Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Đại gia Hà Nội sốt xình xịch sắm nhà sàn xa xỉ | Kinh doanh | Kienthuc.net.vn

Núi Bà Nà toạ lạc 1 khu vực ấn độ dương thuộc về Mạch núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh , huyện Hòa Vang , cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489 m so với mực nước biển.
Sau cách mệnh tháng Tám năm 1945 , Bà Nà dần dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lăng Việt Nam lần thứ 2 , dân chúng xứ sở thực hành chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy , khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lãng gần nửa thế kỷ. Đầu năm 1998 , UBND thành thị Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ , nhà hàng , khu bảo tồn... Con đường từ chân núi lên đỉnh Bà Nà dài 15 km đã được rải nhựa , tiện lợi cho liên lạc. Sau năm 2000 , Bà Nà đã được đánh thức và tái tạo vịt đàn một thịt thà du lịch và chóng vánh trở lại ngôi vị của một trong những khu du lịch nổi danh nhất của đô thị Đà Nẵng. Bà Nà Hills được mệnh danh là Sapa của miền Trung với khí hâu quanh năm tiên tân , nhiệt độ làng nhàng vào khoảng 18oC , Bà Nà – Núi Chúa là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng ở miền Trung Đà Nẵng. Du khách đến khu du lich Bà Nà Hills không chỉ được tận hưởng không khí trong sạch , xanh , sạch , đẹp mà còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Ở Bà Nà một ngày có 4 mùa riêng biệt: buổi sáng iết xuân , buổi trưa vào hạ , buổi chiều se se sang thu và đêm về giá lạnh như giữa đông.
Những thông tin , tin tức khác về du lịch quý khách đọc bên dưới:
Chi tiền tỷ dựng nhà sàn
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Hà Nội, cách trung tâm khoảng 20 km. Nhờ không gian làng quê yên tĩnh, trong lành nên khu vực hai xã Phú Cát và Hòa Thạch đã thu hút không ít những người có tiền của đến mua đất xây biệt thự, trang trại... Bất ngờ là 10 năm trở lại đây, khu vực này rộ lên phong trào săn nhà sàn đẹp về dựng lại và tôn tạo thành khu nghỉ dưỡng hoặc nhà hàng kinh doanh.
Gia đình anh Kiều Văn Sàn ở thôn 6, Phú Cát đã sinh sống ở khu vực hơn 7 năm, chia sẻ: Trước đây khu này là bãi đất trống rộng mênh mông, sau dự án xây khu sinh thái rồi dân ở Hà Nội và các tỉnh về đây đua nhau mua đất. Nhất là thời điểm cơn sốt đất 2010, đất ở đây đắt như tôm tươi, không có mà bán.
Ông Hoàng Văn Trường với kinh nghiệm nhiều năm lắp đặt nhà sàn cho biết: Nhà sàn ở đây thường được “bê” nguyên từ các vùng cao của tình Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu... Về. Các vị đại gia đã phải chi ra hàng chục tỷ đồng để tìm mua nhà và thuê nhân công vận chuyển, lắp đặt...
 Nhà sàn tiền tỷ mọc lên ngày càng nhiều ở Quốc Oai.

Giá ngôi nhà sàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu gỗ, diện tích và kiểu dáng nhà, tình trạng nhà cũ hay mới. Anh Trương Văn Thư, một người môi giới mua bán, lắp đặt nhà sàn ở thôn 6, Phú Cát tư vấn: Nhà làm bằng các loại gỗ tốt là gỗ đinh, lim, nghiến... Thì bền đẹp hơn, diện tích càng rộng thì nhà càng đắt, kiểu dáng nhà gồm có nhà thường, kẻ truyên, kẻ truyên chồng chóp và kẻ truyên chồng cánh là đẹp nhất hay chái nhà gồm chái bồ câu, chái vảy..., Nhà càng cổ thì càng có giá.
Theo tìm hiểu, hiện tại trên địa bàn hai xã Phú Cát và Hòa Thạch có hàng trăm ngôi nhà sàn được xây dựng theo nhiều phong cách khác nhau. Vị đại gia tên Linh (Thanh Trì, Hà Nội) là một doanh nhân trong ngành du lịch, là chủ của một ngôi nhà sàn có giá hơn 4 tỷ đồng. Ông này chỉ là một trong số nhiều đại gia Hà Nội và các tỉnh mua nhà sàn về dựng lại trên vùng đất này. Ngôi nhà sàn nổi tiếng lớn nhất trong vùng cho đến thời điểm hiện tại rộng hơn 200m2, được dựng từ hai ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày và Mường ở Sơn La. Ngôi nhà này được một vị đại gia 73 tuổi làm trong ngành giao thông trực tiếp mua và dựng lại từ đầu năm 2013. Đại gia này cho biết, ông mua 2 ngôi nhà này chỉ với giá 630 triệu đồng nhưng các chi phí khác như tháo dỡ, chuyên chở và thuê thợ phục dựng đã đẩy chi phí đến gần 5 tỷ đồng. Ước tính sau khi hoàn thiện ngôi nhà sẽ có giá hàng chục tỷ đồng.
Nhà sàn kín cổng cao tường
Đi dọc trên con đường vào các xã Phú Cát, Hòa Thạch như lạc vào một bản làng dân tộc miền cao với nhiều nếp nhà của các dân tộc ở các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, những ngôi nhà sàn về miền xuôi không thể giữ nguyên bản mà bị biến đổi với nội thất sang trọng và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của chủ nhân.
Hầu hết các ngôi nhà sàn được các đại gia dùng làm nơi nghỉ dưỡng nên những ngày thường chỉ có người trông coi, quyét dọn. Khu làng yên tĩnh và bí ẩn bởi ngôi nhà sàn nào cũng kín cổng cao tường, chỉ những dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ gia chủ mới xuất hiện. Bà Nguyễn Thị Hà, một người dân sống trong khu làng này kể rằng: Những dịp cuối tuần xe ô tô sang trọng nối đuôi nhau về làng. Thường thì người ta đưa người thân, bạn bè về để ăn uống nghỉ ngơi thư giãn sau 1,2 ngày họ lại đi luôn.
Ông Cẩn ( 73 tuổi), là một đại gia trong ngành giao thông, đã về hưu rồi nhưng ông có cái thú điền viên, thích cuộc sống yên tĩnh nên ông quyết định đổ tiền vào dựng một ngôi nhà sàn để tận hưởng tuổi già. Ông tâm sự: Ông thích nhà sàn vì nó mát mẻ và thoáng đãng, sống ở đây ông được hòa mình với thiên nhiên. Thỉnh thoảng ông cùng con cháu về đây nghỉ ngơi sau những ngày mệt nhọc rồi lại lên Hà Nội, ở đây lâu thì cũng buồn lắm.
 Nhà sàn kín cổng cao tường, biệt lập với bên ngoài.




Thực tế thì phần đa người dân trong xã cũng chưa từng được nhìn tường tận những ngôi nhà sàn bởi nhà thường xuyên trong tình trạng cửa đóng then cài và biệt lập với xung quanh. Người trông coi nhà thường là người thân trong gia đình họ nên ngôi nhà được giữ gìn rất cẩn thận, người lạ không bao giờ được vào trong. Ông Thư, nhiều năm trông coi nhà sàn kể: Nhà sàn nào cũng làm bằng các loại gỗ quý, trong nhà đồ dùng sang trọng hiện đại nên phải trông giữ cẩn thận, đề phòng kẻ gian lợi dụng trộm cắp.
Từ đó, những ngôi nhà sàn lại càng trở nên bí ẩn với người dân xung quanh. Và những nếp nhà sàn chỉ như một bức tranh để ngắm, một phong cảnh đẹp để chơi với các đại gia.

Không có nhận xét nào: