Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Mông Cổ du ký (Phần 4): Theo những cánh hoa thảo nguyên

Buổi sáng đánh răng và rửa mặt từ chai nước suối giữa đồng cỏ mênh mông cũng là một trải nghiệm. Cả khu trại khoảng hơn ba chục lều chỉ có hai phòng vệ sinh nữ, hai phòng vệ sinh nam và hai phòng tắm. Điện không có và nước chảy ri rỉ từ vòi, nước tủ lạnh còn thua xa. Mò mẫm trong bóng tối và ...Nín thở.

“ Thế kỷ thứ 13", Bill vừa cười vừa nói với tôi "ở chỗ khác làm sao có được"! Đúng thế, dễ gì mà quay lại được quá khứ. Thời gian đã trôi qua, vật đổi sao dời, chỉ có thảo nguyên ngàn đời vẫn thế.


Không khí buổi sáng tươi mát đầy mùi hơi nước như đang đầu mùa Xuân. Chẳng còn thấy bóng dáng gì của cái lạnh đêm qua. Theo chương trình, sáng nay chúng tôi sẽ vẽ trên thảo nguyên, ở một nơi khác chỗ cắm trại, một nơi vừa có đồng cỏ mênh mông vừa có những vách đá sừng sững và đây đó vài gốc cây thân trắng vươn mình đẹp như trong một bức tranh thủy mặc. Một số người trong đoàn lục đục chuẩn bị dụng cụ và tìm chỗ ngồi vẽ; số khác thì tản ra chụp hình phong cảnh. Tôi thả bộ dọc theo sườn đồi, lần theo những bông hoa và cỏ dại đang nở rộ. Nắng vẫn chói chang trên cánh đồng cỏ nhưng dường như nắng đã thật khác. Nắng đã mang theo gió. Và gió mang theo hương của cỏ. Hoa dại ngập tràn khắp nơi.

Khác với những cánh đồng cỏ dại Âu châu, những cánh hoa đồng nội trên thảo nguyên Mông cổ nhỏ bé và mong manh hơn nhiều. Rất nhiều loại cỏ và hoa mọc thành từng cụm; nhìn từ trên xuống, chúng giống như những cánh rừng thu nhỏ: rừng già nhiệt đới, rừng thu ôn đới, rừng taiga, và cả những rừng xương rồng trên sa mạc. Hoa mọc lẫn trong cỏ, khiến cả thảo nguyên nhìn từ xa chỉ một màu chủ đạo là màu xanh. Nhưng đó là thứ màu xanh với rất nhiều sắc độ khác nhau.

Dưới ánh mặt trời của buổi trưa đã trở thành mùa hè, những sắc xanh ấy như được phủ thêm một lớp dầu bóng, lung linh trong hòa sắc tuyệt diệu mà chỉ có họa sĩ Mẹ Thiên nhiên mới vẽ được. Khi tới gần, bức tranh ấy đột nhiên biến đổi hoàn toàn. Nó trở nên sống động đến bất ngờ và mở ra cả một thế giới hoàn toàn khác. Hoa mọc dưới những bụi cỏ, xen lẫn bên trong hay vươn lên trên cỏ. Hoa cúc dại đủ màu: trắng, vàng, hồng,tím; hoa bồ công anh trắng và tím, tròn xoe, xoay trong gió, hoa Edelweiss- một loài hoa dại đang được bảo tồn tại châu Âu, trắng ngà một màu xưa cũ như ngôi sao năm cánh bước ra từ truyện cổ tích; hoa tím đậm như violet, hoa chuông tím nhạt, hoa vàng li ti như hoa cải trên những cánh đồng Hà Giang... Vô vàn những bông thạch thảo trắng và hồng nhạt như những ngôi sao rớt lại từ trời đêm phơi mình trên cỏ. Hoa theo từng bước chân, hoa dẫn người và người theo hoa trên một con đường bất tận. Cào cào, châu chấu, cánh cam xanh, những loài bọ không biết tên, bay rào rào theo mỗi bưóc chân. Không còn ranh giới, không còn hiện thực, chỉ còn một thế giới hư ảo, thế giới của cỏ hoa giữa lưng chừng trời đất ngập tràn một mùi hương đồng nội, mùi nắng và mùi gió, đong đưa...

Khi đếm tới khoảng 50 loại hoa, thì tôi dừng lại không đếm nữa. Có lẽ cũng phải có tới hàng trăm loài cỏ khác nhau, rất nhiều loại có mùi thơm đặc biệt và được dân du mục dùng làm thuốc chữa bệnh. Cứ lần theo lối đi của hoa, tôi mê mải như một cánh bướm đi tìm một bông hoa xanh. Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện đó chưa? Người ta nói, nếu bạn đi trên thảo nguyên và tìm thấy một bông hoa mang màu xanh nhạt của bầu trời (blue) hay màu xanh đậm như biển cả, bạn sẽ là người vô cùng may mắn và hạnh phúc sẽ tới với bạn. Câu chuyện có lẽ chỉ có trong cổ tích từ thời thơ bé, vậy mà giờ đây đột nhiên trở lại và thành một niềm mong ước khi người ta đứng giữa bao la đất trời và thảo nguyên mênh mông.

Nhưng có lẽ, chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ lại được gặp những "người bạn" châu Âu của mình tại đất nước xa xôi này. " Người tình" chung thủy của tôi trong hội họa, niềm đam mê bất tận của tôi - hoa Poppy/ Klatschmohn/ anh túc - khoe sắc vàng mong manh rực rỡ trong nắng gió thảo nguyên. Anh túc vàng nơi đây khiêm nhường và nhỏ nhắn hơn nhiều và cũng không mọc thành cánh đồng như ở châu Âu, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đẹp đặc biệt vốn có của chúng. Có một cảm xúc thật khác lạ khi nhìn và chụp những cánh hoa màu vàng trong suốt, mỏng hơn những cánh bướm rung rinh trên thảo nguyên, giữa bạt ngàn hoa cỏ.


Đặc biệt nhất vẫn là Lavender (Oải hương). Những cánh hoa tím ngát của xứ Florence, Tuscany đã được ngọn gió xa xưa nào mang tới vùng thảo nguyên bao la này? Hoa oải hương nơi đây mang dáng vẻ nhỏ nhắn, mềm mại, và mọc xen kẽ trong những loại cỏ và hoa dại khác. Mùa oải hương nở rộ đã qua cách đây một tuần, nên trên cánh đồng cỏ chỉ còn lại những thân oải hưong màu xám xanh. Mùi thơm của oải hương toát ra từ những bụi xám xanh ấy. Ở châu Âu người ta cũng thường thu hoạch chúng để làm ra nhũng chai tinh dầu và nước hoa đầy mê hoặc.

Tôi tin rằng, ai đã một lần vò những thân oải hương trong tay, sẽ không bao giờ có thể quên đuoc mùi hương của loài hoa ấy. Ở vùng thảo nguyên này, khắp nơi ngập tràn những thân oải hương nghiêng nghiêng trong gió. Oải hương thơm nhẹ nhàng mà nồng nàn, hoa đi rồi mà hương còn vương vấn mái trên những ngón tay. Tôi hái một ôm, toàn những cành oải hương và Edenweiss kết thành một bó hoa tròn gần như đơn sắc. Bó hoa có những ngôi sao trắng ngà đượ̣c bao bọc bởi một màu xanh xám nhẹ nhàng. Một món quà từ thảo nguyên.
Và thốt nhiên tôi thấy mình đang vùi mình trong cỏ giữa muôn loài hoa dại. Bên tôi, một vạt hoa xanh, phải, màu xanh da trời nhẹ nhàng của những bông Forget-me-not, và mùi oải hương tràn ngập không gian nắng thảo nguyên. Những cánh hoa xanh bầu tròn hiền hậu như những đôi mắt xanh trong trẻo, đang ngước nhìn tôi.
Nghe tiếng nắng cười lung linh.
Theo dấu chân hoa, tôi đã trở về nhà.

Trích FB Linh Tran (Ảnh: FBNV, Chuon Chuon Ot)

Họa sĩ Trần Thùy Linh - Ảnh: Chuồn Chuồn Ớt

Họa sĩ Linh Trần, tên đầy đủ là Trần Thùy Linh. Cô là người đam mê du lịch, thơ ca, thích đi đây đó khám phá, vẽ và viết. Bạn có thể tìm hiểu những tác phẩm và các sáng tác của cô tại linh-art.Com và l inhtranart.Blogspot.Com


Hội An, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, là đô thị du lịch nức tiếng với tên thường gọi “Phố cổ Hội An”. Đến với Hội An bạn sẽ phải đắm mình vào không gian văn hóa truyền thống với các làng nghề xưa như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều… Khu phố cổ Hội An phô trương phong cách kiến trúc truyền thống và các di tích như hội sở Phúc Kiến, Chùa Cầu, miếu Quan Công hay Chùa Ông và nhà thờ tộc Trần. Các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh xèo và lễ hội đua ghe cũng là những yếu tố cuốn hút nhiều người đến với du lịch Hội An.

Kinh nghiệm du lịch Hội An

* Chuyển di

Do Hội An không có ga tàu – bến xe nên mọi việc chuyển di bằng tàu hỏa – xe đò đều phải tập trung ở Đà Nẵng. Và chạy thêm khoảng 30km từ Đà Nẵng để đến Hội An. Ví như đủ thời kì và hoàn cảnh bạn có thể ở lại du ngoạn đô thị Đà Nẵng trẻ và năng động

* Công cụ chuyển di khi đi du lịch Hội An

Thuê xe máy loại hình này khá việc quen thuộc với mọi người khi đi du lịch, bạn có khả năng liên tưởng với chủ khách sạn để được chỉ dẫn và cho thuê với giá ưu đãi nhất. Đối với những người chẳng thể đi xe Taxi vì say xe hoặc vì lý do nào khác thì Xe máy vẫn được coi là phương tiện chẳng thể thiếu.

Taxi:

Taxi thì sang trọng và giác quan cũng khá cao nhưng lại phù hợp cho việc đi nhiều người, số tiền chia ra cũng khá phù hợp.

Xe ôm:

Do Hội An cũng khá nhỏ nên việc di chuyển bằng xe ôm cũng là sự lựa chọn hợp lý và khá ít tốn kém.

Khách sạn Hội An:

Hội An có rất nhiều khách sạn với đủ thể loại tại nhiều chuye như phố cổ, bãi biển v…v.

Ăn uống

Cao lầu vẫn là món ăn nổi danh số 1 đối với khách du lịch khi đến thăm Hội An. Bởi chỉ có Cao lầu được làm từ những vật liệu ở nơi đây, con người nơi đây và ngồi ăn ở chính đây thì bạn mới cảm nhận được hết Đồ ăn ngon của món ăn đặc biệt này.

Cao lầu một món ăn quen ưa chuộng của khách du lịch Hội An

- Bạn nào đi du lịch ở Hội An muốn ăn cao lầu ngon thì hãy đến quán chị Liên nằm trên đường Thái Phiên, chỉ bán vào buổi chiều.

- Muốn ăn mì quảng: quán CT cũng nằm trên đường Thái Phiên ( cổng sau của Sân vận động), gần trường Nguyễn Bá Ngọc, quán chỉ bán vào buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 ( trừ ngày rằm, mồng 1), quán chị Lài người Cẩm Thanh( nên tên quán viết tắt là CT ), nên ăn sớm vì có ngày đến 9 h sáng đã hết, quán đơn sơ, nhưng sạch sẽ.

- Cơm gà thì có quán cơm gà Nga, cơm gà Ty, bà Buội nằm trên đường Phan Châu Trinh.

Nơi chốn vui chơi du lịch Hội An

Nếu đã có dịp đi du lịch Hội An , mời bạn chia sẻ các bạn đọc khác những điểm vui chơi thú vị.

- Đi dạo chơi ( ở khu phố cổ thừa thãi điểm du lịch như chùa, nhà gỗ cổ, cầu chùa … ), chụp hình, mua đồ lưu niệm, ở khu phố cổ.

- Thừa thãi quán cà phê trong khu phố cổ như cà phê Hải ( không gian rất đẹp ), phòng trà nhỏ Cung Trầm Phố ( hay có nhạc Trịnh ), hay dãy cà phê dọc sông Hoài.

- Đi thuyền trên sông Hoài.

- Đi thuyền ra cù lao Chàm , ăn trưa và tắm biển tới đây. Bạn có khả năng nghỉ qua đêm hoặc chỉ đi trong ngày.

- Đi ôtô ra khu di tích Mỹ Sơn.

- Xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền

- Dự khán các trò chơi thể thao nước: Jetski ( môtô nước ), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển ( lặn nông và lặn sâu ), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát… tại bãi biển Cửa Đại và  đảo cù lao chàm,

Mua các đồ dùng

Ở Hội An có rất nhiều thứ để mua như đèn lồng, đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm… Quần chúng có khả năng mua và trả giá.

Dép Hội An rất sản vật phong phú và đẹp. Nhìn đế dép của các hàng , nếu hàng nào đẹp thì nên đặt ở hàng đấy. Có thể đặt theo chân mình từ sáng, chiều lấy ngay. Nên đặt sớm và chọn hàng để có thể mua được đôi như ý.

May quần áo ở đây siêu nhanh và rẻ. Cũng chỉ đặt sáng chiều lấy.

Đèn lồng: Đèn lồng Hội An cũng rất đẹp , nhiều khách du lịch đã tuyển trạch và mang về làm quà. Giá cũng rẻ.

Đồ lưu niệm: dồi dào thứ để mua như ví nhỏ , hộp quà , v.V… giá cực rẻ. Ra chợ bạt ngàn.

Đồ đá: Đà Nẵng nức danh về đá, vì thế mọi người có thể mua những bức tượng đá, cối đá, đồ trang sức đá… tại Non nước.

Áo quần lụa tơ tằm. Bố mẹ nào muốn mua cho con cứ ra đây mà mua áo dài, xinh lắm. May vừa đẹp mà rẻ hơn ở Hà Nội rất nhiều.

Không có nhận xét nào: