Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Du lịch vắng teo ngày Quốc du lich da nang khánh

 Dịp Quốc Khánh năm nay, tại Thừa Thiên -   huế   , Đà Nẵng, Vũng Tàu, lượng khách đều giảm nhẹ so với năm trước, bất chấp các hoạt động chào đón ngày 2/9 diễn ra vô cùng rầm rộ với thời gian nghỉ lên tới 3 ngày. 

Theo báo Pháp luật TP.HCM, lượng khách đến TP. Huế dịp lễ Quốc khánh 2/9 chỉ gần 50.000 người, trong đó có 37.000 khách đăng ký và 15.000 khách lẻ trong khi ước tính trước đó dự đoán lượng khách đến sẽ đạt gần 60.000 lượt. So với dịp này của các năm trước thì lượng khách năm nay giảm mạnh. Đặc biệt, số lượng khách ngoại tỉnh thấp chưa từng có.

Tại TP. Đà Nẵng, nhiều hoạt động lớn được tổ chức như cuộc thi thi marathon quốc tế, đầu bếp giỏi… nhưng tại các tuyến phố lớn như Bạch Đằng, Lê Duẩn, Trần Phú, Hùng Vương… vẫn vắng người, ít khách   du lịch   . Tại TP. Vũng Tàu, lượng khách cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, do lượng du khách tăng không đáng kể nên hầu như không có tình trạng kẹt xe ở các tuyến đường du lịch, các bãi đỗ xe cũng không quá tải. Tại các khu du lịch, công ty lữ hành, số lượng khách ngoại tỉnh giảm sút trong khi khách nội tỉnh tăng cao.

Theo báo Người lao động, tình trạng “cháy phòng” tại các khách sạn, nhà nghỉ ở Nha Trang, Đà Lạt cũng không xảy ra. Ở Nha Trang, khách sạn 3-5 sao chỉ đạt khoảng 80% công suất phòng còn khách sạn dưới 2 sao khoảng 60%-70%. Tại TP. Đà Lạt, do lượng khách giảm nên hệ thống khách sạn, nhà nghỉ vẫn còn phòng trống; giá phòng cũng không tăng giá so với thường ngày, chỉ khoảng 250.000-300.000 đồng/phòng 2 người/đêm và 400.000-500.000 đồng/phòng 4 người/đêm.

Nguyên nhân được cho do đợt nghỉ ngắn ngày và rơi vào mùa tựu trường. Song điều này là bất hợp lý, bởi từ khi định ngày 5/9 là ngày khai giảng đến nay, năm nào mà 2/9 chẳng gần ngày bước vào năm học mới! Hơn nữa, ngày Quốc khánh vốn chỉ diễn ra trong vòng một ngày đêm. Nhưng năm nay do 2/9 rơi vào thứ hai nên nghiễm nhiên phần lớn người lao động được nghỉ 3 ngày liền. Nếu viện vào lý do thời tiết cũng không có cơ sở bởi ngoại trừ miền Bắc nhiều nơi có mưa dầm dề song lượng mưa cũng không lớn thì thời tiết nhìn chung khá tốt, đặc biệt ở các vùng ven biển miền Trung thời tiết khá là hiền hòa.

Điều đó cho thấy, ngành du lịch Việt Nam vẫn cứ đùn đẩy lý do lên các điều kiện “không tưởng” để bào chữa cho sự yếu kém của mình đã dẫn đến “thất thoát” một lượng lớn khách du lịch. Chính sự phục vụ thiếu chuyên nghiệp, năm nào cũng phải nghe bài ca đã tăng cường chuyến mà không đủ phục vụ, rồi nạn chặt chém hét giá lên tới trời, nghĩ đến thôi cũng đủ đau đầu, trong khi những ngày nghỉ là khoảng lặng lý tưởng để con người có thể thư giãn và bắt đầu một tuần làm việc mới đầy hiệu quả. Nạn “hành xác” ngày nghỉ đã khiến nhiều người lựa chọn phượng tiện cá nhân như xe máy, ôtô 7 chỗ ngồi, đi theo nhóm bạn hoặc gia đình, đi về trong ngày, khiến cho các khách sạn, nhà nghỉ năm nay không còn được hoạt động hết công suất như mọi năm. Trong khi đó, ngành bán lẻ lại hết sức phấn khởi khi người dân nườm nượp đổ đến các siêu thị, đông đến độ có thể khiến cho các bà, các cô nhiều người mới bước chân vào những khu khổng lồ cũng phải mau chóng ra ngoài vì… ngộp thở. Âu cũng là điều hiển nhiên khi ngành du lịch vẫn chạy theo lối phát triển “chộp giật”, mạnh ai nấy làm.

Không có nhận xét nào: