Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Cần nỗ lực từ nhiều phía

QĐND - Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về  du lịch  vừa chỉ đạo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, các địa phương cần ráo riết thực hiện hiệu quả Chiến dịch cải thiện môi trường du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2015. Mục tiêu cơ bản của chiến dịch này là hướng đến sự hài lòng của du khách theo tinh thần “Nụ cười của khách du lịch chính là tương lai của du lịch Việt Nam”.

QĐND - Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch vừa chỉ đạo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, các địa phương cần ráo riết thực hiện hiệu quả Chiến dịch cải thiện môi trường du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2015. Mục tiêu cơ bản của chiến dịch này là hướng đến sự hài lòng của du khách theo tinh thần “Nụ cười của khách du lịch chính là tương lai của du lịch Việt Nam”.

Báo động môi trường du lịch

Chưa bao giờ tình trạng môi trường du lịch Việt Nam lại đáng báo động như thời gian qua. Theo báo cáo của các địa phương trọng điểm về du lịch của cả nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu, tình trạng đeo bám, chèn ép, tự ý nâng giá dịch vụ, lừa đảo du khách xảy ra rất nhức nhối, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài.

Tại Hà Nội, các điểm "nóng" nhất là khu phố cổ, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, khu vực đường Thanh Niên, đường dạo ven hồ Tây. Chỉ tính riêng địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), từ tháng 11-2012 đến tháng 4-2013, lực lượng chức năng đã xử phạt 106 đối tượng bán hàng rong, đánh giày có hành vi đeo bám, chèo kéo khách.

Còn tại TP Hồ Chí Minh, năm 2012, theo số liệu của 10 đơn vị khách sạn và hãng lữ hành thông báo có 225 vụ cướp

Tổ gắt gao xứ Trung lắm nắng và gió lại là chốn lưu giữ những ví trừng phạt văn hóa cạn kiệt xuất hạng tự nhiên và con người tạo lập. Trên tổ gắt gao đầy ấy, tự Quảng bình phẩm đến Quảng trai nhỉ ảnh vách vì vậy con lối di sản xứ Trung. Sự phong tặng phú hạng danh thiếp di trữ nức tiếng nhỉ đưa tiễn lại tặng tuyến lẩn trốn  du lich ba na  những nét xinh xẻo văn hóa khác tuần tra, kín sắc đẹp. DACOTOURS sẽ đưa tiễn lẩn trốn khách khứa tới đồng con lối trường học Sơn kết tiếp kiến giáo viên di sản tốt nhà tù phá những điều thúc và hữu dụng!

Dacotours in mời quý giá khách khứa tới tham lam quan liêu những chốn trên. Những danh lam tốt cảnh hạng gắt gao Việt  năm cũ và hiện tại. Trân tôn trọng kiếng chào! Cếm ơn quý giá khách khứa

Thông báo tham vấn VÀ liên tưởng tốt TOUR
Hotline: Võ Kim trường học  0914 136 151
              Võ Tấn bung       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH phủ phục mùa quý giá khách khứa

Giật liên quan đến khách du lịch, Công an thành phố đã thụ lý 117 vụ, trong khi Sở Ngoại vụ thành phố tiếp nhận và đề nghị giải quyết 225 vụ.

Vào thời cao điểm du lịch hè, nhiều cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cửa Lò (Nghệ An), Đồ Sơn (Hải Phòng)… đã tự ý nâng giá dịch vụ, giá thuê phòng nghỉ cũng xảy ra thường xuyên, gây bức xúc cho du khách.

Để xảy ra thực trạng trên, trả lời phỏng vấn Báo Quân đội nhân dân, ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL cho biết: Trước hết là do chính quyền một số địa phương còn buông lỏng quản lý môi trường du lịch. Không ít cơ sở kinh doanh còn có tình trạng lừa đảo, cướp giật, chèn ép du khách nhưng chính quyền sở tại chưa có giải pháp hữu hiệu để quản lý, chấn chỉnh và xử lý rốt ráo. Bên cạnh đó, các đối tượng vi phạm chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, không đủ tính răn đe, dễ tái phạm và thường có biểu hiện liều lĩnh hơn trong những lần vi phạm sau. Trong khi đó, lực lượng ngăn chặn chủ yếu là dân quân, dân phòng, thanh niên xung phong không chuyên trách, không có công cụ pháp lý hỗ trợ cần thiết nên các đối tượng tỏ thái độ “nhờn”, thậm chí coi thường, chống đối.

Đoàn xích lô đưa du khách tham quan quanh bờ hồ Hoàn Kiếm - một hình ảnh đẹp về du lịch Hà Nội.

Nỗ lực “làm sạch” môi trường du lịch

Để ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm hại đến sự an toàn của du khách, từng bước cải thiện chất lượng môi trường du lịch Việt Nam, nhiều địa phương đang triển khai nhiều biện pháp thiết thực, quyết liệt để xây dựng môi trường du lịch thân thiện với du khách.

Ông Mai Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội cho biết, trong tháng 7 này, sở sẽ đưa Trung tâm Hỗ trợ du khách thành phố tại 47 Hàng Dầu chính thức đi vào hoạt động để tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách, xử lý các vụ việc liên quan tới hành vi lừa đảo, chèo kéo, đeo bám, chèn ép, trộm cắp tài sản của du khách; đồng thời thông tin cho du khách những vấn đề liên quan đến chuyến du lịch của khách. Cùng với đó, sở sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở lưu trú, tập trung chủ yếu các cơ sở chưa lập hồ sơ thẩm định xếp hạng, những cơ sở có dấu hiệu móc nối với tắc-xi để lừa, bắt chẹt khách du lịch.

Sở VH-TT&DL TP Hồ Chí Minh vừa đưa vào thử nghiệm tổng đài du lịch 1087 nhằm cung cấp thông tin, trợ giúp giải đáp thắc mắc cho du khách trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực du lịch của thành phố với hai ngôn ngữ Việt, Anh trong suốt 24/24 giờ. Bên cạnh đó, tổng đài này cũng cung cấp các thông tin về an ninh du lịch để góp phần giúp du khách có một chuyến đi an toàn, thuận lợi.

Trung tâm Hỗ trợ du khách Đà Nẵng cũng vừa ký kết hợp tác với Phòng Cảnh sát trật tự, Trung tâm Cấp cứu 115, Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trung tâm An ninh Hàng không Đà Nẵng, Ban quản lý các khu du lịch và các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố. Mục đích của hợp tác này, theo bà Nguyễn Thị Hoài An, Trưởng đại diện Trung tâm Hỗ trợ du khách Đà Nẵng, là nhằm bảo đảm cho du khách có thông tin và được tiếp cận với toàn bộ dịch vụ du lịch giải trí tại Đà Nẵng, nhất là ghi nhận ý kiến và cải thiện các dịch vụ chưa đạt chuẩn, hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động du lịch ở địa phương.

Từ kinh nghiệm xây dựng, quản lý môi trường du lịch của Hội An, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định: Nếu địa phương nào cũng chỉ đạo sát sao, quyết liệt, phân công cụ thể, có phương án tổ chức, tăng cường các hoạt động kiểm tra, bảo đảm an ninh trật tự, đồng thời phát huy vai trò người đứng đầu như Hội An thì ở đó xây dựng được môi trường du lịch an toàn, thân thiện. Ông Tuấn chứng minh: Nhiều năm qua, UBND TP Hội An đã ban hành và thực hiện nghiêm túc quy chế “Xây dựng điểm kinh doanh đạt chuẩn văn minh”, tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ năng, giao tiếp cho người bán hàng, xích lô. Tại các điểm đón khách du lịch đều có gắn biển niêm yết giá các dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn. Các đội liên ngành du lịch, công an, t huế  thường xuyên kiểm tra sát sao các hộ kinh doanh, nếu cá nhân, đơn vị nào vi phạm có thể bị đóng cửa, rút giấy phép kinh doanh ngay lập tức. Chính nhờ thực hiện các biện pháp đồng bộ, quyết liệt như vậy, Hội An đã xây dựng được môi trường du lịch văn minh, lịch sự, thân thiện với du khách. Đó cũng là lý do để Hội An luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, được nhiều tạp chí, trang web du lịch danh tiếng trên thế giới bình chọn các danh hiệu: Thành phố được yêu thích nhất trên thế giới; 1 trong 10 thành phố du lịch tốt nhất; Điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á...

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành du lịch nước ta cho biết: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính chất liên ngành, liên vùng rất chặt chẽ. Theo tính toán của các chuyên gia du lịch thế giới, trong tổng số 22 yếu tố làm nên chất lượng môi trường và thương hiệu du lịch thì ngành du lịch chỉ chiếm có 5 yếu tố chủ yếu, các yếu tố còn lại là sự tham gia của các ngành khác. Do vậy, để ngăn ngừa tình trạng môi trường du lịch xuống cấp, đòi hỏi phải có sự vào cuộc thường xuyên, quyết liệt của các ngành, các cấp, các địa phương và các thành phần kinh tế-xã hội khác.

Cùng chung quan điểm này, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch cũng khẳng định: Muốn bảo vệ du khách và xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, một mình ngành du lịch không thể làm được. Vì vậy, các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền và người đứng đầu các địa phương phải nêu cao trách nhiệm hơn nữa trong việc quản lý các hoạt động du lịch và kiên quyết chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi làm tổn hại đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Chỉ có như vậy, chúng ta mới hy vọng “làm sạch” môi trường du lịch Việt Nam trong thời gian tới và biến phương châm “Nụ cười của khách du lịch chính là tương lai của du lịch Việt Nam” trở thành hiện thực.

 

Bài và ảnh: THIỆN VĂN

Không có nhận xét nào: