Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Du lịch Hà Nội phát triển sản phẩm đặc trưng

(Chinhphu.Vn) - Sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính, lượng du khách đến Hà Nội tăng trưởng 15%/năm, là điểm đến hấp dẫn thứ 6 ở châu Á, có dịch vụ khách sạn tốt thứ 2 thế giới.

Ổ đất miền Trung giàu nắng và gió lại là nơi lưu giữ những ví trị văn hóa cạn kiệt xuất mực tàu thiên nhiên và con người kiến lập. Trên Dải cáu chật ấy, trường đoản cú Quảng bình phẩm đến Quảng Nam đã hình vách bởi thế con đường di sản miền Trung. Sự phong phú mức danh thiếp di tích trữ nức danh nhỉ đeo lại biếu tuyến náudu lich mien trungnhững nét xinh xắn văn hóa khác tuần, kín dung nhan. DACOTOURS sẽ tiễn chân ập khách khứa đến cùng con đường Trường Sơn kết tiếp xuân đường di sản phanh nhà giam phá những điều ham thích và hữu ích!
Dacotours in mời quý giá khách khứa tới tham quan những nơi trên. Những danh lam đặng cảnh cụm từ đất Việt  năm cũ và ngày nay. Trân quý trọng kiếng chào! Cám ơn quý báu khách khứa
Thông báo tham vấn VÀ can dự để TOUR
Hotline: Võ Kim trường học0914 136 151
Võ Tấn hầm0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH PHỤC VỤ quý báu khách khứa



Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội, cho biết phát triển các sản phẩm du lịch, đa dạng hóa các tour du lịch là một trong những khâu then chốt để thu hút khách du lịch đến Hà Nội


Liên kết phát triển du lịch các làng nghề là một trong những hướng đi của du lịch Thủ đô. Ảnh: Huy Anh.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội là địa phương có số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước, gồm hơn 5.175 di tích thuộc nhiều loại hình. Chính vì vậy, Hà Nội có tiềm năng và thế mạnh trong phát triển các tour du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái, làng nghề.
Ngành du lịch đã chú ý đến việc phát huy thế mạnh các sản phẩm hiện có như du lịch văn hóa, lịch sử, kết nối các làng nghề như Bát Tràng - Vạn Phúc, chuẩn hóa thuyết minh các tour du lịch đến với các làng nghề truyền thống... Và chú trọng phát triển du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, sự kiện), phát triển các khách sạn cao cấp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Các sản phẩm du lịch mới cũng được xây dựng để tạo sức hấp dẫn du khách như du lịch sinh thái, mua sắm, du lịch chơi golf, tham quan các làng nghề của Hà Nội như: Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ, Nón Làng Chuông, Lụa Vạn Phúc…; du lịch Võ thuật tại võ đường Y võ Thiên Phúc (Tây Hồ) với môn phái Thiếu lâm Vĩnh Xuân, võ đường trong khuôn viên đền thờ Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) với môn phái Võ Lâm Phật Gia…
Hiện nay, TP đang triển khai các đề án, dự án, kế hoạch cụ thể để thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội như phát triển Du lịch Cộng đồng khu vực Ba Vì, phát huy giá trị di sản Lễ hội Gióng, giá trị làng cổ Đông Ngạc, quy hoạch hồ Suối Hai-Ba Vì.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng phối hợp với các tỉnh, thành phố trong việc xây dựng sản phẩm cũng như xúc tiến du lịch như: Chương trình hành trình qua các kinh đô Việt Cổ phối hợp với Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên huế, Bình Định; chương trình du lịch kết nối vùng Đồng bằng Sông Hồng, phối hợp với các tỉnh thành phố vùng đồng bằng Sông Hồng…, xúc tiến du lịch tại các nước Nga, Mỹ, Nhật, Australia, Hàn Quốc và tiến tới các thị trường Nhật bản, khu vực Đông Nam Á, Đông Âu, Bắc Mỹ…
Tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện
Một trong những đội ngũ chủ lực để quảng bá thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Hà Nội là các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp lữ hành, hệ thống các khách sạn, nhà hàng.
Vì vậy trong những năm qua, Hà Nội luôn cố gắng tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện với du khách khi đến Thủ đô.

Hà Nội phấn đấu tạo môi trường du lịch thân thiện cho khách du lịch. Ảnh: Huy Anh.
Trước một số hiện tượng chèo kéo, chặt chém, lừa đáo… khách du lịch, TP đã có những biện pháp kiên quyết để chấn chỉnh môi trường du lịch, xử lý vi phạm về bán hàng rong, đánh giày, chèo kéo khách, kiểm tra phát hiện các đối tượng xích lô dù, taxi vi phạm… nhằm giữ gìn trật tự và tạo môi trường an toàn cho du khách.
Hiện tại, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức đội trật tự khu vực Hồ Hoàn Kiếm gồm 68 người, quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức lực lượng trật tự gồm 7 người, phối hợp với công an địa bàn để đảm bảo an ninh, toan toàn cho du khách. Các đội tình nguyện hỗ trợ khách du lịch cũng đang được thành phố nghiên cứu để trực tiếp tham gia hỗ trợ khách tại các điểm du lịch.
Ngày 1/8, Trung tâm hỗ trợ du lịch Hà Nội, tại số 47 Hàng Dầu, sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây là nơi tư vấn, cung cấp thông tin về phố cổ Hà Nội, điểm đến, cơ sở lưu trú, các dịch vụ có chất lượng tốt phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin mỗi khi khách du lịch có phản ánh hoặc cần sự hỗ trợ khẩn cấp.
Năm 2008, Hà Nội đón được 1,2 triệu lượt khách quốc tế và gần 7 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2012, thành phố đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế (chiếm 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và gần 12,3 triệu lượt khách nội địa (chiếm 37,8% của cả nước). Trong 5 tháng đầu năm 2013, Hà Nội đón 1,03 triệu lượt khách quốc tế (tăng 15% so với cùng kỳ năm trước) và 7,3 triệu lượt khách nội địa (tăng 8%).

Khách du lịch đến Hà Nội có số lượng cao thuộc về thị trường các nước Trung Quốc, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ. Thị trường có đà tăng trưởng cao là Australia, Đài Loan-Trung Quốc, Đức, Singapore, Malaysia với tỷ lệ tăng trung bình trên 20%/năm.
Huy Anh

Không có nhận xét nào: