Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Cẩn trọng trong việc cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm

Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) thu hút đông du khách tới tham quan.

Trùng tu, nâng cấp hay xây mới ?

Bảo tàng ĐKC được xây dựng năm 1915, với tên gọi đầu tiên là Museé Cam de Tourane. Đã gần 100 năm với ba lần mở rộng (vào các năm 1930, 1970, 2000), hiện nay Bảo tàng ĐKC bao gồm các tòa nhà được xây dựng trong nhiều thời kỳ khác nhau. Đường nét bên ngoài sau các lần mở rộng đều được mô phỏng theo thiết kế ban đầu của tòa nhà, nhưng kết cấu bên trong thiếu đồng bộ, Cẩn trọng trong việc cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm hiện đang xuống cấp như thấm, dột, tường ẩm mốc, nền bong tróc. Theo Giám đốc Bảo tàng Võ Văn Thắng, hiện nay với trần, nền cao thấp khác nhau của Bảo tàng ĐKC đã tạo sự kết nối thiếu mạch lạc giữa các không gian trưng bày. Diện tích bảo tàng cũng thiếu để bố trí một số chức năng hoạt động theo yêu cầu. Việc "bảo tồn" và "phát triển" đã xuất hiện mâu thuẫn giữa yêu cầu giữ lại kiến trúc cũ và việc mở rộng không gian để "đáp ứng yêu cầu phát triển". Bảo tàng đã quá chật, dù là điểm đến hấp dẫn cho du khách nhưng nếu cứ giữ mãi hiện trạng này thì việc bảo tồn các hiện vật rất khó.

Trên cơ sở phân tích hiện trạng, lãnh đạo bảo tàng đã mạnh dạn đưa ra ba phương án để cải tạo, nâng cấp Bảo tàng ĐKC: Tìm địa điểm khác để xây mới tòa nhà bảo tàng làm cơ sở hai của Bảo tàng ĐKC hoặc chuyển đổi công năng của Bảo tàng ĐKC hiện nay thành bảo tàng khác; giữ nguyên kiến trúc hiện nay, chỉ đầu tư sửa chữa, chống thấm, dột, cải tạo nội thất trưng bày; giữ lại tòa nhà cũ xây dựng trước năm 1975 để bảo quản như một di sản kiến trúc, cải tạo tòa nhà sau để tăng thêm diện tích sử dụng, khắc phục những hư hỏng của tòa nhà.

Một di tích đã tồn tại trăm năm, nay muốn thay đổi thì không phải là chuyện dễ, nhất là bảo tàng mang nhiều giá trị văn hóa Chăm, là linh hồn cốt lõi của một nền văn hóa phồn hưng trong văn hóa Việt. Nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu nghiêng về phương án cuối cùng, nhưng không khỏi đắn đo và mong Đà Nẵng đừng "bước vội, làm vội" mà phải có lộ trình, phải có sự vào cuộc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và phải liên kết quốc tế.

Kết cấu trần, tường của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã bị xuống cấp.

PGS, TS Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giá trị văn hóa nhận định: Công trình kiến trúc Bảo tàng ĐKC bản thân nó là một di tích lịch sử văn hóa, có giá trị lịch sử, kiến trúc cảnh quan. Nó là một di sản độc nhất vô nhị của đất nước. Cải tạo và nâng cấp Bảo tàng ĐKC làm sao để đừng phá vỡ biểu tượng hay biến mất biểu tượng văn hóa này, đó là thách thức lớn. Việc cải tạo, nâng cấp bảo tàng không chỉ là việc riêng của Đà Nẵng mà là của quốc gia. Bởi tại đây đang trưng bày, lưu giữ hàng nghìn hiện vật, trong đó có ba hiện vật được công nhận là báu vật quốc gia.

Bảo tàng ĐKC là một trong những bảo tàng có kiến trúc đẹp của Đông - Nam Á và hiện vẫn thực hiện tốt sứ mệnh phục vụ xã hội, nhất là trong việc gìn giữ và trưng bày những bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật điêu khắc lớn nhất thế giới của người Chăm cổ.

Có cần đầu tư hàng chục tỷ đồng cho một cuộc thi thiết kế kiến trúc ?

Trước thực trạng của Bảo tàng ĐKC, ngành văn hóa Đà Nẵng đã đề xuất thành phố phê duyệt phương án mở cuộc thi tuyển thiết kế kiến trúc "Cải tạo, nâng cấp Bảo tàng ĐKC", với quy mô quốc tế, dự kiến kinh phí khoảng 50 đến 60 tỷ đồng. Nhưng nội dung này nhận được khá nhiều ý kiến của các học giả, các nhà nghiên cứu và hầu hết đều cho rằng, Đà Nẵng không nên "nóng vội" tổ chức một cuộc thi với thời gian quá ngắn từ ngày 1-9 đến 31-12-2014.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình An nhận xét: Bảo tàng ĐKC lâu nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Đà Nẵng, trở thành nơi kết nối quá khứ - hiện tại. Vì vậy, đây là một di tích lịch sử văn hóa độc đáo cần giữ lại. Nếu đầu tư cả trăm tỷ đồng để xây dựng một Bảo tàng ĐKC mới, nhưng vẫn hội tụ và phát huy được giá trị vốn có thì hẵng đầu tư.

GS, KTS Hoàng Đạo Kính cũng cho rằng, đối với Bảo tàng ĐKC, chỉ nên nâng cấp, kiện toàn cái hiện hữu, không được cơi nới đứt mạch. Việc kiện toàn, thay đổi kiến trúc phải đặt trong chiều dài lịch sử, có sự nối tiếp, kế thừa những giá trị của công trình cũ, tạo sự kết nối không gian, thời gian.

Và Bảo tàng ĐKC Đà Nẵng là công trình kiến trúc đã có sẵn, không nên có cuộc thi, vì kết quả cuộc thi sẽ đưa ra những bản thiết kế hoàn toàn mới, sẽ đối diện với nguy cơ làm giảm hoặc mất giá trị của di sản. Đầu tư cho văn hóa là cấp thiết nhưng không được nóng vội, cần lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia nhằm đưa ra phương án tối ưu, nâng tầm giá trị của bảo tàng.

Đây là một tài sản quý không phải của riêng Đà Nẵng, vì vậy cần có những hành động cấp thiết để bảo tồn các cổ vật, nhưng cũng không được vội vã mà phải có những nghiên cứu chắc chắn, có tầm nhìn xa để lưu giữ những giá trị quý giá của Bảo tàng ĐKC cho thế hệ mai sau.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm có khoảng 2.000 hiện vật lớn, nhỏ. Có hơn 500 hiện vật đang được trưng bày bên trong, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật hiện đang lưu giữ trong kho. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc tại bảo tàng là những tác phẩm nguyên bản trên ba chất liệu Sa Thạch, đất nung và đồng nung... Hiện, bảo tàng này đang trưng bày, lưu giữ ba hiện vật lịch sử là bảo vật quốc gia, gồm: Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ tát Tara.

Bài và ảnh: NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO


Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam và có vị trí gần nằm giữa 2 thành thị lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa lớn của Việt Nam là phố cổ Hội An, cố đô Huế và thành địa Mỹ Sơn.

Và bất kỳ ai đến du lịch Đà Nẵng đều ngỡ ngàng trước những cảnh quan tuyệt đẹp của nơi đây. Nhìn từ trên cao đô thị Đà Nẵng như một bức tranh thủy mặc với hình ảnh núi non những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp uốn lượn bên những ngọn núi hùng vĩ. Biển Mỹ Khê của Đà Nẵng từng được các tạp chí đầu tiên thế giới Forbes confirm là một trong 6 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Còn có khu du lịch Bà Nà Hills được Quần chúng nhận xét là có cảnh đẹp tựa chốn thần tiên. Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ núi sông hay Bán Đảo Sơn Trà đều là những điểm du lịch tuyệt đẹp của Đà Nẵng.

Chính bởi thế, Đà Nẵng trong những năm gần đây trở nên một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Tour du lịch Đà Nẵng hè 2014 còn đưa du khách tham quan cầu sông Hàn, con cầu quay đương đại nhất Việt Nam. Đến Đà Nẵng, du khách cũng không nên bỏ quá việc trải nghiệm những trò chơi khôn xiết thú như lặn biển ngắm mã não, can kéo dù, hay một tour khám phá đèo Hải Vân hùng vĩ.

Du khách cũng đừng quên thưởng thức những món đặc sản nức tiếng Đà Nẵng như những món hải sản tươi ngon, ché bà Đệ, gỏi cá Nam Ô, bánh đa thịt heo… Các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh xèo và lễ hội đua ghe cũng là những nhân tố lôi cuốn nhiều người đến với du lịch hội an. Nơi chốn vui chơi du lịch Hội An. Nếu đã có dịp đi du lịch Hội An, mời bạn chia sẻ các độc giả khác những điểm vui chơi thú vị.

- Đi dạo chơi (ở khu phố cổ có rất nhiều điểm du lịch như chùa, nhà gỗ cổ, cầu chùa …), chụp hình, mua đồ lưu niệm, ở khu phố cổ.

- Thừa thãi quán cà phê trong khu phố cổ như cà phê Hải (không gian rất đẹp), phòng trà nhỏ Cung Trầm Phố (hay có nhạc Trịnh), hay dãy cà phê dọc sông Hoài.

- Đi thuyền trên sông Hoài.

- Đi thuyền ra đảo cù lao chàm, ăn trưa và tắm biển tới đây. Bạn có khả năng nghỉ qua đêm hoặc chỉ đi trong ngày.

- Đi ôtô ra khu di tích Mỹ Sơn.

- Xem biểu diễn đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ và sự nhạy cảm cựu truyền

- Tham gia các trò chơi thể thao nước: Jetski ( môtô nước ), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển ( lặn nông và lặn sâu ), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát… tại bãi biển Cửa Đại đi du lịch cù lao chàm. Đảo cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của thành thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi đảo cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn ( Autronesian ) "Pulau Champa". Đảo cù lao Chàm còn có các tên khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Không có nhận xét nào: