Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Du lịch Việt Nam có nguy cơ mất “sân nhà” vào tay “hàng xóm”

(Toquoc)-Đây là một thách thức lớn của  du lịch  Việt Nam được Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội của EU cảnh báo.

Dải đất miền Trung nhiều nắng và gió lại là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa kiệt xuất ngữ thiên nhiên và con người tạo dựng. Trên Dải đất hẹp ấy, từ Quảng Bình tới Quảng Nam hả hình thành cho nên con đường di sản miền Trung. Sự phong phú ngữ các di tích nổi tiếng hả đem lại cho tuyếnxô  du lich da nang  những vẻ đẹp văn hóa khác văn bằng, đặc sắc. DACOTOURS sẽ đem ập khách đến với con đường Trường Sơn kết nối tía di sản đặt khám xét phá những điều hích và bổ ích!

Dacotours in mời quý khách đến tham quan những nơi trên. Những danh lam đặt cảnh ngữ đất Việt  năm xưa và ngày nay. Trân trọng kính chào! Cám ơn quý khách

THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ hệ trọng để TOUR
Hotline: Võ Kim Trường  0914 136 151
              Võ Tấn Ninh       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH PHỤC VỤ quý khách

 

Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do EU tài trợ (ESRT) đã công bố các nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về thị trường du lịch Việt Nam trong 3 năm qua, với các ưu- nhược điểm, những cơ hội và cả nguy cơ mà du lịch Việt Nam sẽ phải đối diện để giải quyết.

Nhiều cơ hội

Theo phân tích của ESRT, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trung bình 8,9%/năm, trong khi mức tăng trưởng trung bình của thế giới chỉ có 3,4%/năm.

Thị trường Đông Bắc Á (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan) hiện đang mang đến 46% tổng lượng khách quốc tế của Việt Nam. Còn thị trường khách Âu tăng trưởng với tốc độ chậm hơn. Khách Pháp, Anh, Đức và Hà Lan đứng đầu danh sách khách Âu tới Việt Nam, trong khi khách Nga và Úc gia tăng nhanh chóng.

Với riêng thị trường Trung Quốc, ESRT cho rằng: mặc dù đây là thị trường lớn nhất của Việt Nam song tổng giá trị mang lại từ thị trường này còn nhiều tranh cãi. Nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn khách Trung Quốc sang Việt Nam bằng đường bộ với thời gian lưu trú ngắn và mức chi tiêu theo ngày thấp.

Về thị trường nội địa, các đánh giá của ESRT khẳng định đây là thị trường lớn nhất của tổng thể ngành du lịch Việt Nam với mức tăng 10,2% trong 10 năm qua. Từ năm 2001 đến năm 2010, thời gian lưu trú trung bình của một tour nội địa đã tăng từ 2,6 đêm lên 3 đêm; khách du lịch nội địa vượt ra ngoài cộng đồng dân cư thành phố, mở rộng đến những vùng nông thôn.

3 vùng du lịch nội địa hấp dẫn nhất hiện nay là Hà Nội, Huế - Đà Nẵng – Hội An và thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi 3 vùng du lịch có lượng khách quốc tế tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua là khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung bộ.

Du lịch Việt Nam phải đối mặt với thách thức không nhỏ là sự canh tranh khốc liệt với các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia và Malaysia... (Ảnh: Ngọc Thành)


So với các quốc gia trong khu vực, du lịch Việt Nam đang có nhiều lợi thế nổi trội.

Về sản phẩm, Việt Nam có sản phẩm du lịch đa dạng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của thị trường. Trong đó có nhiều điểm đến mới để du khách nghỉ ngơi, khám phá cùng những điểm tham quan tự nhiên ấn tượng phân bố trên diện rộng. Giá cả tại Việt Nam được đánh giá là vừa phải, và đa dạng để chọn lựa, như vừa có khách sạn chất lượng vừa có những khách sạn nhỏ trong một thành phố lớn.

Về thị trường, nhất là đối với khách châu Âu, Việt Nam được quan tâm bởi là điểm đến lạ, có nền ẩm thực và văn hóa hấp dẫn, có tình hình an ninh ổn định so với các nước trong khu vực (như Thái Lan, Myanmar)… Bên cạnh đó, cùng với nhu cầu du lịch tại các bãi biển đẹp của thế giới ngày càng tăng cao, Việt Nam gây được sự chú ý đặc biệt khi sở hữu nhiều bãi biển và hòn đảo hoang sơ với dịch vụ cao cấp đã được các tạp chí du lịch quốc tế xếp hạng. Ngoài ra, khách du lịch tàu biển đến Việt Nam trong 3 năm qua cũng tăng trưởng đột biến.

Lắm thách thức

Mặc dù có mức tăng trưởng ấn tượng trong tổng thể bức tranh du lịch toàn cầu, song ngay tại khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam đang phải đối diện với nhiều vấn đề.

Một trong số đó là sự canh tranh khốc liệt với các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia và Malaysia. Không chỉ cạnh tranh trong việc thu hút khách quốc tế đến khu vực, du lịch Việt Nam còn phải cạnh tranh gay gắt trên chính thị trường nội địa của mình khi ngày càng nhiều người dân trong nước muốn đi du lịch hoặc làm việc tại nước ngoài. Các hãng hàng không giá rẻ đưa ra nhiều cơ hội du lịch nước ngoài với người dân Việt Nam, cũng như chính sách xúc tiến quảng bá hấp dẫn của các quốc gia lân cận đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của thị trường nội địa.

Trong khi đó, giữa các địa phương với nhau và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với nhau đang không có sự gắn kết chặt chẽ theo nhìn nhận của ESRT. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh để thu hút khách du lịch và các nguồn đầu tư đang diễn ra trong bối cảnh điều phối quốc gia còn nhiều giới hạn. Nhiều địa phương phát triển du lịch lâu năm nhưng không có quy hoạch tốt, dẫn đến việc đầu tư dàn trải, thiếu các sản phẩm du lịch cao cấp, quản lý hoạt động kinh doanh du lịch không tốt hay các tiêu chuẩn du lịch được soạn thảo sơ sài, thiếu ổn định, thay đổi liên tục, mà điển hình là điểm du lịch Vịnh Hạ Long.

Phía các nhà đầu tư tư nhân dù có nhiều nỗ lực quan trọng thúc đẩy thị trường du lịch phát triển, song đa số thiếu kinh nghiệm làm du lịch. Do đó, các thành công chỉ mang tính cảm tính. Một số phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay nên có nguy cơ khủng hoảng cao.

ESRT cũng chỉ ra những vấn đề sâu sắc về mặt chất lượng. Như yếu kém chất lượng nguồn nhân lực du lịch với đa số nhân lực đã qua đào tạo không thể bắt kịp được với tốc độ phát triển, kéo theo sự hạn chế năng lực kinh doanh. Giá cả dịch vụ không ổn định, thất thường và thiếu nhất quán giữa các cấp dịch vụ. Giao thông và vệ sinh du lịch kém chất lượng. Các tiêu chuẩn và xếp hạng thiếu độ tin cậy…

Theo ESRT, điều cần làm hiện nay đối với du lịch Việt Nam là phải xác định lại hình ảnh và các mục tiêu cụ thể để có hướng đi trước mắt và lâu dài phù hợp. Mà trong đó cần đến một chiến lược marketing chuyên nghiệp cho giai đoạn từ này đến năm 2020.

ESRT cũng đã có một bản chiến lược marketing đề xuất lên Tổng cục Du lịch với nhiều nội dung được lãnh đạo Tổng cục, các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá cao./.

Khánh Hải

Không có nhận xét nào: