Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Năm 2013: Cơ hội lớn của du lịch di sản


du lịch Đà Nẵng mở ra nhiều hứa hẹn tốt đẹp ngay từ những ngày đầu năm 2013. Hàng ngàn du khách quốc tế đã đặt chân tới vịnh Hạ Long, Hội An, Cố đô Huế, Mỹ Sơn… Đây cũng là cơ sở để kỳ vọng về một năm gặt hái của loại hình du lịch hội an.
Phố cổ Hội An
Nhiều du khách "xông đất” di sản
Bất chấp thời tiết giá lạnh, trong suốt những ngày nghỉ Tết Dương lịch vừa qua, lượng khách du lịch ở các điểm đến tăng đáng kể. Theo thống kê của Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh, chỉ trong 3 ngày nghỉ lễ, Vịnh Hạ Long đã đón 26.500 lượt du khách tham quan, trong đó khách quốc tế đạt hơn 20 ngàn lượt. Các du khách quốc tế tham quan Vịnh Hạ Long dịp này chủ yếu mang quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu. Trong khi đó, lượng khách đến với hai Di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam là đô thị cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn trong dịp này cũng tăng hơn hẳn so với cùng kỳ. Cụ thể, trong số gần 4 ngàn du khách đến với thánh địa Mỹ Sơn, có hơn 3 ngàn khách quốc tế. Thống kê từ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng cho thấy, chỉ riêng dịp Tết Dương lịch, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã đón du khách thứ 2 triệu…
Những tín hiệu mừng này âu cũng là một phần dư âm của năm du lịch di sản 2012 được triển khai sâu rộng ở các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ. Nơi đây có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, mà tiêu biểu là các di sản: Thành Nhà Hồ, Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và Nhã nhạc Cung đình Huế được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; quần thể danh thắng Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình là Di sản thiên nhiên thế giới hấp dẫn du khách…Thông qua việc tổ chức Năm du lịch quốc gia 2012 tại khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ, Bộ VHTT&DL mong muốn giới thiệu, quảng bá với du khách trong nước và quốc tế những vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; những phong tục, tập quán, bản sắc, truyền thống và nét sinh hoạt đặc trưng của cư dân miền duyên hải Bắc miền Trung; đồng thời khẳng định những tài nguyên du lịch thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn hết sức phong phú của Việt Nam.
Du khách tham quan Di tích Mỹ Sơn
Nỗ lực tạo thương hiệu du lịch Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có một lượng khá di sản văn hóa và di sản thiên nhiên được thế giới vinh danh. Chỉ tính riêng trong năm 2012, Việt Nam đã có hai di sản được UNESCO công nhận, đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ) là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình dương. Theo ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, những di sản đã vinh danh và chưa được vinh danh là nguồn tiềm năng để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để khai thác và quảng bá thật hiệu quả tiềm năng sẵn có ấy.
8 triệu lượt khách quốc tế và 160 ngàn tỷ đồng doanh thu trong năm 2012 của ngành du lịch là một con số đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế ảm đạm hiện nay. Song cho dù đã nhiều lần thay đổi những Slogan: Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn; Việt Nam- điểm đến của thiên niên kỷ mới; Việt Nam- sự khác biệt Á Đông… thì đến nay du lịch Việt Nam vẫn chưa tạo được một thương hiệu riêng, dấu ấn riêng. Chính vì vậy, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định, năm 2013, nhiệm vụ của ngành văn hóa là phải tạo sự liên kết để tạo chuỗi giá trị về du lịch văn hóa, du lịch di sản. Theo kế hoạch, Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2013 sẽ diễn ra vào ngày 6-1-2013 và lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch đồng bằng sông Hồng 2013 diễn ra vào ngày 11-5-2013, tại thành phố Hải Phòng.
Du khách tham quan phố cổ Hội An
Những chấm sáng trên bản đồ du lịch đầu năm 2013 là cơ sở để kỳ vọng về một mùa vàng của du lịch Việt Nam, nhất là du lịch di sản. Nhưng thực tế cũng cho thấy những gì mà du khách chưa hài lòng về du lịch trong nước chưa hẳn ở công tác trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di sản mà lại nằm ở yếu tố con người. Đó là hành vi ứng xử thiếu văn hóa trong cộng đồng, tồn tại ở nhiều lĩnh vực, khiến cho khách quốc tế đến Việt Nam chưa thực sự có cảm giác chủ nhà thân thiện và mến khách. Đây cũng đang là thách thức đặt ra cho việc xây dựng một thương hiệu du lịch Việt Nam.
Minh Quang

Nguồn: daidoanket.vn

Không có nhận xét nào: