Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Nhiều gói sản phẩm du lịch hấp dẫn

Theo ông Nguyễn Công Hoan, (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hanoi Redtours), Trưởng nhóm Liên minh Kích cầu, với chùm sản phẩm kích cầu năm nay, Liên minh cùng với Vietnam Airlines vẫn duy trì biểu giá khuyến mại như mùa du lịch năm trước, trong đó, giá vé máy bay giảm 50% sẽ làm chi phí cấu thành tour giảm sâu từ 30-40%.

Bên cạnh đó, nhằm thu hút du khách, chùm tour cũng được Liên minh đa dạng hóa bằng cách đưa thêm nhiều điểm tham quan mới. Đáng chú ý nhất là bộ sản phẩm tháng 2, tháng 3 với 4 điểm nhấn đặc sắc nhất, đẹp nhất của mùa xuân là Điện Biên, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc và hành trình di sản miền Trung.

Tại Điện Biên, tháng 3 cũng là lúc người dân nơi đây chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014) mà tâm điểm là Lễ hội “Hoa ban khoe sắc” có quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay diễn ra từ 13-15/3.

Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng dịch vụ vào thời kỳ cao điểm, từ ngày 16-21/2, Hanoi Redtours cùng hơn 60 đơn vị lữ hành trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam đã tham gia đoàn farm 8 tỉnh Tây Bắc, trong đó Điện Biên là một trong những địa danh có thời gian lưu trú, khảo sát lâu nhất.

 Tour tham khảo: Quyến rũ sắc trắng hoa ban (Điện Biên-đèo Pha Đin-Mường Phăng-đảo Đào hoa-hồ Pá Khoang-đảo Đào Hoa-bản Mển), 3 ngày, giá 4,5 triệu đồng/khách. 

Ở miền Trung, du khách sẽ hài lòng khi đến bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Đại (Hội An), đặc biệt, điểm mới của tour Đồng Hới-Vũng Chùa-động Thiên Đường-Cố đô Huế-Đà Nẵng năm nay là sử dụng đường bay thẳng Hà Nội-Quảng Bình, Đà Nẵng-Hà Nội; và tour gắn kết 3 địa danh nổi tiếng Quảng Bình-Huế-Đà Nẵng trong một hành trình.

Với Buôn Ma Thuột, sẽ có các tour thưởng thức Lễ hội đua voi tại Buôn Đôn (12-14/3), Lễ hội Biển Hồ mùa xuân tại Pleiku, chào đón năm Du lịch Quốc gia 2014 Tây Nguyên-Đà Lạt.

 Tour tham khảo: Mới lạ Hành trình Di sản miền Trung (Đồng Hới-Vũng Chùa-động Thiên Đường-cố đô Huế-Đà Nẵng, 5 ngày; giá 5,5triệu đồng/khách; Lễ hội Đua voi (Buôn Ma Thuột-Buôn Đôn -Hồ Lắk, 4 ngày; giá 6,5 triệu đồng/khách. 

Đến với Phú Quốc, du khách có tour tham khảo: Nắng vàng Phú Quốc (làng chài cổ Hàm Ninh-Bãi Sao-Chùa Hùng Long-Nhà tù Phú Quốc), 4 ngày, giá 7,2 triệu đồng/khách. 

Liên minh Kích cầu du lịch ra đời năm 2013, tập hợp các đơn vị lữ hành uy tín trên khắp cả nước cùng tham gia liên kết với Vietnam Airlines để giảm giá thành sản phẩm du lịch, thu hút du khách bằng mức giá hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu.

Dự kiến, tại Hội chợ Kích cầu du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) lần thứ 2 diễn ra vào tháng 4 tới đây, Liên minh sẽ tiếp tục tung ra các gói kích cầu hấp dẫn dành cho du khách ra nước ngoài (outbound).

 Nguyệt Hà 


Đà Nẵng đón nhận khu biệt thự cao cấp 5 sao đầu tiên

Theo đó, Khu nghỉ dưỡng Ocean Villas (tọa lạc tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) đã vượt qua hàng loạt các khu nghỉ dưỡng khác tại khu vực, đáp ứng các tiêu chí của một khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao và trở thành Khu biệt thự cao cấp 5 sao đầu tiên của khu vực miền Trung.

Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở VH-TT và DL TP Đà Nẵng, trao quyết định của Tổng Cục du lịch cho Khu nghỉ dưỡng The Ocean Villas

Phát biểu tại buổi công bố, ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở VH-TT và DL TP Đà Nẵng cho rằng, việc Ocean Villas được công nhận là Khu biệt thự cao cấp là niềm vinh dự của du lịch Đà Nẵng và khu vực. Việc Ocean Villas được công nhận danh hiệu sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng của Đà Nẵng. Tạo nên phân khúc sản phẩm mới đối với thị trường du lịch khu vực.

Một góc khu nghỉ dưỡng Thi Ocean Villas Đà Nẵng

The Ocean Villas là khi biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp thuộc Danang Beach Resort do Tập đoàn Vinacapital đầu tư. Đây là nghỉ dưỡng với đầy đủ tiện nghi, dịch vụ vui chơi giải trí đầu tiên của Việt Nam. Khu nghỉ dưỡng được xây dựng trên diện tích 21 ha, khởi công từ năm 2009 với tổng mức đầu tư hơn 130 triệu USD và đưa vào sử dụng từ năm 2010.

Tất cả được xây dựng và đưa vào hoạt động với tiêu chuẩn quốc tế 5 sao

Tất cả các căn biệt thự được thiết kế, xây dựng và đưa vào hoạt động với tiêu chuẩn 5 sao. Bên cạnh 110 khu biệt thự The Ocean Villas và The Cham, Danang Beach Resort còn có khu khách sạn 5 sao JW Marriott, 2 sân Golf 18 lỗ do tay Golf nổi tiếng thế giới Greg Normal thiết kế, trung tâm văn hóa và hệ thống gồm 43 căn hộ cao cấp, sang trọng bậc nhất hướng ra biển Đà Nẵng.

The Ocean Villas là Khu biệt thự cao cấp đầu tiên của miền Trung được Tổng Cục du lịch công nhận "Luxury Villas"

Việc khu nghỉ dưỡng The Ocean Villas được công nhận là Khu biệt thự cao cấp đầu tiên của miền Trung sẽ góp phần đưa Đà Nẵng trở thành điểm nhấn du lịch hấp dẫn nhất trong khu vực.

Bửu Lân


Đà Nẵng hỗ trợ mạnh cho DN

Đà Nẵng đang nỗ lực giúp DN tại địa phương ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh. Ảnh: VGP/Mai Vy
UBND Thành phố đã ủy thác 120 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách cho Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố thực hiện cho vay ưu đãi đối với DN xuất khẩu và sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Quỹ Bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa Thành phố cũng được cấp 50 tỷ đồng làm vốn điều lệ ban đầu nhằm sớm thực hiện bảo lãnh cho các DN sản xuất kinh doanh hoạt động.

Bên cạnh đó, Thành phố đang tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ DN trọng điểm gồm: Hỗ trợ DN tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đổi mới công nghệ; hỗ trợ đầu tư và phát triển tàu du lịch và sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao; hỗ trợ DN xuất khẩu phần mềm.

Đà Nẵng cũng triển khai rà soát quỹ đất trong và ngoài khu công nghiệp để đáp ứng mặt bằng cho DN có nhu cầu sản xuất, kinh doanh và mở rộng dự án. Các hoạt động hành chính công tạo sẽ điều kiện tối đa cho DN về thủ tục, giấy tờ theo quy định.

Trong năm 2014, Đà Nẵng tiếp tục hỗ trợ DN xây dựng các khu giới thiệu, trưng bày sản phẩm của các DN tại Trung tâm Hội chợ triển lãm; thực hiện khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch theo quy hoạch; đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công; khảo sát, đánh giá nhu cầu của các DN trên địa bàn Thành phố để tổ chức kết nối cung cầu, hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm của nhau.

Các chương trình xúc tiến đầu tư sẽ được tổ chức dày trong năm nay với nhiều đối tượng như: Các DN đang hoạt động trên địa bàn Thành phố, trong nước và nước ngoài; kết nối các DN trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ...

 Mai Vy 


Cứ 4 khách quốc tế đến Việt Nam, 1 người là dân Trung Quốc


Đào Loan
Khách nước ngoài tại cửa khẩu hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: Đào Loan
>>> Nhiều du khách chuyển tour từ Thái Lan sang Việt Nam
>>> Sẽ có thuyền Nam bộ chở khách du ngoạn Sài Gòn
>>> Tàu du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam nhiều hơn
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 2-2014, có 842.000 lượt khách quốc tế đến, tăng 47,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với hơn 238.000 lượt khách, tăng 82,5% so với cùng kỳ. Tính chung hai tháng đầu năm 2014, cả nước đón hơn 1,6 triệu lượt khách quốc tế.
Ghi nhận từ một số công ty lữ hành quốc tế và cơ quan quản lý du lịch ở một số tỉnh, thành cho thấy, thị trường Trung Quốc đang có sự thay đổi về cơ cấu khách. Trước đây, đa số khách du lịch Trung Quốc chi tiêu thấp, đi qua các cửa khẩu biên giới đường bộ ở phía Bắc. Hiện nay số lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam qua đường tàu biển, máy bay thuê bao đang tăng rất mạnh.
Ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng, cho biết thị trường Trung Quốc đang dẫn đầu trong những thị trường khách quốc tế đến thành phố. Mỗi ngày, Đà Nẵng đón vài máy bay thuê bao đưa khách du lịch từ Trung Quốc sang. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, mỗi ngày Đà Nẵng đón khoảng 4.000 lượt khách Trung Quốc, con số cao nhất từ trước đến nay.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 2-2014, những thị trường lớn khác của ngành du lịch Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan... Tăng trưởng từ 14% đến 19% so cùng kỳ. Riêng Nga - thị trường mới nổi hiện chưa đứng vào tốp 5 thị trường lớn nhất trong tháng nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn, lên đến 53,2% so với tháng 2-2013.

Bà Nà Hills giảm giá đặc biệt dịp 8/3



Theo đó, khách hàng mua Voucher trị giá 400.000 đồng sẽ được hưởng dịch vụ gồm một vé cáp treo và một suất Buffet trưa với tổng giá trị lên đến 680.000 đồng. Mức giá trên áp dụng cho người lớn hoặc trẻ em cao từ 1m-1,3m; đặt trước ít nhất 2 ngày so với ngày sử dụng dịch vụ; thanh toán trước 100% bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trước khi sử dụng dịch vụ. Khách hàng có nhu cầu liên hệ tại số 72 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Đà Nẵng hoặc điện thoại: 0909 727 938 - 0905 628 004 - 0935 642 422.

Bên cạnh những điểm tham quan ấn tượng như: Quảng Trường, Fantasy Park, Hệ thống máng trượt, Khu trưng bày tượng Sáp…dịp này, du khách đến Bà Nà Hills sẽ có cơ hội tham quan và chiêm ngưỡng nhiều công trình mới, độc đáo vừa được chính thức đưa vào hoạt động từ đầu năm như: Lầu chuông được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Phật với chiếc chuông đồng nặng 1 tấn được đúc ngay tại đỉnh thiêng Bà Nà; Tháp Linh Phong tự cao 9 tầng trên đỉnh Bà Nà (mỗi tầng đều có 4 bộ chuông đồng được treo ở 4 góc); Nhà Bia với vẻ uy nghiêm, cổ kính, bên trong là tấm bia đá lục lăng cao 1,8m, trên các mặt bia được chạm khắc những bài thơ lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên của Bà Nà và cả thành phố Đà Nẵng.../.

Cty Hoàng Hải Tùng có "làm khó" người lao động?

   

 Xe BKS 43B-015.10 của Cty Hoàng Hải Tùng đang "đợi" làm chìa khóa mới. 

Ông Phạm Quang trình bày, ngày 27-8-2013, ông có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn với Cty Hoàng Hải Tùng, công việc chính là lái xe du lịch với mức lương 2 triệu đồng/tháng nhưng không được tham gia đóng bảo hiểm. Ông được Cty giao lái xe BKS 43B-015.10, trong quá trình làm việc ông luôn hoàn thành tốt công việc được giao.

Ngày 7-2-2014 Cty Hoàng Hải Tùng gọi ông lên, yêu cầu ông trao trả chìa khóa, giao xe và nghỉ việc. Hai bên thỏa thuận, ông bàn giao xe thì phía Cty trả hồ sơ gốc. Tuy nhiên, sau đó phía Cty đã không trả hồ sơ gốc cho ông như đã bàn bạc thỏa thuận từ trước mặc dù ông đã nhiều lần mang chìa khóa để trả... Cụ thể, ông có ra trụ sở CAP Hòa Cường Bắc (Q. Hải Châu) cùng với đại diện của Cty để trả chìa khóa và nhận lại hồ sơ nhưng không được. Vì chưa nhận được hồ sơ nên ông chưa thể xin được việc làm mới...

Từ nội dung trình bày của ông Quang, chúng tôi đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Văn Tùng- Giám đốc Cty Hoàng Hải Tùng và được biết: Tháng 8-2013, Cty có HĐLĐ thời vụ với ông Quang, vì lái xe thường xuyên thay đổi nên Cty chỉ ký kết loại hợp đồng này và ông Quang là một trong số đó. Vậy nên Cty không tham gia đóng bảo hiểm cho ông Quang, do đó nói Cty ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn đối với ông Quang là hoàn toàn không chính xác.

Trong thời gian "đi tour", Cty nhận được rất nhiều phản hồi không tốt từ khách hàng về thái độ phục vụ của ông Quang nên Cty đã nhiều lần nhắc nhở và ông Quang cũng xin được khắc phục. Gần đây, trong quá trình giải quyết công việc, ông Quang đã có thái độ không đúng đắn với cấp trên nên Cty quyết định buộc thôi việc. Cty có quyết định thôi việc chính thức đối với ông Phạm Quang bắt đầu từ ngày 8-2-2014. Khi quyết định cho ông Quang nghỉ việc, Cty đã chi trả cho ông thêm 7 ngày lương như quy định chung. Mặt khác hai bên thỏa thuận, sau khi Cty quyết toán sổ sách sẽ trao hồ sơ cho ông Quang, thời gian giao hẹn cụ thể vào ngày 10-2-2014.

Ông Tùng cho biết thêm, theo quy định của Cty, khi nhận thông báo nghỉ việc lái xe phải để chìa khóa lại cho bảo vệ nhà xe đề phòng trường hợp xe cần lên tour khẩn cấp nhưng ông Quang đã mang chìa khóa đi luôn. Ông Quang yêu cầu sau khi giải quyết xong mọi thủ tục thì ông mới giao chìa khóa. Thế nhưng, ngày 9-2-2014, ông Quang một mực yêu cầu Cty phải hoàn tất thủ tục và phía Cty cũng đáp ứng, thế nhưng sau khi Cty hoàn tất thủ tục gọi ông lên để giao nhận thì ông đổi ý không đến. "Ông Quang làm sai, Cty đã chiếu cố, tạo điều kiện nhưng chính ông Quang đang làm khó bản thân ông...", Ông Tùng chia sẻ.

Được biết, sau khi Cty Hoàng Hải Tùng hoàn tất hồ sơ sớm hơn thỏa thuận như yêu cầu của ông Quang nhưng ông Quang đã "phớt lờ", sau đó vì tính chất của công việc, Cty đã nhiều lần liên lạc với ông Quang để nhận chìa khóa xe nhưng đều bất thành. "Việc ông Quang giữ chìa khóa xe BKS 43B-015.10 trong thời gian từ ngày 8-2 đến nay đã gây thiệt hại kinh tế cho Cty, ông Quang phải chịu trách nhiệm", ông Tùng bức xúc.

Hiện chiếc xe BKS 43B-015.10 phía Cty Hoàng Hải Tùng phải cẩu đi làm mới chìa khóa tại Mercedes-Benz An Du Đà Nẵng với số tiền theo bảng báo giá là 11.701.800 đồng. Không chỉ phải mất tiền làm lại chìa khóa xe mà Cty Hoàng Hải Tùng phải mất thêm thời gian "đợi hàng" vì vậy hiện nay chiếc xe nói trên "vẫn chưa về với chủ".

Trao đổi thêm vấn đề trên với lãnh đạo CAP Hòa Cường Bắc (Q. Hải Châu), được biết ngày 11-2-2014, đại diện Cty là bà Chi cùng ông Quang có đến trụ sở tuy nhiên nhận thấy vụ việc thuộc về dân sự nên đã hướng dẫn hai bên tự thỏa thuận hoặc ra tòa để khởi kiện một vụ án dân sự. Tại trụ sở CAP không hề ghi nhận việc ông Quang đề nghị trao chìa khóa và nhận lại hồ sơ từ phía Cty.

 Bài, ảnh: Phương Trang  


Ba tỉnh Duyên hải miền Trung liên kết phát triển du lịch

Quang cảnh buổi lễ. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)




Đây là hoạt động do Tổng cục Du lịch chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án "Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội" (gọi tắt là Dự án EU, do Liên minh châu Âu tài trợ).

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch cho biết ba tỉnh nói trên được xác định là một khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Berenice Muraille, Trưởng ban Hợp tác và Phát triển của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đánh giá: "Việt Nam đang cạnh tranh với nhiều điểm đến có sức hấp dẫn tương đương tại các nước láng giềng. Do đó điều quan trọng là phải có những biện pháp mang tính quyết định để tăng cường tính cạnh tranh."

Tại phiên họp, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU, đã trình bày về hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại ba tỉnh Duyên hải miền Trung trên nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính bền vững.

Để hợp tác thành công, ba tỉnh cần tăng cường tính chủ động và cam kết trong việc triển khai các hoạt động. Thêm nữa, cần có sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ chế quản lý điểm đến thể hiện qua việc nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch tại địa phương.

Trong năm 2014, Dự án EU sẽ ưu tiên trong việc thiết lập diễn đàn tư vấn cho việc quản lý điểm đến. Ngoài ra, một loạt các hoạt động khác cũng được Dự án triển khai hỗ trợ các tỉnh như khảo sát nhu cầu khách du lịch; nghiên cứu về sản phẩm du lịch vùng để từ đó phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch và tiếp thị du lịch vùng; cải thiện và phát triển quan hệ đối thoại công-Tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch tại khu vực Duyên hải miền Trung là mô hình thứ hai nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án sau khu vực tám tỉnh Tây Bắc mở rộng.

Trong tháng Ba và tháng Tư, dự án EU sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) và Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ)./.


Xây dựng quầy thông tin du lịch miễn phí thứ 2 tại sân bay

   

Các thiết kế phải phù hợp với những yếu tố kỹ thuật đặc thù tại nhà ga, phương án thi công cấp điện, cáp thông tin liên lạc.. Để đảm bảo hoạt động chung nhà ga hành khách. Quầy sẽ được xây dựng với diện tích trên 16m2; tổng mức đầu tư hơn 200 triệu đồng.

Trước đó, quầy thông tin dịch vụ du lịch đã đặt tại sảnh tầng 1 Ga quốc nội. Theo dự kiến, trong tháng 7/2014, TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục mở 2 đường bay mới là Đà Nẵng - Nhật Bản và Đà Nẵng – Hồng Kông. Lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng ngày càng lớn. Theo đó, lượng hành khách quốc tế đến Đà Nẵng sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, việc xây dựng quầy thông tin du lịch tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng số 2 sẽ góp phần cung cấp các ấn phẩm cần thiết cho khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng như bản đồ du lịch, brochure, thông tin về khách sạn, công ty lữ hành, điểm đến.

Được biết, hiện TP Đà Nẵng đang làm việc với Bộ GTVT nhằm chuẩn bị cho việc nâng cấp, mở rộng giai đoạn 2 Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng để nâng công suất đáp ứng lên khoảng 6 - 8 triệu lượt khách/năm cũng như đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không. Việc bố trí quầy thông tin du lịch số 2 tại ga quốc tế là rất cần thiết góp phần quảng bá hình ảnh, giới thiệu thông tin và hỗ trợ khách du lịch. Đây cũng là nơi tiếp nhận những thông tin liên quan đến an toàn của du khách tại thành phố nhằm hợp tác với các cơ quan liên quan để kịp thời xử lý.

 Dương Nga 


Nam Phi tạo cơ hội tốt cho DN Việt Nam

 Hội thảo xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Việt Nam-Nam Phi 


Tham dự Hội thảo có: bà Kgomotso Ruth Magau - Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi, bà MC Van der Westhuizen - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam, bà Trương Thị Kim Ánh - Phó giám đốc VCCI tại Đà Nẵng; về phía tỉnh Bình Định có các đồng chí Trần Thị Thu Hà - PCT UBND tỉnh Bình Định và các đồng chí Lãnh đạo các Sở, Ban ngành và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu vực MT-TN.


Bà Kgomotso Ruth Magau - Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam giới thiệu về tiềm năng phong phú của đất nước Nam Phi và những cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở Nam Phi.


Bà Trần Thị Thu Hà đã cảm ơn Đại sứ quán Nam Phi và VCCI tại Đà Nẵng đã chọn Bình Định để tổ chức Hội thảo, giới thiệu cho các doanh nghiệp ở Bình Định và khu vực những thông tin về Cộng hòa Nam Phi đồng thời cũng giới thiệu về những thế mạnh, chính sách ưu đãi của chính quyền Bình Định, mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến với Bình Định: địa phương có thể gọi là “thủ phủ của công nghiệp gỗ”. Bà Hà tin tưởng với những tương đồng sẵn có cơ hội hợp tác sẽ phát triển trong tương lai .

Bà MC Van der Westhuizen - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nam Phi giới thiệu về tình hình kinh tế của Cộng hòa Nam Phi, tương quan kinh tế trong giao thương giữa Việt Nam và Nam Phi cũng như thay mặt Nhà nước Nam Phi mời gọi các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác thương mại, du lịch và đầu tư vào Nam Phi nhất là công nghiệp sản xuất đồ gỗ nội, ngoại thất. Với tay nghề điêu luyện của công nhân Việt Nam và tiềm năng phong phú về nguồn nguyên liệu có từ Nam Phi bà MC Van der Westhuizen tin tưởng đây sẽ là một thế mạnh để hai nước cùng phát triển và hợp tác bền vững trong tương lai.


 Nguyễn Thềm - Minh Trang 


“3 địa phương 1 điểm đến”


3 địa phương trên là vùng đất di sản nổi tiếng với 4 Di sản Văn hóa thế giới, có nhiều bãi biển đẹp tầm cỡ thế giới và có các khu sinh thái, vườn quốc gia đa dạng về sinh vật cảnh. Tại hội nghị, các ý kiến cũng đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ về công tác quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch; đồng thời nhấn mạnh vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân trong công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch tại địa phương.


T.T

Một nơi sống đẹp

Thật sự đây là một nơi chốn có những nét kỳ lạ khác thường, đủ sức lôi cuốn để trở thành một thành phố mở, nơi tụ hội lý tưởng để hào kiệt bốn phương tới sinh sống phát triển như số phận nó từng có.

Lịch sử đã nói nhiều và ta đã biết quá rõ. Đâu phải tự nhiên mà từ năm 1617 vùng đất này được người nước ngoài tôn xưng là “Quảng Nam quốc”; đâu phải tình cờ mà linh mục dòng Tên Alexandre De Rhodes - nhà truyền giáo đầu tiên đến xứ ta và góp công tạo ra chữ quốc ngữ - đến đây lần đầu từ năm 1624; rồi dấu ấn các cộng đồng Hoa, Nhật sống tại Hội An; rồi người Pháp ngấp nghé Đà Nẵng đầu tiên khi muốn bước vào xứ Việt; rồi người Mỹ dính đến Việt Nam cũng bắt đầu từ Đà Nẵng hồi năm 1965...

 Nuôi lại những hào hoa một thuở 

Đó là chuyện xưa. Trở lại lịch sử hiện đại, tính đến thập niên 1970, đây là vùng đất quê hương thứ hai của một cộng đồng người Việt gốc Hoa sinh sống lâu đời và bền vững.

Dấu tích còn lại của họ là các khu phố nhà cổ làm chành hàng (thương điếm) dọc đầu đường Bạch Đằng gần chợ Hàn, nơi thu gom hàng hóa nông thổ sản theo các con thuyền đem về Hong Kong và nhiều hàng công kỹ nghệ từ Hong Kong chuyển sang (đến Singapore thấy các con phố bảo tồn thời lập quốc của họ còn thua xa các con phố này của chợ Hàn hồi đó), rồi ngôi trường mang tên Thọ Nhơn dạy tiếng Hoa và chơi bóng rổ nổi tiếng hồi những năm 1970 (đến nỗi trận đấu chung kết bóng rổ giữa Thọ Nhơn và Phan Châu Trinh luôn là sự kiện của giới học sinh thời đó).

Cũng lúc ấy, ở đây có một cộng đồng người Bắc lâu đời sinh sống từ trước năm 1945 cho đến cuộc di cư 1954 mà dấu ấn để lại dễ thấy nhất là tiệm bánh cuốn Tiến Hưng trên đường Trần Phú (xưa là đường Độc Lập). Trước còn có tiệm bánh mì Tiến Thành gần đó có lối làm bánh mì thịt y như bánh mì ở phố Lý Quốc Sư (Hà Nội) bây giờ, một tiệm phở Bắc mang tên Cấp Tiến nằm trên đường Trần Hưng Đạo gần đó.

Và không ở đâu mà cộng đồng người Huế, Quảng Trị hòa nhập lâu đời như ở Đà Nẵng đến nỗi hình thành một phong cách bún bò Huế kiểu Đà Nẵng, mà đối với người viết bài là ngon nhất Việt Nam, với sợi bún nhỏ, khi ăn nhiều lúc chấm một ổ bánh mì giòn rụm vào nước dùng nghi ngút khói.

Đây cũng là vùng đất rất cởi mở về tôn giáo, chỉ trên một đoạn đường Nguyễn Hoàng cũ (nay là Hải Phòng) dài chưa tới một cây số thì đầu đường là một nhà thờ Tin Lành lớn, cuối đường là một chùa Cao Đài, cách đó một quãng là Trường Bồ Đề, một ngôi trường Phật giáo nổi tiếng và không xa là giáo xứ Công giáo Tam Tòa.

Đây cũng là nơi rất nhiều cư dân nước ngoài chọn sinh sống, với ngôi trường quốc tế do chính các ông bà giáo Tây giảng dạy là Trường Lyceé Pascal sau đổi thành Nguyễn Hiền, Trung tâm Văn hóa Pháp - nơi hằng ngày học sinh đến học về ngôn ngữ và văn minh Pháp trong môi trường lịch thiệp (nay là Thư viện Khoa học tổng hợp trên đường Bạch Đằng và Trần Phú)...

Một tập hợp cư dân thành đạt, phong lưu khắp nơi từng chọn nơi đây là quê hương bên cạnh những người Quảng Nam để hình thành một thành phố thanh lịch, văn minh, đẳng cấp vang bóng một thời.

Người Đà Nẵng từ xưa biết cách làm cho thành phố mình có duyên hơn cho chính cư dân mình tận hưởng chứ không chỉ chuyên chú cho việc làm du lịch.

Chẳng hạn về cách tắm biển thôi, ngày xưa cư dân có một “danh mục” các bãi tắm phong phú để chọn lựa khi quyết định đi tắm biển: bãi tắm Mỹ Khê cát trắng phau nhưng không có hậu cảnh đẹp, bãi Nam Ô với những bãi đá và một ngọn núi nhô ra biển để hẹn hò, hay bãi tắm Tiên Sa êm như mặt hồ nằm trong một vịnh nhỏ tuyệt đẹp (đây là bãi tắm riêng thời đó, chỉ tướng tá quân đội mới vào được), hoặc dong thuyền ra khỏi cửa Hàn đi vòng bán đảo Sơn Trà đến bãi Bàn, bãi Soài - nơi không thể đến bằng đường bộ và chứa đầy cảm giác hoang dã khám phá, cùng lắm mới ra biển Thanh Bình đá banh vì bãi này lúc đó ô nhiễm rác khá nhiều...

Đây là thành phố của khám phá, một đô hội đầy đủ tiện nghi lại nằm sát thiên nhiên hoang dã. Hãy thử dong thuyền khám phá sông Hàn, hoặc lên Bà Nà (ngày nay lên bằng cáp treo), nhưng thanh niên ngày trước thì đi lên bằng đường bộ ngoằn ngoèo sau đó làm một chuyến trekking vào rừng thăm các biệt thự săn bắn hoang phế còn lại từ thời Pháp.

Hay khám phá những cánh rừng của đèo Hải Vân, hoặc đi sâu vào vùng Đại Lộc đến các thung lũng nằm sát chân núi vùng Khâm Đức, Thượng Đức cảnh đẹp mê hồn… Xa hơn một chút trong vòng bán kính 150km bạn có thể vươn đến Quảng Trị ở phía bắc, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở phía nam hay núi rừng Tây nguyên... Hầu như không có một thành phố nào của Việt Nam có được sự kỳ thú đó.

Tất cả những việc này ngày xưa đều do các nhóm cư dân hoặc đoàn thể tự làm vì thích thú, say mê. Chẳng hạn, người Đà Nẵng ai cũng biết gia đình Út Môtô nổi tiếng về nghề cơ khí, nhưng quan trọng nhất là cuối tuần cả gia đình ra sông Hàn lái canô lướt ván giải trí và giúp cho thành phố khỏe mạnh hẳn lên (bờ sông Hàn ngày trước có những dốc để đưa canô xuống trượt nước, lướt ván).

Còn các chuyến phiêu lưu khám phá lúc ấy thường do Hướng đạo Đà Nẵng thực hiện (Hướng đạo Đà Nẵng thuộc Đạo An Hải nổi tiếng nhất ở miền Trung thập niên 1970).

 Những chỉ số của một thành phố để quay về

Ở tất cả các thành phố lớn có du lịch phát triển như Hà Nội, Huế, TP.HCM..., Hay Singapore, Bangkok..., Người ta không sống “giả vờ” để làm du lịch. Người ta sống đời sống thật của mình và nếu đó là sống đẹp sẽ lôi cuốn khách đến thăm viếng, rồi đến sống và làm ăn.

Đây là mục đích quan trọng nhất Đà Nẵng nên nhắm tới. Trên một khuynh hướng đã có sẵn trong lịch sử như đã nêu, Đà Nẵng với điều kiện hiện có cần phải nhắm đến mục tiêu sống đẹp này. Đà Nẵng không nên chỉ là các khu resort tách biệt xa xôi đâu đó, không nên chỉ là chỗ vãng cảnh dọc bờ sông Hàn hay chỉ là một lần bắn pháo hoa mỗi năm.

Không nên là một nơi chỉ toàn nói về chuyện buôn bán đất đai, bất động sản, chạy dự án hay nhậu nhẹt tưng bừng…mà cần tạo lập trở lại cái khí vị văn hóa tao nhã, khỏe mạnh từng có một thời.

Người viết bài có vài người quen kết hôn với chồng là người Mỹ và họ về sống ở Đà Nẵng hạnh phúc, đó là một tín hiệu mừng. Nhiều bạn cũ là dân Đà Nẵng nay là giáo sư âm nhạc hàng đầu ở Mỹ, bác sĩ ở Đức, nha sĩ ở Canada… đều muốn khi về hưu thì quay lại đây để sống, đó là tín hiệu đáng mừng nữa.

Tuy nhiên, cho đến nay, bạn bè thân quen trong và ngoài nước chưa thấy ai báo tin là sẽ về sống và làm việc luôn tại đây. Con số người quay về sống tại Đà Nẵng là một chỉ số thành công quan trọng mà thành phố này cần theo dõi và chăm sóc.

Nhớ đến kinh nghiệm của một thị trưởng ở Mỹ. Để thành phố mình hấp dẫn mọi người, ông đi khắp nước mời gọi những đầu bếp giỏi, chủ nhà hàng tài năng và các doanh nhân nhiệt huyết... Về thành phố lập nghiệp, chọn những vị trí phố đẹp nhất để họ mở quán ăn, cà phê, bar nhạc, tiệm sách...

Tất cả giúp thành phố ông thi vị, tiện lợi và nhiều kỷ niệm. Nhiều lúc người ta gắn bó với một nơi chốn vì có một góc ngồi cà phê đẹp, thân tình; một quán ăn ngon, chu đáo; một tiệm sách nhỏ phong phú; một giọng hát đẹp của chủ nhân một quán bar...

Paris là một thành phố của các quán cà phê đẹp, nơi các triết gia, tiểu thuyết gia hàng đầu đến và viết nên lịch sử kia mà. Sài Gòn ngày xưa ai cũng nói về cà phê Brodard, Givral, Continental... Đà Nẵng vào những năm 1973, 1974 nổi tiếng vào tận Sài Gòn cũng vì có các quán Cafeteria đẹp hàng đầu của miền Nam.

Và dĩ nhiên là cần phải bảo lưu thiên nhiên và các kỷ niệm cho một thành phố. Trong quá trình đô thị hóa vừa rồi, Đà Nẵng đã hi sinh khá nhiều cảnh quan thiên nhiên gắn với ký ức thành phố. Hàng cây cổ thụ tuyệt đẹp vươn cao và chịu được bão táp trên đường Thống Nhất dọc hai ngôi trường Nam Tiểu học và Nữ Trung học, vốn là kỷ niệm của bao thế hệ học trò Đà Nẵng ở khu “học hành” này, bị đốn bỏ để mở rộng con đường (khu “học vấn” này gồm hai trường trên và các trường vang bóng một thời như Phan Châu Trinh, Phan Thanh Giản, Bán Công...).

Dốc “Cầu vồng” dễ thương, khác lạ được “san phẳng” để có một đại lộ thẳng tắp ít hồn vía (trong khi nhiều thành phố, khu du lịch người ta bỏ tiền đắp đồi cho có dáng chạy cong quẹo lên xuống đa dạng). Những con phố mới mở mang quá nắng vì thiếu bóng cây, vì thế thiếu đi những vùng vi khí hậu dễ chịu...

Một chỉ số lôi cuốn khác của một thành phố tao nhã chính là các điểm tên tuổi văn hóa của đời sống thường, chẳng hạn nói đến Đà Lạt có nhiều cái nhưng ngày xưa người ta kháo nhau về cà phê Tùng, điểm ca nhạc của Lê Uyên Phương, nơi Khánh Ly ca, ngày nay là quán cà phê hát với nhau ở Dinh 3 nơi có một phụ nữ hát đam mê... Đà Nẵng cần phải có một đời sống văn hóa thật như thế để tạo ra cái kỳ thú riêng cho mình.

 Lưu Vĩ Lân   (Tuổi Trẻ) 

 Ảnh bìa: Đô thị Đà Nẵng về đêm - Ảnh: Đăng Nam 


Liên kết du lịch theo hướng "3 địa phương 1 điểm đến"

3 tỉnh miền Trung liên kết phát triển du lịch 

Ảnh VGP/Thế Phong
 

  Tất yếu phải đi chung 

Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam là vùng đất di sản nổi tiếng với 4 di sản văn hóa thế giới, có nhiều bãi biển đẹp tầm cỡ thế giới và có các khu sinh thái, vườn quốc gia đa dạng về sinh vật cảnh.

Ngoài ra, đây cũng là vùng đất có những hoạt động văn hóa đặc sắc khác như Festival Huế, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Hành trình di sản Quảng Nam…

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho hay Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được xác định là khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong nhiều năm tới. Do vậy, việc hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao, giảm chi phí và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.

Theo ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, để khai thác điểm tương đồng này, những năm qua, 3 địa phương đã hợp tác trên lĩnh vực du lịch, xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn có tính liên vùng như “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, “Con đường cao nguyên xanh”, “Tuyến hành lang Đông-Tây”… và đã tạo ra cơ sở đẩy nhanh phát triển du lịch liên kết vùng.

Tuy nhiên, tính liên kết giữa 3 địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm, tổ chức nhiều sự kiện lớn trùng lắp…

Từ đó, ông Ngô Hòa cho rằng Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao, trong đó sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới độc đáo, hấp dẫn. Vì thế, 3 địa phương cần đẩy mạnh trao đổi thông tin, kinh nghiệm; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, các khu du lịch hợp tác kinh doanh, đặt các chi nhánh, văn phòng đại diện; liên kết trong tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch tầm quốc gia, quốc tế.

Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, nhấn mạnh với sự tương đồng trong tiềm năng du lịch, Đà Nẵng xác định khách du lịch đến Đà Nẵng là đến Thừa Thiên-Huế và đến Quảng Nam, do vậy, cùng liên kết du lịch, phát triển theo hướng "3 địa phương 1 điểm đến" để cùng khai thác, cùng làm giàu từ du lịch là điều hết sức cấp thiết.

Để việc liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương được hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn, đề nghị Tổng cục Du lịch và Dự án "Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội" của EU có kế hoạch cụ thể hỗ trợ cho 3 địa phương về công tác quản lý Nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch.

 Tăng cường xã hội hóa công tác xúc tiến, quảng bá 

Ảnh minh họa

Tại cuộc họp, Hiệp hội Du lịch 3 tỉnh đã nhấn mạnh vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân trong công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch tại địa phương.

Theo đại diện Đà Nẵng, trong chính sách quảng bá du lịch cần khuyến khích đối thoại công tư, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch. Coi doanh nghiệp là chủ thể quan trọng trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch.

Trên cơ sở các ý kiến, giải pháp nêu ra, kết thúc phiên họp, lãnh đạo 3 tỉnh đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương và thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch của khu vực một cách bền vững, không gây phương hại đến lợi ích riêng của mỗi bên.

Theo đó, 3 địa phương hợp tác xây dựng cơ chế quản lý du lịch thống nhất, đồng thời xây dựng chính sách phát triển du lịch thông thoáng, tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, khai thác, phát triển du lịch ở địa phương, nhất là thành phần kinh tế tư nhân.

Xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng mang đặc thù của mỗi điểm đến, có tính cạnh tranh cao nhằm hấp dẫn thị trường khách du lịch quốc tế, thu hút thị trường khách nội địa. Trước mắt xây dựng chương trình du lịch khung của 3 địa phương, để các tỉnh căn cứ xây dựng chương trình du lịch chi tiết, tạo thành hệ thống du lịch liên hoàn hấp dẫn du khách cho cả 3 địa phương như một điểm đến chung; xác định phát triển thương hiệu và sản phẩm du lịch của mỗi địa phương mang tính đặc thù, tránh sự trùng lắp, nhàm chán, đơn điệu.

Tận dụng sự gần gũi, liên hoàn của 3 địa phương để liên kết tổ chức các sự kiện du lịch trong khu vực nhằm tạo chuỗi sự kiện có sự tham gia sâu của các doanh nghiệp du lịch.

Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam cũng thống nhất liên kết tổ chức quảng bá liên vùng, quảng bá sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến của 3 địa phương và tổ chức tiếp thị cho thị trường du lịch trong và ngoài nước như xuất bản sách, tài liệu, phim ảnh, website quảng bá du lịch chung của ba tỉnh.

Đồng thời, 3 địa phương cũng đề ra chương trình hợp tác phát triển nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng lao động trong ngành Du lịch theo định hướng chung, nhất là lực lượng hướng dẫn viên du lịch.

 Thế Phong 


Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch

   

Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo Quảng Nam, Đà Nẵng, TT-Huế đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển DL 3 địa phương. Nội dung ký kết gồm: hợp tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý và phát triển DL địa phương; hợp tác phát triển sản phẩm DL; hợp tác quảng bá, xúc tiến DL và hợp tác phát triển nhân lực DL.

QUY HOẠCH TRÁNH SỰ TRÙNG LẮP

Ông Huỳnh Khánh Toàn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, chủ trương liên kết phát triển du lịch 3 địa phương: Quảng Nam, Đà Nẵng và TT-Huế đã được đặt ra rất lâu nhưng đến năm 2006, 3 địa phương này mới thống nhất ký kết biên bản về liên kết hợp tác.

Tuy nhiên, bên cạnh các mặt làm được, hợp tác liên kết 3 địa phương hiện vẫn có một số hạn chế, khó khăn, nhiều nội dung hợp tác liên kết chưa thực hiện được như: quy hoạch, xây dựng sản phẩm DL và tour DL 3 địa phương; chưa tạo sự liên kết hợp tác giữa các Hiệp Hội DL và các doanh nghiệp DL của 3 địa phương; chưa tạo được thương hiệu DL vùng...; Một số nội dung hợp tác liên kết còn rời rạc, quy mô không lớn.

Để xảy ra những khó khăn trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là việc liên kết hợp tác DL chỉ dừng lại ở cấp Sở VH-TT& DL của 3 địa phương. Chính vì vậy, lần này, Tổng cục DL tổ chức phiên họp cao cấp 3 tỉnh, thành về liên kết hợp tác phát triển DL với mục đích góp phần giải quyết các hạn chế, khó khăn trong thời gian qua.

Thảo luận tại phiên họp, ông Nguyễn Quốc Thành - Chủ tịch Hiệp hội DL TT-Huế cho rằng, để xây dựng được thương hiệu “3 địa phương- 1 điểm đến”, sắp tới, ngành DL của mỗi địa phương cần phải xác định rõ, thế mạnh DL của từng vùng. Ông Thành phân tích, du khách đến Quảng Nam, Đà Nẵng hay TT-Huế đều có biển. Tuy nhiên, phải biết tận dụng thế mạnh biển của từng vùng, quy hoạch tránh sự trùng lắp.

Ví dụ, nếu ở Cù lao Chàm (Quảng Nam) tổ chức mô hình lặn biển thì ở Sơn Trà (Đà Nẵng) nên khai thác các trò chơi trên mặt biển còn ở Lăng Cô (TT–Huế) nên tổ chức tắm biển. Tương tự, DL núi, ở Đà Nẵng có Bà Nà, ở Huế có Bạch Mã... Thì mỗi nơi phải xây dựng những sản phẩm đặc trưng, tránh sự trùng lắp.

Có ý kiến cho rằng, nếu ở Đà Nẵng tổ chức pháo hoa thì tất nhiên ở Quảng Nam và Huế sẽ có khách. Ngược lại nếu Festival Di sản Quảng Nam diễn ra thì ở Đà Nẵng sẽ có khách và Festival TP Huế diễn ra thì Đà Nẵng cũng sẽ đón một lượng khách nhất định... Vì vậy, mỗi địa phương cần phải “chi tiết hóa” sự kiện, không nên tổ chức các sự kiện trong cùng thời điểm.

 Gian hàng 3 địa phương- 1 điểm đến tại Hội chợ du lịch quốc tế tổ chức tại TP Hồ Chí Minh năm 2013. 

MỞ RA NHIỀU CƠ HỘI “HÚT” KHÁCH

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết khẳng định, việc thông qua sự hợp tác liên kết phát triển DL vùng là giải pháp quan trọng sẽ giúp Đà Nẵng nói riêng và 3 địa phương nói chung có khả năng phát triển và cạnh tranh mang tính bền vững trong tương lai.

Chủ tịch Hiệp hội DL TP Đà Nẵng cho biết, tháng 7-2014, Vietnam Airlines sẽ mở đường bay Đà Nẵng đi TP Narita (Nhật Bản), dự kiến 1 tuần có 4 chuyến. Ngoài ra, vào thời điểm trên, mỗi tuần sẽ có 3 chuyến bay Đà Nẵng – Hồng Kông. Như vậy, với việc mở các đường bay mới, chắc chắn du khách sẽ đến Đà Nẵng nhiều hơn. Và, tất nhiên, khi đến Đà Nẵng, du khách không bỏ qua Huế cũng như Hội An.

Tổng cục trưởng Tổng cục DL Nguyễn Văn Tuấn nói, việc liên kết DL của 3 địa phương mà trong đó, DL Đà Nẵng là rất đột phá. Đà Nẵng đã rất thành công trong phát triển DL như: đầu tư hạ tầng, đầu tư sản phẩm, cơ sở lưu trú và dịch vụ; đặc biệt thành công trong quy hoạch điểm đến...

“Mô hình hợp tác liên kết phát triển DL giữa TT-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững”, Nguyễn Văn Tuấn khẳng định.

  Hải Lan  


Ba tỉnh miền Trung hợp tác về du lịch

Theo đó, ba tỉnh, thành thống nhất xây dựng và thực thi kế hoạch hợp tác phát triển sản phẩm du lịch liên vùng. Các sản phẩm du lịch mỗi địa phương phải mang tính đặc thù và cạnh tranh cao nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho biết mô hình hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.

Cùng ngày, UBND TP Hội An (Quảng Nam) cho biết tạp chí Indiatimes (Ấn Độ) vừa giới thiệu danh sách chín TP lãng mạn nhất thế giới, trong đó có Hội An. Theo đó, Hội An là TP được bao trùm dưới vẻ duyên dáng cổ xưa nhưng vẫn có nét hấp dẫn hiện đại bởi những bãi biển thơ mộng và các khu resort lãng mạn.

 V.LONG - L.HOÀNG 


Hợp tác phát triển du lịch ba tỉnh, thành phố duyên hải miền trung

 

Ngày 27-2, tại TP Huế diễn ra phiên họp cấp cao về hợp tác liên kết phát triển du lịch ba tỉnh duyên hải miền trung: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, do Tổng cục Du lịch chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án "Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội" (gọi tắt là dự án EU, do Liên minh châu Âu tài trợ).

 

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả hợp tác và các hoạt động đã triển khai giữa ba Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế; tổ chức quản lý điểm đến đa thành phần và nguyên tắc hỗ trợ đối với mô hình liên kết vùng; hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại ba tỉnh trên nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả và tính bền vững; đồng thời thảo luận quy chế hoạt động của tổ chức quản lý điểm đến đa thành phần, về phát triển du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam dựa trên các nguyên tắc môi trường và xã hội. Kết thúc phiên họp, lãnh đạo ba tỉnh đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch, thúc đẩy tăng trưởng khu vực một cách bền vững.

PV


Liên kết phát triển du lịch ba tỉnh Duyên hải miền Trung

Tại phiên họp, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU, đã trình bày về hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại ba tỉnh Duyên hải miền Trung trên nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính bền vững.

Trong năm 2014, Dự án EU sẽ ưu tiên trong việc thiết lập diễn đàn tư vấn cho việc quản lý điểm đến. Ngoài ra, một loạt các hoạt động khác cũng được Dự án triển khai hỗ trợ các tỉnh như khảo sát nhu cầu khách du lịch; nghiên cứu về sản phẩm du lịch vùng để từ đó phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch và tiếp thị du lịch vùng; cải thiện và phát triển quan hệ đối thoại Công - Tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Theo Dự án EU, để hợp tác thành công, ba tỉnh cần tăng cường tính chủ động và cam kết trong việc triển khai các hoạt động. Thêm nữa, cần có sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ chế quản lý điểm đến thể hiện qua việc nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch tại địa phương.

Kết thúc phiên họp, ba tỉnh đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch, tạo cơ sở để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương và thúc đẩy tăng trưởng du lịch của khu vực một cách bền vững.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch tại khu vực Duyên hải miền Trung là mô hình thứ hai nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án sau khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2014, Dự án EU sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) và Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ)


Bà Nà Hills giảm giá đến 40% nhân ngày 8/3

Theo đó, chính sách giảm giá đặc biệt được áp dụng trong hai ngày Thứ Bảy (ngày 1/3/2014) và Chủ Nhật (2/3/2014) như lời tri ân sâu sắc đến với “một nửa của thế giới”.

Khu du lịch Bà Nà Hills áp dụng chính sách giảm giá đến 40% nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

Chính sách được đưa ra như là một cơ hội để đấng mày râu thể hiện sự quan tâm đến người phụ nữ mà mình yêu thương khi áp dụng Voucher trị giá 400.000 đồng bao gồm 1 vé cáp treo và 1 suất buffet trưa với tổng giá trị thực tế lên đến 680.000 đồng.

Mức giá được áp dụng cho người lớn hoặc trẻ em cao từ 1-1,3m, đặt trước ít nhất 2 ngày so với ngày sử dụng dịch vụ, thanh toán trước 100% bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trước khi sử dụng dịch vụ và mỗi voucher được quy đổi 1 lần. Để được tư vấn và đặt Voucher, du khách có thể đến Văn Phòng Bán hàng số 72 Nguyễn Chí Thanh (Đà Nẵng) để mua và được tư vấn.

Một góc khu du lịch tâm linh trên đinh Bà Nà

Được biết, ngoài các dịch vụ tham quan, thưởng lãm đã có trước đây như: Quảng Trường, Fantasy Park, hệ thống máng trượt, khu trưng bày tượng sáp… Đầu năm 2014, Khu du lịch Bà Nà Hills đã đưa vào hoạt động một loạt các công trình kiến trúc tâm linh như: Lầu chuông được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Phật với chiếc chuông đồng nặng 1 tấn được đúc ngay tại đỉnh thiêng Bà Nà; Tháp Linh Phong Tự cao 9 tầng trên đỉnh Bà Nà với mỗi tầng đều có 4 bộ chuông đồng được treo ở 4 góc; Nhà Bia với lối kiến trúc uy nghiêm, cổ kính với tấm bia đá lục lăng cao 1,8m bên trong cùng các bài thơ lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên của Bà Nà được chạm khắc tinh xảo.

Bửu Lân


Hợp tác liên kết phát triển du lịch ba tỉnh Duyên hải miền Trung



Trọng tâm của phiên họp bàn về phát triển Du lịch có Trách nhiệm ở Việt Nam dựa trên các nguyên tắc môi trường và xã hội. Đây là cơ hội để các đơn vị trong ngành du lịch ngồi lại với nhau nhằm hình thành định hướng cho các mục tiêu có trách nhiệm mà không làm ảnh hưởng tới môi trường vốn có đặc thù riêng và dễ bị tổn thương, cũng như tới sự toàn vẹn của nền văn hóa.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết “ba tỉnh Duyên hải miền Trung được xác định là một khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong Chiến lược và Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững”.

Tiếp theo, Trưởng ban Hợp tác và Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam bà Berenice Muraille đánh giá “Việt Nam đang cạnh tranh với nhiều điểm đến có sức hấp dẫn tương đương tại các nước láng giềng. Do đó điều quan trọng là phải có những biện pháp mang tính quyết định để tăng cường tính cạnh tranh. Tổ chức Quản lý Điểm đến đã chứng tỏ tầm quan trọng trong việc hỗ trợ du lịch phát triển, đặc biệt tại các điểm đến đang phát triển nơi mà du lịch đóng vai trò động lực cho nền kinh tế như tại khu vực Duyên hải miền Trung. Liên minh Châu Âu tin rằng phương pháp tiếp cận vùng được cải thiện sẽ khuyến khích du khách ở lại lâu hơn và sẽ còn quay lại. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì Tổ chức Quản lý Điểm đến cần có sự hợp tác thật sự và thực chất giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Cải thiện mối quan hệ hợp tác này là một thách thức, và đó là điều chúng tôi hy vọng sẽ đạt được với sự hỗ trợ của Dự án EU”.

Tại phiên họp, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU, đã trình bày về hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại ba tỉnh Duyên hải miền Trung trên nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính bền vững.

Trong năm 2014, Dự án EU sẽ ưu tiên trong việc thiết lập diễn đàn tư vấn cho việc quản lý điểm đến. Ngoài ra, một loạt các hoạt động khác cũng được Dự án triển khai hỗ trợ các tỉnh như khảo sát nhu cầu khách du lịch; nghiên cứu về sản phẩm du lịch vùng để từ đó phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch và tiếp thị du lịch vùng; cải thiện và phát triển quan hệ đối thoại Công - Tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Theo Dự án EU, để hợp tác thành công, ba tỉnh cần tăng cường tính chủ động và cam kết trong việc triển khai các hoạt động. Thêm nữa, cần có sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ chế quản lý điểm đến thể hiện qua việc nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch tại địa phương.

Kết thúc phiên họp, ba tỉnh đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch, tạo cơ sở để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương và thúc đẩy tăng trưởng du lịch của khu vực một cách bền vững.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch tại khu vực Duyên hải miền Trung là mô hình thứ hai nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án sau khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2014, Dự án EU sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) và Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ)./.

Thúng chai còn một chút này

Ông Phan Liêm (69 tuổi), một trong số ít người còn bám trụ với nghề đan thuyền thúng lý giải: "Tên gọi thúng chai, hoặc thúng rái bắt nguồn từ loại dầu rái dùng để quét trên bề mặt thúng, loại dầu này được lấy từ nhựa cây dầu rái trên núi". Học nghề từ cha mình, đến nay ông Liêm đã trải qua hơn 35 năm sóng gió với thúng chai. Tóc đã bạc và nước da đã ngả màu sương gió nhưng mỗi ngày từ tờ mờ sáng đã thấy bóng ông cùng con, cháu ra trại làm thúng. Ông thú thực: "Cha tôi học nghề ni ở Duy Xuyên rồi về đây hành nghề. Lúc trước nghề ni "thịnh" lắm, làm tối ngày nhưng vẫn không kịp giao cho khách. Tôi hay phụ giúp cha rồi cũng theo nghề ni lúc nào không hay. Và con cháu tôi bây giờ cũng "tập tành" theo nghề này. Nhưng hiện giờ làm để giữ nghề thôi".

 Vợ và con trai ông Liêm vót nan chuẩn bị cho "mẻ" thúng tiếp theo. 

Thúng chai ở Mân Thái có hai loại: loại hình tròn và loại hình hột xoài có gắn động cơ. Để cho ra đời một chiếc thúng hoàn chỉnh phải tiến hành các công đoạn từ chọn tre già tuổi (thường chọn tre đất thịt hơn tre đất cát bởi độ dẻo và bền cao hơn), chẻ tre, vót nan, đan thúng, tạo khung, uốn vành cho đến quét dầu và phơi khô 3, 4 lượt nắng. Để một chiếc thúng "xuất xưởng" cần thời gian khoảng 1 tuần, với những loại thúng lớn phải mất từ một đến 2 tháng mới hoàn thành. Ông Liêm giải thích: "Làm thúng khó nhất là công đoạn tạo khuôn và uốn vành. Một chiếc thuyền thúng thành phẩm phải chở được trên dưới 8 người, vì vậy phải tính toán rất tỉ mỉ, nếu làm to quá hay nhỏ quá đều không dùng được. Uốn cái ni chưa chắc kỹ sư, thợ cơ khí đã tính toán được đâu. Chỉ những người lâu năm trong nghề mới "xử lý" chính xác", ông Liêm tỏ vẻ hãnh diện về tay nghề.

Mặt trời lên quá đỉnh đầu, cũng là lúc con cháu ông Liêm kéo thúng ra bãi phơi. Anh Phan Văn Ánh (con trai ông Liêm) tiết lộ: "Để hoàn thành một chiếc thúng, yếu tố quan trọng nhất là phải quét một lớp phân bò trên bề mặt thúng đem phơi khô trước khi quét lớp dầu rái. Đây là kinh nghiệm cha ông truyền lại để trít các mạch đan không bị hở, làm tăng tuổi thọ cho thúng".

 Ông Phan Liêm thực hiện công đoạn cuối cùng của một chiếc thúng. 

Thông thường, một chiếc thúng rái cỡ nhỏ nhất được bán với giá khoảng 1 đến 2 triệu đồng, cỡ lớn hơn dao động từ 3 đến 6 triệu đồng. Đặc biệt với loại thúng hột xoài dùng gắn động cơ, thường đòi hỏi trải qua công đoạn phức tạp hơn, cũng như kích thước lớn hơn cho nên giá từ khoảng 10 triệu đồng trở lên. Thúng chai không chỉ được sử dụng ở trên địa bàn của Đà Nẵng, các vùng khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi mà còn được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài như Anh, Pháp, Australia... Tuy nhiên, không "vang tiếng" như chúng, những người thợ tạo ra chúng ngày càng "lênh đênh" với nghề, bởi vậy hiện ở Đà Nẵng số người còn bám trụ với nghề đan thuyền thúng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay.

Riêng ở Mân Thái, chỉ còn 2 trại làm thúng là gia đình ông Liêm và gia đình ông Bùi Tân (67 tuổi). Nghề đan thuyền thúng đứng trước nguy cơ bị mai một. Ông Liêm trải lòng: "Từ khi thuyền thúng bằng nhựa ra đời thì các đơn đặt hàng cũng giảm đi. Mỗi "mẻ" thúng gia đình chỉ dám làm từ 4 - 5 chiếc vì sợ... Không bán được. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu giờ cũng khan hiếm hơn xưa. Riêng phân bò mà đã phải về tận Hòa Vang mới có. Chưa kể đến việc lớp trẻ ngày nay chê công việc này cực nhọc, bỏ đi kiếm công việc khác".

Đã 4 đời nhà ông Liêm theo nghiệp đan thuyền thúng, nhờ nghề này mà ông xây được nhà và lo cho con cái ăn học. Đến nay, khi tuổi đã xế chiều, ông Liêm lại canh cánh sợ con cháu không thể sống nổi với nghề. Thi thoảng, gia đình ông cũng được đón những đoàn sinh viên hoặc khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Đây có thể nói là những tín hiệu vui, nhưng niềm vui ấy thoáng qua như cơn gió nhẹ, còn nỗi âu lo cho nghề truyền thống lụi tàn lại luôn hiển hiện như sóng biển trước mặt: thúng chai còn một chút này thôi sao?

  Hồng Phượng  


Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Đi chùa nét đẹp tâm linh đầu năm

  • Tin nổi bật
  • Tin đọc nhiều nhất
  • Nhiệt độ gia tăng nhanh, miền Bắc ấm áp hẳn

    Dân Việt - Do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh suy yếu, kết hợp với rìa xa vùng áp thấp nóng phía tây có xu hướng phát triển và mở rộng về phía miền Bắc, đẩy nhiệt độ Bắc Bộ gia tăng khá nhanh, tiết trời ấm áp hẳn.

  • CHUYỆN LẠ: Hành ra hoa… biến đổi khí hậu

    Dân Việt - Những ngày qua, nhiều người hiếu kỳ đến nhà ông Nguyễn Văn Tâm (xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) chiêm ngưỡng bụi hành củ (hành ta, giống địa phương) ra một chùm hoa trên đỉnh lá.

  • Đà Nẵng: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị cấm đường

    Dân Việt - Ngành giao thông vận tải TP.Đà Nẵng có lệnh cấm xe có tải trọng 3,5 tấn trở lên lưu thông trên các tuyến đường ở khu vực Hòa An, khiến cho hàng trăm doanh nghiệp (DN) bức xúc...

  • Chán David Moyes, Van Persie tính “bài chuồn” khỏi M.U

    Dân Việt - Quá chán nản với đấu pháp chiến thuật của ông thầy David Moyes, tiền đạo Robin van Persie đang lên kế hoạch “đào tẩu” khỏi M.U vào cuối mùa giải 2013-2014.

  • Mộc mạc mâm cỗ lá

    Dân Việt - Mỗi khi phải chạnh lòng nhắc đến một giá trị đạo đức bị sa sút, người Việt thường nói với nhau một câu cũ, từ ông bà xưa truyền lại: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

  • Fan M.U kêu gọi lãnh đạo đội bóng sa thải David Moyes

    Dân Việt - Mới đây, tờ Metro (Anh) đã tiến hành cuộc thăm dò dư luận với sự tham gia của hơn 5.000 CĐV M.U. Kết quả có tới 72,33% ủng hộ lãnh đạo Quỷ đỏ sa thải HLV David Moyes.

  • Cách phòng chống dịch cúm gia cầm

    Dân Việt - Bệnh cúm A/H5N1 ở người hay còn gọi là bệnh CGC do một loại virus có tên là cúm A/H5N1 gây ra. Virus này có thể sống trong phân các loài chim, gia cầm, thủy cầm ít nhất 35 ngày ở nhiệt độ 4 độ C, ít nhất 6 ngày ở nhiệt độ 37 độ C.

  • Mourinho lý giải nguyên nhân mất điểm của Chelsea

    Dân Việt - Jose Mourinho rằng, sự mệt mỏi của các cầu thủ trụ cột là nguyên nhân chính khiến Chelsea không thể giành chiến thắng trước Galatasaray trong trận lượt đi vòng knock-out Champions League diễn ra vào rạng sáng nay.

  • Vụ Rừng toàn cầu: Chần chừ, lúng túng trong xử lý

    Dân Việt - Kể từ khi thành lập cho đến nay, các công ty thuộc khối liên danh (KLD) rừng toàn cầu đứng đầu là Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Hiển Vinh (Công ty Hiển Vinh, trụ sở tại Khánh Hòa), đã có nhiều hành vi vi phạm luật nhưng chưa bị xử lý nghiêm.

  • Làm giàu từ nghề làm lờ cá

    Dân Việt - Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.