Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Văn hóa “nhạt” khách du lịch quốc tế ngán Việt Nam

Tổng cục Thống kê cho biết, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng qua giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước và riêng trong tháng 5 đã sụt 9% so với tháng 4 cho dù đây là mùa  du lịch  hè vốn thu hút khách tránh đông ở bên kia bán cầu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng cũng không khó hiểu khi du lịch Việt Nam đang phải đối mặt trước một loạt các bình phẩm của báo chí nước ngoài rằng nhạt nhòa trong văn hóa và chộp giật trong dịch vụ du lịch.

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Du lịch Dã ngoại Lửa Việt trên tờ Người Lao Đông (26/5), du lịch Việt Nam trì trệ là vì vẫn chưa tạo được sản phẩm mang tầm vóc thương hiệu du lịch quốc gia, hạ tầng giao thông, phương tiện vận chuyển còn yếu kém, lạc hậu. Còn TS Lê Đăng Doanh nhận định, bình quân giá tour cao hơn các nước trong khu vực tới 30% do không có sự phối hợp, mạnh ai nấy làm giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dịch vụ lữ hành từ đi lại, ngủ nghỉ, ăn uống… Chưa kể, giá cao mà “dịch vụ” chặt chém du khách lại ngày càng thịnh. Điều này không chỉ là nguyên nhân xua đuổi khách du lịch ra khỏi Việt Nam mà còn là kênh “quảng bá” miễn phí hình ảnh xấu xí về đất nước và con người Việt Nam. Không khó để đọc được cảm xúc của họ nếu chúng ta tìm những từ khóa bằng tiếng Anh trên các trang tìm kiếm như “'I’ll Never Return to Vietnam”, “I hate Vietnam”…
Theo thống kê, khách quốc tế đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng chỉ tăng 0,1%, đến vì công việc giảm 1,6%, thăm người thân giảm 5,4%, mục đích khác giảm 5,2% so với cùng kỳ 2012. Một số nước và vùng lãnh thổ có số lượng khách đến Việt Nam giảm so với cùng kỳ gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan ... Như vậy, không chỉ khách du lịch, mà cả doanh nhân nước ngoài cũng đã chán Việt Nam?
Hiện nay, vấn đề nhức nhối nhất mà ngành du lịch đang đối mặt là hiện tượng lừa đảo du khách trong và ngoài nước đã tồn tại nhiều năm nay và ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Một vài lời xin lỗi của lãnh đạo ngành này sẽ không có giá trị. Đã có một số đề xuất giải quyết phần ngọn như xử phạt nghiêm khắc thậm chí truy tố hình sự, hay mới đây là sáng kiến thành lập cả cảnh sát du lịch. Nhưng không phải vô cớ có những bài báo của giáo sư Mỹ vẽ ra một đất nước Việt Nam “vô văn hóa”. Dẫu đây là một phản ánh tiêu cực, thậm chí là lạc lõng nhưng nó chính là một gáo nước lạnh cần thiết để người Việt Nam biết đặt câu hỏi “tại sao?”.
Du lịch hưng thịnh, bền vững khi văn hóa có cội rễ. Văn hóa ở đây được phiên nghĩa một cách đơn giản là khi người Việt biết đối xử thành thật với nhau để khi đối đãi với người ngoài không bị gọi là giả tạo, người Việt Nam được chăm sóc mảnh đất nơi mình sống và được thụ hưởng lợi ích từ nó thì các địa điểm du lịch mới trở thành nơi đáng đến. Có lẽ đây chính là lý do lượng khách du lịch đến  hội an  vẫn còn tăng trong tháng 5 này. Trái ngược hoàn toàn với Hội An là tình trạng làng cổ Đường Lâm đang có nguy cơ trở thành một thảm họa về quản lý du lịch với tình trạng khai thác tham lam, chộp giật.
Nếu có một vẻ đẹp thuần phác trên đất nước nông nghiệp đang bị nhổ rễ khỏi đất đai, hẳn sẽ khiến văn hóa trở nên điêu tàn. Khi đó, Việt Nam còn gì đọng lại trong tâm trí khách du lịch nước ngoài? Cách đây vài ngày, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử, Dương Trung Quốc có nhắc đến tình trạng thành phố Hà Nội nghìn năm tuổi đang đối xử với văn hóa như một “bãi hoang” xung quanh sự kiện cầu vượt Đàn Xã Tắc. Nếu vậy chuyện ngành du lịch đến chuyện xây cầu vượt cũng chỉ là một trong bức tranh lớn phản ánh cách hành xử của con người với quá khứ sẽ mang đến kết quả tức thời cho hiện tại.

Dacotours in mời quý khách đến tham quan  du lich hoi an , Những danh lam thắng cảnh của đất Việt  năm xưa và ngày nay. Trân trọng kính chào! Cám ơn quý khách

THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ĐẶT TOUR
Hotline: Võ Kim Trường  0914 136 151
              Võ Tấn Ninh       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Không có nhận xét nào: