Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

“Việc ai, nấy làm”?


Bảo tàng Dân tộc học VN (một trong không nhiều bảo tàng có lượng khách du lịch Đà Nẵng vừa có thông báo: Sẽ tăng mức phí tham quan từ ngày 15.2.2013 với người lớn là 40.000 đồng/người/lượt, thay cho mức 25.000 đồng đang áp dụng.



Ngoài ra, mức phí với sinh viên và trẻ em cũng được tăng gấp 3 lần, thậm chí hơn: 15.000 đồng/5.000 đồng và 10.000 đồng/3.000 đồng. Trước đó, hồi tháng 9, tỉnh Quảng Ninh cũng có quyết định tăng giá tàu vận chuyển du lịch hội an với mức gần 100% so với giá cũ. Trước đó nữa, các khu du lịch như cố đô Huế, du lịch bà nà hill... cũng đồng loạt “đòi” tăng giá... Tất nhiên, ai cũng có lý của mình, nhưng điều cần nói ở đây là ai cũng biết các Cty lữ hành bao giờ cũng phải xây dựng kế hoạch và chào tour trước đó ít nhất nửa năm. Việc các điểm du lịch bỗng dưng tuyên bố tăng giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến các Cty lữ hành, bởi họ không thể lấy thêm tiền của khách hàng và càng không thể cắt lịch trình của khách.

Trong khi đó, Hiệp hội Du lịch VN đã không ít lần phải có công văn đề nghị các điểm tham quan du lịch tạm dừng tăng giá vé và khi tăng giá phải có lộ trình để các DN còn kịp trở tay... Nhưng trên thực tế, rất ít lần đề nghị ấy được chấp thuận, bởi kinh tế thị trường, không bắt lỗi được. Điển hình của kiểu làm ăn này là hồi cuối tháng 11. 2011, khi Vịnh Hạ Long vừa được công nhận là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới thì lập tức Quảng Ninh quyết định tăng giá vé tham quan vịnh, mặc cho các DN phản ứng mạnh. Trong khi cùng thời điểm đó, Hàn Quốc chào mừng và tri ân khách hàng của mình bằng cách miễn phí tham quan đảo Jeju (trong 3 tháng) ngay sau khi đảo này cũng được công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

Ông Lưu Đức Kế - GĐ Hanoitourist - cho rằng: “Có lẽ tăng giá là việc khó tránh khỏi trong những biến động kinh tế như hiện nay và sẽ chẳng có gì đáng phàn nàn nếu như các Cty lữ hành được thông báo trước để chủ động xây dựng kế hoạch cho mình. Quan trọng hơn, việc tăng giá phải đi đôi với những đổi mới về dịch vụ để ngày càng làm hài lòng khách hàng”. Du lịch không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngành của mình mà nó còn mang lại lợi ích lâu dài cho địa phương - nơi có điểm tham quan, nghỉ dưỡng, và sâu xa hơn nữa nó còn là một kênh quảng bá hình ảnh đất nước hữu hiệu nhất. Vậy nên, đã đến lúc phải chấm dứt tình trạng “việc ai, nấy làm” như hiện nay, hay nói cách khác là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan thì mới mong ngành du lịch VN sẽ đạt tính chuyên nghiệp và phát triển bền vững như các nhà kinh tế đang kỳ vọng.

Không có nhận xét nào: