Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Thừa khách sạn, thiếu con người

TT - Một hội thảo về nhân lực  du lịch  ở Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp vừa được tổ chức mới đây tại TP thủ phủ miền Trung này. Đáng chú ý là ý kiến từ các khách sạn, resort, cơ sở đào tạo... Đều than vãn về sự bất hợp lý của nhân lực du lịch địa phương.

Ông Ngô Quang Vinh - giám đốc Sở VH-TT&DL Đà Nẵng - cho biết đến nay Đà Nẵng có 355 khách sạn với 11.447 phòng, trong đó có tám khách sạn 5 sao và tương đương. Dự tính đến năm 2015 Đà Nẵng có 429 khách sạn với 15.560 phòng. Thế nhưng theo thống kê, Đà Nẵng có hơn 13.900 lao động du lịch, trong đó chỉ có 40% người được đào tạo đúng chuyên môn. Đến năm 2015, ước tính Đà Nẵng cần thêm 20.000 lao động cho ngành du lịch. Trong khi hiện nay nhân lực mới đáp ứng 20% nhu cầu. Ông Nguyễn Văn An - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng - cũng băn khoăn vì năm trường CĐ chỉ đào tạo khoảng 800 lao động du lịch/năm, hệ trung cấp được hơn 1.000 người/năm.

Còn ông Huỳnh Tấn Vinh - chủ tịch Hiệp hội  du lịch đà nẵng  - cho rằng nhân lực du lịch hiện là một ngành rất “hot”, mức lương trung bình ở khách sạn 4-5 sao của Đà Nẵng vị trí trưởng bộ phận là 34 triệu đồng/tháng, trợ lý 11-17 triệu đồng/tháng, nhân viên hơn 4 triệu đồng/tháng. Vậy mà cũng tìm không ra người làm. Theo ông Vinh, mỗi năm số sinh viên tốt nghiệp chỉ đáp ứng 1/5 nhu cầu. Các sinh viên chủ yếu học hướng dẫn viên trong khi số này chỉ chiếm 5-10% kinh doanh của khách sạn, còn 70% là buồng phòng, đầu bếp, nhà hàng thì sinh viên lại theo học rất ít.

&Ldquo;Thiếu lao động được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, ngoại ngữ, các trường đào tạo thiếu thực hành, trong khi chúng ta phát triển, xây dựng khách sạn, resort quá “nóng”. Điều này chẳng khác gì sắm xe Rolls Royce nhưng để tài xế xe lam lái. Vậy càng nguy hiểm hơn, khách lên xe một lần và sẽ chẳng bao giờ trở lại” - ông Vinh nói.

Cũng theo đại diện các khách sạn, việc thiếu nhân lực và bùng nổ xây dựng các dự án du lịch đã đẩy đến việc cạnh tranh con người gay gắt làm chất lượng giảm sút. &Ldquo;Vừa rồi có khách sạn mới xây dựng đã rao giá 700 USD/tháng cho vị trí đầu bếp, trong khi lâu nay chỉ 500 USD, vậy là tạo ra giá trị ảo” - một ý kiến lo lắng.

Ông Đặng Phúc Sinh, hiệu trưởng Trường CĐ nghề Việt - Úc, lại chỉ ra một thực tế là chất lượng lao động du lịch đáng báo động. Số lao động sau khi được tuyển dụng đối với lĩnh vực lữ hành chỉ có 41,5% có thể sử dụng được ngay, khách sạn 62,6%, lĩnh vực nhà hàng chỉ có 28,8%...

Đại diện Trường CĐ nghề Việt - Úc cho rằng sự thiếu hụt nhân lực, giành giật lao động khiến bức tranh chất lượng du lịch Đà Nẵng đang xuống cấp. &Ldquo;Xét cho cùng, tất cả phụ thuộc chất lượng nguồn nhân lực” - ông Ngô Quang Vinh đúc kết. Theo ông, sắp tới Đà Nẵng sẽ đầu tư xây dựng trường CĐ nghề du lịch thành cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia và nâng cấp lên ĐH để đáp ứng nhu cầu nhân lực.

Còn ông Huỳnh Tấn Vinh cho rằng việc cần làm ngay là phải liên kết các trường đào tạo nghề du lịch để xây dựng mạng lưới cung cấp nhân lực. Khuyến khích các tổ chức quốc tế thành lập trường đào tạo du lịch tại Đà Nẵng. &Ldquo;Doanh nghiệp du lịch, nhà trường, hiệp hội du lịch, ngân hàng cần phải bắt tay nhau để đào tạo ra lao động làm được việc, chuyên nghiệp” - ông Vinh nhìn nhận.

Đại diện Trường CĐ nghề Việt - Úc cho rằng cần ứng dụng mô hình đào tạo thực nghiệm, khi đó sinh viên có 50% thời gian thực tập tại doanh nghiệp, giúp sinh viên ra trường sẽ làm ngay được việc. Ông Nguyễn Văn An cũng đề nghị các khách sạn cần đặt hàng với nhà trường để đào tạo. &Ldquo;Dự báo cả chi phí học nghề, ra trường thu nhập cao, hấp dẫn mới hút được người học” - ông An cho hay.

Không có nhận xét nào: