Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Tết của lòng người


1. Nhiều người trong chúng ta hẳn đều biết bài hát "Em đến thăm anh đêm 30” (nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn). Tôi thích nhất câu cuối trong bài hát đó: "Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết”. Nói như vậy có nghĩa là cái Tết vẹn toàn sẽ bao gồm cả cái Tết đến từ lòng người. Và ngày nay, trong xã hội đủ đầy, khi mà người ta không phải chờ đến Tết mới có thịt thà, bánh chưng, sơn hào hải vị… thì cái Tết đến từ lòng người, Tết xuất phát từ tinh thần thì Tết ấy mới thực sự là Tết đong đầy mọi dư vị.
Tết trong ngôi nhà chung tại
Làng Văn hóa- du lịch hội an các dân tộc Việt Nam
 
Dù những ngày Tết Quý Tỵ đã qua đi, nhưng trước mùa xuân mới vẫn có nhiều điều để bàn về Tết cổ truyền Việt Nam. Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc nói rằng, những người nước ngoài đến Việt Nam, muốn hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa của người Việt thì chỉ cần sống trong bầu không khí của Tết Nguyên đán, cho dù ở trong Nam hay ngoài Bắc, ở miền ngược hay miền xuôi… Ông đã nhận định hoàn toàn chính xác bởi Tết cổ truyền nay là Tết giao hòa. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam dù có những nghi lễ đón Tết khác nhau, thì nay Tết của đồng bào các dân tộc ít người đã và đang hòa chung cùng Tết cổ truyền thiêng liêng của cả dân tộc, trong bầu không khí thắm tình đoàn kết.
 
2. Trong các ngày 19 và 20-2, Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” đã tưng bừng diễn ra tại Làng Văn hóa - du lịch cù lao chàm các dân tộc Việt Nam. Đây cũng là năm thứ 3 kể từ khi ngôi nhà chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đi vào hoạt động, Tết giao hòa được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giao lưu, gắn bó, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
 
Và trong cái Tết giao hòa ấy, nghi lễ dựng cây nêu ngày Tết được chọn làm hoạt động mở màn. Bởi lễ dựng cây nêu và lễ hạ nêu là phong tục đẹp, giàu ý nghĩa của nhiều dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Lễ hạ cây nêu vào ngày 11 tháng Giêng (tức ngày 20-2) còn mang một thông điệp giàu ý nghĩa: Động viên bà con xuống đồng, bắt tay vào sản xuất để có một mùa xuân thắng lợi trên khắp mọi miền Tổ quốc.
 
Tết trong ngôi nhà chung cũng là một dịp đầy ý nghĩa để mỗi tộc người giới thiệu với cộng đồng cũng như khách du lịch bà nà hill những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Đó là lễ hội Kỳ Yên của dân tộc Hoa (Ngái), đám cưới người Dao, nghi lễ Then của dân tộc Tày, lễ hội Pang A Nụn Ban - Dâng hoa măng của dân tộc La Ha, lễ hội Gầu Tào, lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn…
 
3- Từ cái Tết chung của cộng đồng lại ngẫm tới câu chuyện bảo tồn văn hóa thống nhất trong đa dạng. Đây là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Để thực hiện yêu cầu này, ở nước ta, nhiều mô hình văn hóa – du lịch đã được xây dựng, song không phải mô hình nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Với tư cách là một trung tâm văn hóa - du lịch tầm cỡ quốc gia, Làng Văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi hội tụ đầy đủ điều kiện thuận lợi nhất cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một kiến trúc sư người Pháp khi tham quan Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam đã thốt lên: "Tôi thật sự ấn tượng khi đến đây, bạn không phải đi nhiều vùng miền nhưng vẫn trải nghiệm được đầy đủ một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng”.
 
Giữa thời khắc lòng người và trời đất giao hòa, sắc xuân đang bừng lên phơi phới, trong không khí trang nghiêm của ngày lễ dựng cây nêu và hạ cây nêu ngày Tết tại ngôi nhà chung, và khi cái Tết của tình đoàn kết đến từ lòng người, đôi câu đối của GS Vũ Khiêu viết tặng Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam lại càng trở nên ý nghĩa: "Tổ quốc đại thành công/Gia đình đại đoàn kết”; "Gắn bó anh em vì đất nước/Nêu cao khí phách giữa trời mây”.
Hương Lê

Không có nhận xét nào: