Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

6.000 tỉ cho đề án nâng chiều cao người Việt

Thủ tướng đã phê duyệt "Đề án Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010-2030" do Bộ Văn hóa - Thể thao &  du lịch  (VH-TT&DL) xây dựng. Tổng kinh phí thực hiện toàn bộ đề án vào khoảng 6.000 tỉ đồng.

( ĐVO ) - Thủ tướng đã phê duyệt "Đề án Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010-2030" do Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) xây dựng. Tổng kinh phí thực hiện toàn bộ đề án vào khoảng 6.000 tỉ đồng.
 

Dacotours in mời quý khách đến tham quan  du lich hoi an , Những danh lam thắng cảnh của đất Việt  năm xưa và ngày nay. Trân trọng kính chào! Cám ơn quý khách

THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ĐẶT TOUR
Hotline: Võ Kim Trường  0914 136 151
              Võ Tấn Ninh       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

6.000 tỉ nâng chiều cao người Việt
 
Thông tin từ Ủy Ban Dân số – Gia đình và Trẻ em cho thấy Chiều Cao và thể lực của người Việt Nam còn hạn chế, Chiều Cao trung bình, cân nặng và sức bền còn thấp so với chuẩn quốc tế.
 
Theo đó, so với chuẩn quốc tế nên chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn) và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn).

 

Chiều Cao và thể lực của người Việt Nam còn hạn chế, Chiều Cao trung bình, cân nặng và sức bền còn thấp so với chuẩn quốc tế.
 
Để nhanh chóng nâng cao thể lực, tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam, sáng 24/5, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ "Đề án Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010-2030".
 
PGS Lâm Quang Thành - phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, viện trưởng Viện Khoa học TDTT - cho biết chi phí thực hiện toàn bộ đề án vào khoảng 6.000 tỉ đồng.
 
Đây là đề án đã được Thủ tướng phê duyệt ngày 28/4/2011. Mục tiêu của đề án là nâng chiều cao của nam thanh niên Việt Nam lên 168,5cm vào năm 2030 và nữ là 157,5cm ở độ tuổi 18.
 
Đối tượng của đề án là: bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi. Đề án được thực hiện trong 20 năm và chia làm hai giai đoạn từ 2011-2020 và 2020-2030.
 
Theo PGS Lâm Quang Thành, dinh dưỡng có vai trò quan trọng nhất đối với quá trình phát triển thể chất của một con người.
 
Vì vậy để nâng cao thể chất, tầm vóc thì yếu tố đầu tiên là đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ từ trong bào thai đến 18 tuổi. Bên cạnh đó phải có sự tác động của giáo dục thể chất từ các trường học.
 
Không thể thành Phù Đổng
 
GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Sydney, Austrlia cho biết: Công trình nghiên cứu nổi tiếng mang tên Fels của Mĩ theo dõi chiều cao của một cộng đồng ổn định tại bang Ohio cho thấy ở nam giới chiều cao trung bình trong độ tuổi 20s vào năm 1886-1920 là 177 cm, đến năm 1921-1949 tăng lên 180,9 cm, và đến năm 1950-1968 thì đạt đỉnh cao là 181,8 cm.
 
Nói cách khác, sau gần nửa thế kỉ chiều cao chỉ tăng 4,8 cm. Trong cùng thời gian này, chiều cao nữ giới phát triển khoảng 3,1 cm. Ở Phần Lan, nghiên cứu dịch tễ học cho thấy chiều cao thanh niên (nam và nữ) sinh vào thế hệ sinh năm 1975-1979 cao hơn thế hệ sinh năm 1938-1949 khoảng 2,4 cm.
 
Còn ở nước ta, theo các nhà khoa học chủ trương đề án, chiều cao của thanh niên Việt Nam hiện nay so với năm 1975 cao hơn 4,7 cm. Như vậy chiều cao thanh niên Việt Nam phát triển rất nhanh, chứ không thể nói là chậm được. Do đó, cơ sở cho nghiên cứu không vững vàng.
 
Nếu so với các nước trong vùng, tầm vóc của người Việt Nam cũng không phải là quá thấp. Thật vậy, chiều cao trung bình hiện nay ở nam giới Việt Nam (trong độ tuổi 25-35) là 165 cm và nữ giới là 156 cm, tương đương với chiều cao của người Thái Lan (165 cm ở nam giới và 155 ở nữ giới) và người Nhật (167 cm cm ở nam giới và 155 cm ở nữ giới).
 
Một lí do khác mà nhóm đề xướng dự án lí giải là ảnh hưởng của dinh dưỡng cao hơn ảnh hưởng của di truyền. Tôi có lí do cho rằng đây là một lí giải sai. Đề án “Nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam” viết rằng: “Kết luận của GS-TS Kawabata Aiyoshi (Nhật Bản) cho thấy mức độ ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển chiều cao thân thể là chế độ dinh dưỡng (31%), tiếp đến là di truyền (23%), tiếp đến là luyện tập thể dục thể thao (20%), và cuối cùng là các yếu tố môi trường (16%), tâm lí-xã hội (10%) …”
 
Là người làm nghiên cứu về di truyền học nhưng chưa thấy một nghiên cứu nào mà yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng có 23% đến sự khác biệt về chiều cao của một dân tộc cả. Trong vòng 50 năm qua, đã có hàng trăm nghiên cứu di truyền (kể cả nghiên cứu của chính tôi) đều cho thấy gien có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao: khoảng 65% đến 87% khác biệt về chiều cao giữa các cá nhân là do gien quyết định.
 
Tại Hội thảo “Giải pháp phát triển chiều cao cho trẻ” do Trung Tâm Dinh Dưỡng TP HCM tổ chức. Các chuyên gia dinh dưỡng, so với cách 35 năm, chiều cao của người Việt Nam đã cải thiện được 4 cm, tuy nhiên tốc độ tăng chiều cao vẫn còn chậm hơn các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc.
 
Các điều tra về chiều cao và thể trạng gần đây cho thấy, cứ trong 10 năm, người Việt Nam mới tăng 1 cm chiều cao, trong khi đó Thái Lan và Trung Quốc tăng được 2 cm.
 
Điều tra về dinh dưỡng cũng cho kết quả, cứ gần 5 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi thì có một bébị thiếu cân và cứ 3 em dưới 5 tuổi thì có một bị thấp còi. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt chưa thật hợp lý.
 
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, chiều cao và thể trạng của trẻ phụ thuộc vào di truyền 20%, còn yếu tố dinh dưỡng, rèn luyện thể thao và môi trường lại chiếm hơn 50%.

Phước Vũ(tổng hợp TPO/ Ykhoa.net)

 
 

Không có nhận xét nào: