Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Nghệ An: Khai hội Đền Cờn



Thị xã Hoàng Mai được thành lập từ tháng 6/2013, trên cơ sở điều chỉnh 16.974,88 ha diện tích và 105.105 nhân khẩu tách ra từ huyện Quỳnh Lưu. Thị xã có 10 đơn vị hành chính, gồm 5 phường và 5 xã. Trên địa bàn thị xã có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nhiều tiềm năng du lịch khác thu hút du khách.

Trong đó Đền Cờn là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, nằm trên địa bàn xã Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất ở các tỉnh Bắc Trung bộ. Đền có kiến trúc cổ kính, với nhiều truyền thuyết về sự tích, gắn với lịch sử của đất nước. Đền được xây dựng từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần và phát triển quy mô lớn ở thời Lê, sau đó được trùng tu nhiều lần dưới triều Nguyễn.


Lễ rước kiệu trong lễ hội Đền Cờn. Ảnh: Trần Cảnh Yên - TTXVN


Đây là ngôi đền thờ tứ vị Thánh nương linh hiền - người đã phù trợ nhà vua đánh thắng giặc ngoại bang nên được nhà vua ban cấp tiền bạc để xây dựng. Chính sự linh thiêng của đền nên quanh năm, nhất là vào mùa xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đã đến vãn cảnh, thắp hương, nguyện cầu những điều an lành, hạnh phúc, thịnh vượng cho bản thân, gia đình và cho đất nước.

Cùng với việc khai trương mùa du lịch, năm 2014 thị xã Hoàng Mai phấn đấu phát triển có hiệu quả kinh tế biển; tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư... Nhằm đưa thị xã phát triển nhanh, mạnh, đáp ứng được yêu cầu trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của tỉnh Nghệ An.

Nhân dịp khai hội Đền Cờn và khai trương mùa du lịch Hoàng Mai năm 2014, trong 2 ngày 19 và 20/2 tại các địa phương ven biển trên địa bàn thị xã Hoàng Mai diễn ra các hoạt động, như: triển lãm ảnh, hội thi tiếng chim hót chào Xuân 2014, đua thuyền truyền thống, lễ cầu ngư và các hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian khác mang đậm bản sắc văn hóa đặc sắc ở thị xã Hoàng Mai.

Nguyễn Văn Nhật


Từ 25/3, công chức Hội An đi làm bằng xe đạp

Hội An hiện có hơn 1.600 công chức, ngoài ra còn có các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn với gần 1.500 người. Trao đổi với PV Báo Phụ Nữ, ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An nói: “Tôi đã đi làm bằng xe đạp cả tuần rồi. Nhiều cơ quan cũng sẽ thực hiện từ ngày 1/3 tới. Dân trong phố cổ đi bộ, đi xe đạp cả 10 năm rồi, sao cán bộ công chức không đi được? Đi xe đạp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân và hình ảnh Hội An”.

  Trung Việt 


Quy hoạch “bức tử” bãi biển Nha Trang

A Trang
Bản vẽ phối cảnh mặt đứng minh họa khu khách sạn Water Fall cao 40 tầng và cao ốc vườn Phoenix cao 45 tầng nằm trong tổ hợp dịch vụ đa năng phía nam cầu Trần Phú theo quy hoạch mới, có nguy cơ phá vỡ không gian đặc hữu của bờ biển Nha Trang

Theo ông An, quy hoạch này đặt dấu chấm hết cho sự trỗi dậy của nền kinh tế biển, kinh tế du lịch đầy triển vọng ở Nha Trang. Tuổi Trẻ xin trích giới thiệu một số ý kiến phản biện của ông dưới đây.
Khu vực bãi biển Nha Trang hiện nay đúng như trong quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 đã nhận xét: rất thô sơ, đơn điệu, thiếu thẩm mỹ, chia cắt, phá “vụn” sự thống nhất cảnh quan thiên nhiên và làm giảm giá trị chức năng “công viên ven biển Nha Trang”. Hiện chỉ có quảng trường, công viên nhỏ, khu vui chơi, vài nhà hàng, quán cà phê, vài trạm bảo vệ, vài điểm giữ xe thu tiền, resort AnaMandara...
Thế nhưng, nội dung của quy hoạch 1/2.000 ở bãi biển Nha Trang đang được xem xét thì lại phân vùng quá “vụn” làm cho không gian bờ biển phía đông vốn thoáng, rộng rãi trở nên rối rắm, chật hẹp, mất tính hấp dẫn và ưu thế cạnh tranh của một bãi biển.
Trong báo cáo quy hoạch có đề xuất rất nhiều hạng mục công trình như: công viên du thuyền Peacock, công viên Nha Trang Sao, khu cao ốc vườn Phoenix trên mặt biển, năm trung tâm đại dương và bảy bến du thuyền, cà phê trên ngọn cây, công viên Buddha, nhà hàng trên không... Không rõ đây là các dự án đã có văn bản cho phép đầu tư hay chỉ do các tác giả quy hoạch phân vùng “vẽ” ra?
Dư luận lo ngại quy hoạch phân khu 1/2.000 “hợp lý hóa” về mặt bằng cho các dự án đã được cấp phép đầu tư? Còn theo tôi, nếu các công trình trên chưa có cấp phép thì tính khả thi của đồ án không cao.
TSKH Nguyễn Tác An - Ảnh: P.S.N.

Một trong các cơ sở pháp lý cơ bản và căn cứ để xây dựng quy hoạch đối với bãi biển Nha Trang là ba quyết định quy hoạch đã được phê duyệt từ nhiều năm trước đây.
Đó là quy hoạch chi tiết công viên ven biển Trần Phú, năm 1995; quy hoạch chung xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Nha Trang, năm 2011 và quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025, năm 2012.
Thế nhưng, các nội dung đề xuất của báo cáo quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 đã nêu lại chưa được phù hợp và đáp ứng đầy đủ so với các mục tiêu cơ bản của ba đồ án quy hoạch phát triển Nha Trang đã được phê duyệt đó.
Trong quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025 đã được phê duyệt có quy định: “Chuỗi không gian ven biển là không gian phục vụ công cộng kết hợp phục vụ du lịch”.
Nhà quy hoạch phân khu 1/2.000 giải nghĩa quy định này như sau: “Điều này có nghĩa là cho phép xây dựng các công trình dịch vụ du lịch...
Bên cạnh chức năng chính là công viên cây xanh, cần đa dạng hóa các chức năng và loại hình hoạt động khác cho dải ven biển để khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, bao gồm thương mại, dịch vụ giải trí và du lịch”.
Theo tôi, giải nghĩa như vậy là làm hỏng ý tưởng sâu xa và nhân văn của yêu cầu trong quy hoạch được phê duyệt đã đặt ra. Cần phải hiểu rõ du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, cần xây dựng các loại công trình dịch vụ gì.
Chứ có lẽ không phải chỉ là các điểm thương mại, các bãi đỗ xe thu tiền, các quán cà phê, nhà hàng ăn uống... Như các công trình hiện có ở ven biển phía đông đường Trần Phú, TP Nha Trang.
Bởi nó đang phá vỡ cảnh quan bờ biển, không có tính thẩm mỹ, không có giá trị văn hóa và đặc trưng phát triển mang tính thời đại, chỉ có mang lại lợi ích kinh tế nhỏ cho một nhóm người nào đó mà thôi...
Vấn đề “Đa dạng hóa chức năng và các loại hình hoạt động” cũng cần thảo luận và phải khẳng định rõ ràng: chức năng thương mại không phù hợp đối với các loại hình hoạt động trong công viên công cộng ở ven biển, nhất là bờ biển vịnh Nha Trang - có chức năng là vùng đệm bảo vệ khu bảo tồn vịnh Nha Trang và là đòn bẩy cho phát triển kinh tế biển Nha Trang.
Điểm mạnh của vùng phía đông đường Trần Phú, TP Nha Trang, theo tôi đó là đặc điểm nguyên sơ, ít bị chia cắt, ít có dấu hiệu can thiệp thô bạo của con người, nhất là vịnh biển bãi cát, bãi tắm.
Còn hệ thống đảo ven biển với đặc trưng tự nhiên hấp dẫn là không gian bờ biển yên tĩnh, rộng, thoáng, màu xanh của biển, màu trắng của cát, màu xanh của cây cối. Có thể coi đây là giá trị “độc quyền địa lý” trong phát triển kinh tế biển (theo khái niệm của Fredmen, 1994).
Về tầm nhìn, nên lưu ý hai đặc trưng: một là tính thời đại (thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương - các quốc gia đều nhìn ra biển để xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển mang đậm dấu ấn của biển); hai là tính địa phương: Nha Trang - Khánh Hòa là thành phố biển, kinh tế chính là kinh tế biển.
Xu thế du lịch hiện nay đang chảy về với các quốc gia biển đảo ở giữa các đại dương vì tính nguyên sơ, môi trường yên tĩnh, trong lành, xa cách thế giới với nguy cơ “bêtông hóa” và “thương mại hóa”. Do đó, trong ý tưởng quy hoạch ven bờ vịnh Nha Trang phải tránh những nguy cơ đó.
TSKH NGUYỄN TÁC AN

Một thách thức với bãi biển Nha Trang
Theo TSKH Nguyễn Tác An, một trong các thách thức với bãi biển Nha Trang hiện nay đó là chất lượng môi trường, hệ thống bãi cát, bãi tắm, nước biển đang xuống cấp, màu trắng của bãi cát đang chuyển sang màu vàng sẫm. Mức hấp dẫn tắm biển đang ngày càng mất dần, đa dạng sinh học của hệ sinh thái bãi tắm, bãi cát, ven biển đang dần dần biến mất, chức năng sinh thái, điều tiết của bãi tắm ven biển cũng đang suy kiệt theo thời gian.



Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ các điểm đến du lịch

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, hầu hết các đại biểu đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng du lịch và đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch trong thời gian tới như xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng; xây dựng thêm các điểm du lịch, tham quan vui chơi giải trí; tăng cường sự liên kết giữa các điểm du lịch trong tỉnh và các tỉnh lân cận; Xây dựng sản phẩm hàng lưu niệm mang tính đặc trưng riêng của địa phương; Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu du lịch...

  Thảo Nguyên  


Cần chấn chỉnh lộn xộn khu vực đền Đức Thánh Cả

Cổng đền Đức Thánh Cả. Nguồn Internet.

Về mặt hành chính, tính từ cổng vào cho đến hết đền Đức Thánh Cả thuộc thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa. Khu vực ngoài cổng nơi có đền Vĩnh Sơn và bến xe Hàm Long lại thuộc địa bàn thôn Vĩnh Sơn, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, đòi hỏi sự hợp tác phối hợp giữa Hà Nội và Hà Nam, nhất là xã Hồng Quang và xã Tân Sơn.

Theo Ủy ban Nhân dân huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), trong mấy năm gần đây, huyện Kim Bảng và huyện Ứng Hòa đã thường xuyên tổ chức các buổi làm việc chung nhằm đưa hoạt động tín ngưỡng, vãn cảnh tại khu vực đền đi vào nền nếp, đảm bảo an ninh trật tự, đúng với thuần phong mỹ tục. Năm nay, UBND hai huyện chủ động phối hợp triệu tập các ngành chức năng của hai huyện, hai xã, hai thôn có di tích và hoạt động dịch vụ liên quan đến di tích họp để bàn biện pháp quản lý, tổ chức lễ hội và các dịch vụ liên quan đến khu vực lễ hội đền Đức Thánh Cả.

Về phía huyện Kim Bảng, xã chủ quản Tân Sơn đã triển khai các nội dung họp của hai địa phương đến các ngành, đoàn thể, đồng thời củng cố ban quản lý di tích đền Vĩnh Sơn, thành lập tổ công tác phục vụ việc quản lý các hoạt động tại đền Vĩnh Sơn, Chùa Hàm Long và bến xe Hàm Long. Công việc in thẻ cho cán bộ quản lý bến xe, bảng giá dịch vụ, giá vé được niêm yết kịp thời. Các trường hợp ăn xin của địa phương được xóm trưởng đến từng gia đình nhắc nhở và gia đình cam kết quản lý không để đến khu vực diễn ra lễ hội. Công việc vệ sinh môi trường được làm hàng ngày vào 16 giờ - 17 giờ. Các hàng quán được sắp xếp đúng vị trí quy hoạch bán hàng. Xã cũng duy trì đội an ninh trật tự mỗi ngày từ 3 đến 5 người, giao nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch xã thường xuyên đến kiểm tra các hoạt động tại địa bàn lễ hội và các hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó, ngành văn hóa thông tin, công an, nội vụ, Mặt trận Tổ quốc huyện hàng ngày đều cử cán bộ kiểm tra, nắm tình hình liên quan đến hoạt động văn hóa tại đền Vĩnh Sơn, Chùa Hàm Long.

Tuy nhiên, qua 10 ngày diễn ra lễ hội tại đền Đức Thánh Cả, Đền Vĩnh Sơn, Chùa Hàm Long cho thấy, một số vấn đề về an ninh trật tự, thu phí, môi trường trên thực tế vẫn còn tồn tại, gây bức xúc cho không ít khách đến chiêm bái. Cụ thể, vẫn có những người ăn xin ở nơi khác và của làng Vĩnh Sơn đến xin tiền khách; một số thanh niên vẫn lén lút chơi cờ bạc lừa khách (chơi trò chơi chiếc nón kỳ diệu, cua cá); vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo; nhất là phí trông giữ xe máy, ô tô mà khách phải trả trên thực tế vẫn cao hơn nhiều lần so với quy định (xe máy: 20.000 đồng, ô tô từ 60.000-80.000 đồng).

Theo phản ánh của người dân, lệ phí viết sớ cho khách vào cúng bái trong khu vực đền thuộc thôn Hữu Vĩnh quản lý cũng là một vấn đề gây bức xúc cho du khách. Chị Hoàng Thị Nhung, thôn Phương Thượng, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, cho biết: “Tôi thành tâm đi lễ, thực ra cũng không căn ke gì mấy chục ngàn. Song trên loa của Ban tổ chức nói rất rõ lệ phí viết sớ, bao gồm cả giấy sớ và công viết, công lễ, chỉ vào mấy chục ngàn, vậy trên thực tế hai chị em tôi phải trả cho thầy (thầy đồ viết sớ) gần 200 nghìn đồng thầy mới chịu”.

Việc trông xe thu phí thuộc về bên Hà Nam, trong khi tiền viết sớ, cúng lễ do bên Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, con đường chính từ quốc lộ 21B dẫn vào khu vực đền lại thuộc quản lý của cả hai bên. Đây cũng chính là con đường qua lại của các xe ben, xe tải đến lấy hàng từ nhà máy xi măng Tiên Sơn, nằm cách khu vực Đền không xa. Đã nhiều năm nay, con đường này không được bên nào đứng ra lo tu bổ. Hệ quả là, vào những hôm trời nắng, du khách nhất là những người đi xe máy, xe đạp, phải hứng chịu bụi bặm trắng cả quần áo. Còn vào những ngày trời mưa, không ít người bị bẩn hết quần áo đành phải quay về.

Mặc dù hai địa phương đã có những nỗ lực nhất định nhằm đảo bảo an toàn, an ninh trật tự cho khu vực đền Đức Thánh Cả, song trên thực tế nhiều lộn xộn vẫn đã và đang diễn ra cho đến tận mùa lễ hội năm nay. Các cơ quan, ban, ngành có liên quan đến khu vực đền cần kiên quyết hơn nữa nhằm đưa hoạt động chiêm bái, vãn cảnh khu vực đền đi vào nền nếp, giúp du khách thập phương có được những giây phút du lễ đầu xuân đúng nghĩa./.

 Hoàng Nhương 


Cần chấn chỉnh lộn xộn tại Đền Đức Thánh Cả



Về mặt hành chính, từ cổng vào cho đến hết Đền Đức Thánh Cả thuộc thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa. Khu vực ngoài cổng nơi có Đền Vĩnh Sơn và bến xe Hàm Long lại thuộc địa bàn thôn Vĩnh Sơn, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, đòi hỏi sự hợp tác phối hợp giữa Hà Nội và Hà Nam, nhất là xã Hồng Quang và xã Tân Sơn.

Về phía huyện Kim Bảng, xã chủ quản Tân Sơn đã triển khai các nội dung họp của hai địa phương đến các ngành, đoàn thể, đồng thời củng cố ban quản lý di tích Đền Vĩnh Sơn, thành lập tổ công tác phục vụ việc quản lý các hoạt động tại Đền Vĩnh Sơn, Chùa Hàm Long và bến xe Hàm Long. Công việc in thẻ cho cán bộ quản lý bến xe, bảng giá dịch vụ, giá vé được niêm yết kịp thời.


Cổng Đền Đức Thánh Cả. Ảnh: Hanoimoi.Com.Vn


Các trường hợp ăn xin của địa phương được xóm trưởng đến từng gia đình nhắc nhở và gia đình cam kết quản lý không để đến khu vực diễn ra lễ hội. Công việc vệ sinh môi trường được làm hàng ngày vào 16 giờ - 17 giờ. Các hàng quán được sắp xếp đúng vị trí quy hoạch bán hàng. Xã cũng duy trì đội an ninh trật tự mỗi ngày từ 3 đến 5 người, giao nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch xã thường xuyên đến kiểm tra các hoạt động tại địa bàn lễ hội và các hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó, ngành văn hóa thông tin, công an, nội vụ, Mặt trận Tổ quốc huyện hàng ngày đều cử cán bộ kiểm tra, nắm tình hình liên quan đến hoạt động văn hóa tại Đền Vĩnh Sơn, Chùa Hàm Long.

Tuy nhiên, qua 10 ngày diễn ra lễ hội tại Đền Đức Thánh Cả, Đền Vĩnh Sơn, Chùa Hàm Long cho thấy, một số vấn đề về an ninh trật tự, thu phí, môi trường trên thực tế vẫn còn tồn tại, gây bức xúc cho không ít du khách đến chiêm bái. Cụ thể, vẫn có những người ăn xin ở nơi khác và của làng Vĩnh Sơn đến xin tiền khách; một số thanh niên vẫn lén lút chơi cờ bạc lừa khách (chơi trò chơi chiếc nón kỳ diệu, cua cá); vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo; nhất là phí trông giữ xe máy, ô tô mà khách phải trả trên thực tế vẫn cao hơn nhiều lần so với quy định (xe máy: 20.000 đồng, ô tô từ 60.000-80.000 đồng).

Theo phản ánh của người dân, lệ phí viết sớ cho khách vào cúng bái trong khu vực Đền thuộc thôn Hữu Vĩnh quản lý cũng là một vấn đề gây bức xúc cho du khách. Chị Hoàng Thị Nhung, thôn Phương Thượng, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, cho biết: “Tôi thành tâm đi lễ, thực ra cũng không căn ke gì mấy chục ngàn. Song trên loa của Ban tổ chức nói rất rõ lệ phí viết sớ, bao gồm cả giấy sớ và công viết, công lễ, chỉ vào mấy chục ngàn, vậy trên thực tế hai chị em tôi phải trả cho thầy (thầy đồ viết sớ) gần 200 nghìn đồng thầy mới chịu”.

Việc trông xe thu phí thuộc về bên Hà Nam, trong khi tiền viết sớ, cúng lễ do bên Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, con đường chính từ quốc lộ 21B dẫn vào khu vực Đền lại thuộc quản lý của cả hai bên. Đây cũng chính là con đường qua lại của các xe ben, xe tải đến lấy hàng từ nhà máy xi măng Tiên Sơn, nằm cách khu vực Đền không xa. Đã nhiều năm nay, con đường này không được bên nào đứng ra lo tu bổ. Hệ quả là, vào những hôm trời nắng, du khách nhất là những người đi xe máy, xe đạp, phải hứng chịu bụi bặm trắng cả quần áo. Còn vào những ngày trời mưa, không ít người bị bẩn hết quần áo đành phải quay về.

Mặc dù hai địa phương đã có những nỗ lực nhất định nhằm đảo bảo an toàn, an ninh trật tự cho khu vực Đền Đức Thánh Cả, song trên thực tế nhiều lộn xộn vẫn đã và đang diễn ra cho đến tận mùa lễ hội năm nay. Các cơ quan, ban, ngành có liên quan đến khu vực Đền cần kiên quyết hơn nữa nhằm đưa hoạt động chiêm bái, vãn cảnh khu vực Đền đi vào nền nếp, giúp du khách thập phương có được những giây phút du lễ đầu xuân đúng nghĩa.


Hoàng Nhương


Chấn chỉnh hành vi sai lệch tại lễ hội



Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng tháo dỡ các loại đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ, in bằng chữ nước ngoài không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam trang trí tại các di tích, lễ hội và khu dân cư.

Ảnh minh họa.


Theo đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch : Tại một số di tích, lễ hội, khu dân cư trang trí bằng các loại đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ, in nhiều chữ nước ngoài… đã gây ra nhiều hệ lụy xấu, phiền lòng du khách, không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo dư luận không tốt trong xã hội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc nội dung công điện số 179/CĐ-TTg ngày 10/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.

Công điện trên nêu rõ các địa phương chỉ đạo việc tổ chức lễ hội theo tinh thần vui tươi, lành mạnh, an toàn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phát triển các hình thức, sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với các lễ hội phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thực hiện nếp sống văn minh tại các khu du lịch, các lễ hội xây dựng và tuyên truyền văn hóa lễ hội, văn hóa tín ngưỡng kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực tại các lễ hội.

Đồng thời thực hiện nghiêm việc không sử dụng ngân sách nhà nước vào việc tổ chức lễ hội đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hành tiết kiệm trong tổ chức lễ hội. Lãnh đạo….Cán bộ, công chức chấp hành nghiêm việc không sử dụng giờ hành chính và xe công đi lễ hội, trừ các trường hợp thực thi nhiệm vụ theo chức trách được phân công...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương thường xuyên tổ chức các đoàn liên ngành thanh, kiểm tra lễ hội, xử lý kiên quyết, nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực nêu trên và các hành vi vi phạm khác trong lễ hội kiên quyết đưa những hộ kinh doanh trong khu vực I di tích, đổi tiền lẻ, bán đồ mã, kinh doanh trò chơi có thưởng biến tướng thành cờ bạc, treo bán thực phẩm tươi sống, xem bói, ăn xin … ra khỏi khu vực lễ hội.

Đánh giá nhanh về công tác tổ chức lễ hội sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: Các lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú đúng quy định hàng quán, dịch vụ, bãi trông giữ phương tiện đã được chú trọng sắp xếp theo quy hoạch công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm đã được tăng cường chủng loại, giá cả hàng hóa dịch vụ được quản lý một số lễ hội đã tổ chức các loại hình dịch vụ mới phù hợp với thực tế ở địa phương để phục vụ du khách…các lễ hội diễn ra có nhiều chuyển biến tích cực, an toàn, thu hút rất đông du khách về tham dự lễ hội, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân dịp đầu năm mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, vẫn còn một số tồn tại diễn ra trong lễ hội như: Tiền lễ chưa được thu gom kịp thời, hiện tượng cài giắt và xoa tiền lên tượng, thả tiền xuống giếng, rải tiền trong di tích, dịch vụ kinh doanh đổi tiền lẻ, bán đồ mã, cúng thuê, xem bói, xem tay, rút xóc thẻ, hoạt động cờ bạc, đeo bám khách, ép mua, ép giá, bán sách văn hóa phẩm ngoài luồng, rác thải chưa được thu gom kịp thời, cho hàng quán dịch vụ hoạt động sát cạnh di tích (khu vực I), treo thịt gia súc, gia cầm sống rất phản cảm, mất an ninh trật tự khu vực bến xe, bến đò và ga cáp treo ăn mày, ăn xin, giả sư hành khất…

Thanh Giang


Không sử dụng ngân sách cho việc tổ chức lễ hội

  

Bộ VH,TT&DL nhận định, các lễ hội diễn ra trên địa bàn cả nước sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đã có sự chuyển biến tích cực. Hệ thống hàng quán, dịch vụ trông giữ phương tiện đã được sắp xếp theo quy hoạch; công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm đã được tăng cường; chủng loại, giá cả hàng hóa dịch vụ được quản lý; một số lễ hội đã tổ chức các loại hình dịch vụ phù hợp với thực tế ở địa phương… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, lễ hội đầu xuân Giáp Ngọ vẫn còn một số bất cập như: Tiền lễ chưa được thu gom kịp thời, hiện tượng rải tiền lên tượng, thả tiền xuống giếng, bán đồ mã, cúng thuê, xem bói, đeo bám khách… chưa được khắc phục triệt để, làm phiền lòng du khách, tạo dư luận không tốt.

Để lễ hội năm 2014 diễn ra tốt đẹp, Bộ VH,TT&DL yêu cầu các địa phương chỉ đạo việc tổ chức lễ hội theo tinh thần vui tươi, lành mạnh, an toàn; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; tăng cường tuyên truyền về văn hóa lễ hội, văn hóa tín ngưỡng; kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với những hành vi tiêu cực tại lễ hội. Bộ VH, TT&DL yêu cầu các địa phương không sử dụng ngân sách nhà nước vào việc tổ chức lễ hội, trừ trường hợp thực hiện nhiệm vụ theo chức trách được phân công…


Đậm nét văn hóa người Thái trên đất Nghệ


 Truyền thuyết xưa 
Lễ hội Hang Bua được bắt đầu bằng những nghi lễ mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Thái gồm lễ yết tế, lễ đại tế cáo yết thần linh và những người có công dựng bản lập mường được tổ chức và hành lễ rất trang nghiêm do vị Mo cả chủ trì với đầy đủ các phẩm vật tế lễ truyền thống ngay tại Đền Chiềng Ngam (Đền Tạ Bọ) trên ngọn núi cao trong khu vực lễ hội.
 Múa truyền thống trong dịp tế lễ của người Thái, Nghệ An 

Đền Chiềng Ngam những ngày này đông đúc người dân bản đến thắp hương. Đây là nơi thờ thần núi, những người có công khai bản lập mường, những linh hồn người chết trận và hai anh em Cầm Lư, Cầm Lạn là người có công dẫn dắt người Thái đến vùng đất Chiềng Ngam định cư. Không có cảnh chen lấn xô đẩy, không hương vàng đốt mã mù mịt như những lễ hội dưới xuôi, đền Chiềng Ngam nằm yên bình bên gốc thị già, người dân bản rải rác đến cúng thần linh.
Phần tâm linh, tín ngưỡng và linh hồn của lễ hội Hang Bua là ở những nghi thức tế lễ tại đền: với vò rượu cần, mâm cơm… cầu xin thần linh, các vị thành hoàng làng che chở, phù hộ cho người dân.
 Đền Mường Chiềng Ngam, Quỳ Châu, Nghệ an 

Cụ bà Lữ Thị Đông năm nay đã 95 tuổi, mặc bộ trang phục truyền thống của người Thái đi thăm đền: “Thắp hương cầu cho mạnh khỏe, cầu con cháu được no ấm, giỏi giang. Nhà cụ ở ngay dưới chân đồi, năm nào cụ cũng đi bộ lên đền vào dịp lễ hội. Nhưng năm nay già rồi, chỉ đi lễ, không đi chơi hội, hội Hang Bua để con cháu đi thôi”.
 Múa hát chào mừng lễ hội Hang Bua, Quỳ Châu, Nghệ An 

Sau khi thắp hương, cụ ngồi đợi các bà bạn, chậm rãi kể lại những truyền thuyết về lễ hội Hang Bua, về nơi cụ đã sinh sống ngót thế kỷ. Truyền thuyết về Hang Bua bỗng trở nên sinh động trong lời kể đứt đoạn, khàn đục của cụ già 95 tuổi, đôi mắt hướng về đền Chiềng Ngam, và bàn tay với cái cối giã trầu bé xíu.
Chuyện kể lại rằng: trong một trận đại hồng thủy, con người đã vào hang trú ngụ, họ cùng nhau ca hát, nhảy múa, đánh cồng chiêng, thổi sáo để không ngủ gật, như thế sẽ không bị hóa đá theo lời nguyền. Nhưng sức người có hạn, tất cả đều đã hóa đá, vì thế mà trong hang có những hình thù giống những sinh hoạt của người xưa như ông già thổi sáo, bộ cồng chiêng, cây cổ thụ bằng đá tỏa bóng, thửa ruộng hình bậc thang, v.V… Trong hang còn có giếng tiên, và lớp nhũ đá ướt đẫm, dáng vẻ mềm mại như biểu hiện cho dòng chảy bền bỉ của thời gian bao nhiêu năm qua.
Trong lớp trầm tích tìm thấy ở hai cửa hang trước và sau có hóa thạch các loài động vật giống như hóa thạch động vật đã được phát hiện ở Thăm Ồm và các hàng động khác trong vùng, đó là: tê giác, hươu nai, lợn rừng, cheo chèo… Đặc biệt, những người dân địa phương còn nhặt được trong hang hai chiếc rìu đá - loại công cụ đặc trưng của con người thời kỳ đồ đá mới hậu kỳ.
 Đông đảo người dân về đi xem hội 

Chuyện kể về Hang Bua là nơi giao hòa, gặp gỡ của đất trời, là vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa ban tặng cho con người. Trong hang còn lưu giữ nhiều hình khối kỳ thú, tượng trưng những huyền thoại đặc sắc như Thần Núi (Phí - Nu - Phá - Hủng) và thần nước (Phí - Nặm - Huồi - Hạ) giao tranh. Chuyện tình Tạo Khủn - Tinh và nàng Ni (nàng Ni vào hang tìm và chờ đợi người yêu cho đến khi hóa đá)…
Thuở đó, trong vùng có người con gái một phìa bản giàu có tên gọi là Nàng Ni. Nàng Ni đẹp lắm, da trắng như trứng gà bóc, mắt sáng như sao. Mỗi lần nàng cất tiếng hát Nhuôn, hát Xuối, ngay cả con chim, con sóc cũng lặng yên để nghe. Bao nhiêu trai bản con nhà giàu có đem lòng yêu nàng, nhưng nào chỉ yêu chàng trai nghèo mạnh khỏe, hiền lành nơi cuối bản.
Cho đến một hôm, phìa bản sai chàng trai nghèo vào Thẳm Bua để diệt loài thuồng luồng hung dữ chuyên gây hại cho dân bản. Chàng trai đi vào lòng hang và cứ đi mãi mà không thể trở về. Nàng Ni ở nhà đợi không thấy người yêu quay trở lại, bèn quyết đi vào hang sâu để tìm chàng. Qua bao ngõ ngách trong lòng hang, trải bao vất vả, nàng men theo những bậc đá lên tới đỉnh Thẳm Bua, ngồi đó đợi chàng.
Nàng ngồi vậy khóc thương người yêu không biết bao ngày, cho mãi đến khi nước mắt cạn kiệt nơi phiến đá lớn trên đỉnh Thẳm Bua. Nhớ thương người con gái chung tình, phiến đá từ đó được người đời gọi là Choong Nang (giường đá nàng Ni …)
Hằng năm cứ dịp xuân về, trai gái trong vùng lại rủ nhau vào lòng Thẳm Bua tình tự như chia sẻ, cảm thông với mối tình trong sáng của người con gái đẹp đất Mường. Năm này qua năm khác, dần dần thói quen đó trở thành một lễ hội hàng năm với người dân vùng sơn cước.
 Múa khắc luống và nhảy sạp tại lễ hội 

Ngược dòng lịch sử, mùa xuân 1937 trong chuyến kinh lý Nghệ An, Bảo Đại – ông vua cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam đã cùng với Nam Phương Hoàng hậu và đoàn tùy tùng dừng chân ghé lại Thẳm Bua vào dịp lễ hội, để cùng tham dự một hội lễ với đầy đủ những sắc màu văn hóa mang đậm những yếu tố tâm linh và những huyền thoại về vùng đất, con người miền Tây hào phóng mến khách...
 Lễ hội nay 
Một thời gian dài hội hang Bua không được tổ chức. Sau khi hang Bua được công nhận là danh thắng quốc gia, bắt đầu từ năm 1997, lễ hội hang Bua được phục hồi và duy trì cho đến ngày nay. Vào các ngày từ 20-23 tháng giêng ÂL hàng năm, hang Bua lại tưng bừng vào hội.
 Những cô gái Thái trong trang phục truyền thống 

Ông La Ngọc Duy (52 tuổi) từ xã Mường Nọc, Quế Phong giáp biên giới Lào bắt xe đò xuống xem hội: “Ta đi chơi hội Hang Bua 3 năm rồi, năm nay còn mang theo cả nỏ, cả sáo để bán, cả con gà trống nữa, gà mang đi chọi, chọi xong ai mua thì bán”.

 “Mang gà xuống xem hội, ai mua cũng bán” 

 Mang sợi dệt đem bán ở lễ hội Hang Bua 

Hội hang Bua mang đậm bản sắc của đồng bào Thái với nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền của cư dân miền sơn cước, như: chơi hang, ném còn, khắc luống, chơi tọ lẹ, biểu diễn cồng chiêng, nhảy sạp, thi bắn nỏ, thi hát các làn điệu dân ca: nhuôn, xuối, lăm, khắp; thi người đẹp hang Bua, biểu diễn trang phục truyền thống, thi uống rượu cần.
 Thi ẩm thực văn hóa Thái và các thiếu nữ Thái cũng tham gia thi bắn nỏ 

Đặc biệt, trong những năm gần đây, lễ hội hang Bua được tổ chức với quy mô ngày càng lớn và có nhiều nét mới trong tổ chức cũng như trong các hoạt động, tạo điều kiện cho nhân dân, nhất là lớp trẻ tham gia sáng tạo các giá trị văn hóa, đáp ửng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và du khách gần xa.
Nhiều trò chơi mới được đưa vào hội, như thi đấu bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, đẩy gậy, kéo co, đu quay; chiếu phim; thi văn hóa ẩm thực; thi dệt thổ cẩm; thi cắm trại; thi viết chữ Thái; thi văn hóa rượu cần; tham quan các di tích lịch sử văn hóa trong vùng như Thẳm Ồm, Thẳm Chạng, Tôn Thạt, thác Tạt Ngoi, thác Đũa (Quỳ Châu) hay thác Xao Va, và cụm thác Tạt Oọc Ái, Tạt Bái của huyện bạn Quế Phong …
Việc đưa nội dung thi thêu dệt, xe sợi… vào hoạt động của lễ hội cũng là quảng bá, giới thiệu với du khách về nghề truyền thống của Quỳ Châu, Nghệ An.
 Hồ Hà 


Chuyện về “rượu cũ” và những “chiếc bình” mới tại Lễ hội chùa Hương 2014


Năm nay, Ban Quản lý và tổ chức Lễ hội – Du lịch chùa Hương đã đưa ra nhiều quy định mới với mục tiêu mang tới một mùa Lễ hội “An toàn, văn minh, lịch sự đạt hiệu quả cao”. Những quy định mới này bước đầu đã mang tới nhiều điểm sáng cho Lễ hội chùa Hương 2014. Vậy nhưng, bên trong những “chiếc bình” mới vẫn còn khá nhiều “rượu cũ”…
 Tuy đã cất biển quảng cáo thịt thú rừng nhưng các nhà hàng vẫn treo các con thú giết thịt rất phản cảm. Ảnh T.G 
 Thịt thú rừng: Cất biển nhưng vẫn ngầm quảng cáo  

Tình trạng xẻ thịt thú rừng, treo bán la liệt trong khuôn viên chùa Hương đã diễn ra trong nhiều mùa Lễ hội, gây phản cảm cho không khí linh thiêng, bình yên nơi cửa Phật. Thậm chí, những năm trước, các nhà hàng, quán ăn còn ngang nhiên “lừa” du khách bằng các tấm biển quảng cáo “thịt thú rừng chính hiệu” để dễ bề “chặt chém”. Để ngăn chặn tình trạng trên, năm nay, Ban Quản lý và tổ chức đã đưa ra quy định cấm các chủ hộ kinh doanh hàng ăn uống không quảng cáo và chế biến thực phẩm từ động vật hoang dã, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện đúng quy định đặt ra, tới chùa Hương năm nay, du khách hẳn sẽ nhận ra một chút sự thay đổi khi không còn những dãy biển quảng cáo bán “thịt thú rừng” phản cảm như mọi năm nữa. Tuy nhiên, ngoài việc không treo biển ra thì hoạt động bày bán, giới thiệu các loại thịt động vật quý hiếm vẫn không khác nhiều so với các năm trước. Những hình ảnh phản cảm như đầu, chân, đuôi của các con vật treo lủng lẳng trong tủ kính vẫn làm nhiều du khách không khỏi rùng mình.

Trong những ngày đầu khai hội chùa Hương, hàng vạn lượt du khách đã phải chứng kiến cảnh những con thú bị xả thịt, treo móc bày bán tại bến Đục. Các hàng quán ở đây thậm chí còn treo nguyên con hươu, nai đã giết thịt trong tủ kính để du khách nhìn cho... Đã mắt. Dạo một vòng quanh khu ăn uống dọc theo bến đò, hầu hết các chủ cửa hàng đều làm đúng theo quy định là không treo biển bán thịt thú rừng mà chỉ ghi là “các món đặc sản”. Tuy nhiên, thay vì đề biển treo thì nhà hàng nào cũng có một chiếc tủ kính lớn trước cửa, đập ngay vào mắt người qua lại; trong tủ đó trưng bày đủ loại động vật đã giết thịt từ nhím, cầy hương, cầy vòi, cho tới nai, hoẵng…

Khi có người hỏi thăm, các chủ nhà hàng sẽ quảng cáo “nhỏ” đây là thịt thú rừng chính hiệu, do người dân địa phương săn bắn trên núi Hương Sơn. Chỉ một vài hộ kinh doanh thật thà cho biết: “Đây là thú được nuôi tự nhiên ở khu vực quây trong rừng chứ thời buổi này lấy đâu ra động vật hoang dã nhiều thế” và bán giá mềm hơn nếu khách biết trả. Trước lời quảng cáo của các chủ nhà hàng, không ít du khách đã nhẹ dạ móc ví mua vài ba cân “thịt thú rừng” về làm quà hoặc làm mồi nhắm ngay tại quán ăn với giá không hề rẻ. Thịt nai có giá 600.000 – 700.000 đồng/cân, cầy có giá 500.000 đồng/cân, nhím có 450.000 đồng/cân, hoẵng 600.000 đồng/cân. Tùy vào từng khách mà chủ nhà hàng đưa ra giá chênh lệch từ 100.000 - 200.000 đồng.
 Lang băm tràn lan, bánh kẹo Chú Béo “lũng đoạn” 
 “Thương hiệu” bánh kẹo Chú Béo “lũng đoạn” một khu vực chùa Hương. Ảnh T.G 

Ngay từ những bậc thang đầu tiên lên chùa Hương Tích, hai bên đường đều bày bán la liệt các mặt hàng phục vụ lễ hội: đồ lưu niệm, bánh kẹo “đặc sản”, thuốc Nam, thuốc Bắc... Đặc biệt trong số đó là sự “lũng đoạn” của thương hiệu bánh kẹo củ mài Chú Béo. Từ cổng soát vé Thiên Trù đến khu vực cáp treo, đứng ở đâu du khách cũng bị “tra tấn” bới tiếng loa đài oang oang quảng cáo của các cửa hàng bánh kẹo này. Đoạn đường này chỉ khoảng 1km nhưng có đến hơn chục các gian hàng bánh kẹo “thương hiệu” Chú Béo san sát nhau; gian nào cũng có một nam thanh niên một tay cầm micro, một tay cầm miếng bánh, nhoài người ra phía trước và mời mọc du khách.

Trên thực tế, nếu quan sát kỹ, du khách sẽ nhận thấy các gian hàng sử dụng loa đài quảng cáo về bánh kẹo làm từ “đặc sản củ mài” không giống nhau; ngoài “thương hiệu” Chú Béo còn có “thương hiệu” Anh Béo; các sản phẩm tại các gian hàng này đều na ná nhau, chỉ khác nhãn mác bên ngoài, loại thì Thành Béo, loại thì Thân Béo…; giá bán cũng không giống nhau. Chị Nguyễn Thị Thu (Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội), một du khách mắc lừa “thương hiệu” bánh kẹo này bức xúc: “Tôi mua một gói bánh củ mài trên gian hàng gần cáp treo với gia 35.000 đồng nhưng khi xuống một hàng phía dưới này hỏi thì chỉ có giá 15.000 đồng. Thắc mắc thì nhân viên tại cửa hàng này giải thích, đó là công ty khác nên mức giá chênh lệch là đương nhiên. Đến nước này thì chẳng biết đâu là Béo thật, đâu là Béo giả nữa, chất lượng cũng không biết có đảm bảo không”.

Xen kẽ với các hàng bành kẹo Chú Béo là hàng loạt các gian hàng bày bán thuốc Nam, thuốc Bắc. Mỗi gian đều có ít nhất hai người tự xưng là thầy lang với những phương thức gia truyền có thể chữa khỏi các bệnh nan y. Các thầy lang ở đây còn bắt mạch để kê đơn bốc thuốc cho bệnh nhân. Những thang thuốc Nam, Bắc được các thầy lang quảng cáo là chữa bệnh rất hiệu quả đều không niêm yết giá và tùy theo khách mà hét giá. Chị Loan (Vĩnh Phúc), một du khách trẩy hội chùa Hương phản ánh: “Năm ngoái, trong mùa lễ hội chùa Hương tôi cũng bỏ ra 1 triệu đồng để mua hà thủ ô đỏ về uống. Ai ngờ khi về đổ ra sắc thì đã thấy thuốc bị nấm mốc hỏng hết tự khi nào. Nên năm nay tôi chỉ đi lễ thôi chứ không dám mua bán gì nữa”.

Về mặt hàng này, ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương thừa nhận có hoạt động kinh doanh các loại thuốc Nam, thuốc Bắc và trong số này, nhiều quầy hàng không được cấp phép. Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban Quản lý khu di tích Hương Sơn, kiêm Phó ban thường trực tổ chức lễ hội chùa Hương cho hay: “Chỉ có một quầy thuốc Nam nằm sát ga cáp treo là được cấp phép. Còn lại hơn ba chục quầy thuốc Nam, thuốc Bắc khác không hề được cấp phép. Không những thế, các quầy thuốc này còn thuê những ông thầy lang không bằng cấp, hay còn gọi là lang băm để lòe bịp du khách”.
 “Treo thịt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”  
 Ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban Quản lý khu di tích Hương Sơn, kiêm Phó ban thường trực tổ chức lễ hội chùa Hương. Ảnh T.G 

Để tìm hiểu về những sự việc trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban Quản lý khu di tích Hương Sơn, kiêm Phó ban thường trực tổ chức lễ hội chùa Hương. Lý giải về việc treo thịt các con vật gây phản cảm tại chùa, ông Thanh cho biết: “Lượng khách tới chùa Hương năm nay là rất lớn. Cụ thể, từ hôm khai hội, tức từ mồng 5 Tết âm lịch), chùa Hương đã đón tiếp khoảng 30 vạn lượt khách. Riêng ngày mồng 5 Tết Âm lịch đã có tới 4,2 vạn khách tới lễ chùa và ít nhất cũng cũng phải tiêu thụ hết 4 tấn lương thực. Trong khi đó chỉ có 311 gian hàng được BTC cấp phép hoạt động tại lễ hội. Có 32 gian hàng ăn uống, riêng tại tại khu vực Thiên Trù có 14 quán ăn, có thể đáp ứng 6 vạn thực khách mỗi ngày.

Nếu các quán hàng không treo thịt, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không được đảm bảo. Đồng thời, không gian hàng quán không quá rộng nên không tránh khỏi việc hình ảnh những tảng treo lơ lửng trước cửa. Vì vậy, ban tổ chức lễ hội chùa Hương không ngăn cản các hộ kinh doanh trong khu vực buôn bán thịt động vật để phục vụ nhu cầu của hàng triệu lượt khách trẩy hội. Mà chỉ cấm bán thịt thú rừng và các loại động vật hoang dã. Hơn nữa, việc treo thịt trước cửa phật gây phản cảm cũng được Ban tổ chức nhắc nhở để hạn chế hạn chế. Cụ thể, thay vì treo những miếng thịt hay đầu, chân thú trước cửa quán, các hộ kinh doanh phải treo trong tủ kính lạnh. Đồng thời, thịt thú phải “trang trí” bằng việc treo cùng hành, tỏi, ớt... Để đỡ phản cảm”.

Về việc các nhà hàng, quán ăn vẫn mời chào du khách mua thịt thú rừng, ông Thanh cho hay: “Thật ra toàn bộ thịt thú bày bán đều có nguồn gốc rõ ràng và đều đã được kiểm tra an toàn thực phẩm. Chúng tôi cũng đã cấm các hộ không được treo biển bán thịt thú rừng nhưng việc người bán hàng nói với khách hàng thì chúng tôi cũng chưa kiểm soát hết được, vì vậy mấy ngày nay chúng tôi cũng đang đi tuyên truyền nhắc nhở để họ làm đúng quy định không được nói dối khách hàng. Về giá cả, chúng tôi mới chỉ niêm yết được giá của thuyền bè, còn giá các mặt hàng ăn uống thì chùng tôi vẫn chưa niêm yết được vì có quá nhiều loại. Chúng tôi đang tiến hành kiểm tra và bắt các chủ cửa hàng viết cam kết đảm bảo giá cả. Vì vậy chúng tôi vẫn nhắc nhở và khuyến cáo du khách phải thỏa thuận với người bán trước khi mua”.
 Thanh Hiên - Nhung Đinh 


Bắt xe khách nhồi nhét, từng gây tai nạn

Xe khách 51B-010.35 bị đưa về Bến xe Đà Nẵng

Vào khoảng 17 giờ 30 phút cùng ngày, tại giao lộ Trường Chinh - Hà Huy Tập (thành phố Đà Nẵng), Đội tuần tra - Dẫn đoàn phát hiện ô tô trên chạy tuyến Hà Tĩnh đi TP.HCM nhưng tài xế Thái Văn Ký (30 tuổi, trú xóm 7, Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) không đi đường tránh mà chạy vào nội thành, vi phạm lỗi chạy vào đường cấm.

Khi bị kiểm tra, tài xế Ký không xuất trình được giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, sổ kiểm định cũng như giấy chứng nhận bảo hiểm vì toàn bộ giấy tờ đã bị Công an huyện Tuy An (Phú Yên) tạm giữ vào ngày 6.2, do xe khách này gây tai nạn trên quốc lộ 1A.

Đặc biệt, xe khách này chở đến 67 người, vượt 21 người so với quy định, tương đương vượt hơn 30%. Ngoài những người có giường nằm, nhà xe còn nhét khách dưới sàn hoặc cho khách nằm trên võng dọc lối đi.

Trung tá Lê Văn Lực, Đội trưởng Đội tuần tra - Dẫn đoàn cho hay bên cạnh việc lập biên bản xử phạt các lỗi vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông còn buộc nhà xe phải trả lại tiền vé 900.000 đồng/người cho 21 hành khách bị nhồi nhét, để họ đón xe khách khác tại Bến xe Đà Nẵng tiếp tục hành trình.

 Tin, ảnh:  Nguyễn Tú 


Ngọc Thảo bất ngờ khi hàng trăm fans Đà Nẵng đón chào

 Ngọc Thảo chia sẻ: “Thật ra, ban đầu Thảo chỉ dự định gặp một vài bạn fans thân thiết hay trò chuyện với mình từ trước tại một quán café. Thảo cũng nghĩ chắc chỉ khoảng 20-30 bạn ra trò chuyện cùng mình. Thế nhưng khi đến nơi Thảo rất bất ngờ khi có hơn 100 bạn trẻ có mặt, Thảo vừa vui vừa hạnh phúc trước tình cảm mà các bạn dành cho mình. Thế là từ buổi café trò chuyện đã bất ngờ chuyển hướng thành buổi offline fan không –kịch –bản – soạn trước.” 

Buổi offline fans bất ngờ này đã khiến Ngọc Thảo bối rối khi số lượng người vượt quá sức tưởng tượng của mình, cô nàng gần như bị fans vây kín và “đè bẹp”. Ngay cả khi trở về Ngọc Thảo vẫn nghĩ mình đang mơ vì có quá nhiều người yêu mến cô. Tuy là buổi off bất ngờ, thế nhưng các bạn trẻ tại Đà Nẵng cũng đã “hỏi nhanh” Ngọc Thảo những vấn đề mà họ quan tâm, xoay quanh chuyện rời khỏi team Phở và những dự định sắp tới của cô nàng.

 

Ngọc Thảo bị các Fans vây kín

 

 Ngọc Thảo cũng chia sẻ rất thẳng thắn rằng việc rời khỏi Phở không phải vì bất đồng nội bộ như hầu hết mọi người lầm tưởng, và cô cũng đã nói rất nhiều lần về việc này trên các phương tiện truyền thông. Ngọc Thảo cho biết mối quan hệ của cô và Phở Đặc Biệt vẫn là những người bạn tốt. Tuy nhiên, Ngọc Thảo đang cố gắng xây dựng cho mình hình ảnh một diễn viên độc lập không là người “độc quyền” của bất cứ ekip nào, thế nên cô đang rất tập trung vào các vai diễn của riêng mình.

Chụp hình lưu niệm cùng các Fans

Nhiều bạn trẻ cũng đặc biệt quan tâm vì không biết rằng khi rời khỏi nhóm Vlog đình đám thì Ngọc Thảo sẽ làm gì tiếp theo. Chia sẻ về vấn đề này, Ngọc Thảo cho biết: “Có lẽ sức ảnh hưởng về mặt online của vlog quá mạnh, nên khán giả dần quên rằng xuất phát điểm của Thảo từ trước khi đến với team vlog là diễn viên của Tiệm bánh hoàng tử bé. Thảo sẽ tiếp tục với vai diễn của mình trong series phim này, đồng thời nhận Thảo sẽ nhận những kịch bản phim ngắn phù hợp với mình, và hướng đi mình đã định ra.” 

Riêng với Tiệm bánh hoàng tử bé, nhiều fans đã hỏi thẳng: “ Vì sao Ngọc Thảo cứ diễn mãi một vai kéo dài mấy trăm tập từ phần 1 đến phần 2, hình ảnh không mới liệu Ngọc Thảo có sợ mình nhàm chán?”.  Ngọc Thảo chia sẻ mình cũng không quá lạ lẫm với những câu hỏi như thế này, nhưng Tiệm bánh hoàng tử bé là cái nôi nuôi ước mơ và định hướng về diễn xuất sâu sắc hơn cho Ngọc Thảo . Thế nên khi ekip thay đổi dàn diễn viên, Ngọc Thảo vẫn nhận lời đóng tiếp vì muốn giúp “người mới” nhanh chóng bắt được nhịp khi quay phim sitcom, đồng thời nhân vật của Ngọc Thảo cũng “trưởng thành” hơn trước rất nhiều.

Song song với vai diễn San San, Ngọc Thảo sẽ tham gia vào một dự án phim ngắn của một nhóm làm phim toàn những người trẻ. Vừa đọc kịch bản cô nàng đã rất thích vì thấy đây là một vai diễn đầy thử thách với mình, Ngọc Thảo sẽ đổi mới hơn hình ảnh của mình thông qua bộ phim này để chứng minh về thực lực diễn xuất ngày càng tiến bộ của mình. Ngoài ra, theo như mong muốn của nhiều khán giả , Ngọc Thảo sẽ sắp xếp thời gian để thực hiện một dự án của riêng mình.

Tuy vào nghề khá lâu, nhưng đến khi tham gia Tiệm bánh hoàng tử bé phần 1, Ngọc Thảo mới dần định hình được hướng đi cho riêng mình là một diễn viên. Cô quyết tâm hướng hình ảnh của mình trong lòng khán giả một cách rõ rang, cụ thể hơn trong vai trò này. Dù tự thân vận động không có sự trợ giúp đặc biệt từ một ekip, công ty riêng nào, Ngọc Thảo vẫn tỏ ra không nản chí với quyết định của mình:  “Thời gian là bao lâu cũng được, Thảo muốn cái tên mình là một Ngọc Thảo trong lòng khán giả chứ không phải gắn tên cùng với bất cứ đơn vị hay ekip độc quyền nào khác.” 

Vì không chuẩn bị tinh thần sẽ có đông fans đến như thế, Ngọc Thảo đến bây giờ vẫn rất áy náy vì chưa gửi được cho tất cả các bạn những món quà tinh thần nhỏ nhắn – điều luôn có trong hầu hết các buổi họp fans. Thế nhưng qua cuộc gặp gỡ vừa bất ngờ vừa hạnh phúc này, Ngọc Thảo tự nhận ra được mình phải cần cố gắng nhiều hơn nữa trên con đường và hình ảnh mình đã chọn để không phụ lòng tin, tình cảm mà FC đã dành cho mình.

Một số hình ảnh của Ngọc Thảo tại Đà Nẵng :

Gửi câu hỏi

Hải Long (Theo Báo Đất Việt)


Festival Ấn Độ tại Việt Nam

Ảnh minh họa.

Giới thiệu về Festival tại buổi họp báo ngày 21/1, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Preeti Saran một lần nữa khẳng định và đánh giá cao về mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Việt Nam đối với các hoạt động của Đại sứ quán trong thời gian vừa qua. Bà Preeti Saran nhấn mạnh, Festival là cơ hội để tăng cường gắn kết và giao thoa văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Ông Lê Ngọc Định, Phó Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Ấn Độ đã lựa chọn những loại hình văn hóa tiêu biểu và đặc sắc nhất đến từ nhiều vùng miền để giới thiệu tại Việt Nam. Theo ông, đây là sự kiện có ý nghĩa sẽ góp phần phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai nước và cũng là dịp tốt cho công chúng Việt Nam hiểu biết về nền văn hóa giàu bản sắc của Ấn Độ.

Mở màn cho Festival năm nay là Lễ hội múa cổ điển Ấn Độ sẽ được tổ chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vào tối 5/3. Nrityarupa là tiết mục múa cổ điển Ấn Độ khái quát sáu loại hình múa truyền thống của Ấn Độ gồm Bharatanatyam, Kathak, Kathakali, Odissi, Manipuri và Chhau. Các buổi biểu diễn tiếp theo sẽ được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải Hà Nội và Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh từ ngày 6-8/3. Múa cổ điển còn diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 11/3 và TP Hồ Chí Minh từ ngày 14-15/3.

Hoạt động nổi bật khác của Festival chính là Đại lễ Phật giáo bao gồm: thiền, biểu diễn hình đồ Mạn Đà La và tụng kinh Phật bởi các nhà sư Ấn Độ. Đại lễ còn giới thiệu hình đồ Mạn Đà Là bằng cát và Điêu khắc Phật giáo bằng bột tại Chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh từ ngày 11–15/3. Tại TP Hồ Chí Minh, Đại Lễ sẽ được tổ chức từ ngày 6-10/3 ở Chùa Phổ Quang và Chùa Vĩnh Nghiêm. Đặc biệt, triển lãm tranh Phật giáo “Dharam Darshan” được tổ chức từ ngày 6-14/3 tại Bảo tàng Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh tái hiện cuộc đời cũng như những trải nghiệm giáo lý của Đức Phật.

Festival Ấn Độ không thể thiếu Lễ hội ẩm thực, Múa dân gian và Nghệ thuật Mehendi. Các đầu bếp đến từ Ấn Độ sẽ trổ tài với những món ăn đậm hương vị Ấn Độ cùng với sự trình diễn của nhóm nhạc dân gian vùng Rajasthan tại khách sạn Sheraton từ ngày 6-8/3 và Quần thể giao lưu văn hóa và ẩm thực Aquaria, khu liên hiệp thể thao dưới nước Mỹ Đình, Hà Nội từ ngày 9-10/3. Sự kiện này cũng được tổ chức từ ngày 12-15/3 tại TP Hồ Chí Minh.

 P.T 


Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Khai hội Văn hóa-Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần 8


Chương trình nghệ thuật của Lễ Khai hội Văn hóa-Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ 8 năm 2014 mở đầu cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Đây là hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh môi trường đầu tư sôi động, giàu tiềm năng và củng cố thương hiệu riêng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là địa chỉ du lịch ấn tượng, thân thiện, an toàn trong lòng du khách.

Đêm nghệ thuật Khai hội Văn hóa-Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã giới thiệu các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quan trọng của tỉnh trong năm 2014 như: Đại hội thể dục-thể thao cấp tỉnh lần thứ 4-2014, Festival diều quốc tế lần 5-2014, Lễ hội Nghinh ông lần thứ 4, Ngày hội Nghề cá, Lễ hội Côn Đảo, Liên hoan "Ca khúc cách mạng đi cùng năm tháng” khu vực miền Đông Nam Bộ.

 Quang Tuấn 

Dự án cầu, đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện: “Ngòi nổ” phát triển kinh tế biển


Cầu vượt biển dài nhấtViệt Nam


Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên cho biết: Đây cũng là công trình cầu, đường vượt biển dài nhất của Việt Nam và của Đông Nam Á, có hợp trình kỹ thuật công nghệ cao, phức tạp, được đầu tư theo hình thức PPP (đầu tư công tư) giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. Dự án được hoàn thành sẽ kết nối các khu vực đang phát triển tại phía Đông TP.Hải Phòng với cảng Lạch Huyện, KCN Đình Vũ cũng như kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang được đầu tư xây dựng. Tuyến đường trong tương lai sẽ giảm chi phí và thời gian đi lại, giảm tai nạn và rủi ro do vận chuyển bằng phà và sà lan, giảm tai nạn và tắc nghẽn giao thông hàng hải tại kênh Nam Triệu, kích thích phát triển công nghiệp ở ven biển Hải Phòng và thúc đẩy hoạt động du lịch tại quần đảo Cát Bà... Đây sẽ trở thành "ngòi nổ” thực sự cho sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Đồng thời là một trong những mấu chốt quan trọng thực hiện "quan hệ đối tác chiến lược” giữa Nhật Bản và Việt Nam.


Theo thứ trưởng Trương Tấn Viên, dự án sẽ phục vụ thuận lợi cho cảng nước sâu Lạch Huyện, trạm trung chuyển biển lớn nhất miền Bắc, có thể đón được tầu container cỡ lớn trọng tải 8.000 TEU cập cảng. Sắp tới, TP Hải Phòng sẽ có đường cao tốc nối với Hà Nội, sân bay quốc tế, đường nối ra cảng Lạch Huyện. "So với yêu cầu, công trình đã chậm 1 năm trong khi phải hoàn thành đồng bộ với cảng Lạch Huyện, dự kiến hoàn thành trong năm 2017. Tính chất phức tạp của công trình hiện là thách thức không nhỏ đối với chủ đầu tư, đơn vị giám sát và các nhà thầu xây dựng. Công trình không cho phép trì hoãn” - Thứ trưởng Viên nhấn mạnh.


Thách thức tiến độ


Theo đề án, dự án cầu đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện (dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện - hợp phần cầu và đường) bao gồm phần cầu 5,44km, với 4 làn xe được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông chịu lực, tải trọng thiết kế HL93 tần suất thiết kế 1% chịu được động đất cấp 7, với khổ thông thuyền 12m. Phần đường dẫn dài 10,19km với quy mô đường cấp 3 đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h. Mặt cắt ngang đường rộng 29,5m với 4 làn xe chạy. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có hợp phức cầu, đường vượt biển, nên quá trình thi công được chia thành nhiều hạng mục, với nhiều chủ thầu xây dưng chịu sự quản lý của chủ đầu tư Ban quản lý dự án 2 (Bộ GTVT). Ông Nguyễn Ngọc Long - Tổng Giám đốc Ban QLDA 2 cho biết: Hiện nay vấn đề mặt bằng sạch đã được TP Hải Phòng đảm nhiệm chu toàn. Các nhà thầu đã có cam kết về thời hạn, năng lực tài chính của các hạng mục xây dựng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, an toàn và quan trọng là đúng thời hạn, thực sự là thách thức không nhỏ cho toàn bộ những người thực hiện. Chỉ một mắt xích nhỏ tụt lùi sẽ ảnh hưởng đến đại cục. Trách nhiệm và quyền giám sát phải phát huy tối cao nhất.


Tuấn Việt

Cơ hội mới cho bất động sản Phú Yên

  

 Sau Nha Trang, Đà Nẵng, đến lượt Phú Yên  

Sau gần 5 năm trầm lắng do khủng hoảng kinh tế, giữa tháng 1/2014, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam dường như được hâm nóng trở lại khi Tập đoàn Rose Rock Group, thuộc sở hữu của gia đình tỉ phú người Mỹ Rockefeller, cho biết sẽ hợp tác với Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô phát triển một tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp trị giá 2,5 tỉ USD tại vịnh Vũng Rô, tỉnh Phú Yên.

Theo quy hoạch, dự án tổ hợp nghỉ dưỡng vịnh Vũng Rô sẽ gồm 3 khu chính: The Marina, The Village và Bãi Môn. Ba khu này được kết nối bằng đường tản bộ dài 2,5 km có tên gọi The Green Thread. Sở hữu một vẻ đẹp tự nhiên với vịnh nước sâu và kín gió, The Marina là cửa ngõ của vùng vịnh Vũng Rô. Đây sẽ được xem là điểm đến chủ đạo với bến du thuyền 350 chỗ đậu, khách sạn ven biển và các khu mua sắm, các quán bar, nhà hàng dọc theo bờ biển.

“Chúng tôi hy vọng sẽ biến nơi đây thành một điểm đến nổi bật của du khách, cư dân, những người thích cuộc sống có phong cách tại châu Á - Thái Bình Dương. Với mạng lưới toàn cầu, chúng tôi sẽ mang đến cho khu nghỉ dưỡng nét độc đáo và phong phú nhằm tăng thêm giá trị cho ngành du lịch Việt Nam”, ông Collin Eckles, Giám đốc Điều hành Rose Rock Group, nói.

Trước đó, vào cuối tháng 12.2013, một dự án bất động sản nghỉ dưỡng khác là Khu Du lịch Long Hải cũng đã được khởi công tại sông Cầu. Đây là dự án liên doanh giữa Công ty Cổ phần Đại Thuận và Tập đoàn Hoya (Hàn Quốc) với tổng diện tích hơn 4 ha, vốn đầu tư cho giai đoạn đầu là 3 triệu USD.

Trong khi đó, Công ty Du lịch Sao Việt cũng đang lên kế hoạch đầu tư 20 triệu USD để xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp trên bãi biển Tuy Hòa.

Theo ông Nguyễn Xuân Nam, Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Hoya - Đại Thuận, Phú Yên có tiềm năng du lịch không thua gì Đà Nẵng hay Nha Trang. Dọc theo con đường ven biển của Phú Yên xuống phía Nam, hoặc ngược ra Bình Định ở phía Bắc, có những bãi biển đẹp như Bãi Môn - Mũi Điện với ngọn hải đăng hàng trăm năm tuổi, hay Bãi Tràm, Bãi Rạng, Bãi Nồm, Bãi Từ Nham. Những bãi biển này đều nằm trong những thắng cảnh đẹp như vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan.

Rose Rock Group dự định phát triển một tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng 2,5 tỉ USD tại vịnh Vũng Rô, Phú Yên.
 Tháo nút thắt giao thông 

Sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế đối với Phú Yên đã cho thấy tiềm năng của tỉnh duyên hải miền Trung này. Tuy nhiên, có vẻ như Phú Yên không may mắn khi tiềm năng được nhận ra vào lúc nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn.

Trước đây, Phú Yên đã mất 3 năm liền xúc tiến và đàm phán với Tập đoàn Sama Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) về kế hoạch đầu tư hàng chục tỉ USD xây dựng các khu nghỉ dưỡng ở đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, gành Đá Dĩa và nâng cấp sân bay Tuy Hòa.

Mọi nỗ lực của tỉnh đều dành cho việc đàm phán dự án này, nhưng khi các bên đã gần đi đến thống nhất các điều khoản thì khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra và Sama Dubai đã ngừng dự án.

Một nhà đầu tư đến từ Brunei cũng đăng ký đầu tư hơn 4,3 tỉ USD để xây dựng Khu Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Phú Yên tại Bãi Xép - Hòn Chùa. Theo kế hoạch, nhà đầu tư này sẽ xây dựng 8.500 phòng khách sạn, sân golf và khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài. Nhưng do khủng hoảng kinh tế thế giới, dự án này đến nay mới chỉ dừng ở giai đoạn giải phóng mặt bằng.

Hiện tại, với việc nền kinh tế thế giới đang dần khởi sắc, dòng vốn rót vào thị trường nghỉ dưỡng có thể trở nên khả quan hơn. Và cơ hội thu hút vốn cho các tỉnh có tiềm năng như Phú Yên cũng cao hơn.

Theo một chuyên gia bất động sản nghỉ dưỡng (không muốn nêu tên), quỹ đất ở Nha Trang và Đà Nẵng không còn nhiều, đặc biệt là những khu vực bờ biển còn giữ được nét hoang sơ. Do đó, Phú Yên sẽ là lựa chọn mới cho các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khi nhắm đến khu vực miền Trung. Vấn đề là Phú Yên cần phải giải quyết hai nút thắt chính: quảng bá, xúc tiến đầu tư - du lịch và cải thiện hệ thống giao thông.

Ông Trịnh Quang Bảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Sao Việt, cho rằng yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc thu hút nhà đầu tư và du khách đến với Phú Yên là giao thông đường không và đường bộ. Đây là khó khăn mà Phú Yên đang đối mặt. Không ai muốn đi du lịch Phú Yên, nếu mất tới 12 tiếng đi bằng đường bộ từ TP.HCM.

Còn muốn đi máy bay từ Hà Nội hay TP.HCM đến Phú Yên, khách phải dậy rất sớm, bay bằng máy bay nhỏ và giá vé lại cao. “Nếu vấn đề giao thông được khắc phục, không có lý do gì ngành du lịch Phú Yên lại không phát triển”, ông Bảo nhận định.

Hai dự án quan trọng những người làm du lịch như ông Bảo đang trông đợi là nhà ga mới của sân bay Tuy Hòa và hầm đường bộ Đèo Cả. Riêng hầm đường bộ Đèo Cả, với tổng vốn đầu tư 15.603 tỉ đồng, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Khi đó, thời gian di chuyển giữa Phú Yên và Khánh Hòa sẽ được rút ngắn đáng kể và tránh được đèo dốc nguy hiểm, như thế sẽ có thể thúc đẩy du lịch phát triển.

Hiện nay, dự án xây dựng Khu dân dụng Cảng hàng không Tuy Hòa, với tổng vốn đầu tư 353 tỉ đồng, đang chạy nước rút để có thể khai trương nhà ga mới vào tháng 9 năm nay. Khi đó, nhà ga mới sẽ có thể đón hơn 550.000 lượt khách mỗi năm, tăng gần 10 lần so với công suất của nhà ga hiện hữu. Một con đường lớn chạy qua sân bay về thành phố Tuy Hòa cũng đang được hoàn thiện.

Có lẽ ngọn cờ bất động sản du lịch đang đến tay của Phú Yên.


MC Đan Lê và kỳ nghỉ ngập tràn những nụ hôn bên tổ ấm thứ 2

Bên bờ biển miền trung đầy nắng gió, cả gia đình Đan Lê đã cùng nhau vui đùa thỏa thích và trao nhau những nụ hôn ngọt ngào, hạnh phúc.

Đặc biệt là bé Khải Minh luôn nhận được tình yêu thương và hết lòng chăm sóc của cả ba lẫn mẹ. Cậu nhóc vừa bước sang tuổi thứ 2 nhưng lại tỏ ra khá hiếu động và ham chơi khi vui vẻ tạo dáng, chụp ảnh cùng ba Khải Anh và mẹ Đan Lê.

Vẻ đẹp của Khải Minh được đánh giá là càng lớn càng bảnh bao và sở hữu nhiều nét đẹp của cả ba lẫn mẹ.

Với “bà bầu” Đan Lê đây là những ngày vui vẻ và hạnh phúc nhất của cô. Chia sẻ trên trang cá nhân, MC Đan Lê viết: "Trốn" Tết, mùng 3 cả nhà xách vali đi tránh rét. Hôm nay mở ảnh ra xem, thấy tràn ngập những nụ hôn. Mẹ hay mắng là "mất vệ sinh" mỗi khi thấy em với thằng con hôn nhau chí choét. Nhưng em thì thích lắm!!! 

 Với em, những nụ hôn thật ấm áp, gắn kết, đầy yêu thương. Trẻ con, người già, đôi lứa hôn nhau đều đẹp, đáng yêu và thiêng liêng nữa. Có những nụ hôn đã trở thành thói quen lúc tạm biệt trước cửa xe, lúc thức dậy sáng sớm hay cả khi chợt tỉnh giấc lúc đêm khuya và thấy người kia đang say ngủ. 

 Có những nụ hôn chỉ đến một lần nhưng lại khiến cả đời rung động. Và dù có 10 năm, 20 năm hay nhiều năm sau nữa, hãy giữ những nụ hôn luôn ấm nồng, rực rỡ...". 

Dưới đây là những bức hình ngập tràn hạnh phúc của gia đình Đan Lê - Khải Anh:

Gia đình Đan Lê - Khải Anh cùng nhau đi du lịch ở miền trung trong dịp nghỉ tết Nguyên đán vừa qua
Cặp vợ chồng trẻ luôn trao nhau những vòng tay ấm áp và nụ hôn nồng thắm
MC Đan Lê rất thích thú khi được vui đùa và cưng nựng cậu con trai bé bỏng
Mặc dù rất bận rộn nhưng đạo diễn Khải Anh vẫn tranh thủ thời gian rảnh để chăm sóc vợ con
Những hình ảnh ngập tràn hạnh phúc của gia đình nhỏ Đan Lê - Khải Anh
Dù đã trải qua 3 năm chung sống, nhưng tình yêu của cặp đôi nổi tiếng vẫn mặn nồng như ngày mới quen

Hơn 2.000 khách quốc tế “xông đất” miền Trung bằng đường biển

Khách quốc tế “xông đất” miền Trung bằng đường biển qua cảng Chân Mây ngày 11/2
Đây là chuyến tàu biển du lịch quốc tế đầu tiên cập cảng Chân Mây trong năm mới Giáp Ngọ 2014.
Sau khi cập cảng Chân Mây, du khách quốc tế được các đơn vị lữ hành, du lịch tại Huế, Đà Nẵng đưa đi tham quan các di tích, danh thắng, di sản văn hóa, mua sắm và thưởng thức phong vị ẩm thực Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thành phố Đà Nẵng, thánh địa Mỹ Sơn…
Ông Đào Việt Dũng, Giám đốc cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc cho biết: Vào sáng ngày 14/2/2014, chiếc máy bay Airbus 330 chở hơn 200 hành khách từ Cộng hòa Liên bang Nga sẽ đáp xuống sân bay Quốc tế Phú Quốc theo một chương trình hợp tác đã được ký kết. Và, đây cũng là chuyến bay quốc tế đầu tiên đáp xuống sân bay này. Khoảng 60 du khách sẽ ở lại Phú Quốc, số còn lại sẽ tiếp tục “đổ bộ” xuống Nha Trang, Đà Lạt…


Thừa Thiên - Huế: Tưng bừng lễ hội cầu ngư làng chài

Trò đánh bắt cá người của làng Thai Dương. Ảnh: Võ Thắm

Phần chính trong lễ hội và lễ xuất quân đánh bắt đầu năm, với nhiều nghi lễ mang đậm tính chất văn hóa truyền thống tâm linh như: lễ cầu an, lễ tưởng niệm, lễ tạ... Phần hội với các tiết mục: múa lân, múa hát truyền thống, đua thuyền, đoàn tàu ra khơi bủa lưới đánh cá, tôm... Đã tái hiện sinh động và hấp dẫn cuộc sống lao động, đời sống văn hóa ngư dân ven biển và đầm phá Thừa Thiên - Huế.

Trước đó, chiều 10-2, lễ Cung nghinh thần Hoàng nhằm tưởng nhớ công ơn người đã khai canh, lập làng và các bậc tiền nhân. Sau lễ rước thần về đình làng Thai Dương là lễ diễu hành của 23 đoàn với hơn 1.000 người mang cờ xí, trống kèn, dàn nhạc bát âm, thuyền chài tượng trưng... Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương cầu mưa thuận gió hòa, mọi nhà làm ăn phát đạt, có từ hơn 500 năm trước được tổ chức đều đặn 3 năm/lần. Đồng thời, bày tỏ lòng nhớ ơn vị khai canh làng là Trương Thiều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công đã sáng lập ra làng và bày cho dân làng nghề đánh cá và buôn bán ở vùng biển.

 VĂN THẮNG