miền trung du thích hợp cho cắm trại, nghỉ dưỡng; Khe Lim độc đáo với dòng chảy hiền hòa chảy qua những vùng đất có nhiều cây (gỗ) lim; Bàng Than kỳ bí và lạ lẫm với những khối đá đen; Hòn Kẽm Đá Dừng, miền sông nước hùng vĩ với những bãi dâu, bãi ngô (bắp) xanh ngát.

Cù Lao Chàm yên bình. (Ảnh: Culaocham)


Hoang sơ Khe Lim. (Ảnh: Entity)


Biển Cửa Đại trong thời khắc chuyển giao ngày và đêm. (Ảnh Cyword)
Đó cũng có thể là Hố Giang Thơm thơ mộng nhờ những dải đá nổi, chìm tạo ra những thác nước rì rào suốt ngày đêm; hồ Phú Ninh, công trình thủy lợi quy mô lớn, với diện tích mặt nước rộng, rừng phòng hộ hong sơ cùng hơn 30 đảo và bán đảo xinh đẹp; sông Thu Bồn, dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất này; hay bãi tắm Hà My, bãi biển Tam Thanh không những sự hoang sơ, sạch đẹp với cát trắng, rừng dương và không khí trong lành mà còn bởi nhiều loại đặc sản tươi nguyên từ lòng biển.
Ngoài ra, đến , bạn có thể tìm hiểu, tham quan hàng loạt làng nghề nổi tiếng của tỉnh, chiêm bái hàng loạt ngôi chùa cổ xưa hay khám khá phiên chợ chiếu duy nhất ở Quảng Na, tham quan nhà cổ Tân Ký, ghé cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oóc “săn” những mặt hàng độc giá rẻ, dạo chơi ở các KDL sinh thái như Thuận Tình, Cẩm Nam...


Tháp Mỹ Sơn. (Ảnh vovword)


Tháp Bằng An. (Ảnh dtdtquangnam)

Tháp Khương Mỹ. (Ảnh: phuot)
Phương tiện di chuyển
Bằng phương tiện công cộng
Từ Đà Nẵng, bạn có thể mua vé xe khách, vé tàu lửa tại bến xe hay ga tàu để đến . Ngoài ra, bạn có thể di chuyển bằng xe bus, giá sẽ mềm hơn và dễ dàng dừng lại các điểm tham quan hơn.
Bằng phương tiện cá nhân
Đà Nẵng cách không xa, vì thế bạn có thể chọn cách đến du lịch Đà Nẵng, sau đó thuê xe máy, phượt tham quan danh lam, thắng cảnh.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân (hay xe thuê) nên mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao tthông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng Google map để tiện di chuyển.
Đến vào mùa nào?
Bạn có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong năm. Song nếu muốn tham gia các lễ hội của tỉnh như lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội Bà Chiêm Sơn, Carnival Hội An, lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được, lễ hội Nguyên Tiêu hay lễ hội Đêm rằm phố cổ… bạn cần xem kỹ thời gian diễn ra lễ hội trước khi lên lịch trình tham quan và thời gian xuất phát.



Kỳ bí Bàng Than. (Ảnh: tranhaibang)
Lưu trú
Trừ giá thuê phòng ở các khách sạn tại trung tâm phố cổ Hội An có giá khá cao, các khách sạn, nhà nghỉ quy ở bên ngoài một chút có giá tương đối ổn. Một số cái tên bạn có thể tham khảo như khách sạn công đoàn, nhà nghỉ tỉnh ủy, Bình Minh, Tam Kỳ, Hải Sơn…
Ngoài ra, bạn có thể mang theo lều để cắm trại ở các bãi biển, các khu du lịch sinh thái.
Đặc sản ẩm thực
Các món ăn mà bạn nên thưởng thức ở gồm mì Quảng Phú Chiêm (Điện Phương, Điện Bàn), Cao lầu (Hội An), Trà Lài Tam Kỳ, cơm gà Tam Kỳ, xí Mà (Hội An), bánh đậu xanh mặn (Hội An), bê thui Cầu Mống (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn), chuối chát ngâm chua, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng Gia Cốc (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc), khoai lang Trà Đóa (xã Bình Đào, huyện Thăng Bình), bánh đập, bánh in, rượu ba kích.
Mang gì khi tới ?
Bất kỳ quần áo, giày dép bạn thích.
Mang theo bikini, khăn tắm lớn, váy maxi để đi biển.
Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
Mang kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc trị côn trùng.
Mang theo passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu
Mang theo lều, áo khoác, chăn mỏng, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại.


Hố Giáng Thơm. (Ảnh: dulichgo)

Hồ Phú Ninh. (Ảnh: dulichgo)
Các cung đường thường gặp:
Đà Nẵng - (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại)
Đà Nẵng - (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại) - Quảng Ngãi (Sa Huỳnh - Lý Sơn)
Đà Nẵng - ((Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại - Mỹ Sơn) - Huế
Đà Nẵng - Quảng Nam - Kon Tum