Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

"Lộ trình giảm thuế cho DN là hết sức cạnh tranh"

(HQ Online)- Đại biểu Quốc hội Trần  du lịch  (TP.HCM) đã phát biểu như vậy trong phiên thảo luận ở tổ chiều 21-5 về 2 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật t huế  Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT).

Đại biểu Trần Du Lịch: Lộ trình giảm thuế sẽ tạo yếu tố tâm lý tốt cho các DN. Ảnh: T.Th.

Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Luật thuế TNDN theo hướng: Giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 22%; riêng đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng (gọi là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa) thì mức thuế suất giảm xuống còn 20%.

Đồng thời, để tăng cường khả năng thu hút đầu tư và chính sách rõ ràng, tiến tới đơn giản hóa các mức ưu đãi thuế theo Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 mà không ảnh hưởng quá lớn đến cân đối ngân sách của năm áp dụng, Chính phủ trình Quốc hội cho bổ sung quy định lộ trình giảm thuế suất phổ thông ngay trong Luật. Cụ thể: kể từ ngày 1-1-2016 mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17%.

Dacotours in mời quý khách đến tham quan  du lich da nang , Những danh lam thắng cảnh của đất Việt  năm xưa và ngày nay. Trân trọng kính chào! Cám ơn quý khách

THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ĐẶT TOUR

Hotline: Võ Kim Trường  0914 136 151
              Võ Tấn Ninh       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

 

Phương án giảm thuế rõ ràng và có lộ trình của thuế TNDN đã nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu. Tuy nhiên, có một số đại biểu lại lo lắng về cân đối ngân sách, cho nên mức thuế suất phổ thông 22% theo một số đại biểu là “chấp nhận được”.

 

Hầu hết các đại biểu Quốc hội tán đồng với chủ trương này. Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho hay, các phương án thuế suất trên là hợp lý vì hiện nay nhiều DN làm ăn hết sức khó khăn, thậm chí thua lỗ, cho nên lộ trình giảm thuế sẽ tạo yếu tố tâm lý tốt cho các DN.

Đánh giá tác động của việc điều chỉnh này, ông Trần Du Lịch cho rằng, giảm thuế không đột ngột làm giảm nguồn thu nhưng lại cho DN thấy được lộ trình giảm thuế như vậy là hết sức cạnh tranh.

Cũng đồng quan điểm với đại biểu Lịch, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho rằng, hiện nay tất cả các DN đều gặp khó, dự thảo Luật thuế TNDN hỗ trợ cho các DN và đặc biệt là DNVVN sẽ góp phần khôi phục niềm tin cho DN. Tuy nhiên, bà Hường đề nghị nên đưa mức thuế phổ thông 20% áp dụng 2014 – 2015.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) bình luận: Chính phủ trình Quốc hội 2 dự thảo trên đây là hết sức cần thiết, tuy nhiên, lẽ ra có một số điểm cần đưa ra sớm hơn thúc đẩy kinh tế- xã hội, tháo gỡ khó khăn cho DN.

Ở góc độ khác, đại biểu Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) lại lo hụt thu ngân sách khi thực hiện chính sách giảm thuế TNDN. Ông Hòa cho rằng, giảm thuế suất đến 20%, nếu lo lắng thất thu ngân sách thì có thể áp dụng mức thuế 22%, để giúp DN có cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh. DN mong muốn Chính phủ có giải pháp hỗ trợ DN nhưng đồng thời phải chống thất thu là bài toán nan giải đối với Chính phủ hiện nay.

Cùng đồng tình với quan điểm này và chia sẻ với những khó khăn trong cân đối ngân sách khi thực hiện mục tiêu giảm thuế, đại biểu Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa) cho rằng, chính sách thuế vẫn tập trung xử lý vấn đề ngắn hạn, vẫn cần tầm chiến lược dài hạn. Mục tiêu thuế là phải có tầm, ổn định thị trường. Ông Ngoạn ví dụ: Khi bất động sản nóng thì không có công cụ thuế mạnh mẽ để thu, đến khi bong bóng bất động sản phình to, thì mới dùng công cụ thuế để “phanh” nhưng lại quá gấp.

“Công cụ thuế phải có chiến lược tốt hơn, nhưng để đạt mục tiêu chiến lược phải có biện pháp thực hiện. Lộ trình thuế suất phổ thông thuế TNDN là 22%, đi liền với đó có đối tượng 20%. Nếu áp dụng ngay mức 20% sẽ mất cân đối thu chi ngân sách, cho nên chúng ta phải chấp nhận mức 22%”, ông Ngoạn cho hay.

Ngoài ra quy định khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại cũng nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Dự thảo Luật nâng tỷ lệ khống chế về chi phí quảng cáo, khuyến mại lên 15%, đồng thời rà soát loại bỏ một số khoản chi ra khỏi diện chi phí khống chế, cụ thể như sau: “Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra”.

Đồng tình với cơ quan soạn thảo Luật, theo đại biểu Trần Du Lịch, cần thiết phải có khống chế mức chi quảng cáo tiếp thị từ 10% lên 15%, mặc dù hiện nay mức 15% chỉ có một số nước áp dụng và người ra không còn khống chế mức trần nữa. Tuy nhiên, ông Lịch lại cho rằng, nếu tính 15% trên doanh số chứ thì phù hợp hơn.

Theo đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh), chi phí quảng cáo khống chế không quá 15%, cũng nên tiến tới lộ trình bỏ quy định này để phù hợp với thông lệ quốc tế.

 

Giảm thu ngân sách hơn 43.000 tỷ đồng

Theo tính toán của Bộ Tài chính, năm 2014 theo chính sách thuế TNDN hiện hành thì dự kiến thu ngân sách nhà nước từ thuế TNDN khoảng 150.800 tỷ đồng, nếu điều chỉnh thuế suất từ 25% xuống 22%, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa xuống 20% và ưu đãi đối với đầu tư mở rộng, dự kiến giảm thu ngân sách năm 2014 khoảng 22.200 tỷ đồng (trong đó giảm khoảng 18.100 tỷ đồng do điều chỉnh mức thuế suất xuống 22%, giảm khoảng 2.000 tỷ đồng do áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, khoảng 2.080 tỷ đồng do bổ sung đối tượng ưu đãi và ưu đãi đối với đầu tư mở rộng).

Năm 2016 dự kiến giảm thu ngân sách thêm khoảng 21.190 tỷ đồng đến 21.580 tỷ đồng so với mặt bằng thuế suất 22% (trong đó giảm khoảng 16.780 tỷ đồng do điều chỉnh giảm thuế suất phổ thông xuống 20%, giảm khoảng từ 4.410 tỷ đồng đến 4.800 tỷ đồng do điều chỉnh mức thuế suất ưu đãi 20% xuống 17%).

Số giảm thu này sẽ được bù lại một phần trong năm 2014 khoảng từ 1.200 tỷ đồng đến 1.500 tỷ đồng và được bù lại một phần trong năm 2016 khoảng từ 2.000 tỷ đồng đến 2.500 tỷ đồng do tăng thu từ các loại thuế gián thu và thuế TNCN vì số tiền thuế được giảm sẽ được sử dụng vào tiêu dùng và đầu tư; đồng thời, sẽ góp phần tăng thu từ thuế TNDN vào những năm sau do doanh nghiệp có điều kiện để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Minh Anh

Không có nhận xét nào: