Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Tâm sự của GV bỏ nghề đi làm hướng dẫn du lịch


- du lịch cù lao chàm, cái nắng nóng như thiêu buổi trưa tháng 6 khiến đoàn khách du lịch uể oải, chỉ muốn ngồi nghỉ. Nhưng khi người hướng dẫn viên đứng tuổi cất giọng, tất cả không ai bảo ai đều cố chen chân vào được vòng trong, nghe như nuốt từng lời. Chủ nhân của lời thuyết minh hấp dẫn đó là ông Phạm Tú Thanh, 64 tuổi, Điện Bàn, Quảng Nam, Đà Nẵng.
 
“Tôi luôn nỗ lực hết sức làm tròn vai trò “thiên sứ” đưa khách tới “thiên đường”.


Tôi vốn là giáo viên dạy văn. Năm 1999, con gái lớn tôi vào đại học, lương giáo viên eo hẹp quá, nghĩ chẳng thể nuôi con ăn học được nên tôi xin nghỉ dạy theo chế độ về một lần, định tìm việc khác làm. Đúng lúc đó anh bạn tôi làm giám đốc công ty du lịch này, mời tôi về làm cùng cho vui, thế là tôi trở thành một hướng dẫn viên du lịch.

Nói chung, nghề nào cũng có cái giá của nó, đều có cái được, cái mất. Nhưng tôi quan niệm, làm cái gì không quan trọng bằng việc anh có tâm huyết với nó hay không. Dù anh là thợ cày thì anh cũng phải yêu thích, có tâm huyết với việc anh đang làm thì anh mới làm tốt được. Nhất là với nghề này, không tâm huyết không làm được.

Khách từ ngàn dặm xa xôi tới đây để gặp anh, vậy mà anh nói thao thao không thèm nhìn họ, họ đâu muốn nghe anh nói nữa. Người ta nói tới cái duyên của mỗi hướng dẫn khác nhau, tôi thì thấy duyên hay không là do mình tạo ra. Khu du lịch đà nẵng nào cũng được giới thiệu là thiên đường, mình là cầu nối dẫn khách tới thiên đường thì là thiên sứ rồi, phải làm gì để xứng đáng với công việc đó chứ.

Và theo tôi, để làm được điều đó, ngoài tâm huyết, điều quan trọng thứ 2 chính là kiến thức. Tôi là giáo viên văn, vốn hiểu biết cũng kha khá, lại thêm kỹ năng sư phạm nên giờ đi giao tiếp vẫn coi như đúng nghề, nhiều thuận lợi. Nhưng tôi không bằng lòng với những gì đang có mà luôn học hỏi, trau dồi thêm. Tôi đọc rất nhiều sách, đặc biệt những sách về văn hóa các vùng miền, tín ngưỡng, nhất là đạo Phật.

Nhờ sách, đi tới đâu, gặp cái gì, tôi cũng có thể lôi vốn hiểu biết của mình ra để giới thiệu cho khách, họ rất thích thú. Ví dụ như chuyện cái bậc cửa, nhà ai ngày xưa chẳng có, nhưng mấy ai biết đó chính là sự nhắn nhủ của cha ông, rằng dù giàu có hay nghèo hèn thì khi đến nhà người khác cũng phải nhìn xuống khiêm nhường. Đơn giản thế thôi nhưng đâu phải người hướng dẫn viên nào cũng đủ kiến thức để giới thiệu cho khách.

Nghề hướng dẫn viên thu nhập so với nghề giáo viên trước đây của tôi cao hơn, nhưng không ổn định, bấp bênh, theo mùa vụ và vất vả. Mình tuổi ngày càng cao, sức ngày càng yếu, theo được "tua" có khi phải cố gắng lắm. Nhưng tôi luôn lấy câu nói của người xưa: "Lấy niềm vui của người khác làm niềm vui cho mình" để răn mình, tự nhủ hãy nỗ lực, cố gắng hết sức. Mơ ước lớn nhất của tôi bây giờ cũng chỉ mong truyền lại được ngọn lửa nhiệt huyết đó cho các cháu hướng dẫn mới vào nghề.

Cát Cát

Không có nhận xét nào: