Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Du lịch Việt Nam: Tìm cách giữ chân du khách


Hoạt động du lịch đà nẵng được ví như ngành công nghiệp không khói. Với Việt Nam, trong những năm qua du lịch cù lao chàm được đầu tư mạnh, thu được những kết quả khích lệ. Tuy nhiên, không chỉ là chuyện "kéo” được du khách đến, mà quan trọng hơn là phải giữ được họ ở lại với thời gian lưu trú dài. Mà điều đó xem ra vẫn bất cập.
 
Khách du lịch nước ngoài ngắm phố phường Hà Nội
trên những từ những chiếc xích lô
 
Người Việt mang 3,5 tỷ USD ra nước ngoài
 
Theo ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), năm 2012 có khoảng 3,5 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, tăng 20% so với năm 2011. Địa điểm khách Việt đến nhiều nhất là Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Ước tính chi tiêu cho việc du lịch nước ngoài của khách Việt đạt con số hơn 3,5 tỷ USD. Năm 2012, Việt Nam đón 6,8 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu từ lượng khách này đạt gần 7 tỷ USD. Như vậy, chi tiêu cho du lịch nước ngoài của người Việt đã bằng một nửa doanh thu từ khách quốc tế đến Việt Nam.
 
1. Tổng cục Du lịch đặt mục tiêu năm 2013 đón 7,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Theo nhiều DN du lịch thì mục tiêu đó là khó khả thi, bởi tuy tháng 1 đã vào mùa du lịch đồng thời Việt kiều về quê ăn Tết nhiều nhưng khách du lịch vào Việt Nam tăng không nhiều, chỉ khoảng 2,2%. Số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng đầu năm nay ước tính đạt gần 652.000 lượt người, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 397.000 lượt người, tăng 6,4%. Trong đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta trong tháng 1 vừa qua tăng cao so với cùng kỳ năm 2012 là: Hàn Quốc đạt 84.300 lượt người, tăng 39%; Australia đạt 41.300 lượt người, tăng 34,7%; Nga đạt 25.800 người, tăng 37,7%...
 
Người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh tăng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2012, số người đến Việt Nam vì mục đích ngoài du lịch (trong đó có học tập, chữa bệnh...) tăng so với năm trước (2,1%), đạt gần 360.000 lượt người. Về lĩnh vực y tế, nhiều người nước ngoài đến chữa bệnh ở Việt Nam do tin tưởng ở khả năng chuyên môn cũng như chi phí dịch vụ thấp. Trong số đó, nhiều người đến để thực hiện dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm. GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng dẫn ra một trường hợp rất điển hình: Tiến sĩ C.H, chuyên gia nổi tiếng thế giới về thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới cũng đến Việt Nam thực hiện kỹ thuật này và đã thành công. Con trai của Tiến sĩ C.H hiện đã được 5 tuổi. Vẫn theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, chi phí cho kĩ thuật này ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với khu vực và bằng 1/6 đến 1/8 so với Mỹ. Nhưng quan trọng nhất chính là kết quả điều trị mà người ta nhận được sẽ tạo ra niềm tin cho họ và những người khác.
Năm 2013, dự báo kinh tế thế giới vẫn chưa hồi sức, nên lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng khó có thể tăng. Nhìn lại năm 2012, trong khi ngành du lịch Hà Nội công bố con số 2,1 triệu khách du lịch quốc tế đến Thủ đô Việt Nam, tăng 11,3% so với năm 2011, thì nhiều doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ tại Hà Nội lại cho biết họ đã phải giảm từ 25 - 40% nhân viên; phải chuyển trụ sở từ nhà mặt phố bốn quận trung tâm đi nơi khác có giá thuê rẻ hơn, kể cả việc phải dạt ra ngoại thành, cốt để cầm cự với thời sóng gió.
 
Một điểm nữa cũng rất đáng chú ý, đó là lượng khách quốc tế tuy vẫn có thể chấp nhận, nhưng doanh thu của các DN du lịch lại không cao. TP. Hồ Chí Minh luôn có lượng khách du lịch dẫn đầu cả nước nhưng ngành này cho biết lợi nhuận của năm 2012 giảm so với 2011. Riêng phân khúc khách sạn từ 3 sao đến 5 sao, công suất sử dụng phòng giảm 2,3%, chỉ đạt đạt 68,7%, và nhất là thời gian lưu trú của khách ngắn hơn. Nói một cách hình tượng, ông Lê Văn Kiên- Giám đốc Công ty du lịch Ấn tượng Á Châu Lê cho rằng trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới thì các DN du lịch đang phải tự "cắn vào thịt mình” để tồn tại. Còn một đại diện của Asiana travel thì cho biết, lợi nhuận từ khách giảm chỉ còn 10% giá thành do nhiều DN khác giảm giá rất mạnh để "giật” khách. Ngay như vùng trọng điểm du lịch Nha Trang (Khánh Hòa), thì dẫu năm 2012 đón được hơn 2,3 triệu lượt khách tham quan (khách nội địa 1,8 triệu lượt người) nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn đến chi tiêu của khách thấp nên lợi nhuận thu được cũng không cao.
 
2. Ông Nguyễn Xuân Thùy - Giám đốc khách sạn Quốc tế nhận xét, tới thời điểm này Khánh Hòa đang ở trong tình trạng thừa phòng khách sạn nhưng thiếu các điểm vui chơi, giải trí, mua sắm phục vụ du khách, nên không giữ được chân du khách cũng như không kiếm được lợi nhuận từ việc khách chi tiêu, mua sắm.
 
Vấn đề giữ chân du khách quốc tế khi đến Việt Nam đã đến lúc phải được đặt ra một cách rõ ràng hơn. Nước ta có nhiều danh thắng được UNESCO công nhận ở tầm Di sản của nhân loại, lại có bờ biển dài hơn 3000 km với nhiều bãi biển, vịnh, đảo tuyệt đẹp. Khu vực rừng núi cũng rất đa dạng, với Cao nguyên đá Đồng Văn (phía Bắc) được Công nhận là Công viên Địa chất thế giới; còn đại ngàn Tây Nguyên thì có Không gian văn hóa cồng chiêng… Cùng đó, chúng ta lại có nhiều địa danh nổi tiếng toàn cầu, như Hạ Long, Điện Biên Phủ, Côn Đảo… Có nghĩa là chúng ta có nhiều điểm để đến, nhưng ở góc độ khác nhiều DN du lịch lại than phiền rằng khách đến khách lại đi vì không có chỗ chơi, mua sắm và cơ sở hạ tầng yếu. Cạnh đó là những tồn tại đã kéo dài, như chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, nạn trộm cắp, đeo bám khách du lịch để bán hàng, nạn "chặt chém” khi khách mua hàng và nhất là các sản phẩm du lịch lại đơn điệu. Chúng ta có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, nhưng sản phẩm phục vụ du lịch không đặc sắc, trùng lặp ở quá nhiều điểm du lịch.
 
Vẫn theo bà Huyền Lê, chúng ta cũng đã bỏ qua không ít cơ hội quảng bá cho du lịch Việt Nam ra thế giới. Cụ thể khi cặp vợ chồng minh tinh màn bạc Hollywood là Angelina Jolie- Brad Pitt tới Việt Nam, nhận con nuôi (cháu Pax Thien) và rồi ra cả Côn Đảo nghỉ ngơi (ngày 11-11-2011). "Nếu ta biết khuyếch trương, thì đây là một thương vụ lớn, vì tầm ảnh hưởng, sự lan tỏa của họ rất rộng. Nhưng ta đã không làm được”, bà Huyền Lê nói.
 
3. Tạo ra sự hấp dẫn để thu hút du khách quốc tế, nhưng phải giữ được chân họ khi họ đến với Việt Nam. Mà để có được điều đó thì không thể chỉ trông chờ vào những cái có sẵn, kể cả đó là một thiên nhiên tuyệt đẹp đi chăng nữa. Trong nhiều việc phải làm, không thể không đặt trọng tâm vào việc liên kết vùng, liên kết toàn quốc trong du lịch, để tạo ra những tour dài ngày có nhiều điểm để khách đến chứ không chỉ đi một, hai ngày trong một phạm vi nhất định là hết tour. Mà điều này thì còn yếu. Ông Trần Tử Quân, đại diện một DN lữ hành Đà Nẵng cho rằng, chúng ta đang tự làm yếu mình khi cả một dải miền Trung tuyệt vời nhưng lại "bị cắt khúc”. Theo ông Quân, nếu tính từ phía Bắc vào, thì du khách có thể tham quan động Phong Nha, sau đó tới Huế rồi vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng để từ đó đến phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn; cuộc hành trình lại tiếp tục đến Nha Trang, vịnh Vân Phong rồi tới các cồn cát mênh mông Bình Thuận. "Nhưng trên thực tế thì chưa có một tour quốc tế nào như vậy, mà chia ra thành từng đoạn. Nên khách lẽ ra ở với chúng ta 10 ngày thì chỉ ở từ 2-3 ngày là ra đi”, ông Quân nói.
 
Còn tại chính các điểm du lịch, dịch vụ yếu vẫn là vấn đề nổi cộm. Sau khi tham quan, khách không chỉ có nhu cầu được ở trong một khách sạn sang trọng, mà họ còn phải được đi chơi đây đó, được mua sắm những gì mình thích, được thư giãn thư thái…, thì lại chưa có, khiến họ thấy đơn điệu, thường thì rút ngắn tour chứ không kéo dài ra. Từ đó dẫn đến việc lợi nhuận thu được thấp.
 
Mà điều đó thì không ai muốn!
 
MINH GIANG

Không có nhận xét nào: