Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Cuộc chiến du lịch trực tuyến

Cù lao chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO confirm là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đảo cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Đảo cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của thành thị thương khẩu Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Đảo Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn ( Autronesian ) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình cấu trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại đồ đồng thau vài trăm năm.

Đây còn là một địa điểm du lịch cù lao chàm có khí hậu quanh năm sảng khoái, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn thuỷ sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng lưu li ở khu vực ấn độ dương biển Cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.

Tháng 10 năm 2003, Khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dại trên đảo, là 1 trong 15 Khu bảo tàng biển của Việt Nam vào thời điểm 2007.

Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật sản vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế thời hạn con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju ( Hàn Quốc ).

Mời quý khách đến với Tour du lịch cù lao chàm (xuất phát hàng ngày)  do công ty du lịch xứ Đà đảm nhiệm sẽ làm hài lòng quý khách. Các lĩnh vực, bài viết khác về du lịch xin qúy khách xem bên dưới:

Năm 1996, tập đoàn phần mềm Mỹ Microsoft đã tung một dịch vụ mang tên Expedia Travel Services với hy vọng sẽ thuyết phục khách du lịch đăng ký đi nghỉ qua mạng. Lúc đó, rất ít hộ gia đình có kết nối internet và quan trọng hơn là hầu hết mọi người đều cho rằng chuyện đăng ký đi du lịch qua internet là ý tưởng điên rồ (đó là chưa kể đến việc họ phải nhập thông tin thẻ tín dụng trên website).

Nhưng giờ hầu như không ai nghĩ rằng ý tưởng này là điên rồ nữa. Expedia hiện đã trở thành công ty dịch vụ lữ hành lớn nhất thế giới (Microsoft đã bán Expedia vào năm 2001). Năm ngoái, thông qua các thương hiệu như Trivago, Hotels.Com và Hotwire, tổng giá trị các giao dịch đăng ký du lịch của Expedia là 39,4 tỉ USD.

Hãng dịch vụ lữ hành lớn thứ ba thế giới Priceline, với các thương hiệu như Booking.Com, priceline.Com, là cũng là một công ty trực tuyến, với doanh số 39,2 tỉ USD trong năm 2013. Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, năm ngoái, các công ty cung cấp những dịch vụ trực tuyến như vé máy bay, khách sạn, tour… đã thu về tổng cộng 278 tỉ USD.

Khi nói đến hoạt động đặt vé máy bay, phòng khách sạn hay dịch vụ thuê xe cho khách du lịch, thị trường du lịch trực tuyến có vẻ là một thị trường đã trưởng thành ở nhiều quốc gia giàu có. Hãng nghiên cứu thị trường PhoCusWright cho rằng hoạt động đăng ký du lịch trực tuyến hiện chiếm khoảng 43% tổng doanh số bán ngành lữ hành tại Mỹ và 45% tại châu Âu.

Phần lớn thị phần còn lại được nắm giữ bởi các công ty cung cấp dịch vụ lữ hành chuyên biệt cho giới doanh nghiệp như Carlson Wagonlit. Với thực tế này, dường như dư địa tăng trưởng cho các công ty lữ hành trực tuyến không còn bao nhiêu.

Thực ra, còn một số thị trường lớn mà hoạt động đăng ký dịch vụ du lịch trực tuyến vẫn còn tiềm năng tăng trưởng. Thị trường Đức là một ví dụ. Người Đức vẫn có xu hướng đăng ký đi du lịch thông qua các hãng dịch vụ lữ hành truyền thống.

Một thị trường lớn khác là châu Á, nơi có tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh. Với thu nhập của tầng lớp này đã tăng lên đáng kể, chi tiêu cho du lịch cũng tăng lên. Người Trung Quốc, chẳng hạn, đang chi vào hoạt động du lịch cao hơn khách du lịch ở bất kỳ quốc gia nào, nhưng trong năm 2012, chỉ 15% giá trị các chuyến đi của họ là đăng ký trực tuyến, theo PhoCusWright. Hãng nghiên cứu này dự đoán con số này sẽ tăng lên mức 24% vào năm 2015, đưa giá trị thị trường du lịch trực tuyến Trung Quốc lên tới khoảng 30 tỉ USD.

Phần lớn mức tăng trưởng này là nhờ vào sự bành trướng mạnh mẽ của các công ty trong nước lớn như Ctrip. Ctrip chủ yếu kiếm tiền từ việc đặt vé máy bay và tour du lịch trọn gói cho khách hàng Trung Quốc. Gần đây, người du lịch Trung Quốc có xu hướng thích tự đi hơn là đi theo đoàn. Nhờ đó, mảng đăng ký phòng khách sạn trực tuyến của Ctrip cũng ăn nên làm ra. Bộ phận khách sạn của Ctrip đã tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm trong 5 năm qua, theo hãng phân tích Trefis và đã đạt mức doanh thu tới 366 triệu USD vào năm ngoái.

Để giữ thị phần, các hãng dịch vụ lữ hành trực tuyến lớn luôn không ngừng theo sát khách hàng của mình khi họ chuyển từ máy tính để bàn sang máy tính bảng và điện thoại thông minh. Vào năm 2017, hơn 30% giá trị các giao dịch đăng ký du lịch trực tuyến sẽ thực hiện qua các thiết bị di động, theo Euromonitor.

Xu hướng đăng ký qua di động tăng nhanh một phần là nhờ việc các hãng lữ hành ra sức tăng sức hấp dẫn cho các ứng dụng di động của họ bằng cách tăng thêm các dịch vụ địa điểm, giúp người đi du lịch tìm được phòng hoặc khách sạn gần nhất. Một phần khác là do cách lên kế hoạch du lịch của người tiêu dùng đang thay đổi. Theo Faisal Galaria, một nhà điều hành tại hãng tư vấn Alvarez & Marsal, thông thường một gia đình mất hơn 3 tuần để đăng ký một kỳ nghỉ từ lúc quyết định đi cho đến lúc hoàn tất việc đăng ký trên các website. Trong tương lai, ông Galaria cho rằng khách du lịch sẽ quyết định nhanh chóng hơn và điện thoại thông minh sẽ giúp họ đăng ký vào phút chót.

Công nghệ cũng hỗ trợ cho sự phát triển của các hãng lữ hành trực tuyến. Amadeus, chuyên cung cấp phần mềm hỗ trợ cho các hệ thống đăng ký du lịch của nhiều hãng lữ hành trực tuyến, đang phát triển các phương pháp mới để thu hút khách hàng đến với các website của các hãng lữ hành. Một trong số đó là sử dụng công nghệ theo dõi trình duyệt web để đưa các mẫu quảng cáo được “cá nhân hóa” đến đúng đối tượng khách hàng, cung cấp giá mới nhất của các chuyến đi mà trước đó họ có quan tâm.

Cho dù có sự hỗ trợ của các công cụ marketing như vậy, các hãng lữ hành nhỏ hơn sẽ ngày càng thấy khó cạnh tranh với hai “ông lớn” trong ngành du lịch trực tuyến là Expedia và Priceline. Du lịch trực tuyến là một ngành mà lợi thế nghiêng hẳn về những công ty có quy mô lớn. Quy mô lớn của Expedia và Priceline đồng nghĩa với việc các công ty này có thể bắt tay với nhiều khách sạn hơn, thương thảo giá phòng, dịch vụ tốt hơn so với các đối thủ nhỏ hơn.

Hơn nữa, đây là ngành mà đòi hỏi phải chi nhiều vào marketing, một lợi thế lớn khác của Expedia và Priceline. Các hãng lữ hành trực tuyến sẽ phải chi ra hơn 4 tỉ USD trong năm nay vào hoạt động quảng cáo kỹ thuật số, theo eMarketer; và Priceline và Expedia sẽ chiếm tới hơn phân nửa trong mức chi tiêu này.

Một số công ty nhỏ hơn có thể tìm đến các thị trường ngách nhưng nhìn chung, sẽ rất khó để tìm kiếm tăng trưởng. Bất cứ khi nào họ mở ra một cánh cửa thì “đã có 2 gã khổng lồ (tức Expedia và Priceline) xuất hiện ở đó”, ông Galaria, Alvarez & Marsal, nhận xét.

Cạnh tranh không chỉ đến từ các gã khổng lồ này. Hồi năm 2010, Google đã mua lại ITA, một hãng sản xuất phần mềm tìm kiếm chuyến bay và năm tiếp theo, Công ty đã tung ra một website so sánh các chuyến bay. Động cơ tìm kiếm này cũng đã cải tiến các danh sách khách sạn của mình bằng việc cho thêm vào hình ảnh, tour du lịch ảo cũng như thông tin giá cả. Google hoàn toàn có thể gây khó cho Expedia và Priceline nếu nó muốn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, Google có thể sẽ không muốn làm “tổn thương” Expedia và Priceline vì 2 công ty này dự kiến sẽ chiếm tới 5% doanh thu quảng cáo của Google trong năm nay.

Như vậy, ngoài Ctrip, có lẽ mối đe dọa lớn nhất đối với Expedia và Priceline là TripAdvisor, một trang web đánh giá du lịch nổi tiếng được Expedia chia tách vào năm 2011. Tháng 6 này, TripAdvisor cho biết khách du lịch có thể đăng ký phòng khách sạn trực tiếp thông qua ứng dụng điện thoại thông minh của hãng.

Hồi cuối tháng 5, TripAdvisor đã hoàn tất thương vụ mua lại La Fourchette, chính thức bước vào thị trường đặt chỗ nhà hàng trực tuyến. Đến giữa tháng 6, OpenTable, một website chuyên đặt chỗ trong nhà hàng, lại tuyên bố mua lại Priceline trong một thương vụ trị giá 2,6 tỉ USD. Có vẻ như hoạt động mua bán và sáp nhập trên thị trường du lịch trực tuyến đang ngày càng sôi động hơn. 

(Theo Economist)

Không có nhận xét nào: