Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Vì sao du lich da nang du khách đến Đà Nẵng dịp lễ 2/9 giảm?

 Mặc dù lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không tăng đến 40,5% nhưng vẫn không "cứu" được sự giảm sút tổng lượng khách đến tham quan,   du lịch   và lưu trú tại Đà Nẵng trong dịp lễ 2/9 vừa qua. Vì sao? 

 Khách quốc tế tăng không "cứu" nổi sự sụt giảm 

Ngày 5/9, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng đã có báo cáo chính thức về lượng khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn TP trong dịp lễ Quốc khánh vừa qua. Trong đó ghi nhận sự tăng cao đột biến của lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không!

Tuy luợng khách quốc tế gia tăng nhưng không "cứu" nổi sự sụt giảm tổng lượng du khách đến tham quan, du lịch, lưu trú tại Đà Nẵng trong dịp lễ 2/9 vừa qua (Ảnh: HC)

Theo thống kê, trong 4 ngày từ 30/8 - 2/9 đã có 3.020 lượt khách quốc tế, chủ yếu từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và một số TP của Trung Quốc đến Đà Nẵng bằng đường hàng không, tăng đến 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách quốc tế lưu trú tại Đà Nẵng trong dịp này đạt khoảng 7.500 lượt, tăng 18% so với cùng kỳ.

Giải thích về sự gia tăng này, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng cho hay: "Lịch bay của các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng chủ yếu vào các thứ 2, 6, 7 và Chủ nhật. Lịch bay này rất thuận tiện cho khách du lịch đến Đà Nẵng bằng đường hàng không với chương trình tour 4 ngày 3 đêm trong dịp lễ 2/9 vừa qua".

Tuy nhiên, cùng thời điểm lại chứng kiến sự giảm sút lượng khách lữ hành nội địa đến Đà Nẵng, chỉ đạt hơn 7.320 lượt, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2012. Số du khách nội địa lưu trú tại Đà Nẵng cũng giảm 22%, đạt 15.579 lượt. Do vậy, dù lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không tăng mạnh song tổng lượng khách đến Đà Nẵng tham quan, du lịch trong dịp lễ 2/9 vừa qua vẫn giảm 3,8 % so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 66.534 lượt; tổng lượng khách lưu trú cũng giảm 12,6%, đạt 22.579 lượt.

Giải thích về sự giảm sút lượng khách lữ hành nội địa, báo cáo của Sở VH-TT-DL Đà Nẵng cho rằng, do năm nay số ngày nghỉ lễ ít (3 ngày) và hiện khách có xu hướng đi lẻ tự đặt khách sạn, phương tiện vận chuyển nên lượng khách nội địa mà các công ty lữ hành đón có xu hướng giảm. Chỉ có một số công ty khai thác thị trường khách quốc tế và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài mới giữ được lượng khách tương đối ổn định.

Đối với sự sụt giảm lượng khách nội địa lưu trú trên địa bàn trong dịp lễ 2/9 vừa qua, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng cũng viện dẫn lý do số ngày nghỉ ngắn nên khách đi du lịch ít. Đồng thời đưa ra thêm lý do: "Sau đợt nghỉ hè, du khách vừa đi tour hè xong, thêm vào thời điểm mùa khai trường, học sinh đi học lại nên số lượng khách đi nghỉ lễ dịp 2/9 không lớn!".

Cách giải thích này xem ra chưa thật thuyết phục. Bởi mùa lễ quốc khánh năm nào cũng rơi vào thời điểm mùa tựu trường. Chưa kể số ngày nghỉ trong dịp lễ 2/9 năm nay vẫn bằng đúng với số ngày nghỉ lễ 2/9 năm ngoái là 3 ngày. Vậy tại sao Đà Nẵng lại sụt giảm so với chính mình trong việc thu hút khách nội địa trong dịp này, trong khi trên địa bàn vẫn diễn ra nhiều sự kiện khá hấp dẫn như cuộc thi Marathon quốc tế, thi đầu bếp giỏi...?

 Dấu hiệu của sự phát triển thiếu bền vững? 

Đáng quan tâm là trong các lý do giải thích sự sụt giảm khách nội địa lưu trú trong dịp lễ 2/9 vừa qua, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng còn cho hay: "Số khách sạn mới đi vào hoạt động tăng hơn 50 khách sạn với khoảng 1.500 phòng so với cùng kỳ năm 2012, trong đó có nhiều khách sạn mới quy mô 3 - 5 sao: Novotel DN, Olalani Resort (tương đương 5 sao), Eden Plaza (tương đương 4 sao), Phương Bắc (tương đương 4 sao) và các khách sạn tương đương 3 sao như White Snow, Orchid, DN Port… đang có chính sách giảm giá đặc biệt nhân dịp lễ 2/9 nên có sự chia sẻ thị trường và lượng khách".

Đây quả là điều rất lạ. Vì sao số lượng khách sạn tăng lên và đang áp dụng các chính sách giảm giá đặc biệt mà lại khiến lượng khách lưu trú giảm đi? Tuy nhiên, trước khi chờ Sở VH-TT-DL Đà Nẵng giải đáp cho sự mâu thuẫn này, người ta có thể thấy có dấu hiệu không ổn đối với ngành   du lịch đà nẵng   . Đó là, phải chăng sự phát triển ồ ạt các khách sạn lớn, nhỏ trên địa bàn trong thời gian qua đang dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu?

Như Infonet từng phản ánh, ngành du lịch Đà Nẵng đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực đạt chuẩn mà theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh thì đến năm 2015 có thể thiếu đến 20.000 người. Trong khi đó, các khách sạn lại cứ liên tục ra đời mà hầu như thiếu một sự quy hoạch chặt chẽ cho từng giai đoạn. Có phải do vậy mà chất lượng phục vụ tại các khách sạn không đạt được đúng như những "chuẩn sao" mà nó được gắn, khiến lượng khách lưu trú tại Đà Nẵng giảm sút?

Cần nhắc lại, tại cuộc họp hôm 31/7 công bố chương trình kích cầu năm 2013 của ngành du lịch Đà Nẵng, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Trịnh Bằng Có từng nêu rõ: "Nguồn cung của chúng ta đang thừa do sự ra đời hàng loạt dự án du lịch, dịch vụ. Nếu không tính đến việc chuẩn mực hóa các sản phẩm dịch vụ để tạo nên những thương hiệu đặc thù cho du lịch Đà Nẵng thì sự phát triển trong thời gian đến sẽ giảm dần".

Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Trần Chí Cường thừa nhận: "Điểm yếu của ngành du lịch Đà Nẵng là tính mùa vụ, từ tháng 9 - 12 là mùa thấp điểm trong khi thực chất đây lại là mùa cao điểm của khách quốc tế (nên sự gia tăng lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng dịp lễ 2/9 vừa qua là dễ hiểu - PV). Từ đó dẫn tới cảnh "no dồn, đói góp", lúc cao điểm thì thuê nhân công, sinh viên làm việc bán thời gian nhưng đến mùa thấp điểm lại phải cho nghỉ bớt...&Quot;.

Theo Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, sự sụt giảm tổng lượng khách trong dịp lễ 2/9 vừa qua là "không đáng kể". Tuy nhiên từ sự sụt giảm đó lại đặt ra rất nhiều câu hỏi mà tựu trung là đang cho thấy những dấu hiệu về sự phát triển thiếu bền vững của ngành du lịch TP này. Điều đó đòi hỏi Sở VH-TT-DL Đà Nẵng phải tìm ra những lời giải đúng bản chất vấn đề hơn là viện dẫn những lý do không thật thuyết phục như nêu trên.

HẢI CHÂU

Không có nhận xét nào: