Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Cù Lao Chàm nâng chất lượng nhân lực phục vụ du lịch sinh thái

Canô cao tốc đưa du khách tham quan cù lao chàm. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)




Theo khảo sát năm 2005, khoảng 1/3 tổng số các chủ hộ gia đình ở Cù Lao Chàm có trình độ văn hóa cấp hai và khoảng 40% không được tiếp nhận một sự học vấn nào.

Hơn 30% vợ hoặc chồng của các chủ hộ gia đình này là mù chữ và khoảng chừng 25% có trình độ văn hóa cấp 2.

Ngoài học vấn, các trình độ nghề nghiệp khác như kinh nghiệm và kiến thức về đánh bắt hải sản là rất quan trọng đối với sinh kế tại Cù Lao Chàm.

Cải thiện năng lực quản lý và bảo vệ tài nguyên

Nắm bắt được những thuận lợi và hạn chế của nguồn lực này, ngay từ những ngày đầu, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tập trung vào việc nâng cao nhận thức và đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.

Trong thời gian từ năm 2003-2006, một chương trình nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường đã được tổ chức rộng rãi cho người làm công tác quản lý và cộng đồng của tỉnh, huyện, xã; 19 thành viên cấp thành phố và tỉnh tham gia năm chuyến tham quan khảo sát các mô hình và học tập trao đổi kinh nghiệm tại các khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, hội nghị bảo tồn quốc tế ở các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore, Anh, Trung Quốc và Australia.

Có 116 thành viên, trong đó bao gồm 40 cán bộ và 76 người dân địa phương tham quan học tập các mô hình bảo tồn trong nước.

Các điểm đến tham quan học tập trong nước là các khu bảo tồn Núi Chúa, Phong Nha-Kẻ Bàng, Phú Quốc, Côn Đảo, Vịnh Hạ Long, Cần Giờ, Hòn Mun, Rạng Trào, hội an, Mỹ Sơn và Huế.

800 người, trong đó gần 75% thành viên từ cộng đồng địa phương tham gia đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ thuật và ngành nghề hỗ trợ cho phát triển sinh kế với tổng số 29 khóa tập huấn tại Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian ba năm từ 2003-2006, đã có gần 2/3 tổng số dân cư trên đảo tham gia các hoạt động đào tạo và nâng cao nhận thức, cụ thể là có hơn 1.868 người lớn, trong đó có khoảng 50% là phụ nữ, 606 trẻ em tham gia.

Tại thành phố Hội An đã có gần 334 l ượt người tham dự các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn.

Từ năm 2006-2013, nguồn lực con người của cộng đồng Cù Lao Chàm được tiếp tục cải thiện và nâng cao thông qua các chương trình đào tạo và hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn sinh kế tại địa phương.

Nếu như trong giai đoạn từ 2003-2006, nguồn lực con người chủ yếu được tập trung vào sự hiểu biết về bảo tồn, lợi ích kinh tế, cũng như kiến thức về quản lý bảo tồn, thì trong giai đoạn 2006-2013, phần lớn đầu tư cụ thể vào học tập, chuyển giao các sinh kế mới và xây dựng các mô hình trình diễn nhằm gắn kết người dân tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái thông qua bảo tồn.

Hơn 60% số dân, khoảng 1.576 người tại Cù Lao Chàm ở độ tuổi 19-65, một nguồn lực rất tiềm năng cho lao động sản xuất. Dân cư Cù Lao Chàm được xem là một nguồn dân cư khỏe mạnh với bầu không khí trong lành, thức ăn đạm bạc và đầy ắp các hoạt động cơ bắp.

Tuy xuất phát điểm ban đầu của trình độ học vấn có thấp so với người dân những địa phương khác, nhưng nguồn lực con người khỏe mạnh của Cù Lao Chàm được liên tục đào tạo nâng cao năng lực đã sáng tạo và thích ứng với nhiều sinh kế mới gắn liền với hoạt động du lịch sinh thái tạo cơ hội nâng cao thu nhập và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Các sinh kế mới gắn liền với du lịch tại Cù Lao Chàm đó là nhà hàng tại các bãi biển; xe máy vận chuyển khách; nghỉ dưỡng tại hộ gia đình; vận chuyển khách bằng thuyền; bán hàng lưu niệm; bán thủy sản khô; làm bánh; bán thủy sản tươi sống; cửa hàng tổng hợp và lao động mùa vụ.

Tăng cường nguồn lực tài chính

Vào những năm xây dựng Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, khoảng chừng 67% tổng số hộ gia đình đã vay vốn từ các ch ương tr ình tín chấp tại địa phương, hội đoàn thể, hoặc người thân và bạn bè.

Các hộ gia đình này đã từng mong muốn có được sự tiếp cận tốt hơn đến nhiều nguồn tài chính và được vay nhiều tiền hơn.

Có 50% trong tổng các hộ gia đình vay vốn đầu tư vào ngư cụ, ghe thuyền đánh bắt và 40% vay vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất khác không phải thủy sản, như chăn nuôi hoặc mở hàng quán buôn bán.

Trong thời gian từ năm 2006-2013, nguồn lực tài chính đối với cộng đồng Cù Lao Chàm đã và đang được cải thiện với nhiều cách tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, hỗ trợ sinh kế LMPA (sinh kế cộng đồng trong và xung quanh các KBTB) và GEF (Quỹ Môi tr ường toàn cầu) với lãi suất ưu đãi, trong đó có 76 số hộ gia đình được vay 1,172 tỷ đồng từ nguồn LMPA, và 450 triệu đồng cho 45 hộ gia đình làm nghề khai thác cua đá.

Năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp đẵ đặt trạm giao dịch tại đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân vay và gửi tiền. Phần lớn nguồn lực tài chính của người dân tập trung vào đầu tư các trang thiết bị khai thác nguồn lợi biển như ghe, tàu, lưới đánh cá.

Gần đây hoạt động du lịch được nở rộ tại khu vực đảo, bà con còn tập trung đầu tư mở rộng homestay, nhà hàng, tàu chuyên chở khách du lịch.

Nguồn lực tài chính còn được biểu hiện thông qua thu nhập và sự đa dạng các nguồn thu nhập của cộng đồng, nhất là từ khi người dân đảo tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái.

Theo số liệu thống kê trong 10 năm qua, dân số tại Cù Lao Chàm không thay đổi lớn, tổng số dân trên dưới 2.500 người, đến nay thành phần nghề nghiệp đã thay đổi nhiều, nhất là các sinh kế mới ra đời cùng với sự phát triển của du lịch.

Năm 2005, số người già, trẻ em, nhân viên Nhà nước là 13,5%, người làm nghề làm biển là 35,75%, sinh viên 1%, nội trợ 13,75%, lao động phổ thông 4%, lao động nông nghiệp và rừng 7,25%, lao động làm thuê nghề biển 4,75%.

Ước tính hơn 740 người trong độ tuổi lao động chịu nhiều rủi ro và ít có cơ hội tạo thu nhập tại Cù Lao Chàm. Đến năm 2012, đã có 485 người trong số lao động này có hội tìm được việc làm tại địa phương từ 12 sinh kế mới theo các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái mang lại, với mức thu nhập trên 62 triệu đồng/ngày.

Với tốc độ phát triển du lịch như hiện nay, vào năm 2012-2013, trung bình một năm người dân tiếp đón du khách 10 tháng, mỗi tháng 30 ngày và như vậy cộng đồng Cù Lao Chàm có thể thu nhập thêm 18,6 tỷ đồng/năm, đó là chưa kể số thu từ nguồn phí tham quan lặn biển./.

Chia sẻ kỷ niệm du lịch Việt, nhận giải 30 triệu đồng

Bạn là người đam mê du lịch, từng được khám phá nhiều vùng đất khác nhau, bạn có những trải kỉ niệm về một vùng đất nào đó hay có những sự cố du lịch muốn chia sẻ với cộng đồng. Cuộc thi viết “Việt Nam diệu kỳ” là sân chơi lý tưởng dành cho bạn và những người cùng đam mê.

Hình ảnh người Pà Thẻn trong lễ hội nhảy lửa. Ảnh: Quốc Phương

Cuộc thi viết “Việt Nam diệu kỳ” do Zing.Vn tổ chức chính thức khởi động từ ngày 11/10/2014. Đây cũng là cơ hội để các bạn đem đến cho độc giả Zing.Vn những địa điểm, thông tin du lịch hữu ích, qua đó quảng bá được nét đẹp của các điểm đến trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đóng góp ý kiến để phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Giải thưởng của cuộc thi bao gồm:

- Giải nhất: 01 tour du lịch trị giá 30 triệu đồng cho hai người.

- Giải nhì: 02 voucher nghỉ 02 đêm tại Resort 4 sao ở Phan Thiết.

- Giải ba: 02 đêm tại khách sạn 3 sao Đà Nẵng và 01 tour cù lao chàm (01 ngày), thời hạn sử dụng hết tháng 02/2015.

- 15 giải tuần: 01 voucher nhà hàng và 01 vé hạng O xem À Ố show (trị giá 1.000.000 đồng/vé).

Với hình thức đơn giản là gửi bài viết, bộ ảnh hoặc đoạn video cho tòa soạn theo địa chỉ zingnews@zing.Vn, tất cả những ai yêu du lịch, ưa khám phá đều có thể tham dự cuộc thi.

Thời gian gửi bài dự thi từ 10/11/2014 đến hết ngày 15/12/2014. Để nắm rõ thông tin chi tiết bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY.

Cuộc thi "Việt Nam diệu kỳ" do Vietran Tour, Vietda Travel, Mộc Group, Công ty TNHH Truyền thông Nam Đình và Lang Pho Entertainment JSC tài trợ.

B.T.C

Trên 3 triệu lượt khách du lịch đến Đà Nẵng

Du khách đến thăm Bảo tàng Chămpa, TP Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh
Đáng chú ý là lượng khách Trung Quốc chiếm hơn 1/3 lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng trong 9 tháng qua. Bên cạnh đó, các tuyến bay, chuyến bay thuê tuyến nối Đà Nẵng với các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Côn Minh, Ma Cao... Tiếp tục được nối lại.

Cũng trong thời gian này, trên địa bàn có thêm 36 khách sạn được đưa vào hoạt động với gần 2.000 phòng, nâng tổng số khách sạn lên 427 cơ sở với 15.465 phòng, đáp ứng được nhu cầu phục vụ du khách từ bình dân đến trung, cao cấp.

Tính đến nay, Đà Nẵng có 71 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư 8,1 tỷ USD. Trong đó có 15 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD và 56 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn tương đương 6,5 tỷ USD.

Các sản phẩm du lịch, vui chơi giải trí mới được đưa vào hoạt động như Lễ hội hoa Bà Nà, xe lửa leo núi, tổ hợp vui chơi công nghệ cao tại Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort, vòng quay mặt trời (Sun Wheel)… đã làm tăng thêm sự lựa chọn cho du khách trong mùa du lịch biển.

Để hỗ trợ thêm nhiều tiện ích cho du khách khi đến Đà Nẵng, Sở VHTT&DL Thành phố đã đưa vào hoạt động quầy thông tin hỗ trợ du khách thứ 2 tại ga đến quốc tế sân bay Đà Nẵng; xây dựng Cổng thông tin du lịch đà nẵng và tái bản các ấn phẩm du lịch ...

Song song với công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng sản phẩm du lịch, việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được duy trì. Đặc biệt, các lực lượng chức năng đã kiên quyết xử lý tình trạng đeo bám, chèo kéo khách, nhất là trong các dịp lễ lớn và tại các khu vực trung tâm.

Hồng Hạnh

Du Lịch Việt - Top 10 công ty lữ hành hàng đầu

Đây là giải thưởng uy tín nhất nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, hàng không và các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng đầu Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực cho thành công của ngành du lịch năm 2013.
Tại buổi lễ, Công ty CP Truyền thông Du Lịch Việt – Viet Media Travel (Du Lịch Việt) đã vinh dự đón nhận giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2013, với các danh hiệu “Công ty Lữ hành Nội địa hàng đầu Việt Nam và Công ty Lữ hành Quốc tế hàng đầu đưa khách đi du lịch nước ngoài”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Du Lịch Việt đạt được giải thưởng cao quý này, trong đó từ vị trí thứ 6 thị trường outbound và vị trí thứ 8 thị trường nội địa, năm 2014 Du Lịch Việt đã có bước đột phá khi đứng vị trí thứ 3 trong 10 công ty lữ hành hàng đầu đưa khách đi du lịch nước ngoài và vị trí thứ 7 đưa khách đi du lịch trong nước. Phần thưởng này là sự ghi nhận và khích lệ, động viên đối với Du Lịch Việt vì đã nỗ lực, phấn đấu hết mình nhằm đón tiếp và phục vụ du khách tốt nhất trong thời gian qua.

Du Lịch Việt nhận giải thưởng outbound.

Nhân sự kiện này, Du Lịch Việt triển khai chương trình tri ân đến khách hàng đã luôn tin tưởng chọn Du Lịch Việt làm bạn đồng hành. Chương trình diễn ra từ ngày 1 - 5/10/2014 với 500 suất du lịch trong nước và nước ngoài có giá trọn gói ưu đãi lên đến 45% cùng nhiều quà tặng giá trị, cụ thể:
Chùm tour trong nước (tặng balô du lịch và voucher đăng ký dịch vụ free & easy trị giá 100.000 đồng): Đà Nẵng - Bà Nà - hội an - Huế 4 ngày, khách sạn 3,4 sao, giá 3.999.000 đồng (giá cũ 7.300.000 đồng); Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Thanh Địa La Vang - Động Thiên Đường 4 ngày, khách sạn 3 - 4 sao, giá 4.599.000 đồng (giá cũ 8.100.000 đồng); Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Thánh Địa La Vang - Động Thiên Đường 5 ngày, khách sạn 3 - 4 sao, giá 5.199.000 đồng (giá cũ 8.600.000 đồng); Phú Quốc Đảo Ngọc (tặng câu cá, ngắm san hô) 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 4.099.000 đồng (giá cũ 6.310.000 đồng); Hà Nội - Bái Đính - Tràng An - Yên Tử - Hạ Long 4 ngày, khách sạn 3 sao, giá 5.999.000 đồng (giá cũ 9.894.000 đồng); Hà Nội - Yên Tử - Hạ Long - Lào Cai - Sapa - Thác Bạc 5 ngày, khách sạn 3 sao, giá 7.799.000 đồng (giá cũ 11.894.000 đồng); Hà Nội - Bắc Kạn - Hồ Ba Bể - Cao Bằng - Thác Bản Giốc - Hang Pắc Pó - Lạng Sơn - Bắc Ninh 5 ngày, khách sạn 2,3 sao, giá 7.199.000 đồng (giá cũ 10.594.000 đồng); Hà Nội - Hà Giang - Quảng Bạ - Phố Cáo - Sủng Là - Lũng Cú - Mèo Vạc - Đền Hùng 5 ngày, khách sạn 2 - 3 sao, giá 6.999.000 đồng (giá cũ 10.494.000 đồng); Hà Nội - Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên - Sapa - Đền Hùng - Phú Thọ 6 ngày, khách sạn 2 - 3 sao, giá 7.999.000 đồng (giá cũ 11.494.000 đồng); Côn Đảo 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 5.899.000 đồng (giá cũ 6.399.000 đồng); Nha Trang – Vinpearl Land - Bãi Dài - Du Ngoạn 4 Đảo 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 2.299.000 đồng (giá cũ 3.399.000 đồng); Đà Lạt – Langbiang - Làng Hoa - Thiền Viện Trúc Lâm 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 1.799.000 đồng (giá cũ 2.999.000 đồng); Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư 2 ngày, khách sạn 3 sao, giá 1.599.000 đồng (giá cũ 2.199.000 đồng); Mỹ Tho - Cần Thơ - Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư 3 ngày, khách sạn 3 sao, giá 2.499.000 đồng (giá cũ 2.999.000 đồng).
Chùm tour nước ngoài: Singapore 4 ngày, giá 7.999.000 đồng (giá cũ 8.599.000 đồng); Singapore – Malaysia 6 ngày, giá 9.999.000 đồng (giá cũ 10.499.000 đồng); Hàn Quốc 5 ngày, giá 18.990.000 đồng (giá cũ 19.990.000 đồng); Thái Lan 5 ngày, giá 5.499.000 đồng (giá cũ 5.999.000 đồng); Malaysia 4 ngày, giá 6.690.000 đồng (giá cũ 8.699.000 đồng); Campuchia - Siem Reap – Phnompenh 4 ngày, giá 2.899.000 đồng (giá cũ 3.350.000 đồng); Campuchia - Bokor – Sihanouville 4 ngày, giá 2.999.000 đồng (giá cũ 3.650.000 đồng); Trung Quốc 7 ngày, giá 14.799.000 đồng (giá cũ 16.899.000 đồng); Hồng Kông – Trung Quốc 5 ngày, giá 12.799.000 đồng (giá cũ 15.900.000 đồng); Nhật Bản 6 ngày, giá 33.999.000 đồng (giá cũ 38.499.000 đồng); Du lịch Mỹ: New York – Philadelphia – Thủ đô Washington – Los Angeles – Las Vegas 10 ngày, giá 67.500.000 đồng (giá cũ 79.900.000 đồng), tặng sim Mỹ trị giá 1,5 triệu đồng: miễn phí các cuộc gọi trong nước Mỹ, miễn phí gửi tin nhắn về Việt Nam; Pháp - Bỉ - Hà Lan - Đức 9 ngày, giá 57.500.000 đồng (giá cũ 63.900.000 đồng); Pháp - Thụy Sĩ - Ý 11 ngày, giá 76.900.000 đồng (giá cũ 83.900.000 đồng), tặng show trình diễn nghệ thuật đặc sắc tại Paris trị giá 2 triệu đồng; Du lịch Úc: Melbourne – Sydney 7 ngày, giá 50.900.000 đồng (giá cũ 57.900.000 đồng), tặng travel sim Úc trị giá 1 triệu đồng.

Di sản không thể nằm trên giấy!



- Theo luật thì không được xây dựng công trình nào, thưa ông?

- Tất nhiên không được can thiệp thô bạo nhưng phải có quy trình tính toán các yếu tố, làm thế nào đáp ứng được việc bảo tồn là trên hết và tìm cách phát huy nó.
 


Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh

- Nhiều chuyên gia nói, nếu xây cáp thì giao cho một công ty quản lý và sẽ có thu phí?

- Vấn đề không phải giao cho ai mà là cách thức quản lý, điều hành. Không phải công ty họ quản lý là họ khai thác triệt để, tối đa, bất chấp lợi ích của quốc gia.

Trước đây, Khu du lịch bà nà - Núi Chúa gặp hai vấn đề: thứ nhất phải chặt cây, thứ hai đường lên trắc trở, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Lúc ấy chỉ nghĩ đến phương án làm cáp treo thì họ mới lên đỉnh núi và tham quan các nơi được. Khi làm cáp treo, yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ cảnh quan môi trường. Và thực tế người dân vẫn tiếp cận được ở đỉnh Bà Nà, vui chơi giải trí, thưởng ngoạn cảnh vật mà không bị ảnh hưởng môi trường.

- Nhưng Sơn Đoòng không giống Bà Nà?

- Trường hợp Sơn Đoòng lại khác, cần tính toán kỹ.

- Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc xây cáp treo lên hang?

- Tất cả ý kiến chuyên gia đưa ra cảnh báo phải tập hợp lại, Bộ cùng với tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm phân tích, đánh giá cái gì hại, cái gì lợi và chọn phương án tối ưu để xử lý vấn đề.

- Xin cảm ơn ông!

Phan Thanh Bình - Thảo Trang tình tứ trong chuyến du lịch

Phan Thanh Bình và vợ con đang có chuyến du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Tối 17/10, tiền đạo nổi tiếng một thời đã tổ chức tiệc sinh nhật ấm cúng cho bà xã.
Trên trang cá nhân, Thảo Trang viết: "Cảm ơn ông xã vì tối nay đã làm cho em thật sự bất ngờ và hạnh phúc". Dòng chia sẻ cùng hình ảnh hạnh phúc của nữ người mẫu trên trang cá nhận nhận được sự quan tâm từ bạn bè.
Thảo Trang và con gái 4 tuổi thổi nến mừng sinh nhật mẹ. Mặc dù không còn ở thời kỳ đỉnh cao nhưng chuyện riêng tư của cựu tiền đạo vẫn được khán giả quan tâm theo dõi.
Thảo Trang diện đầm trẻ trung khoe đôi chân dài gợi cảm. Cô c hụp hình bên cạnh những lời chúc ngọt ngào của chồng: "Anh chúc bà xã một ngày sinh nhật vui vẻ, hạnh phúc em yêu".
Có gần chục năm yêu nhau và lấy nhau nhưng vợ chồng Phan Thanh Bình và Thảo Trang luôn tình cảm như ngày đầu. Khi chồng thi đấu xa nhà, nữ diễn viên Trở về 3 thường xuyên chia sẻ sự nhớ nhung chồng trên trang cá nhân.
Bộ phim Trở về 3 của đạo diễn Việt Trinh có sự tham gia của cặp vợ chồng cầu thủ - người mẫu nhận được những phản hồi tích cực. Dù lần đầu tiên diễn trước ống kinh nhưng Phan Thanh Bình diễn tự nhiên và nhập vai khá tốt.
Sau một thời gian bận rôn với công việc thi đấu, đóng phim, vợ chồng Phan Thanh Bình quyết định đi Đà Nẵng nghỉ ngơi, thay đổi không khí để nạp năng lực thực hiện những kế hoạch mới.
Cặp đôi ngồi cáp treo thăm thú Bà Nà. Sau khi tham gia Bước nhảy hoàn vũ, Phan Thanh Bình tập trung thi đấu tại An Giang, trong khi đó, bà xã Thảo Trang bận rộn với việc kinh doanh thời trang.
Sau mùa giải 2014, câu lạc bộ cũ của Phan Thanh Bình giải thể. Hiện anh chưa về đội nào mà tranh thủ đi học bằng huấn luyện viên trong lúc chờ hợp đồng mới.
Phan Thanh Bình từng chia sẻ, anh yêu sự thẳng thắn và hài hước của vợ. Trong khi đó, Thảo Trang lại hài lòng sự chung thủy và tin tưởng vợ của chồng mình. Phan Thanh Bình cũng luôn ủng hộ những đam mê của cô. Khi cô thất bại, anh luôn bên cạnh động viên khiến Thảo Trang vững bước.
Hình ảnh hạnh phúc của vợ chồng Phan Thanh Bình tại Bà Nà, Đà Nẵng.

Việt Nguyễn

Bà Nà Hills tặng hoa hồng cho du khách nữ nhân ngày 20-10

 

Có thể dễ dàng cảm nhận được niềm hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt của những du khách ghé thăm Bà Nà hôm nay, đặc biệt là các du khách nữ. Không chỉ phụ nữ Việt Nam và có rất nhiều du khách quốc tế đã hào hứng và xúc động khi được giải thích hôm nay là ngày Phụ Nữ Việt Nam và những đóa hoa này là dành cho họ.

Phái đẹp hôm nay đến với bà nà hills ai cũng rạng ngời, hạnh phúc. Cô Hải, đến từ Hà Nội cho biết: “Đây là ngày 20/10 hạnh phúc nhất của cô từ trước đến giờ, bởi cô được đón ngày vui này bên bà, bên mẹ của mình tại Bà Nà Hills. Cô đến Bà Nà Hills nhiều lần nhưng mẹ và bà thì đây là lần đầu tiên”.

Cô chia sẻ thêm: Các chàng trai Bà Nà Hills là những người đầu tiên hôm nay chúc mừng cô nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam, vì thế chuyến đi này sẽ là kỷ niệm khó quên đối với những người phụ nữ trong cả gia đình…

Cùng với món quà tinh thần này, Bà Nà Hills còn thiết kế tour “Tri ân khách hàng nữ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam”, chương trình áp dụng từ ngày 18 đến 26/10. Tour bao gồm chương trình tham quan, ăn uống, lưu trú dành cho 2 khách.

Xuân Đương

Vòng quanh Đông Nam Á qua các bảo tàng sáp

Với hàng loạt những bức tượng sáp là bản sao gần như hoàn chỉnh của những chính trị gia, nghệ sĩ, vận động viên, diễn viên điện ảnh nổi tiếng… trên khắp thế giới, các bảo tàng tượng sáp luôn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Thái Lan

Nằm ở tầng 6 của tòa nhà Siam Discovery, trung tâm Bangkok, bảo tàng sáp Madam Tussauds tại Thái Lan là bảo tàng thứ 10 trong hệ thống Madame Tussauds trên toàn thế giới, là bảo tàng thứ 3 của châu Á và đầu tiên tại Đông Nam Á. Nơi đây trưng bày hình ảnh làm bằng tượng sáp sống động như thật của hơn 70 nhân vật nổi tiếng trên thế giới.

Bà Marie Tussaud, người sáng lập ra bảo tàng sáp Madam Tussauds, đã phát triển loại hình nghệ thuật này bằng việc mở ra một bảo tàng sáp đầu tiên tại London, từ đó bảo tàng có sự phát triển vượt bậc và được nhân rộng ra trên toàn thế giới như Amsterdam, Berlin, Washington DC, New York, Las Vegas, Hong Kong, Thượng Hải, Bangkok…

Du khách có thể bắt gặp tượng sáp của nữ ca sĩ quái chiêu Lady Gaga trông vô cùng sống động.

Hoặc trò chuyện với người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng thế giới Oprah Winfrey.

Malaysia

Tọa lạc trong công viên giải trí I-City vủa Malaysia, bảo tàng sáp Madame Tussauds với hơn 100 bức tượng được tạc theo tỉ lệ 1:1. Tới đây bạn có thể bắt tay với tổng thống Mỹ Barack Obama, gặp gỡ đôi vợ chồng nổi tiếng Hollywood Brangelina hay chụp ảnh cùng Nữ hoàng Anh Elizabeth.

Vé vào cửa tham quan bảo tàng là 100 RM đối với người lớn và 50 RM cho trẻ em. Riêng người dân nước này chỉ phải trả 80 RM/người lớn và 40 RM/trẻ em.

Các bức tượng sáp giống y chang người thật.

Singapore

Bảo tàng sáp ở Singapore còn có tên gọi "Images of Singapore" (hình ảnh đất nước Singapore) nằm trên đảo Sentosa. Không giống như những bảo tàng sáp Madame Tussauds chỉ trưng bày tượng của những nhân vật nổi tiếng, bảo tàng sáp ở Singapore độc báo với những bức tượng tái hiện lại nét đời thường của con người ở đảo quốc sư tử thông qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi...

Dù già hay trẻ, yêu thích lịch sử hay không, chắc chắn bạn cũng sẽ có một cuộc hành trình đi ngược thời gian vô cùng thoải mái và thú vị khi tìm hiểu lịch sử Singapore.

Mỗi bước đi trong bảo tàng là mỗi bước khám phá lịch sử, phong tục, tập quán và lễ nghi của các dân tộc sống trên đất nước Singapore.

Việt Nam

Được khánh thành vào năm ngoái, khu trưng bày tượng sáp Bà Nà, Đà Nẵng hiện trưng bay hàng chục bản sao tượng sáp ấn tượng về nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Các tượng sáp được làm bằng sáp ong hoặc chất dẻo với tỉ lệ 1:1, khá chân thực. Đặc biệt, ở mỗi bức tượng đều có thông tin về nhân vật, với nội dung tên tuổi, quê quán, sự nghiệp... Bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bên cạnh đó. Du khách cũng được tìm hiểu xưởng đúc sáp ở cuối tuyến tham quan trưng bày. Quá trình làm tượng công phu, các nhà điêu khắc phải thu thập thông số về nhân vật muốn mô phỏng để tạo ra bản sao đúng kích cỡ, màu da, chiều cao...

Có lối đi lại tham quan thông thoáng, hiện khu trưng bày này có sức chứa 1.000 lượt người tham quan mỗi ngày với vé vào cửa 50.000 đồng/người.

Những nhân vật nổi tiếng đều có mặt tại bảo tàng sáp Bà Nà.

Trần Quỳnh tổng hợp

5 lý do để xem cáp treo là “thảm họa”

1. Lợi ích kinh tế

Năm 2014 là năm thử nghiệm tour du lịch mạo hiểm vào Sơn Đoòng, 223 khách đi, mỗi khách đóng khoảng 3.000USD. Năm 2015, số giấy phép sẽ được cấp ra là 450 - 500 giấy, với tốc độ đăng ký hiện nay thì vấn đề bán hết số giấy phép đó là dễ như trở bàn tay.

Tính nhẩm nhanh thôi cũng thấy doanh thu từ cách khai thác Sơn Đoòng hiện nay dễ dàng lên đến 30 tỷ đồng mỗi năm, mà ảnh hưởng đến môi trường là rất ít, hầu như không có (chuyên gia của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh luôn đi chung với khách, ngoài công tác hướng dẫn khoa học, còn để đảm bảo không một cái giấy gói kẹo rơi lại trong hang).

Thêm vào đó, với cách hoạt động hiện nay của Công ty Oxalis- đơn vị đang tổ chức tour thám hiểm hang Sơn Đoòng, toàn bộ lực lượng phục vụ đoàn là người bản địa, Công ty Oxalis đã tạo rất nhiều công ăn việc làm cho thanh niên nơi đây.

Nhóm thám hiểm chụp ở biển tên hang Sơn Đoòng. Thiên Hương là cô gái ngồi hàng đầu. Trong nhóm này còn có ông Hồ Khanh - người tìm ra hang Sơn Đoòng, các chuyên gia Howard Limbert, Ian Watson từ Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh.

Còn Sun Group đầu tư 4.500 tỷ đồng. Để thu hồi vốn sau 4-5 năm, thì nôm na mỗi năm phải đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng. Hiện tại, công ty chưa công bố giá vé. Nhưng giá vé cáp treo và tham quan 1 ngày ở Bà Nà là 500.000 đồng, giả sử tạm tính giá vé Sơn Đoòng gấp 4 lần số đó là 2 triệu đồng/vé, để thu 1.000 tỷ đồng, công ty phải bán khoảng 500.000 vé 1 năm.

Hãy tưởng tượng tác động của môi trường từ chưa đến 500 người/năm lên 500.000 người/năm. Chỉ riêng lượng ánh đèn flash thôi cũng đủ giết chết những sinh vật dưới lòng đất quen sống với môi trường tối đen như mực và yên lặng như tờ của Sơn Đoòng rồi.

2. Ảnh hưởng đến môi trường

Không như bài toán kinh tế, ảnh hưởng môi trường khó có thể lấy máy tính ra mà bấm. Và quan trọng hơn nữa là ta không thể để nó xảy ra rồi mới tính. Vì vậy, hãy tạm dùng những tiền đề về các dự án cáp treo trước của Sun Group cũng như trên thế giới. Đồi Bà Nà tại Đà Nẵng là công trình cáp treo tiêu biểu của Sun Group.

Dĩ nhiên, cảm nhận tùy vào mỗi cá nhân, riêng tôi, tôi không chịu nổi sự xô bồ, đông đúc, chen lấn ở đó. Tôi không chịu nổi mùi nước tiểu nồng nặc trong bán kính 50m chung quanh khu vực vệ sinh. Tôi không chịu nổi sự giả tạo, rẻ tiền trong những kiến trúc giả cổ, giả Tây mà chưa đến tầm. So với những ấn tượng tuổi thơ tôi có về Bà Nà, thì ngọn đồi hôm nay đã xuống cấp trầm trọng.

Một dự án khác của Sun Group cũng đang làm là cáp treo lên Fansipan. Hồi trước, khi tôi leo Fan, trời lạnh mà mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Chính những vất vả đó khiến giây phút đứng trên đỉnh thật xứng đáng. Bạn tôi, Đỗ Tường Duy- một “phượt thủ”, cũng khẳng định: Fansipan đẹp không chỉ vì đỉnh núi cao, mà còn vì con đường lên đỉnh lắm thăng trầm.

Những rừng trúc, hoa đỗ quyên, hay đơn thuần chỉ là những tảng đá như tấm lưng người khổng lồ. Hôm nay, xe ủi lên vạt rừng, tróc cây, xây khu vui chơi, ẩm thực, sân golf 18 lỗ và khách sạn 5 sao. Bạn của Duy đang leo Fansipan báo lại, mái nhà Đông Dương đang biến thành bãi rác công nghiệp. Liệu chúng ta có để Sơn Đoòng biến thành nạn nhân tiếp theo?

Mà chưa kể, khác với Fansipan, rất nhiều sinh vật trong hệ sinh thái của Sơn Đoòng còn chưa được nghiên cứu và ghi nhận hết. Hủy hoại những sinh vật này là có tội với khoa học thế giới.

Nhìn rộng ra khỏi biên giới Việt Nam, công trình cáp treo Zhongtianmen lên đỉnh núi Taishan của Trung Quốc cũng bị lên án kịch liệt. Giáo sư Xie Ninggao - Trưởng Trung tâm Nghiên cứu di sản thế giới của Đại học Bắc Kỳ gọi cáp treo này là “vết sẹo lên vẻ đẹp của tự nhiên” hủy diệt thảm thực vật lên đến 19.000m2; trong số đó có hằng trăm thực vật đơn bào không thể phục hội lại được. Liệu chúng ta có muốn lặp lại sai lầm này?

3. Cân bằng nội địa- quốc tế

Một trong những lý do của Sun Group là hình thức thám hiểm hiện tại của Sơn Đoòng phục vụ được quá ít đồng bào Việt Nam, vì 2 lý do: Giá tiền và sức khỏe. Tuy nhiên, thống kê năm vừa rồi của Tổng cục Du lịch cho thấy lượng khách Việt Nam đi châu Âu lên đến vài trăm nghìn lượt. Tạm tính, trong số đó một nửa là tự túc, nửa qua các công ty lữ hành thì giá trung bình cũng 3.000USD cho một tuần ở xứ người. Đó là chưa kể lượng khách đi Mỹ, Nhật, Úc hay các nước khác có mức phí tương đương. Nói nôm na, người Việt mình đâu có nghèo.

Vậy phải chăng người Việt mình yếu? Đúng là so với thế giới, thể trạng mình không bằng ai, nhưng nếu leo trèo và đi bộ một tuần mà cũng không nổi thì khó tin quá. Người lớn tuổi nhất từng chinh phục Sơn Đoòng là một bác người Mỹ 75 tuổi. Chả lẽ hầu hết người Việt Nam ta đều yếu hơn ông cụ 75? Không đúng! Năm 2012, Nguyễn Sơn Lâm chinh phục thành công nóc nhà Đông Dương trên chiếc nạng gỗ của mình.

Và ngay cả nếu bạn chưa đủ tiền thật, chưa khỏe mạnh cường tráng thật, thì bạn vẫn có thể dành dụm. Tôi chỉ là một cô giáo, cao vỏn vẹn một thước rưỡi. Nhưng tôi tiết kiệm và tập thể dục suốt 3 năm trời để một ngày được bước chân đến Sơn Đoòng. Tiền có thể để dành, sức khỏe có thể rèn luyện, nhưng một khi thiên nhiên đã chết thì không thể cứu lại được.

4. Quyền sở hữu

Khi Việt Nam nhận danh hiệu “Di sản thiên nhiên thế giới” của UNESCO trao tặng cho Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng chính là Việt Nam đang nhận trách nhiệm bảo vệ di sản và di sản đó thuộc về thế giới, thuộc về loài người. Đừng vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà đánh mất giá trị lâu dài. UNESCO đã từng cảnh báo tước lại danh hiệu của cố đô Huế và vịnh Hạ Long cũng vì cách quản lý yếu kém ở những nơi đó. Chẳng lẽ Việt Nam muốn mất luôn Phong Nha – Kẻ Bàng hay sao? Chỉ cần một cây đinh thô bạo đóng vào Sơn Đoòng là di sản ấy mất tính thiên nhiên và đứng trên bờ vực mất luôn danh hiệu.

5. Giá trị của thiên nhiên

Suy cho cùng, mục đích tối thượng của thiên nhiên không phải lúc nào cũng để phục vụ kinh tế cho con người. Có những giá trị lớn hơn đồng tiền. Và trên thế giới họ đã ý thức được điều đó. Ví dụ: Hang Leschugilla của Mỹ đã đóng cửa vĩnh viễn đối với khách du lịch. Bởi vậy tôi mong chúng ta đừng biến mọi thứ thành tiền, đừng khai thác tận gốc, đừng nhìn ngắn hạn và đừng vin vào cái nghèo!

Đừng vì lợi ích của một nhóm nhỏ trong xã hội mà đánh mất giá trị lâu dài. UNESCO đã từng cảnh báo tước lại danh hiệu của cố đô Huế và vịnh Hạ Long cũng vì cách quản lý yếu kém ở những nơi đó. Chẳng lẽ Việt Nam muốn mất luôn Phong Nha - Kẻ Bàng hay sao?

Cẩn trọng với "hội chứng cáp treo" tại Việt Nam

 

Cách đây chưa đầy một năm, cộng đồng đam mê "du lịch bụi", du lịch khám phá từng xôn xao vì dự án xây cáp treo lên đỉnh Phan-xi-păng (Sa Pa, Lào Cai) với nghi ngại phá vỡ cảnh quan tự nhiên và làm mất đi hứng thú trong hành trình trải nghiệm mang lại một thương hiệu du lịch thu hút du khách quốc tế của "Nóc nhà Đông Dương". Cũng chẳng bao lâu sau, Ban quản lý vịnh Hạ Long, một Di sản thiên nhiên thế giới từng hai lần được UNESCO công nhận và là một Kỳ quan thiên nhiên thế giới lại tiếp bước dự án nêu trên với phương án xây cáp treo xuyên vịnh Hạ Long đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận. Khi những sự việc trên chưa ngã ngũ, thì tháng 10 vừa qua, hang Sơn Đoòng, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới tại Quảng Bình đã được Hiệp hội hang động UNESCO công nhận, một điểm du lịch nổi bật và hiếm có mà Việt Nam may mắn sở hữu lại tiếp tục đối mặt với sự leo thang của "hội chứng cáp treo" cùng câu hỏi nan giải "làm hay không làm?".

Theo số liệu thống kê, năm 2014, khi mở tua du lịch mạo hiểm vào Sơn Đoòng có 223 khách tới, mỗi khách đóng khoảng 3.000 USD. Một năm sau, dự kiến số giấy phép sẽ được cấp ra là 450 đến 500 giấy. Và với tốc độ đăng ký tua như hiện nay thì để bán hết số giấy phép đó là "dễ như trở bàn tay" (hiện tại đăng ký đã kín đặc hết năm 2015. Nếu du khách muốn tham dự, phải chờ đến năm 2016). Tính ra, doanh thu từ cách khai thác hiện tại của Sơn Đoòng có thể lên tới gần 30 tỷ đồng mỗi năm. Tất nhiên, ảnh hưởng đến môi trường là rất ít, thậm chí hầu như không có, bởi chuyên gia của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh luôn đi chung tua du lịch khám phá với các đoàn du khách, ngoài công tác hướng dẫn khoa học còn kiêm luôn nhiệm vụ bảo vệ di sản, như một khách du lịch từng ví "để không một gói kẹo được rơi lại trong hang".

Vậy, xây hệ thống cáp treo (dù chỉ là đưa khách lên và xuống) nhằm mục đích gì? Có phải vì lợi nhuận? Trong dự án, Công ty Sun Group định đầu tư số tiền 4.500 tỷ đồng và nếu như thế, thời gian thu hồi vốn là bao nhiêu năm? Nếu thu hồi sau bốn đến năm năm, vậy mỗi năm phải thu khoảng 1.000 tỷ đồng. Hiện tại công ty chưa công bố giá vé, nhưng có thể lấy một thí dụ đầu tư khác của Sun Group là Bà Nà (Đà Nẵng) nơi một khách tham quan phải trả 500.000 đồng cho một vé cáp treo. Vậy nếu tính tượng trưng bằng con số "chưa có tiền lệ", giá vé Sơn Đoòng cao gấp bốn lần là hai triệu đồng/vé thì một năm, công ty phải bán khoảng... 500 nghìn vé tương đương chừng ấy con người. Một con số có chăng là "siêu tưởng"?! Một du khách chia sẻ: "Hãy tưởng tượng tác động của môi trường sẽ thế nào khi nâng số khách tham quan từ 500 người/năm lên 500 nghìn người/năm. Nói một cách hình tượng, chỉ riêng lượng ánh đèn flash từ máy ảnh thôi cũng đủ giết chết những sinh vật dưới lòng đất quen sống với môi trường "tối đen như mực và yên lặng như tờ" của Sơn Đoòng rồi".

Một trong những "cái cớ" mà nhà đầu tư muốn quảng bá cho hệ thống cáp treo tại Sơn Đoòng, hay Phan-xi-păng chính là việc "bình dân hóa" hoạt động du lịch để phục vụ khách du lịch Việt Nam. Nhà đầu tư còn giải thích, với phương án khai thác cũ, Sơn Đoòng sẽ kém hấp dẫn với khách Việt Nam vì chi phí đắt và hành trình đòi hỏi thể lực cao. Nhưng một chuyên gia đã biện dẫn: "Nếu vì tương lai của di sản, hãy để người Việt Nam có đủ ý thức và đã qua chọn lựa cả về thể chất lẫn văn hóa tham gia những dự án du lịch tự nhiên đặc biệt tầm cỡ như Sơn Đoòng. Nếu làm ngược lại, chúng ta sẽ mất di sản sau một thời gian làm du lịch "bình dân"". Thực tế, những địa điểm từng xây dựng cáp treo để tăng lượng khách như Bà Nà đang chứng kiến cảnh xuống cấp các công trình công cộng vì phải phục vụ lượng khách quá nhiều (90% khách nội địa) mà ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường, cảnh quan thì chưa cao, do đó đã dẫn đến hệ quả du khách nước ngoài "một đi không quay lại".

Vậy viễn cảnh nào sẽ đến với Sơn Đoòng, nơi được coi như kỳ quan mà tạo hóa đã ban tặng nước ta khi đã "bình dân hóa" để phát triển du lịch?! Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Ủy viên BCH Hiệp hội Lữ hành Việt Nam:"Trước mắt, du khách đổ về Quảng Bình có thể đông hơn và doanh thu nhiều hơn, nhưng lợi bất cập hại. Thương hiệu Sơn Đoòng và Phong Nha- Kẻ Bàng sẽ giảm giá thê thảm bởi những tác hại ghê gớm của cáp treo, của sự tùy tiện đối với môi trường. Trong khi đó, thực tế hiện nay, khách chưa nhiều mà thuyền trên sông Son vào Phong Nha đã nhếch nhác, quán xá xô bồ và chẳng ra hồn, không thể đón khách đoàn quốc tế...".

Bài học nhãn tiền đã thấy rõ. Cáp treo Phan-xi-păng đã "giết chết" đam mê khám phá trong một hành trình trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên. Vịnh Hạ Long hứa hẹn sẽ cho ra mắt tuyến cáp treo ngắm vịnh để rồi khách có lẽ... Bỏ qua hết tuyến đi bằng du thuyền vì chẳng ai muốn nhìn một di sản thiên nhiên thế giới toàn trụ cáp và dây dợ... Trên blog cá nhân, một cô giáo đam mê du lịch cảnh báo: "Không riêng Việt Nam, nhìn rộng ra khỏi biên giới, công trình cáp treo Zhongtianmen trên đỉnh núi Taishan của Trung Quốc cũng bị lên án kịch liệt. Giáo sư Xie Ninggao, Trưởng Trung tâm nghiên cứu Di sản Thế giới của Đại học Bắc Kinh gọi cáp treo này là "vết sẹo trên vẻ đẹp của tự nhiên", hủy diệt thảm thực vật lên đến 19.000 m2; trong số đó có hàng trăm thực vật đơn bào không phục hồi được. Liệu chúng ta có muốn lặp lại sai lầm đó?". Ông Nguyễn Văn Mỹ khẳng định: "Thiên hạ chẳng ai làm vậy. Núi Kô-ta Ki-na-ba-lu (Ma-lai-xi-a), ngọn núi cao nhất ASEAN hay E-vơ-rét (Nê-pan), núi cao nhất thế giới luôn hạn chế, chọn lọc người leo rất khắt khe và chính sự khắt khe đó mới thực sự đem tới thương hiệu và lợi nhuận không thể phủ nhận".

Động Thiên Đường, nằm trong khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) dự kiến tăng giá vé từ 120 đến 250 nghìn đồng trong năm tới, nhưng các doanh nghiệp lữ hành và du khách đều rất sẵn lòng vì cái giá ấy vẫn "đáng đồng tiền bát gạo" và nhà quản lý đã làm rất chuyên nghiệp, tuyệt đối bảo tồn tự nhiên di sản (Ban quản lý xây dựng cả một hành lang bằng gỗ chạy dài nhiều km để du khách không bước trực tiếp lên nền hang...). Phải chăng, đó mới là bài học về cách làm du lịch thực sự dành cho chính "người hàng xóm" Sơn Đoòng?

Phó Vụ trưởng Lữ hành (Tổng cục Du lịch Việt Nam) Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: "Cách xây cáp treo ở di sản để phát triển du lịch đã "chết yểu" từ lâu trên thế giới bởi người ta đã đánh giá được hậu quả lớn thế nào khi phá hoại cảnh quan di sản, thiên nhiên". Không thể phủ nhận, những dự án cáp treo sẽ đem lại yếu tố tích cực về lợi nhuận và phục vụ số lượng lớn khách du lịch nhưng phải tính toán kỹ lưỡng từng trường hợp, từng địa điểm, nhất là các vùng di sản. Bởi suy cho cùng, thiên nhiên không phải lúc nào cũng để phục vụ kinh tế cho con người, phá vỡ thiên nhiên đồng nghĩa với việc phá vỡ cảnh quan sống, còn tai hại gấp nhiều lần. Nước Mỹ đã sẵn sàng đóng cửa vĩnh viễn Hang Leschugilla nổi tiếng đối với khách du lịch để chống nguy cơ "phá hoại" di sản, một thí dụ đủ để minh chứng điều này.

PHONG CHƯƠNG

Bộ trưởng Bộ VHTTDL nghiêng về phương án bảo tồn hang Sơn Đoòng

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh

 

Cụ thể, trả lời báo giới, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, chiều mai (13.11), ông sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình về vấn đề cáp treo vào hang Sơn Đoòng. Ông cũng cho biết tới thời điểm này Bộ vẫn chưa nhận được văn bản của tỉnh Quảng Bình báo cáo các phương án xây dựng cáp treo tại đây.

Về quan điểm của Bộ VHTTDL với dự án này, Bộ trưởng cho biết dù là làm gì cũng phải trên tinh thần tuân theo Luật Di sản và phải gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

&Ldquo;Thời gian qua, nhiều ý kiến chuyên gia đều cảnh báo về dự án này. Với chức năng của mình, Bộ phải tập hợp lại, sau đó cùng với UBND tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm phân tích, đánh giá cái gì hại, cái gì lợi và chọn phương án tối ưu để xử lý. Tuy chưa chốt phương án cuối cùng, nhưng tôi nghiêng về phương án bảo tồn và phát huy nó”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định.

Giải thích sâu thêm, Bộ trưởng cho biết: Quan điểm chung là không được can thiệp thô bạo vào di sản, phải có quy trình tính toán các yếu tố, việc bảo tồn là trên hết và tìm cách phát huy nó. Trên thế giới có nhiều di sản văn hóa tương tự. Ngay như ở Việt Nam có di tích Yên Tử đang chuẩn bị lập hồ sơ trình UNESCO thì cũng tương tự như thế, muốn làm gì phải cân nhắc.

Lấy ví dụ về cáp treo đã xây dựng tại khu du lịch bà nà, Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Đó là khu vực rất giàu tiềm năng du lịch, đồng thời rất đa dạng về sinh học. Lúc bấy giờ cũng phải tính toán và cuối cùng có một công ty xin phép làm. Chúng tôi đã đưa ra một quy trình rất nghiêm ngặt để họ phải tuân theo. Trước đây, Bà Nà – Núi Chúa đã xây dựng một con đường đi lên, nhưng gặp 2 vấn đề: Thứ nhất là phải chặt cây, thứ hai là đường lên trắc trở, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Lúc ấy chỉ có phương án làm cáp treo thì khách mới lên đỉnh núi và tham quan các nơi được. Khi làm cáp treo thì yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ cảnh quan môi trường. Thực tế, người dân vẫn tiếp cận được đỉnh Bà Nà, vui chơi giải trí, thưởng ngoạn cảnh vật mà môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng.

Tuy vậy, ông cũng thừa nhận với di tích hang Sơn Đoòng thì có nhiều cái khác biệt so với Bà Nà nên cần phải tính toán kỹ lưỡng. &Ldquo;Có xây hay không xây cáp treo thì cũng phải xem phương án cụ thể chứ bây giờ chưa biết gì cả. Nhưng quan điểm của tôi là di sản phải đến được với dân chứ di sản không thể nằm trên giấy được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Việc xây dựng cáp treo Sơn Đòng sẽ tính toán hợp lý

Cụ thể là làm theo hướng nào, thưa Bộ trưởng?

+ Tất nhiên không được can thiệp thô bạo nhưng phải có qui trình tính toán các yếu tố, việc bảo tồn là trên hết và tìm cách phát huy giá trị của nó. Trên thế giới có nhiều di sản văn hóa tương tự, ngay như ở ta có Yên Tử, đang chuẩn bị lập hồ sơ trình UNESCO thì cũng làm chặt chẽ như thế.

Vấn đề này sẽ giao cơ quan nào chịu trách nhiệm?

+ Vấn đề không phải giao cho ai mà là cách thức quản lý, điều hành. Không phải công ty họ quản lý là họ khai thác triệt để, tối đa, bất chấp lợi ích của quốc gia. Không phải như vậy. Khi tôi còn làm Chủ tịch Đà Nẵng, khu du lịch Bà Nà-Núi Chúa cũng tương tự như thế này. Đó là khu vực rất giàu tiềm năng du lịch, đồng thời đa dạng về sinh học. Lúc bấy giờ cũng phải tính toán và cuối cùng có một công ty vào và xin phép làm, mình đưa ra một qui trình rất nghiêm ngặt và chủ yếu là họ đi tiên phong.

 

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.

 

Như dự án xây dựng cáp treo ở Bà Nà cũng từng gặp phản ứng nhưng sau đó đã có hướng giải quyết phù hợp, phát huy lợi thế danh thắng này?

+ Trước đây, Bà Nà – Núi Chúa đã xây dựng một con đường đi dọc lên. Tôi là người phát quang con đường đó nhưng gặp 2 vấn đề: thứ nhất là phải chặt cây, thứ hai là đường lên trắc trở, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Lúc ấy chỉ nghĩ đến phương án làm cáp treo thì họ mới lên đỉnh núi và tham quan các nơi được. Khi làm cáp treo thì yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ cảnh quan môi trường. Thực tế, người dân vẫn tiếp cận được ở đỉnh Bà Nà, vui chơi giải trí, thưởng ngoạn cảnh vật mà không bị ảnh hưởng môi trường.

Về những cảnh báo của chuyên gia sẽ được tính toán ra sao, thưa ông?

+ Tất cả ý kiến chuyên gia đưa ra cảnh báo thì phải tập hợp lại, Bộ cùng với tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm phân tích, đánh giá cái gì hại, cái gì lợi và chọn phương án tối ưu để xử lý vấn đề.

 

Hang động Sơn Đòng tại Quảng Bình.

 

Tại buổi họp báo do UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức chiều 4/11 về việc xây dựng tuyến cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bìnhkhẳng định việc xây dựng cáp treo sẽ không ảnh hưởng tới tự nhiên cũng như giá trị lịch sử của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Tuy nhiên, ông khẳng định, những dự án lớn như thế này lại xây dựng trong khu vực di sản thì cần phải hết sức thận trọng. Việc xây dựng cáp treo phải được sự đồng thuận trong xã hội và phải nghiên cứu kỹ lưỡng. UBND tỉnh đã giao cho đơn vị chủ đầu tư khảo sát kỹ để trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cùng Văn phòng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện

Cáp treo Bà Nà lọt Top 10 cáp treo ấn tượng nhất thế giới

Cáp treo Bà Nà

Cáp treo Bà Nà, Đà Nẵng, nối đồi Vọng Nguyệt tới núi Bà Nà có chiều dài 5 km, là cáp treo dài và hiện đại nhất Việt Nam. Tuyến cáp treo này đã đạt 4 kỷ lục thế giới, bao gồm: cáp treo một dây dài nhất thế giới ( 5.801 m); độ chênh giữa ga đi và ga đến cao nhất thế giới (1,368.93m); chiều dài một sợi cáp không nối dài nhất thế giới (11.587m); cuộn cáp nặng nhất

Khi đi cáp treo Bà Nà để đi lên đỉnh Vọng Nguyệt, du khách có thể nhìn xuống dưới thấy suối Mơ, ngắm khung cảnh của những khu rừng nguyên sinh, thác nước tuyệt đẹp. Từ đỉnh núi Bà Nà, về phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là đồng lúa Hòa Vang. Từ đây du khách dễ dàng nhìn thấy bán đảo sơn trà, sông Thu Bồn, hội an, nội thành Đà Nẵng.

Tổng vốn đầu tư của cáp treo Bà Nà vào khoảng 39 triệu USD. Toàn bộ tuyến cáp treo bao gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất 1500 khách/giờ, vận tốc trung bình 6m/s.

 

Cáp treo trên núi Hoa Sơn, Trung Quốc

Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc. Năm 1990, Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là một trong những ngọn núi thiêng và đẹp nhất Trung Quốc. Cáp treo trên núi Hoa Sơn có chiều cao khoảng 2.000 mét và dài khoảng 4.2km.

Núi Hoa Sơn còn là điểm đến của những du khách ưa mạo hiểm vì con đường trên núi chỉ là những tấm gỗ mỏng manh cùng những sợi dây xích chắp vá vào nhau. Nhiều biện pháp an toàn đã được thực hiện nhưng hàng năm số người tử vong ở đây vẫn không hề giảm và ngọn núi này còn có tên gọi “Ngọn núi chết”.

 

Cáp treo Grindelwald-Männlichen Gondola, Thụy Sĩ

Nằm ở trung tâm dãy Alps, đây là tuyến cáp treo dài thứ 3 trên thế giới với chiều dài 6km và độ cao 2.300 mét nối ngôi làng Grindelwald với núi Männlichen. Mở cửa năm 1978, cáp treo phục vụ du khách lên đỉnh núi để trượt tuyết và đi bộ. Sẽ mất khoảng 30 phút để du khách đến đỉnh núi Männlichen. Sẽ rất tuyệt vời khi vừa ngồi cáp treo, vừa ngắm cảnh thiên nhiên, núi non kỳ thú.

 

Cáp treo Núi Bàn, Nam Phi

Ngồi trên buồng cáp treo từ đỉnh Núi Bàn của thành phố Cape Town, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng Cape Town, Vịnh Table, Đảo Robben và bờ biển ngoài khơi Đại Tây Dương và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời phía dưới.

Cáp treo Núi Bàn có độ cao 1.076m và dài khoảng 700m, đưa du khách đến đỉnh núi 260 triệu năm tuổi trong vòng khoảng 5 phút. Đã có hơn 20 triệu khách đến với cáp treo này kể từ khi nó được đi vào hoạt động năm 1929. Vào năm 1997, cáp treo này được nâng cấp với cửa xoay, mang đến cho khách du lịch khung cảnh 360 độ bên dưới .

 

Cáp treo Masada, Israel

Cáp treo Masada, Israel có độ cao 257m và dài khoảng gần 900m, là cáp treo thấp nhất thế giới. Ngồi trên cabin, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan rộng lớn của vùng sa mạc Judean cùng những di tích lịch sử cùng vùng Biển chết cũng như pháo đài Masada hùng vĩ phía bên dưới.

 

Cáp treo núi Sugarloaf, Brazil

Tuyến cáp treo lên núi Sugarloaf cao 369m và dài khoảng 2.500m sẽ đưa du khách tham quan những bãi biển xinh đẹp của Jio Rio de Janeiro tới thành phố tự trị Niteroi và Corcovado (Brazil). Tuyến cáp treo này được đưa vào sử dụng từ năm 1912 và hiện đang được nâng cấp thêm. Buồng cáp có thể chứa 65 khách và có hai chặng. Chặng một lên Morro da Urca 220m và chặng hai lên đỉnh núi 528m.

 

Cáp treo trên núi Aiguille du Midi, Pháp

Aiguille du Midi là một ngọn núi ở Mont Blanc trong dãy núi Alps của Pháp. Cáp treo được xây dựng vào năm 1955 và giữ danh hiệu là cáp treo cao nhất thế giới trong khoảng hai thập kỷ qua với 3.842m.

Thời gian đi cáp treo lên đỉnh núi Aiguille du Midi sẽ mất khoảng 20 phút và chia ra làm hai chặng. Trên cabin, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của vùng núi Alps chạy qua nước Pháp, Thụy Sĩ và Ý.

 

Cáp treo Stanserhorn Cabrio, Thụy Sĩ

Đây là tuyến cáp treo 2 tầng đầu tiên trên thế giới. Tầng trên của cáp treo mang tới cho du khách những cảm giác tuyệt vời khi hòa mình vào những làn gió mát. Chỉ mất khoảng 6 phút để đi tới đỉnh Stanserhorn cao 1.900m. Cabrio cũng là cáp treo duy nhất có cabin ngoài trời tạo cho du khách một cái nhìn tuyệt đẹp xuống thung lũng bên dưới mà không bị che khuất.

Cáp treo Timber Trail, Ấn Độ

Cáp treo này đưa du khách tham quan khu nghỉ dưỡng Timber Trail sang trọng tại thành phố Parwanoo, Ấn Độ, và ngắm cảnh núi non hùng vĩ phía dưới. Sẽ rất ấn tượng khi ngồi trong buồn cáp treo ngắm cảnh đồi Shivalik bao la được bao phủ một màu xanh tươi tốt.

 

Cáp treo Ngong Ping, Hồng Kông

Cáp treo này nằm tài ngôi làngNgong Ping, đảo Lantau, Hồng Kông. Sẽ mất 25 phút đến cho du khách đến làng Ngong Ping, nơi tọa lạ tượng Phật bằng đồng Thiên Tân cao 33.6 mét, là tượng ngoài trời cao nhất thế giới. Góc nhìn từ cáp treo là phong cảnh bao la về phía biển cả và những mảng xanh trập trùng trên đảo Lantau.

Theo Diệu Anh (Dân trí)

Bà Nà Hills – thiên đường Disneyland thu nhỏ của Việt Nam

Bà nà hills là một trong những núi đẹp nhất Đà Nẵng cùng với núi Ngũ Hành Sơn và núi sơn trà. Nếu như tiết trời mùa hè ở Đà Nẵng oi bức, ngột ngạt với nhiệt độ từ 35 đến 38oC thì không khí nơi đây lại thật mát mẻ, nhiệt độ dao động trong khoảng 12 đến 18oC.

Hành trình đến với Bà Nà Hills bắt đầu từ việc chinh phục cáp treo ở độ cao gần 1.400m – tuyến cáp treo giành hai kỉ lục Guinness thế giới, đó là tuyến cáp treo 1 dây dài nhất và có độ cao chênh lệch giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới.

Tuyến cáp treo của Bà Nà Hills giành 2 kỷ lục của thế giới

Ngồi trong cáp treo, du khách có thể tận hưởng một cảm giác khác lạ ở độ cao 1.400m

Ngồi trong cáp treo, du khách có thể tận hưởng một cảm giác khác lạ ở độ cao 1.400m, thu vào tầm mắt toàn cảnh không gian rộng lớn như thành phố Đà Nẵng, vịnh Vũng Thùng với đường viền hình vòng cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, Non nước Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn…

Ngoài ra, Bà Nà Hills Mountain Resort được xây dựng trên đỉnh núi Bà Nà Hills với kiến trúc như một thiên đường Disneyland thu nhỏ của Việt Nam.

Du khách thích thú với kiến trúc khác lạ của Bà Nà Hills

Nhiều ý kiến cho rằng, Bà Nà Hills như một thiên đường Disneyland thu nhỏ của Việt Nam

Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm tại Bà Nà Hills

Dựa theo cuốn tiểu thuyết “Hành trình vào trung tâm trái đất” và “Hai vạn dặm dưới biển” của nhà văn Pháp Jules Verne, Bà Nà Hills Mountain Resort đã cho ra đời khu vui chơi giải trí trong nhà với diện tích 21.000m2 mang đẳng cấp quốc tế.

Bà Nà Hills Mountain Resort đã cho ra đời khu vui chơi giải trí trong nhà với diện tích 21.000m2 mang đẳng cấp quốc tế

Bảo tàng Sáp đầu tiên tại Việt Nam với gần 50 bản sao của các chính trị gia, vận động viên...

Trong khu vui chơi của Bà Nà Hills Mountain Resort, bảo tàng Sáp đầu tiên tại Việt Nam với gần 50 bản sao của các chính trị gia, vận động viên, diễn viên điện ảnh nổi tiếng trên khắp thế giới khiến du khách thích thú.

Đến với Bà Nà Hills, du khách còn được thăm Chùa linh ứng Bà Nà - nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu du lịch Bà Nà.

Bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m màu trắng

Chùa Linh Ứng Bà Nà còn có bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m màu trắng. Ngang gối 14m, thiền định trên đài sen cao 6m, tượng được xây bằng xi măng cốt sắt do thợ cả Nguyễn Quang Xô đảm nhận.

Hàng năm, Bà Nà Hills đón hàng chục ngàn khách du lịch trong và ngoài nước. Đến với Bà Nà Hills, du khách không chỉ được trải nghiệm những khám phá thú vị, mà còn được khám phá rất nhiều điều bất ngờ. Chẳng thế mà nhiều du khách ví Bà Nà Hills giống như một thiên đường Disneyland thu nhỏ của Việt Nam

An Nguyên

Đà Nẵng: Khách du lịch tham gia hiến máu nhân đạo

Ngày 9.9.2014 Hội Chữ Thập đỏ TP.Đà Nẵng cho biết đã phối hợp với Cty CP Dịch Cáp treo Bà Nà cùng Bệnh viện Đà Nẵng tổ chức chương trình Hiến máu nhân đạo với tên gọi “Những giọt máu hồng – bà nà hills 2014”.

Hoạt động này đã thu hút được hàng trăm cán bộ nhân viên và cả khách du lịch tham gia. Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi các sự kiện chào mừng ngày kỷ niệm 7 năm thành lập Bà Nà Hills (14.9.2007 – 14.9.2014). Ngay ngày đầu phát động chương trình đã nhận được 113 đơn vị máu.

Ngay trong buổi sáng (9.9) phát động, chương trình đã nhận được 113 đơn vị máu

Nhiều cán bộ CNVC Cty Bà Nà Hill đăng ký tham gia hiến máu
Hoạt động đầy ý nghĩa này đã thu hút nhiều khách du lịch tham gia