Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Đà Nẵng mở tour "độc": Câu cá và ngắm thành phố về đêm

Tour “độc” này nằm trong chương trình  du lịch  hè 2013 do Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển  du lịch đà nẵng  (BQL) phối hợp với các công ty lữ hành tổ chức. Đây cũng là mô hình đầu tiên được thí điểm tại Đà Nẵng nhằm làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn các tour du lịch quanh bán đảo Sơn Trà, hứa hẹn sẽ thu hút khách với những sáng tạo mới lạ và độc đáo.

 

Một đêm làm ngư dân

Một ngày giữa tháng 5, vào tầm 3 giờ chiều, chiếc ô-tô bán tải dừng chân tại Trạm Biên phòng CT 15, đưa đoàn khảo sát ra chỗ neo đậu tàu. Nắng đã bắt đầu dịu nhẹ. Mọi người đều hồ hởi bởi đây là lần đầu tiên tham gia chuyến hành trình đặc biệt này.

Tàu của ngư dân Nguyễn Dinh mang tên Sơn Trà I nhổ neo, sau vòng dạo đầu qua bãi san hô ngầm Hòn Sụp được khoanh vùng bằng phao nổi, tiến thẳng ra Mũi Nghê để thả câu. Sóng biển lắc lư mạn tàu. Gió thổi vào lồng lộng, biển bao la mở ra trước mắt mọi người như tấm lụa xanh trải dài tít tận chân trời.

&Ldquo;Tàu chúng tôi trước đây là tàu cá chuyên đánh bắt hải sản gần bờ. Những năm gần đây làm ăn khó khăn, chúng tôi mạnh dạn chuyển sang làm du lịch. Lúc đầu còn nhiều bỡ ngỡ nhưng được BQL cùng Trung tâm Khuyến ngư nông-lâm thành phố hỗ trợ, chúng tôi hy vọng thời gian sắp tới, tour này sẽ được du khách đón nhận”, ông Dinh chia sẻ.

Chiều tối, nắng đã tắt hẳn, tàu neo lại tại Mũi Nghê, du khách bắt đầu thả câu. 90% du khách của chuyến đi là các “quý ông”, với đầy đủ những túi đồ nghề câu cá tốt nhất. Với họ, câu cá ban đêm thú vị hơn ban ngày vì được trải nghiệm làm ngư dân thực sự. Anh Dũng, một du khách trong đoàn chia sẻ: “Ban đêm thời tiết mát mẻ, lại được ngắm Sơn Trà và thành phố lung linh trong ánh điện, tôi thấy rất thú vị. Đi câu cá, câu mực đêm giúp tôi hiểu hơn về cuộc sống của những ngư dân vùng biển”.

Khoảng mươi phút thả câu, tiếng reo hò của một vài du khách vang lên khi có được những “chiến lợi phẩm” đầu tiên. Tuy chỉ là vài con cá nhỏ nhưng cũng làm du khách hài lòng. Sau buổi câu cá, một vài du khách thả mình trong dòng nước mát để tận hưởng hương vị biển.

Tầm tối, Đà Nẵng lên đèn, đường quanh Sơn Trà lung linh trong ánh điện. Trên nền biển đêm, một vài chiếc ghe câu mực của ngư dân chong đèn sáng choang bắt đầu một đêm mưu sinh đầy vất vả. Sóng biển nhấp nhô, lóe lên cùng ánh sáng đêm thành phố, đẹp mê hồn. Sơn Trà quả là đặc ân mà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Du khách cảm thấy lòng mình lắng lại, nghe tiếng biển đêm thở trong bình yên, tĩnh lặng mà thêm yêu cuộc sống.

Chuyến đi của chúng tôi còn có chương trình câu mực đêm, nhưng hôm nay gió lớn, thời tiết không thuận lợi nên khó tiếp tục hành trình. Dừng lại ăn tối tại khu resort bên bán đảo Sơn Trà, rồi giao lưu văn nghệ “cây nhà lá vườn”, du khách kết thúc cuộc hành trình thú vị này mà cảm giác còn lâng lâng.

 
Du khách thích thú với tour du lịch mới mẻ này

Sản phẩm  du lịch biển  độc đáo

Còn gì thú vị hơn khi giữa bốn bề biển khơi, du khách được thưởng thức món ăn đặc sản được chế biến từ thành quả sau một đêm đi câu cùng ngư dân. &Ldquo;Đây quả là một tour du lịch hấp dẫn không chỉ dành cho nam giới mà những phụ nữ như chúng tôi cũng cảm thấy rất hào hứng và thích mạo hiểm, khám phá”, chị Trân, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ.

Thật ra, hình thức du lịch này đã khá phổ biến ở một số tỉnh, thành ven biển, nhưng đây là lần đầu được thử nghiệm trong chương trình du lịch của Đà Nẵng. Anh Thái, một du khách đến từ Đà Nẵng tham gia chuyến đi bày tỏ: “Tuy là lần đầu thử nghiệm, song các thiết bị, phương tiện được chuẩn bị rất chu đáo, mình vô cùng thích thú với chuyến đi câu này, chỉ tiếc là chưa câu được cá to”.

Ông Dinh khá hứng thú với chương trình du lịch mới mẻ này, bởi “làm việc này có thu nhập ổn định mà lại vui, vì có nhiều bạn cùng ra khơi”. Ông cũng cho biết, trước đây, khi chưa có dịch vụ này, thỉnh thoảng cũng có người đến hỏi thuê ông lái tàu ra biển câu cá, nhưng vì sợ không bảo đảm an toàn, ông từ chối. &Ldquo;Giờ đây có mấy chú bên du lịch trang bị áo phao và nhân viên cứu hộ đầy đủ nên tôi rất sẵn sàng”, ông Dinh nói. Hiện nay có khoảng 5 tàu của ngư dân chuyển mô hình đánh bắt hải sản qua làm du lịch. Theo ông Dinh, sau khi tour đi vào hoạt động chính thức, dưới sự điều hành của BQL, các ông có cách làm chuyên nghiệp hơn, vừa phát triển du lịch bền vững, vừa bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy hải sản đặc trưng vùng bán đảo Sơn Trà.

Đi cùng chuyến “ra khơi” đầu tiên còn có một vài công ty lữ hành tham gia với mục đích khảo sát tính khả thi của tour du lịch mới này, nhằm quảng bá rộng rãi cho du khách. Ông Hồ Minh Phương, Trưởng BQL cho biết, sắp tới sẽ tổ chức họp bàn các phòng chuyên môn để sớm đưa tour du lịch này đi vào hoạt động quy cũ. Sẽ tăng cường quảng bá, cẩm nang du lịch để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho du khách tiếp cận. Được biết, giá mỗi khách đi tour này khoảng 300.000 đồng, nếu khách ăn tối cộng thêm 50.000 đồng cho một chuyến trải nghiệm câu cá, mực cùng ngư dân và ngắm thành phố về đêm từ giữa biển khơi.

HOÀNG HÂN - Báo Đà Nẵng

“Kho báu” giữa Sơn Trà

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (nằm trên bán đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) được biết đến không chỉ là nơi  du lịch  sinh thái lý tưởng của Đà Nẵng mà ở đây còn được xem là “vương quốc” của voọc chà vá chân nâu. Bởi trong khu bảo tồn thiên nhiên này quần thể voọc chà vá chân nâu đang sinh sống với số lượng nhiều nhất trên thế giới.

Voọc chà vá tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng)

Với đặc trưng 5 màu, voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi voọc ngũ sắc) được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. Loài này thuộc danh mục nhóm IIB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.

Anh Jonathan, nghiên cứu sinh người Mỹ, cho biết: Quả thật đây là kho báu của thế giới. Voọc chà vá chân nâu là linh trưởng quý hiếm, qua tìm hiểu tôi biết loài voọc này đang tồn tại một số nơi trên thế giới. Riêng ở bán đảo Sơn Trà được đánh giá có số lượng cá thể lớn nhất nên tôi quyết định chọn nơi đây để làm đề tài nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án tiến sĩ của mình. Khác với những đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây, tôi sẽ tập trung nghiên cứu quá trình sinh sống, ăn uống, hệ tiêu hóa của loài linh trưởng này. Tôi nghĩ đây sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp bảo vệ loài voọc này trên thế giới.

Loài voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà được phát hiện nghiên cứu từ năm 1969. Đến nay có ít nhất 5 đoàn nghiên cứu khảo sát thực địa để tìm hiểu sâu về loài linh trưởng quý hiếm đặc biệt này. Nhiều đoàn làm phim trong và ngoài nước cũng đã đến đây, vì vậy hình ảnh loài voọc chà vá chân nâu tại núi Sơn Trà đã được thế giới biết đến.

Nghiên cứu viên Nguyễn Ái Tâm, Trưởng phòng nghiên cứu Trung tâm đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt), cho biết: Qua nghiên cứu về tập tính và sinh hoạt hàng ngày của voọc, chúng tôi biết được chúng thường ăn ở theo từng gia đình. Chúng tôi đã theo sát một gia đình voọc gồm 5 con. Khoảng 6 giờ sáng, chúng thức dậy và đi ăn, thức ăn của chúng là quả sung, lá đa cùng nhiều loại lá cây khác tại bán đảo Sơn Trà. Khoảng 11 giờ chúng ngủ, đến 3 giờ chiều, trời mát chúng đi ăn lại.

Ở nước ta, lượng cá thể của loài này chiếm tới 83% số lượng voọc trên thế giới, với khoảng 530 cá thể, tập trung chủ yếu tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Theo số liệu khảo sát nghiên cứu, theo dõi của Tổ chức bảo tồn voọc chà vá quốc tế và theo các nghiên cứu được công bố mới nhất của nhiều chuyên gia trong nước cho thấy, trong khi loại linh trưởng này có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới thì tại bán đảo Sơn Trà đang phát triển ổn định. Đây là điều đáng mừng. Tiến sĩ Đinh Thị Phương Anh, Trưởng khoa Sinh - môi trường, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nói: Năm 1995, tôi may mắn trở thành người đầu tiên phát hiện nghiên cứu về loài linh trưởng này. Lúc đó, khoảng chừng 200 cá thể, nhưng bây giờ theo kết quả khảo sát nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cũng như nhiều chuyên gia động vật học khác, số lượng cá thể voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà đã tăng lên khoảng 350 cá thể. Đây là nơi có số lượng cá thể lớn nhất thế giới.

Được biết, từ năm 1995 trở về trước, tình trạng săn bắt, đặt bẫy thú, khai thác gỗ, đốt ong trên bán đảo Sơn Trà còn xảy ra nhiều, nguy cơ tuyệt chủng loại voọc này rất lớn, nhưng trong thời gian gần đây, với quyết tâm của chính quyền cũng như ngành lâm nghiệp TP Đà Nẵng, môi trường sinh sống của loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm này đã được bảo vệ. Những động thái tích cực đó phải kể đến việc ngành lâm nghiệp Đà Nẵng đã đầu tư hàng tỷ đồng để làm các cầu cây xanh bắc qua các đường công vụ để cho loài voọc có thể dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Bên cạnh đó, UBND TP Đà Nẵng cũng đã phê duyệt đề án “Bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” với kinh phí 40 tỷ đồng. Và mới đây nhất, địa phương này cũng đã ra quyết định dừng tour “bắn súng sơn” ở khu vực này nhằm tránh gây nên những tác hại đối với môi trường sống của các loại động thực vật nơi đây.

Tuy nhiên, để bảo vệ “báu vật” này, nhiều chuyên gia cho rằng: Ngoại trừ những tác động tiêu cực bất khả kháng từ phía thiên nhiên thì Đà Nẵng cũng như các tổ chức liên quan cần có chiến lược bảo tồn một cách bền vững hơn, từ việc ngăn chặn đánh bắt trái phép đến việc quy hoạch, khai thác du lịch trên bán đảo Sơn Trà.

 

 
 

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là một khu rừng nguyên sinh, tập hợp của một kho tàng sinh thái phong phú, đa dạng và sống động. Theo các nhà sinh thái học, hiện nay Sơn Trà có tất cả 287 loài thú, 106 loài chim, 15 loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo tồn, đặc biệt là voọc chà vá chân nâu.

 
 

NGUYỄN HÙNG

Đà Nẵng: Mở khóa đào tạo thị trường du lịch Hàn Quốc

Khóa học về thị trường  du lịch  Hàn Quốc do Tổng cục Du lịch phối hợp với Chi hội PATA Việt Nam và AKC tổ chức. Khóa học kéo dài trong 2 ngày (27 và 28/06) dành cho khoảng 50 học viên là các hướng dẫn viên, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Người học được đài thọ toàn bộ chi phí đào tạo và tài liệu.


 

 

 

Đây là một trong những khóa học chuyên sâu đầu tiên về Hàn Quốc – một trong những thị trường trọng điểm của  du lịch đà nẵng .

Năm 2012, số lượt khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng đạt 30.493 người, chiếm 4,8% tổng số khách quốc tế, tăng 18.900 lượt khách so với năm năm 2011. Có thể thấy việc Korean Air và Asiana Airlines mở hai đường bay trực tiếp Đà Nẵng – Seoul đã mang đến những thành công nhất định cho việc khai thác khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng.

Ngày 01/07/2013, Vietnam Airlines chính thức khai thác đường bay Đà Nẵng – Seoul với tần suất 3 chuyến/tuần vào các ngày thứ Hai, thứ Năm, thứ Bảy bằng máy bay Airbus A321./.

Cứu sống cháu bé 14 tháng tuổi rơi từ tầng 5 xuống đất

Trong lúc đang chơi chờ bố mẹ chuẩn bị hành lý để trả phòng sau chuyến  du lịch đà nẵng, cháu H bị rơi từ tầng 5 của khách sạn xuống sân gạch.

 

Sáng 28.6, BV Phụ sản-Nhi cho biết, sau gần 18 ngày được các BS BV tận tình cứu chữa và chăm sóc đặc biệt, sức khỏe cháu bé 14 tháng tuổi bị rơi từ tầng 5 của một khách sạn đã hồi phục bình thường.

Trước đó, 10h30 ngày 10.6, trong lúc đang chơi chờ bố mẹ chuẩn bị hành lý để trả phòng sau chuyến du lịch tại Đà Nẵng, cháu M.H.H, con của anh M. X.T. (30 tuổi, trú Nam Định) bị rơi từ tầng 5 của khách sạn C. (Đường Trần Hưng Đạo, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) xuống sân gạch.

Y, bác sỹ BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tích cực cứu chữa cho bệnh nhân.

Cháu H. Được đưa vào BV Đà Nẵng cấp cứu và được chẩn đoán đa chấn thương: sọ não, dập phổi phải, bụng, gãy hai chi dưới, hai xương đùi, bụng chướng, theo dõi chấn thương bụng kín... Do tình trạng chấn thương quá nặng cần điều trị chuyên sâu nên ngày 11.6, cháu H. Được chuyển qua BV Phụ sản- Nhi Đà Nẵng.

Với những phương án điều trị đặc biệt tối ưu cộng với yếu tố may mắn hy hữu nên 5 ngày sau cháu H. Đã dần hồi phục. Đến ngày 28.6, sức khỏe cháu H. Đã trở lại gần như bình thường, linh hoạt, tươi tỉnh.

Theo Công an Đà Nẵng

 

Chuyện hy hữu tại Đà Nẵng: Cứu sống cháu bé rơi từ tầng 5

Vợ chồng anh M.X.T (30 tuổi, trú Nam Định) đưa hai đứa con sinh đôi là M.H.L và M.H.H (14 tháng tuổi) cùng hai bà nội ngoại đi  du lịch đà nẵngđược năm hôm. Đến ngày chuẩn bị trả phòng ra sân bay thì gặp sự cố. Lúc đó khoảng 10 giờ 30 ngày 10-6-2013, trong lúc chuẩn bị đồ đạc, L. Được mẹ ôm, còn H. Đang chơi thì bỗng dưng bật chốt cửa sổ rồi rơi từ tầng 5 khách sạn C. (Trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Nẵng) xuống sân gạch khiến cháu hôn mê.



Ngay lập tức, H. Được đưa vào bệnh viện (BV) đa khoa Đà Nẵng cấp cứu, được chẩn đoán đa chấn thương: sọ não, dập phổi phải, bụng, gãy hai chi dưới, hai xương đùi, bụng chướng, theo dõi chấn thương bụng kín... Cháu H. Được điều trị một ngày, do bệnh tình quá nặng và cần điều trị chuyên sâu nên được chuyển viện qua BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng lúc 16 giờ ngày 11-6 trong tình trạng phải bóp bóng qua nội khí quản để thở.

Tại đây, H. Được đưa vào phòng điều trị đặc biệt. Các bác sĩ cho cháu thở máy, nuôi dưỡng, an thần, kháng sinh, hút dẫn lưu dịch màng phổi... Với những phương án điều trị đặc biệt tối ưu cộng với yếu tố may mắn, điều hy hữu đã đến khi sau năm ngày điều trị, H. Đã dần hồi phục trở lại. Các bác sĩ cai máy, cho H. Thở ôxi qua mũi để tiếp tục điều trị kháng sinh, dinh dưỡng... Hiện tại, đến ngày 25-6, H. Đã trở lại gần như bình thường, linh hoạt, tươi tỉnh, cháu có thể cầm bút, điện thoại để chơi. Khi chúng tôi chụp ảnh, H. Cứ cười đùa và đòi cầm bút quệt nguệch ngoạc trên cuốn vở. Được biết, H. Và L. Mới 9 - 10 tháng đã biết đi, 13 - 14 tháng mà mọc gần đủ răng, nói bi bô suốt ngày, hai cháu hễ nghe tiếng nhạc là đứng nhảy hết sức vui nhộn.

Theo một số bác sĩ thì trường hợp cháu H. Bị rơi từ tầng 5 xuống nền gạch, sau đó được cứu sống là một trong những trường hợp không chỉ hiếm gặp, hy hữu ở Việt Nam mà cả thế giới.

Anh M.X.T, bố cháu H., Vui mừng nói: “Tai nạn của con tôi khiến gia đình hết sức hoang mang, đau buồn. Nhưng nhờ các y bác sĩ của BV Phụ sản - Nhi, BV đa khoa Đà Nẵng, con tôi như được sinh ra lần thứ hai vậy. Ngoài ra, sau khi cháu gặp nạn, gia đình được khách sạn C. Và các cơ quan chức năng tận tình giúp đỡ. Chúng tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành nhất, đặc biệt đối với bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân - Phó giám đốc BV Phụ sản - Nhi và bác sĩ Lê Văn Đoan - Trưởng khoa Hồi sức Nhi”.

Vì một số nguyên nhân khách quan hiện tại và cả sau này của cháu H. Nên gia đình xin phép được giấu tên và không đăng ảnh, nhưng ai cần chia sẻ thông tin có thể gọi đến số điện thoại di động của anh T.: 0915579211.

Đoàn nghệ thuật Sachoom biểu diễn tại Đà Nẵng

Nằm trong một chuỗi các sự kiện trong dịp Đà Nẵng tổ chức chương trình Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2013, ngày 28.6, tại sân khấu Công viên Biển Đông, đoàn nghệ sĩ múa Sachoom Hàn Quốc lần đầu tham gia biểu diễn tại Đà Nẵng.

 
 

Chương trình do Sở VH-TT-du lịch đà nẵng, Sở Ngoại vụ Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức. Sachoom là một trong những đoàn nghệ sĩ múa nổi tiếng tại Hàn Quốc, đoàn đã được mời biểu diễn tại nhiều sự kiện lớn trên thế giới. Với sự sôi động, hấp dẫn và chuyên nghiệp, hy vọng sẽ mang đến cho người dân, du khách trong nước và nước ngoài một đêm biểu diễn hoành tráng đầy ý nghĩa.

Đ.G

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Miền Trung loay hoay tìm "đặc sản" du lịch

Vùng duyên hải miền Trung có đường bờ biển dài trên 1.400km, chiếm 43% bờ biển cả nước, thiên nhiên đã ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh như: Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, Ninh Chữ… được xếp hạng trên thế giới. Thế nhưng, miền Trung đang phát triển  du lịch  theo kiểu manh mún, mỗi địa phương làm theo một kiểu, chưa tạo ra sự đồng bộ, chưa có điểm nhấn "đặc sản"  du lịch miền trung , nhằm thu hút và "giữ chân" du khách trong và ngoài nước đến, ở lại lâu hơn.
Phát triển du lịch theo kiểu "hàng xén"
TS Trần Du Lịch đưa ra một ví dụ, ở In-đô-nê-xi-a có thiên đường du lịch Ba-li nổi tiếng thế giới, trở thành điểm nhấn của quốc gia có rất nhiều đảo. Hiện nay, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đang chuyển sang xây dựng du lịch ở hòn đảo Lâm-bóc, mặc dù ở đây có nhiều điều bất lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng, nhưng Chính phủ liên tục tổ chức những sự kiện tầm cỡ quốc gia, quốc tế trên hòn đảo này, nhằm quảng bá và thu hút du khách. &Quot;Việt Nam chúng ta tại sao không đưa những sự kiện lớn ở hai đầu đất nước (Hà Nội - TP Hồ Chí Minh) về miền Trung tổ chức? Xét về mặt cơ sở hạ tầng miền Trung như: TP Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... Đều đáp ứng được. Mỗi khi có một sự kiện lớn xảy ra, giới truyền thông toàn thế giới đổ về, họ đưa tin, bình luận sự kiện đó, cũng chính là quảng bá cho thương hiệu du lịch miền Trung. Đây là lý do nhiều điểm du lịch trên thế giới không đẹp như miền Trung, nhưng họ đã "biết cách" thu hút du khách, doanh thu lớn hơn ta gấp nhiều lần" - TS Lịch đặt vấn đề rất cụ thể, đòi hỏi các cơ quan quản lý tầm vĩ mô và mỗi địa phương cần nghiên cứu thực hiện.


Miền Trung có món du lịch bằng thúng chai.
Người làm du lịch chuyên nghiệp, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần trả lời sâu sắc 4 câu hỏi của khách du lịch: Du lịch ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? Mua gì mang về? "Làm phép so sánh 1.000 khách đến tham quan vịnh Hạ Long nhưng doanh thu không bằng 10 ông khách Nga ở lại miền Trung. Mình làm du lịch cái đích cuối cùng là bày cho họ, chỉ cho họ chỗ tiêu tiền thoải mái mà vẫn vui lòng. Nếu như mình không đáp ứng được cho họ, mình mất tiền đã đành, nhưng họ cũng chán mình, bỏ đi luôn" - Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nói ví von nhưng rất thực tế. Miền Trung có sân bay quốc tế Cam Ranh, mỗi tuần đón hàng chục chuyến bay trực tiếp từ Nga sang Khánh Hòa, từ đây khách sẽ "chẻ" đi các tỉnh lân cận. &Quot;Nếu chúng ta không có kế sách để cho dân du lịch Nga "chơi đẹp" thì ta cũng "thua đẹp" ngay trên dải đất miền Trung" - Ông Tuấn tỏ ra lo lắng kiểu làm du lịch hiện nay của các địa phương.
Lâu nay, ở miền Trung tự xưng có quá nhiều "cái tốt" và "cái nhất" nhưng chưa có cái gì, sản phẩm nào mang tính biểu tượng, đặc trưng cụ thể của vùng, miền, dẫn đến sức lan tỏa quảng bá ra thế giới không cao. PGS.TS Nguyễn Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương cho rằng: "Muốn kéo chân du khách đến và ở lại lâu ngày với miền Trung, các doanh nghiệp cần phải tạo ra những sản phẩm đặc thù gắn với từng địa phương. Mỗi sản phẩm phải đi theo những địa danh huyền thoại, những "cốt truyện" ly kỳ, hấp dẫn... Tất cả đều thương mại hóa, nhưng phải đẳng cấp du lịch. Chỉ cần một người khách mua 2 - 5 sản phẩm mang về nhà, thế là cả vùng bùng phát lên. Đừng phát triển du lịch theo kiểu "hàng xén", mỗi nơi làm một nhúm, mạnh ai nấy làm, xả rác vừa bãi, ăn xin, chèo kéo khách, làm giả thương hiệu của nhau... Những thứ này nó sẽ "giết" dần du lịch, nếu chính quyền không có biện pháp mạnh tay".
&Quot;Đánh" vào sở thích sẽ thắng to
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương - Trưởng ban Điều phối miền Trung so sánh ví von dải đất miền Trung giống như một cô gái rất xinh đẹp, cần phải chăm chút, bổ sung kiến thức, đi lại, ăn nói nhỏ nhẹ... Để đạt được đẳng cấp "hoa hậu". &Quot;Nhiều vùng biển miền Trung rất "ngon", nhưng tại sao thế giới ít về đây? Ví như ở Đu-bai cũng chỉ là vùng đất hoang sơ, họ xây những ngôi nhà chọc trời, rồi đặt cho cái tên ấn tượng "thiên đường mua sắm", du khách năm châu bốn biển tò mò đổ về đây để xem một lần cho biết. Chúng ta nhìn lại toàn vùng miền Trung còn rời rạc, chưa có gì hấp dẫn, đôi khi còn gặp nhiều chuyện bực dọc. Ví dụ, đi du lịch mà thức dậy từ 3 - 4 giờ sáng để đi máy bay từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến Bình Định. Du lịch gì mà mắt nhắm mắt mở thì còn đâu là thư giãn. Rồi nạn "chặt chém", giá các dịch vụ cao ngút trời, sẽ bị khách tẩy chay" - Ông Thanh chỉ ra một số vấn đề bất cập.
Muốn phát triển du lịch tốt, bền vững đòi hỏi người làm công tác quản lý, doanh nghiệp phải có cái tâm, cái tầm và tầm nhìn râu rộng. Câu chuyện phát triển khu du lịch Bà Nà trở thành điểm nhấn TP Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung là một ví dụ điển hình. Ông Nguyễn Bá Thanh, lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc bấy giờ đã có cách làm táo bạo: "Tôi nói anh em làm  du lịch đà nẵng  nghiên cứu làm cáp treo dưới chân tượng phật trên núi Bà Nà. Mấy ông trả lời ngay: "Lên đó dốc lắm, làm không được đâu".
Tôi hỏi: "Các ông chưa làm, sao biết dốc hay không dốc. Phải đi ra nước ngoài tìm mấy ông biết làm về đây nghiên cứu, họ sẽ nói cho mình nghe". Mấy ông châu Âu sang nghiên cứu và thi công xong đường cáp treo hoành tráng". Bây giờ nói, nghe có vẻ dễ dàng, nhưng lúc mới triển khai dự án, trong Thường vụ và UBND TP Đà Nẵng rất ít người đồng tình đầu tư tuyến cáp treo đầy tốn kém. Ông Bá Thanh bày mưu: "Tôi mời cả Ban Thường vụ thành phố trèo lên đỉnh núi Bà Nà họp, ông nào cũng tận mắt thấy thực địa đẹp, cảm nhận được không khí mát mẻ, thế là cả Ban Thường vụ đồng ý cho đầu tư. Lúc đầu ít người đi cáp treo vậy mà đến năm 2012 có hơn 800.000 lượt khách đến tham quan.
Tôi xin Chính phủ cho xây dựng sân gôn, nhà nghỉ, khu vui chơi ngay ở trên đỉnh núi... Dân Hàn Quốc vác gậy sang Bà Nà chơi giá còn rẻ hơn bên họ nhiều. Tôi bày mấy ông doanh nghiệp làm thêm mấy món thịt cầy nữa thì khách Hàn Quốc mê hồn luôn. Mình phải nghiên cứu kỹ lưỡng thú chơi và "đánh" vào sở thích của "những người có tiền”, sẽ thắng to...&Quot;

Hải Luận

Lên Bà Nà chơi máng trượt

Khu  du lịch bà nà hill vừa đưa vào hoạt động hệ thống máng trượt quy mô lớn, có đường trượt vòng xoáy kép nổi bật so với các hệ thống máng trượt khác tại Việt Nam (ảnh).


Máng trượt Bà Nà bao gồm hai tuyến trượt: Tuyến số 1 có độ dài đường trượt xuống 539 m, độ dài đường kéo lên 186m; Tuyến số 2 có độ dài đường trượt xuống 515m, độ dài đường kéo lên 179m. Cả hai tuyến đều có độ cao chênh lệch so với mặt đất là 47m. Hệ thống vận hành tối đa là 47 xe trượt. Tổng vốn đầu tư 60 tỉ đồng, được khởi công xây dựng vào đầu tháng 3.2013.
Sẽ vô cùng thú vị khi trượt xuống bằng hệ thống máng trượt inox qua nhiều chặng quanh co, khúc khuỷu. Vận tốc trượt xuống tối đa khoảng trên dưới 40km/giờ, nhưng nếu không thích chạy nhanh, người trượt có thể sử dụng hệ thống phanh tay để chủ động điều chỉnh tốc độ trượt. Với giá vé 50.000đ/1 lần trượt, hệ thống máng trượt mới đưa vào sử dụng đã thu hút khách du lịch muốn khám phá bản thân khi dành những ngày nghỉ đáng nhớ tại Bà Nà.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Thừa khách sạn, thiếu con người

TT - Một hội thảo về nhân lực  du lịch  ở Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp vừa được tổ chức mới đây tại TP thủ phủ miền Trung này. Đáng chú ý là ý kiến từ các khách sạn, resort, cơ sở đào tạo... Đều than vãn về sự bất hợp lý của nhân lực du lịch địa phương.

Ông Ngô Quang Vinh - giám đốc Sở VH-TT&DL Đà Nẵng - cho biết đến nay Đà Nẵng có 355 khách sạn với 11.447 phòng, trong đó có tám khách sạn 5 sao và tương đương. Dự tính đến năm 2015 Đà Nẵng có 429 khách sạn với 15.560 phòng. Thế nhưng theo thống kê, Đà Nẵng có hơn 13.900 lao động du lịch, trong đó chỉ có 40% người được đào tạo đúng chuyên môn. Đến năm 2015, ước tính Đà Nẵng cần thêm 20.000 lao động cho ngành du lịch. Trong khi hiện nay nhân lực mới đáp ứng 20% nhu cầu. Ông Nguyễn Văn An - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng - cũng băn khoăn vì năm trường CĐ chỉ đào tạo khoảng 800 lao động du lịch/năm, hệ trung cấp được hơn 1.000 người/năm.

Còn ông Huỳnh Tấn Vinh - chủ tịch Hiệp hội  du lịch đà nẵng  - cho rằng nhân lực du lịch hiện là một ngành rất “hot”, mức lương trung bình ở khách sạn 4-5 sao của Đà Nẵng vị trí trưởng bộ phận là 34 triệu đồng/tháng, trợ lý 11-17 triệu đồng/tháng, nhân viên hơn 4 triệu đồng/tháng. Vậy mà cũng tìm không ra người làm. Theo ông Vinh, mỗi năm số sinh viên tốt nghiệp chỉ đáp ứng 1/5 nhu cầu. Các sinh viên chủ yếu học hướng dẫn viên trong khi số này chỉ chiếm 5-10% kinh doanh của khách sạn, còn 70% là buồng phòng, đầu bếp, nhà hàng thì sinh viên lại theo học rất ít.

&Ldquo;Thiếu lao động được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, ngoại ngữ, các trường đào tạo thiếu thực hành, trong khi chúng ta phát triển, xây dựng khách sạn, resort quá “nóng”. Điều này chẳng khác gì sắm xe Rolls Royce nhưng để tài xế xe lam lái. Vậy càng nguy hiểm hơn, khách lên xe một lần và sẽ chẳng bao giờ trở lại” - ông Vinh nói.

Cũng theo đại diện các khách sạn, việc thiếu nhân lực và bùng nổ xây dựng các dự án du lịch đã đẩy đến việc cạnh tranh con người gay gắt làm chất lượng giảm sút. &Ldquo;Vừa rồi có khách sạn mới xây dựng đã rao giá 700 USD/tháng cho vị trí đầu bếp, trong khi lâu nay chỉ 500 USD, vậy là tạo ra giá trị ảo” - một ý kiến lo lắng.

Ông Đặng Phúc Sinh, hiệu trưởng Trường CĐ nghề Việt - Úc, lại chỉ ra một thực tế là chất lượng lao động du lịch đáng báo động. Số lao động sau khi được tuyển dụng đối với lĩnh vực lữ hành chỉ có 41,5% có thể sử dụng được ngay, khách sạn 62,6%, lĩnh vực nhà hàng chỉ có 28,8%...

Đại diện Trường CĐ nghề Việt - Úc cho rằng sự thiếu hụt nhân lực, giành giật lao động khiến bức tranh chất lượng du lịch Đà Nẵng đang xuống cấp. &Ldquo;Xét cho cùng, tất cả phụ thuộc chất lượng nguồn nhân lực” - ông Ngô Quang Vinh đúc kết. Theo ông, sắp tới Đà Nẵng sẽ đầu tư xây dựng trường CĐ nghề du lịch thành cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia và nâng cấp lên ĐH để đáp ứng nhu cầu nhân lực.

Còn ông Huỳnh Tấn Vinh cho rằng việc cần làm ngay là phải liên kết các trường đào tạo nghề du lịch để xây dựng mạng lưới cung cấp nhân lực. Khuyến khích các tổ chức quốc tế thành lập trường đào tạo du lịch tại Đà Nẵng. &Ldquo;Doanh nghiệp du lịch, nhà trường, hiệp hội du lịch, ngân hàng cần phải bắt tay nhau để đào tạo ra lao động làm được việc, chuyên nghiệp” - ông Vinh nhìn nhận.

Đại diện Trường CĐ nghề Việt - Úc cho rằng cần ứng dụng mô hình đào tạo thực nghiệm, khi đó sinh viên có 50% thời gian thực tập tại doanh nghiệp, giúp sinh viên ra trường sẽ làm ngay được việc. Ông Nguyễn Văn An cũng đề nghị các khách sạn cần đặt hàng với nhà trường để đào tạo. &Ldquo;Dự báo cả chi phí học nghề, ra trường thu nhập cao, hấp dẫn mới hút được người học” - ông An cho hay.

Khách đi tour nội địa tăng gấp 7 lần

(SGGPO).- Ông Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc Công ty  du lịch  Thế hệ trẻ, Phó Trưởng nhóm khuyến mãi kích cầu du lịch nội địa tại TPHCM cho biết, trong 2 tháng 5 và 6-2013 cả nhóm (11/12 doanh nghiệp) đã khai thác được 4.588 khách mua tour trọn gói và sử dụng vé máy bay khuyến mãi của Vietnam Airlines (VNA) theo chương trình kích cầu qua các tuyến điểm du lịch Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Hà Nội.

Mỹ Hạnh

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Bí thư bắt kẻ cướp giật vàng của khách du lịch



Khi phóng viên gọi cho Nguyễn Sự, ông Bí thư Thành ủy Hội An về thông tin "bắt cướp", Nguyễn Sự kêu trời "không có đâu, anh em ai thấy chả làm đừng có đưa báo làm gì".

Ông Bí thư nói, "bắt được cướp thật nhưng nó vứt mất cái dây chuyền đó đi rồi, chưa tìm thấy".

Ông Bí thư Nguyễn Sự tham gia bắt cướp


Hỏi ông sao biết trộm mà bắt, Nguyễn Sự tỏ ra rất sành sỏi: Mùa lễ hội bao giờ cũng là mùa làm ăn của bọn trộm cướp, chính vì vậy mà chuyện này đã được lực lượng an ninh chỉ đạo rất nghiêm.

Nên trong đêm ngày 22/6, khi đang chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự sự kiện tái hiện Đêm phố cổ đầu thế kỷ 20 phục vụ Festival Di sản Quảng Nam lần 5, phát hiện một thanh niên có biểu hiện nghi ngờ ông đã bám theo.

Khi thanh niên này thực hiện hành vi giật sợi dây chuyền vàng của một du khách thì đã bị Bí thư Nguyễn Sự tóm ngay tại trận. Tuy nhiên, khi bị phát hiện, tên cướp đã kịp vứt sợi dây chuyền để phi tang.

Đối tượng bị bắt khai tên Lưu Văn Khánh, 28 tuổi, trú phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Tiếp đó, Công an Hội An đã bắt thêm 3 nghi can cướp giật gồm Trần Bá Mười (trú Thốt Nốt, Cần Thơ), Phạm Thị Loan (ở Tam Nông, Đồng Tháp) và Trần Ngọc Đoan ( ngụ TP Hồ Chí Minh).

Xác định Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5 - 2013 là hoạt động có quy mô lớn, nhằm quảng bá tiềm năng  du lịch  kết hợp với những nét văn hóa đặc trưng vùng miền.

Lễ hội thu hút rất đông lượng khách quốc tế và trong nước tham gia với hoạt động của 30 đoàn nghệ thuật quốc tế, 73 ngoại giao đoàn...

Do vậy, công tác đảm bảo ANTT, an toàn xã hội được triển khai thực hiện rất nghiêm ngặt.

Hải An

 

Nguồn: baodatviet.Vn

Link: http://baodatviet.Vn/phap-luat/an-la-bon-phuong/201306/bi-thu-bat-ke-cuop-giat-vang-cua-khach-du-lich-2349269/

Khai mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013

Tối 22-6, tại Nhà hát Hội An (TP Hội An), UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và  du lịch  tổ chức Khai mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013.
Tiết mục nghệ thuật Cầu an nguyệt hạ tại Lễ khai mạc.
Dự lễ, có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trương Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đồng chí lãnh đạo đại diện các bộ, ban, ngành T.Ư và địa phương. Về phía khách quốc tế, có đồng chí Xổm-xa-vạt Lềnh-xa-vắt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào; bà I.Bô-cô-va, Tổng Giám đốc UNESCO và các Đại sứ, Tổng lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh nhấn mạnh: Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam và đặc trưng văn hóa Quảng Nam; quảng bá hình ảnh Việt Nam và tỉnh Quảng Nam đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V là những ngày hội của các di sản văn hóa thế giới các nước ASEAN và các di sản từ mọi miền đất nước Việt Nam. Đây là hoạt động Kỷ niệm 10 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, hướng tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Các hoạt động chính của Festival Di sản Quảng Nam lần này gồm: Triển lãm Không gian Di sản văn hóa Việt Nam và ASEAN; Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ III tại Việt Nam - Hội An 2013 và Chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ III. Trong dịp này còn diễn ra các hoạt động như: Giao lưu nghệ thuật các nước ASEAN - Hàn Quốc - Nhật Bản; Liên hoan nghệ thuật các dân tộc Việt Nam; các hội thảo quốc tế, quốc gia về bảo tồn di sản văn hóa, xúc tiến du lịch và thu hút đầu tư... Diễn ra trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 26-6.
Tại buổi lễ khai mạc, hàng nghìn người dân và du khách về dự đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc: Đất mặn tình quê - Ngày hội quê tôi... Do các ca sĩ, nghệ sĩ trong và ngoài nước trình diễn.਍
Thiếu nhi Việt Nam đoạt giải thưởng lớn thi tranh vẽ tại Nhật Bản
Cuộc thi "Ngày hội Nhật ký bằng tranh" của thiếu nhi châu Á Mitsubishi (2012 -2013), vừa diễn ra tại Nhật Bản, thí sinh Việt Nam đã đoạt Giải thưởng lớn cùng nhiều giải thưởng khác. Theo đó, Giải thưởng lớn (Grand Prix Award) thuộc về em Phan Hương Giang (Trường tiểu học Khương Thượng). Bên cạnh đó, thí sinh của Việt Nam còn đoạt các giải gồm: Giải thưởng của Ủy ban các vấn đề công cộng Mitsubishi; Giải thưởng của Liên đoàn quốc gia các
Hiệp hội UNESCO Nhật Bản; Giải thưởng của Liên đoàn châu Á - Thái Bình Dương các Hiệp hội và CLB UNESCO và Giải thưởng xuất sắc. Ngày hội "Nhật ký bằng tranh" của thiếu nhi châu Á lần này có 70.899 bộ tranh của 24 nước và vùng lãnh thổ tại khu vực châu Á gửi tham gia.
Thiếu nhi Việt Nam đoạt giải thưởng lớn thi tranh vẽ tại Nhật Bản
Cuộc thi "Ngày hội Nhật ký bằng tranh" của thiếu nhi châu Á Mitsubishi (2012 -2013), vừa diễn ra tại Nhật Bản, thí sinh Việt Nam đã đoạt Giải thưởng lớn cùng nhiều giải thưởng khác. Theo đó, Giải thưởng lớn (Grand Prix Award) thuộc về em Phan Hương Giang (Trường tiểu học Khương Thượng). Bên cạnh đó, thí sinh của Việt Nam còn đoạt các giải gồm: Giải thưởng của Ủy ban các vấn đề công cộng Mitsubishi; Giải thưởng của Liên đoàn quốc gia các
Hiệp hội UNESCO Nhật Bản; Giải thưởng của Liên đoàn châu Á - Thái Bình Dương các Hiệp hội và CLB UNESCO và Giải thưởng xuất sắc. Ngày hội "Nhật ký bằng tranh" của thiếu nhi châu Á lần này có 70.899 bộ tranh của 24 nước và vùng lãnh thổ tại khu vực châu Á gửi tham gia.
Trò chơi truyền hình "Vì bạn xứng đáng"
Từ ngày 23-6, gameshow truyền hình "Vì bạn xứng đáng" phát sóng trên VTV3 vào chủ nhật hằng tuần với phương châm "Cho đi là đáng quý". Đây là chương trình của Red Arrow Entertainment Group GmbH (Đức), được TV Media mua độc quyền, phối hợp với VTV, Công ty cổ phần Bibica sản xuất. Ở chương trình này người chơi không vì bản thân mà vì lợi ích của người khác. Người chơi có thể là người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, có thể là một người nổi tiếng cảm kích trước một câu chuyện cuộc đời của một người khác. Trong đó, có nhân vật là "người đặc biệt", đã có đóng góp cho xã hội, nhưng không may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt của gameshow này khi người chơi đã nỗ lực để chiến thắng thì "người đặc biệt" không hề biết gì. Và họ sẽ nhận được điều bất ngờ từ chương trình với món quà mà người chơi vừa giành được trao tặng. Sự bí mật là một phần quan trọng và là yếu tố hấp dẫn của chương trình.
Khởi động Năm du lịch Ma-lai-xi-a năm 2014 tại Việt Nam
Cục Xúc tiến Du lịch Ma-lai-xi-a và Đại sứ quán Ma-lai-xi-a tại Việt Nam vừa tổ chức sự kiện "Visit Malaysia 2014 Road Show" tại Hà Nội. Đây là hoạt động chuẩn bị cho Chiến dịch xúc tiến Năm Du lịch Ma-lai-xi-a 2014 tại Việt Nam. Hơn 200 đại biểu là các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển đã tham gia sự kiện này. Các đại biểu đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu các điểm đến mới của du lịch Ma-lai-xi-a; tìm hiểu các chính sách hỗ trợ du lịch của chính phủ Ma-lai-xi-a dành cho đối tác Việt Nam... Dự kiến, hai chương trình Roadshow tương tự cũng sẽ được tổ chức tại khách sạn Sài Gòn (ngày 20-6) và tại Hội An, Quảng Nam (ngày 22-6) để quảng bá cho các chương trình của Năm du lịch Ma-lai-xi-a 2014.
Cuộc thi Giọng hát vàng VOH lần thứ III năm 2013
Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh (VOH) vừa phát động cuộc thi Giọng hát vàng VOH lần thứ III năm 2013, nhằm phát hiện, bồi dưỡng những giọng ca mới cho làn sóng phát thanh và sân khấu ca nhạc thành phố, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho giới trẻ yêu thích ca nhạc. Cuộc thi diễn ra vào sáng chủ nhật hằng tuần, bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 12. Thí sinh có độ tuổi từ 16 đến 35 trong cả nước có thể đăng ký dự thi.

Thực thi bảo hộ quyền tác giả âm nhạc

Ngày 22-6, Sở Văn hóa, Thể thao và  du lịch đà nẵng, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chi nhánh phía nam phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai thực thi quyền tác giả âm nhạc, với sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các nhạc sĩ, những người chủ sở hữu quyền tác giả, các nhà khai thác sử dụng tác phẩm âm nhạc, các đơn vị doanh nghiệp, chủ nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP Đà Nẵng.

 

 

Hội nghị tập trung vào các nội dung: tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả... Qua đó, giúp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về Luật Sở hữu trí tuệ và quyền tác giả âm nhạc khi sử dụng tác phẩm âm nhạc dưới mọi hình thức.

Triển lãm "Hướng về biển, đảo Tổ quốc"

Từ ngày 19 đến 22-6, tại huyện Phú Vang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế phối hợp UBND huyện Phú Vang tổ chức triển lãm ảnh và pa-nô ảnh với chủ đề "Hướng về biển, đảo Tổ quốc", nhằm tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn huyện hãy chung tay giữ gìn biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Triển lãm trưng bày nhiều bức ảnh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; những bức tranh và pa-nô phản ánh cuộc sống sinh động của nhân dân trên các vùng biển, đảo của Việt Nam; vẻ đẹp, tiềm năng của thiên nhiên và con người trên vùng biển, đảo; hình ảnh làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các chiến sĩ Hải quân, những người tham gia hoạt động trên biển, giữ gìn trật tự, an ninh trên biển, đảo; tinh thần bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lòng tự hào dân tộc của mỗi người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Phát huy giá trị Di sản văn hóa đối với phát triển du lịch

Ngày 22-6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo "Phát huy giá trị Di sản văn hóa đối với phát triển du lịch - kinh nghiệm từ Hội An". Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị di sản của địa phương mình như ở Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long... Du lịch di sản văn hóa chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch ở Việt Nam, tạo doanh thu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tại các điểm di sản. Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác du lịch tại nhiều điểm di sản chưa thật sự hiệu quả, chưa tương xứng với giá trị của di sản. Nhiều kinh nghiệm trong bảo tồn, khai thác di sản văn hóa phố cổ Hội An đã được đề cập mang lại những bài học cho công tác khai thác du lịch di sản. Hội An được các tạp chí nước ngoài bình chọn là một trong 10 thành phố du lịch tốt nhất, điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á.

Khai mạc Giải vô địch xe đạp trẻ toàn quốc năm 2013

Chiều 22-6, tại tỉnh Hòa Bình diễn ra giải vô địch xe đạp trẻ toàn quốc năm 2013 với sự tham gia của 134 vận động viên của 13 đội đến từ các tỉnh, thành, đơn vị trên toàn quốc là: Vĩnh Long, An Giang, Sơn La, thành phố Hồ Chí Minh, Quân đội, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hà Nội, Bình Dương, Câu lạc bộ Đống Đa Hà Nội, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Theo đó, các vận động viên sẽ thi đấu ở nội dung cá nhân và đồng đội, lứa tuổi từ 16 trở xuống và lứa tuổi 17-18. Giải vô địch xe đạp trẻ toàn quốc năm 2013 thực hiện theo kế hoạch tổ chức thi đấu các môn thể thao trong năm 2013 của Việt Nam. Giải kết thúc vào ngày 29-6.

 

PV

Đảo Lý Sơn sẽ có resort?

(HQ Online)-​ Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, một số nhà đầu tư đang tính đến việc đầu tư một khu nghỉ dưỡng sinh thái trên đảo Lý Sơn.

Một góc huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Internet.

Theo nhận định của các chuyên gia của Viện Anh ngữ Đại học Đà Nẵng - Đại học Queensland và các nhà đầu tư, Lý Sơn là hòn đảo có tiềm năng lớn về  du lịch , nhất là có nhiều điều kiện để phát triển các môn thể thao dưới nước đang được du khách trong nước và quốc tế ưa chuộng như lặn, lướt sóng, chèo thuyền… Ngoài biển, Lý Sơn còn có núi lửa, có thể tổ chức hoạt động leo núi.

Bên cạnh đó, lợi thế tiềm năng khác của Lý Sơn là nằm giữa Đà Nẵng, Hội An (ở phía Bắc) và Nha Trang (ở phía Nam) là những thành phố du lịch được nhiều du khách quốc tế quan tâm, do đó, có thể phát triển loại hình du thuyền du lịch kết nối với các địa điểm trên.

Với những lợi thế trên, các nhà đầu tư bày tỏ mong muốn đầu tư phát triển du lịch ở Lý Sơn và Viện Anh ngữ Đại học Đà Nẵng sẽ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh.

​Ông Queenstin Derrick- Giám đốc viện Anh ngữ Đại học Đà Nẵng cho biết, ông đã đến nhiều nơi trên thế giới cũng như một số vùng đất ở Việt Nam, nhưng khi đến Lý Sơn, ông đã thực sự cảm thấy yêu thích hòn đảo này. Theo ông, đây là một hòn đảo có nhiều cảnh đẹp, có truyền thống văn hóa đặc sắc, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Ngay sau chuyến đi, ông đã thảo luận với các nhà đầu tư và đã hình thành nên ý tưởng xây dựng 1 khu resort nghỉ dưỡng tại hòn đảo này.

Trong buổi làm việc hôm 20-6, phía UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các nhà đầu tư có ý kiến chính thức bằng văn bản liên quan đến đề xuất này.

L.Bằng

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Giúp miền Trung quảng bá, kêu gọi đầu tư nước ngoài

Ngày 22-6, tại phố cổ Hội An (Quảng Nam), Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội nghị “Gặp gỡ Địa phương - Ngoại giao đoàn” với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Ngoại giao cùng 31 đại sứ, tổng lãnh sự, cán bộ phụ trách kinh tế - thương mại các nước và chín địa phương vùng duyên hải miền Trung.

 

Hội nghị nhằm hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp duyên hải miền Trung thiết lập kênh quảng bá tiềm năng, kêu gọi đầu tư thông qua các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Tại hội nghị, bàn về phát triển bền vững kinh tế - xã hội các tỉnh duyên hải miền Trung, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng để bảo đảm xây dựng quy hoạch phát triển hợp lý, tránh chồng chéo và cạnh tranh lẫn nhau. Các đại biểu cho rằng đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là những yếu tố không thể thỏa hiệp để đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Trong khi đánh giá cao những thành tựu phát triển và sự năng động của miền Trung trong thời gian qua, đặc biệt là những thành tựu trong việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, các đại biểu quốc tế cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích của các nước về phát triển bền vững, đưa ra những khuyến nghị cụ thể, thiết thực cho các địa phương.

Về phát triển văn hóa và  du lịch , hội nghị thống nhất khu vực miền Trung có nhiều tiềm năng về du lịch nghỉ dưỡng, tham quan biển, đảo, di sản văn hóa, di tích lịch sử độc đáo. Các đại biểu cho rằng Việt Nam cần nghiên cứu học tập kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước, đặc biệt các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhất là Việt Nam cần có chiến lược dài hạn về phát triển du lịch.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết: Hội nghị là một nỗ lực của Bộ Ngoại giao với mong muốn hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn với các địa phương trong việc triển khai chủ trương chủ động hội nhập quốc tế; giúp các tỉnh duyên hải miền Trung tiếp cận kinh nghiệm phát triển của các nước… Dự kiến hội nghị sẽ kết thúc ngày 24-6.

LÊ PHI

 

Chung tay khơi dậy tiềm năng “Đất phương Nam”

(HNM) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với những sản phẩm  du lịch  độc đáo, đa dạng như: Du lịch miệt vườn, du lịch tâm linh; tìm hiểu văn hóa Khmer, văn hóa khu vực hạ nguồn sông Mekong… tuy hấp dẫn nhưng lại chưa hẳn thu hút và níu giữ được đông đảo du khách gần xa. Trước thực tế trên, ngành du lịch ĐBSCL quyết định hợp tác với ngành du lịch Hà Nội để khai thác, phát huy tiềm năng ngành kinh tế mũi nhọn này.



&Quot;Mỏ" khách từ miền Bắc

ĐBSCL vốn có nhiều tuyến du lịch đặc biệt, như du lịch miệt vườn (ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang); du lịch mùa nước nổi (ở Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Đồng Tháp Mười); du lịch rừng ngập mặn và biển đảo (Bạc Liêu, Cà Mau, Phú Quốc); du lịch tâm linh, văn hóa Khmer… Đại diện Hiệp hội du lịch khu vực ĐBSCL cho biết, trung bình mỗi năm, nơi đây thu hút gần 20 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1,6 triệu lượt khách quốc tế.
Một cơ sở sản xuất bánh tráng ở điểm du lịch ĐBSCL.

Những năm gần đây, thị trường khách miền Bắc có vai trò quan trọng đối với vùng ĐBSCL bởi rất nhiều du khách mong muốn tận hưởng những giờ đi trên sông nước, dọc theo các nhánh sông Mekong. Đặc biệt, du khách rất ưa chuộng vào khu miệt vườn cây trái trĩu quả, tự tay hái, thưởng thức với mức giá "thiệt tình như nông dân", trò chuyện với những người làm vườn để hiểu thêm về đời sống người dân... Để thu hút du khách về với vùng sông nước ĐBSCL, ngành du lịch các tỉnh ĐBSCL và thành phố Hà Nội đã hợp tác, xúc tiến du lịch nhằm kích cầu lượng khách từ thị trường Hà Nội, các tỉnh phía Bắc đến với ĐBSCL và ngược lại.

Sự đổi mới thể hiện bằng việc vừa qua, 56 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng của 9 tỉnh ĐBSCL đã giới thiệu các sản phẩm du lịch kích cầu của mình với 150 doanh nghiệp du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn tại Thủ đô Hà Nội - một trong những điểm trung chuyển khách du lịch lớn nhất đất nước. Đây là bước tiến mới trong quảng bá, giới thiệu hình ảnh, điểm đến hấp dẫn tại ĐBSCL, hưởng ứng Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020 và Chương trình kích cầu du lịch 2013 của các tỉnh ĐBSCL.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines chi nhánh Cần Thơ cũng có kế hoạch giảm 38-58% giá vé máy bay tới các điểm du lịch. 24 khách sạn, 16 đơn vị lữ hành cùng 9 nhà hàng ở ĐBSCL cùng cam kết giảm giá dịch vụ 5-10%. Đặc biệt, khu nghỉ dưỡng Mekong Riverside đã đưa ra một chương trình khuyến mãi hấp dẫn với mức giảm giá lên tới 58%, tạo điều kiện cho du khách về với mảnh đất này. Ngoài việc kết nối với Hà Nội, các công ty du lịch của ĐBSCL còn phối hợp với doanh nghiệp du lịch, dịch vụ của Hải Phòng, Quảng Ninh nhằm xây dựng mạng lưới tour tuyến đón khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh vào ĐBSCL và ngược lại. Sau chương trình xúc tiến, một số hợp đồng cung cấp dịch vụ từ doanh nghiệp du lịch ĐBSCL đã được ký kết tại chỗ với các doanh nghiệp du lịch miền Bắc.

Xây dựng chiến lược phát triển bền vững

Mặc dù có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch nhưng hiện nay du lịch ĐBSCL vẫn chưa thực sự hấp dẫn du khách bởi sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lắp, chưa xây dựng được sản phẩm đặc trưng, độc đáo. Lĩnh vực du lịch sông nước và miệt vườn lâu nay luôn hút khách nhưng điệp khúc "lên xuồng, xuống ghe, vô vườn, nghe đờn ca tài tử" khiến du khách cảm thấy nhàm chán vì "đi một tỉnh là biết 13 tỉnh". Nguyên nhân là do các địa phương quen làm theo kiểu "chắp vá", "mạnh ai nấy làm", cách tổ chức giống nhau, không có sự đột phá về hình thức, quy mô.

Khắc phục những hạn chế trên, bên cạnh việc đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL, 5 tỉnh trong vùng gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau đã kết hợp xây dựng sản phẩm du lịch "Một điểm đến, bốn địa phương+" với các sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng địa phương. Sở VH,TT&DL, Trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch các tỉnh ĐBSCL đã giới thiệu một số sản phẩm du lịch đặc sắc hè năm 2013 để "níu chân" khách phía Bắc. Đó là tour "Về quê công tử Bạc Liêu - Đông Hải", tour "Theo dấu chân người tình Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Vườn quốc gia Tràm Chim" , tour "Trải nghiệm Đồng Tháp mỗi ngày một nghề", tour "Trải nghiệm Đồng Tháp mùa nước nổi"… Đặc biệt, tour Cần Thơ - Mỹ Khánh, du khách còn sử dụng dịch vụ vui chơi - giải trí - dã ngoại như dịch vụ câu cá sấu, massage cá, hay trò chơi đua heo, đua chó có thưởng, xiếc khỉ hay thử "Một ngày làm điền chủ"… Đại diện Công ty Du lịch Mỹ Khánh cho biết, khách các thành phố rất thích tour một ngày làm chủ điền, ban ngày đi tham quan chợ nổi Cái Răng, tham quan miệt vườn, buổi chiều đi tát nước, bắt cá, thưởng thức món nướng dân dã từ chính các sản phẩm do mình bắt được. Để kích cầu du lịch lâu dài, các tỉnh cũng đang tìm hướng liên kết xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch; khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Các tỉnh triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển du lịch, tập trung vào sản phẩm đặc trưng, không trùng lắp với địa phương khác nhằm tạo sự đa dạng, hấp dẫn đối với du khách.

Cùng với liên kết phát triển du lịch ở ĐBSCL, Hiệp hội Du lịch Hà Nội và Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2013, trong đó trọng tâm khai thác nguồn khách nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân du lịch trong nước. Hai hiệp hội thống nhất thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa 2013 với vé máy bay giảm giá của Vietnam Airlines, Vietjet Air trên hành trình TP Hồ Chí Minh - Hà Nội và ngược lại. Hai đơn vị cũng đã làm việc với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Sở VH,TT&DL các tỉnh, thành phố hai miền Nam - Bắc để vận động giảm giá các dịch vụ mặt đất. Trong đó, đề nghị các công ty lữ hành tham gia chương trình tour trọn gói khuyến mãi với tỷ lệ giảm giá ít nhất là 30%. Việc hai hiệp hội "bắt tay" thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa bằng những công việc cụ thể đã mở ra một hướng đi mới cho du lịch hai miền, tạo đà phát triển vững chắc cho du lịch Việt Nam.

Song song với phát triển du lịch, các tỉnh ĐBSCL còn phân phối hàng hóa, đặc sản tại Hà Nội. Nổi bật là tỉnh An Giang đã ký kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, trong đó cam kết đưa hàng hóa đặc sản của vùng miền tới nhân dân Thủ đô, trong đó chủ yếu là thủy hải sản, gạo. Các doanh nghiệp của Hà Nội và An Giang sẽ tổ chức bán hàng lưu động, tham gia các hội chợ; tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá; phân phối qua các chợ, siêu thị Hà Nội. Thỏa thuận ghi nhớ giữa các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà xuất khẩu của An Giang với một số nhà phân phối lớn của Hà Nội như: Hapro, Intimex, Fivimart, Lan Chi sẽ giúp đặc sản của tỉnh tiếp cận hệ thống phân phối, đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước trên địa bàn Thủ đô, các vùng lân cận nhanh chóng và rộng rãi hơn.

Các đại sứ gặp lãnh đạo 9 tỉnh miền Trung

Phát triển bền vững kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực,  du lịch ... Đó là những nội dung chính của cuộc gặp giữa lãnh đạo các địa phương 9 tỉnh thành miền Trung đặt ra với ngoại giao đoàn sáng nay (22/6) tại Hội An.

 

Cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa địa phương và ngoại giao đoàn với sự tham dự của 31 đại biểu là các đại sứ, tổng lãnh sự, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội đã xoay quanh vấn đề xúc tiến để phát triển kinh tế tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Ảnh: Vũ Trung

Đây là lần thứ hai chương trình "Gặp gỡ giữa địa phương và ngoại giao đoàn" được tổ chức, là một trong những sáng kiến của Bộ Ngoại giao với mong muốn hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn với các địa phương.

Giới thiệu với các nhà ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có vị trí chiến lược trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế.

Đây là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển và là trung điểm của trục kinh tế kết nối hai đầu của đất nước.

Các tỉnh duyên hải miền Trung có bờ biển dài với hệ thống các đô thị phân bố đều và nhiều cảng biển nước sâu. Đây là vùng đất có nguồn nhân lực dồi dào, có lợi thế và nhu cầu rất lớn về phát triển các ngành khai thác và chế biến nông lâm thủy sản, năng lượng sạch, hóa dầu, cơ khí chế tạo, phát triển cơ sở hạ tầng…

Điều đáng quan tâm nhất của vùng đất giàu tiềm năng này có đặc thù về tự nhiên, văn hóa và con người, có tiềm năng to lớn cả về du lịch nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa với những bãi biển đẹp nổi tiếng thế giới và nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận.

Vấn đề đặt ra là làm sao để phát huy được những lợi thế tiềm năng cũng như việc tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế để giúp các tỉnh thành khu vực duyên hải miền Trung mở cửa tiếp cận được với các nước trên thế giới.

Đồng thời tranh thủ sự trợ giúp cũng như học hỏi kinh nghiệm phát triển của các nước, tranh thủ nguồn lực, đầu tư từ bên ngoài cũng như quảng bá ra thế giới hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam nói chung và khu vực duyên hải miền Trung nói riêng. Đây là vấn đề lãnh đạo các địa phương đặt kỳ vọng vào các nhà ngoại giao.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh cho rằng vai trò của các nhà ngoại giao là không thể thiếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Quảng Nam nói riêng và các tỉnh thành khu vực nói chung mong muốn các nhà ngoại giao cùng sát cánh với lãnh đạo chính quyền địa phương để tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế bền vững.

Vũ Trung

Festival Di sản Quảng Nam: Sôi động trước giờ khai mạc

(VOV) - Đã có nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức cùng nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc diễn ra trước giờ khai mạc vào tối nay, 22/6.

Huyền ảo đêm phố cổ Hội An (ảnh minh họa: Hà Khánh)

Trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5 - 2013, ngày 22/6, tại Quảng Nam đã diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao như: Hoa hậu với Ngày hội  du lịch , Khai mạc giải bóng đá bãi biển toàn quốc tại TP Tam Kỳ; Công bố món ăn Mỳ Quảng xác lập kỷ lục châu Á và kỷ lục Việt Nam là bê thui Cầu Mống tại huyện Điện Bàn.

Trước giờ diễn ra lễ khai mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5-2013 vào 20h tối 22/6 sẽ là Carnaval đường phố “Sắc màu di sản Quảng Nam”.

Trước đó, sáng 22/6, hội nghị "Gặp gỡ giữa địa phương và Ngoại giao đoàn" được tổ chức thu hút gần 120 đại biểu tham dự, tập trung thảo luận 3 nội dung: Phát triển bền vững kinh tế- xã hội; Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực; Phát triển văn hóa và du lịch.

Tại hội nghị, các đại biểu khẳng định, khu vực duyên hải miền Trung có vị trí chiến lược và giàu tiềm năng với những nét đặc thù về tự nhiên, văn hóa và con người cũng như tiềm năng to lớn về du lịch với các di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Việc tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các tỉnh duyên hải miền Trung tiếp cận kinh nghiệm phát triển của các nước, tranh thủ nguồn lực, đầu tư từ bên ngoài cũng như quảng bá ra thế giới hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

&Ldquo;Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo của các địa phương Việt Nam tiếp cận với đoàn ngoại giao, với các vị Đại sứ. Qua đó có thể giới thiệu những thế mạnh, tiềm năng hợp tác, chính sách phát triển của địa phương mình, để làm sao chúng ta có thể phát huy tiềm năng hợp tác của mỗi bên, để cùng thúc đẩy hợp tác cùng có lợi”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định.

Cũng trong sáng 22/6, Hội thảo Phát huy giá trị di sản văn hóa đối với phát triển du lịch - kinh nghiệm từ Hội An cũng đã được tổ chức. Tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý di tích, di sản ở Trung ương và các tỉnh, thành phố nêu bật vai trò quan trọng của du lịch di sản văn hóa đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam, đặc biệt là các di sản có giá trị toàn cầu như phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, quần thể di tích cố đô Huế...

Theo đó, trong chuỗi các di sản văn hóa ở nước ta, phố cổ Hội An như một điểm sáng trong khai thác hiệu quả giá trị di sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Hội An nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung. Công tác bảo tồn được chú trọng, đặc biệt là từ khi phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đó là sự chung tay của cộng đồng cư dân phố cổ./.

Thúc đẩy kinh tế đối ngoại vùng duyên hải miền Trung

Ngày 22/6 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ giữa địa phương và ngoại giao đoàn” dành cho các địa phương duyên hải miền Trung nhân dịp “Festival di sản Quảng Nam lần thứ V 2013.&Rdquo;

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

[ Tích cực hỗ trợ phát triển mạnh kinh tế đối ngoại ]
Hội nghị lần này là sự kiện tiếp nối chương trình "Gặp gỡ giữa địa phương và ngoại giao đoàn" do Bộ Ngoại giao lần đầu tiên tổ chức vào tháng 4/2012 tại thành phố Cần Thơ, dành cho các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tham dự hội nghị, về phía Việt Nam có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, cùng nhiều lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, đại diện các sở, ban, ngành, doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung.
Về phía Ngoại giao đoàn, có gần 60 đại biểu bao gồm các vị Đại sứ, Đại biện, Tổng lãnh sự và quan chức ngoại giao của trên 40 quốc gia, đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Hội nghị đã dành trọn một ngày cho bốn phiên thảo luận, theo đó đại diện các địa phương duyên hải miền Trung và Đoàn ngoại giao đã cùng nhau đánh giá thực trạng, tìm hiểu về những khó khăn, thuận lợi, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi về những tiềm năng hợp tác trong phát triển kinh tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực và văn hóa  du lịch .
Hội nghị nhận định duyên hải miền Trung là khu vực có tiềm năng phát triển rất lớn và đa dạng, đặc biệt trong tài nguyên rừng, tài nguyên biển, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ. Xuất phát điểm hiện nay của miền Trung được coi là lợi thế khi có thể tiếp thu được nhiều kinh nghiệm phát triển của quốc tế, đồng thời cho phép xây dựng kế hoạch phát triển vùng tổng thể, trong đó đảm bảo tính kết nối, đồng bộ của toàn vùng và phát huy lợi thế của từng tỉnh.
Về phát triển bền vững kinh tế-xã hội, các đại biểu cho rằng trong điều kiện kinh tế thế giới đang diễn ra nhiều chuyển biến lớn, việc rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, điều chỉnh kế hoạch và xác định lại các dự án trọng điểm, đánh giá tiềm năng của mình và xác định các cơ hội nhằm tận dụng nguồn lực nước ngoài để bổ trợ cho nguồn lực trong nước là hết sức cần thiết.
Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng để bảo đảm xây dựng quy hoạch phát triển hợp lý, có sức lan tỏa, tránh chồng chéo và cạnh tranh lẫn nhau.
Các đại biểu cho rằng đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là những yếu tố không thể thỏa hiệp để đảm bảo phát triển bền vững kinh tế-xã hội, và để làm được điều này cần có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Trong khi đánh giá cao những thành tựu phát triển và sự năng động của miền Trung trong thời gian qua, đặc biệt là những thành tựu trong việc vượt qua qua những khó khăn do thiên tai gây ra, trong xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế, các đại biểu quốc tế cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích của các nước về phát triển bền vững, đưa ra những khuyến nghị cụ thể, thiết thực cho các địa phương.
Hội nghị thống nhất rằng Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng có nguồn nhân lực đông đảo, cần cù với chi phí cạnh tranh. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tác quốc tế, cần có sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc phát triển, đào tạo, quản lý và sử dụng lao động giữa các địa phương và phía nước ngoài; Nhà nước cần quan tâm thiết lập các trung tâm công nghệ cao để hỗ trợ cho sự phát triển của các địa phương.
Tại nội dung phát triển văn hóa và du lịch, Hội nghị đã cùng thống nhất khu vực miền Trung có nhiều tiềm năng về du lịch nghỉ dưỡng, tham quan biển đảo, di sản văn hóa, di tích lịch sử độc đáo. Các đại biểu cho rằng Việt Nam cần nghiên cứu học tập kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước, đặc biệt các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhất là Việt Nam cần có chiến lược dài hạn về phát triển du lịch.
Thông qua trao đổi, thảo luận, các địa phương khu vực miền Trung đã giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh đặc thù, các cơ hội hợp tác phát triển và kêu gọi đầu tư nước ngoài đồng thời, Hội nghị cũng là dịp để các nhà ngoại giao nước ngoài tại Việt nam hiểu rõ hơn về Việt Nam nói chung và các địa phương duyên hải miềng Trung nói riêng, từ đó làm tốt hơn chức năng “cầu nối” cho sự hợp tác giữa các nước và Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế hiệu quả của khu vực duyên hải miền Trung trong tương lai./.
(TTXVN)

Khai mạc Festival Di sản Quảng Nam lần V - 2013

Tối 22/6, tại Nhà hát Hội An, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa, Thể thao và  du lịch  tổ chức Lễ khai mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013.


Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Somsavad Lengsavath; Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova cùng nhiều vị Đại sứ, Tổng lãnh sự, đại diện các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; đại diện nhiều bộ, ngành ở trung ương, địa phương và đông đảo nhân dân tỉnh Quảng Nam và du khách trong ngoài nước.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh di sản văn hóa là kết quả của quá trình sáng tạo trong lịch sử nhân loại. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản là trách nhiệm to lớn của cộng đồng.
Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo, huy động các tổ chức, nhân dân cùng chung tay bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Cùng với Chính phủ và nhân dân cả nước, Quảng Nam đang nỗ lực chung tay bảo tồn, tu bổ di sản một cách có khoa học. Qua Festival lần này, hy vọng Việt Nam và ASEAN sẽ có tiếng nói chung trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Việt Nam cam kết thực hiện tốt Công ước UNESCO về bảo tồn văn hóa phi vật thể, đưa nội dung công ước đến từng địa phương, cộng đồng - chủ nhân di sản.
Phát biểu của bà Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova nêu rõ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 10 năm Công ước UNESCO về bảo tồn văn hóa phi vật thể (2003 - 2013); đây là thời khắc rất quan trọng đối với Việt Nam và UNESCO. Trong thời gian qua, Hội An là địa phương đã tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu đối với thế giới. Hãy cầu nguyện hòa bình cho khu vực, hòa bình cho thế giới.
Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013 diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh Quảng Nam như: Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, Tam Kỳ, Nam Giang, Phú Ninh và Đông Giang. Trong quá trình diễn ra Festival, tại Quảng Nam diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú về nội dung và hình thức, thu hút sự quan tâm của công chúng như: Chung kết hội thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam; Hội thi Hợp xướng quốc tế; Không gian di sản văn hóa Việt Nam và ASEAN; Diễn đàn đầu tư “Tăng trưởng xanh cho Quảng Nam”…
Với lợi thế là địa phương duy nhất trong cả nước có nhiều di sản thế giới như Đô thị cổ Hội An, Di sản Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới  cù lao chàm …, trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã có những bước tiến trên con đường bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản trên địa bàn. Đặc biệt, đô thị cổ Hội An đã được bình chọn là điểm đến yêu thích nhất thế giới.
Festival Di sản Quảng Nam lần này thể hiện sự tôn vinh những giá trị di sản ở Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Đây cũng là dịp để các địa phương, các Quốc gia trong khu vực có di sản đã được tôn vinh và sắp được tôn vinh cùng trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Từ đây, các địa phương, các nước có dịp quảng bá những nét đẹp về văn hóa vật thể, phi vật thể đến với đông đảo bạn bè thế giới.
Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013 diễn ra đến hết ngày 26/6./.
Nguyễn Sơn (TTXVN)