Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Để người chết đuối trong bể bơi, nhà hàng Temple ĐN cản PV tác nghiệp

Vào lúc 11h55 phút ngày 2/8, tại bể bơi nhà hàng Temple Đà Nẵng xảy ra vụ tai nạn chết đuối, nạn nhân là 1 kháchdu lịchĐinh Mai Hoàng Phúc (SN 1993), trú tại Khóm 1, phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, sinh viên năm thứ 2, Trường Đại học Y khoa TP Cần Thơ. Điều đáng nói khi phóng viên Báo Giao thông đến nơi xảy ra tai nạn để nắm thông tin thì bị nhân viên và bảo vệ nhà hàng ngăn cản không cho tác nghiệp.

Vào lúc 11h55 phút ngày 2/8, tại bể bơi nhà hàng Temple Đà Nẵng xảy ra vụ tai nạn chết đuối, nạn nhân là 1 khách du lịch Đinh Mai Hoàng Phúc (SN 1993), trú tại Khóm 1, phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, sinh viên năm thứ 2, Trường Đại học Y khoa TP Cần Thơ. Điều đáng nói khi phóng viên Báo Giao thông đến nơi xảy ra tai nạn để nắm thông tin thì bị nhân viên và bảo vệnhà hàngngăn cản không cho tác nghiệp.

Hồ bơi nhà hàng Temple nơi em Đinh Mai Hoàng Phúc chết đuối

Ngày 2/8, trên đường từ TP Cần Thơ về quê Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, em Đinh Mai Hoàng Phúc cùng bạn là Nguyễn Hoài Tú Uyên (SN 1993) ghé TP Đà Nẵng để du lịch và thăm người bạn là Phạm Thị Kim Nguyên, học cùng lớp đang sống tại Đà Nẵng, rồi rủ nhau đi tắm biển. Địa điểm được các em chọn là nhà hàng Temple Đà Nẵng, tọa lạc trên đường Hoàng Sa, quận Sơn Trà. (Nhà hàng này là 1 tổ hợp dịch vụ gồm khu ăn uống, tắm biển, hồ bơi…nằm cạnh bãi biển Mỹ Khê).

Theo lời kể của em Uyên, 3 em vào mua 3 vé, mỗi vé 250.000 đồng/người, bao gồm dịch vụ ghế nằm, massa chân, khăn tắm và bể bơi. Sau khi các em nằm nghỉ trên ghế, massa chân xong khoảng 30 phút, thì vào bể bơi để tắm. Hai em Uyên và Nguyên không tắm mà đứng trên bờ còn Phúc xuống tắm một mình ở khu vực 1,2m thì trong chốc lát Phúc trượt chân rớt xuống khu vực có độ sâu 5 mét và chìm. Thấy vậy, hai em trên bờ khiếp sợ kêu cứu nhưng không có một ai đến giúp vì không bóng dáng cứu hộ bể bơi. Khoảng 5 phút sau mới có một người khách du lịch nhảy xuống bể bơi kéo Phúc lên, hô hấp nhân tạo nhưng em đã tắt thở.

Bản nội quy tạm bợ ở khu du lịch quốc tế Temple Đà Nẵng

Theo quan sát của phóng viên Báo Giao thông, bể bơi nhà hàng Temple có diện tích khoảng 200m2(10x20) được phân 3 khu vực liền kề chung trong 1 bể , một khu vực có độ sâu 1,2m, một khu vực có độ sâu 2,4m và một khu vực có độ sâu nhất là 5m, trên thành bể có hàng chữ nhỏ thể hiện độ sâu, nhưng theo lời của Uyên thuật lại thì trên mặt nước của bể lúc em Phúc đang xuống tắm lại không hề có dây phao để phân biệt độ sâu từng khu vực. Do vậy, nếu không có dây phao giăng ra thì người tắm rất khó phân biệt ranh giới đâu là khu vực sâu, đâu là cạn để tránh. Hơn thế, bể bơi này chia các khu vực độ sâu theo kiểu bậc thang chứ không phải theo kiểu thoai thoải nên càng nguy hiểm.

Điều đáng nói, trong bể bơi không hề có nhân viên cứu hộ túc trực hướng dẫn, bảo vệ tính mạng cho du khách đang tắm, không có áo phao, phao cứu sinh.

Sau khi tai nạn xảy ra, chúng tôi có mặt tại bể bơi Temple Đà Nẵng thì thấy, có dây phao màu đỏ bạc giăng trên mặt hồ và 2 bản nội quy tạm bợ bằng 1 miếng bạt nhỏ ở tận phần cuối bể, với nội dung:"Tắm nước ngọt trước khi xuống bể bơi;Bạn tự chịu trách nhiệm về sự an toàn của bản thân khi sử dụng bể bơi..." Đọc bảng nội quy này nhiều người tự hỏi: Temple Danang kinh doanh bể bơi có bán vé thu tiền thì phải đảm bảo sự an toàn tính mạng cho khách; phải bố trí người cứu hộ túc trực, phải có biển báo rõ ràng các khu vực và phải có phao cứu sinh ..., Chứ sao lại đề ra bảng nội quy vô trách nhiệm như thế?

Phóng viên trao đổi với em Nguyễn Hoài Tú Uyên là bạn của nạn nhân Phúc

Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi đến văn phòng Temple Đà Nẵng để gặp người có trách nhiệm nhưng nữ lễ tân có tên là Mai dùng điện thoại bàn điện cho ông Lê Trí Vũ - Giám đốc Temple Đà Nẵng và cho biết : Lãnh đạo đi vắng trong ngày nay và tối nay. Chúng tôi trực tiếp điện đến số máy của ông Vũ, dù máy chuông đổ nhưng ông không nghe máy. Trong khi đó, khi chúng tôi đưa máy ảnh chụp và quay phim bể bơi nơi xảy ra tai nạn, cô Mai đã gọi nhân viên bảo vệ ra cản trở và xua đuổi.

Câu hỏi đặt ra là: nếu đơn vị Temple Đà Nẵng không làm gì sai sót thì tại sao lại trốn tránh và cản trở phóng viên tác nghiệp bình thướng? Các cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ việc thiếu trách nhiệm của nhà hàng Temple Đà Nẵng.

Temple Đà Nẵng là trung tâm Du lịch thể thao giải trí biển, lặn biển, phục vụ khách toàn du lịch, Landtour tốt nhất Đà Nẵng. Temple Đà Nẵng thành lập ngày 1/01/2011, kinh doanh ngành nghề dịch vụ du lịch, nhà hàng ăn uống, mô-tô nước, thuyền độc mộc, lướt ván dù, ca nô kéo Fly Fish và banana boat, thuyền thúng, dù ghế nằm bãi biển và độixe du lịchđời mới từ 05 chỗ ngồi đến 16 chỗ ngồi.


Bài ảnh: Nguyễn Đắc Bình

Không có nhận xét nào: