Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Du lịch biển đảo cần sức mạnh hơn nữa từ truyền thông


(VEN) - Có tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề tập trung ở vùng ven biển; trung bình mỗi năm du lịch đà nẵng biển thu hút 73% khách quốc tế và hơn 50% khách nội địa...chỉ vài con số đó thôi cũng cho thấy bức tranh kinh tế du lịch biển đảo to lớn như thế nào. Tuy nhiên, do chưa có cách quản lý phù hợp cũng như ý thức của con người chưa cao nên môi trường du lịch biển đang chịu những áp lực không ngừng tăng lên.
 




Tăng ô nhiễm, giảm tài nguyên
Tác động của phát triển du lịch biển đảo dễ nhìn thấy nhất là việc làm gia tăng ô nhiễm môi trường biển diễn ra trong suốt quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nghỉ dưỡng đến các hoạt động dịch vụ. Theo các nhà khoa học, khoảng 70% các vùng ven biển bị ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền. Trên thực tế, việc san ủi đất xây dựng khách sạn, đường sá đã gây ra sói mòn và gia tăng trầm tích, từ đó ảnh hưởng bất lợi đến các vùng sinh thái cửa sông, thảm cỏ biển và rạn san hô. Nguy cơ này ở Việt Nam càng nghiêm trọng hơn bởi gần 1.400 khách sạn, nhà hàng ăn uống và các bãi biển nhân tạo đã và đang được xây dựng trên các bãi biển trong bối cảnh thiếu quy hoạch tổng thể, tầm nhìn lâu dài về các tác động bất lợi đối với môi trường.
Cùng với ô nhiễm thì hoạt động du lịch cù lao chàm cũng làm suy thoái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên thiên. Các chuyên gia quốc tế từng cảnh báo với tốc độ gia tăng lượng khách du lịch quốc tế và trong nước bình quân khoảng từ 12,6% đến 16% năm tại các bãi biển ở Việt Nam đã đem lại niềm vui cho ngành du lịch, nhưng đem lại nỗi lo gia tăng ô nhiễm nước thải, làm suy thoái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Dịch vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ hải sản làm sản phẩm phục vụ khách du lịch cũng góp phần làm cạn kiệt một số loài san hô, trai ốc, tôm hùm và đồi mồi. Đó chưa kể các hoạt động tham quan, du lịch, đã làm ảnh hưởng đến số lượng, nơi cư trú và sinh sản của một số loài chim sinh sống ở các khu rừng ngập mặn. Đặc biệt, việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng của các vùng đất ngập nước ven biển, đảo, làm mất đi khu hệ cư trú một số loài động vật hoang dã, phá vỡ các nhân tố sinh sản, nuôi dưỡng và làm tuyệt chủng cục bộ một số loài.
Nâng cao hơn nữa nhận thức xã hội
Theo ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng,Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội là một trong những biện pháp tốt nhất để tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng.
Trên thực tế, mấy năm gần đây Hải Phòng hay Cù Lao Chàm đã khá thành công trong việc việc bảo vệ gìn giữ môi trường du lịch biển khi có sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương. Ví dụ tại Cù lao Chàm, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã vận động hàng trăm người dân tham gia trồng san hô, lặn bắt sao biển gai, dọn vệ sinh tại bãi biển, khu vực dân cư, khơi thông hệ thống thoát nước. Nhiều người dân quanh đây cho biết, từ khi được tham gia vào công tác bảo tồn môi trường biển người dân càng ý thức hơn về việc giữ vệ sinh hơn nữa cho biển, đảo của quê hương.
Còn ở Hải Phòng việc nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng đã và đang thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: phổ biến các kiến thức pháp luật, phổ cập nhận thức môi trường theo các chương trình và thông tin môi trường như tivi, đài, báo, hoặc tổ chức cho khách du lịch tham gia vào các chương trình bảo vệ, giữ gìn môi trường sạch đẹp như cho rác vào túi giấy, thi tìm hiểu về môi trường tại các khu du lịch... Hay tăng cường các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho khách du lịch, những người làm nghề du lịch và người dân địa phương thông qua các trung tâm đón tiếp khách, các buổi nói chuyện, chiếu phim, triển lãm ảnh và các ấn phẩm….
Tuy nhiên theo các chuyên gia du lịch, thời gian qua chúng ta vẫn chưa “mặn mà” lắm trong việc đưa tin về ô nhiễm môi trường du lịch biển cũng như thảm họa môi trường biển. Đa phần thông tin chỉ đưa ở mức vĩ mô mà ít có mối liên quan giữa các vấn đề về hiện trạng ở địa phương. Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch truyền thông về biển, đảo, những ảnh hưởng từ môi trường du lịch biển, biến đổi khí hậu cho cộng đồng... để từ đó nâng cao nhận thức cho cộng đồng các địa phương ven biển, tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch biển bền vững hoặc phát triển du lịch cộng đồng nhằm chuyển đổi nghề nghiệp, cải thiện sinh kế và góp phần xóa đói giảm nghèo./.
T.Tâm



Không có nhận xét nào: