Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Báo Phụ Nữ Thành Phố - Phụ nữ chung tay bảo vệ Biển Đông

Đảo Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính thuộc xã đảo Tân Hiệp, đô thị Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO confirm là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đảo cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Đảo Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương khẩu Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Đảo Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn ( Autronesian ) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại đồ đồng thau vài trăm năm.

Đây còn là một địa điểm du lịch cù lao chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động cây cỏ phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển đảo cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.

Tháng 10 năm 2003, Khu bảo tàng thiên nhiên Đảo Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dại trên đảo, là 1 trong 15 Khu bảo tàng biển của Việt Nam vào thời điểm 2007.

Ngày 29.5.2009, với hệ động cây cỏ sản vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, đảo cù lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế Các quy định con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju ( Hàn Quốc ).

Mời quý khách đến với Tour du lịch đảo cù lao chàm (khởi hành hàng ngày)  do công ty du lịch xứ Đà đảm nhiệm sẽ làm hài lòng quý khách. Các lĩnh vực, bài viết khác về du lịch xin qúy khách xem bên dưới:

Giao lưu với bà Huỳnh Thị Như Hoa – chủ tàu cá ĐNA 90152.

Người tham dự chương trình giao lưu đóng góp quỹ “Chung tay bảo vệ chủ quyền Biển Đông”.

Cùng ký tên vào lá cờ Tổ quốc.

Tại chương trình, đại biểu đã giao lưu với các nhà thơ nữ trong và ngoài nước có tác phẩm viết về Biển Đông trong thời gian gần đây như: Huỳnh Thúy Kiều, Dương Phạm, Nguyễn Phan Quế Mai, Lê Tú Lệ, Huệ Triệu, Trầm Hương.

Ngoài ra, chương trình còn có phần giao lưu với bà Huỳnh Thị Như Hoa – chủ tàu cá ĐNA 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại quần đảo Hoàng Sa, bà Vương Thị Hà – vợ kiểm ngư viên Lê Đình Minh đang làm nhiệm vụ tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nghĩa – Anh hùng Lao động, chị Nguyễn Thị Quý – người bán ve chai, bé Lương Hoài Bảo Châu – học sinh lớp 4 Trường tiểu học Triệu Thị Trinh (những người tích cực ủng hộ chương trình “Đồng lòng hướng về biển đảo thiêng liêng” do Báo Phụ Nữ phát động).

Tại buổi giao lưu, những người tham dự là cán bộ Hội PN, cán bộ Đoàn TNCS, viên chức, đại diện Hội Nhà văn, đội văn nghệ nữ cựu tù chính trị TP.HCM, học sinh, sinh viên, công nhân, người nội trợ… còn trích một phần tiền đóng góp quỹ “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông” và ký tên vào lá cờ Tổ quốc để khẳng định lòng yêu nước.

Bà Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ cho biết, chương trình nhằm góp sức cùng cả nước làm tốt công tác tuyên truyền đến nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp phụ nữ về biển đảo, qua đó động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ, các ngư dân kiên cường bám biển và các lực lượng hiện đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Thanh Hoa

"Anh cứ vững lòng ở nơi đầu sóng ngọn gió"

Đó là nhắn nhủ của chị Vương Thị Hà, vợ của kiểm ngư viên Lê Đình Minh đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại vùng biển bị Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981.

Chị Hà cùng 2 con gái tại buổi giao lưu.

Chị Hà cho biết từ ngày chồng lên đường làm nhiệm vụ thực thi chủ quyền trên biển của Tổ quốc, chị ở nhà vừa buôn bán, vừa chăm sóc hai con gái song sinh trong ngôi nhà thuê trên đường Bình Giã thuộc TP.Vũng Tàu.

“Khó khăn gì tôi cũng không sợ, chỉ lo cho anh đang thực thi pháp luật ngoài Biển Đông. Các cháu còn quá nhỏ để có thể nói cho chúng hiểu về những chuyện này. Tôi thường mở băng ghi âm giọng nói của anh khi còn ở nhà cho các con tôi. Nghe tiếng bố, cả hai đứa cứ tíu tít gọi bố ơi, bố ơi”, chị Hà nghẹn ngào.

Từ ngày anh Minh lên đường gần cả 2 tháng nay, vợ chồng họ chỉ nói chuyện được với nhau một lần qua điện thoại, đó là lần tàu kiểm ngư của anh Minh phải cập cảng Đà Nẵng để sửa chữa.

Chị Hà xúc động cho biết hàng xóm rất cảm thông, động viên; chủ nhà trọ khi biết hoàn cảnh gia đình chị đã quyết định không lấy tiền cho thuê nhà, để phụ chị chăm sóc các con.

Khi được hỏi muốn nhắn nhủ điều gì với chồng, chị Hà nói: “Anh cứ vững lòng ở nơi đầu sóng ngọn gió. Em sẽ làm tốt bổn phận làm vợ, làm mẹ ở nhà. Nếu cần, em cũng sẽ làm tốt vai trò là người cha nữa”. Nói đến đây, chị không còn nén được xúc động và đã khóc.

Chia sẻ tại buổi giao lưu, bà Huỳnh Thị Như Hoa - chủ nhân tàu cá ĐNA 901520 bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 26/5 tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - bày tỏ sự căm phẫn của mình trước hành động mà bà gọi “như các tên cướp biển” của Trung Quốc.

“Nơi chúng tôi bị đâm tàu là ngư trường xưa nay của chúng tôi. Chúng tôi ra khơi đánh cá để nuôi sống gia đình. Trung Quốc gây cho tôi sự căm hận khi phá hủy kế sinh nhai của cả gia đình tôi. Nhưng dù Trung Quốc có hung bạo, dã man đến đâu, chúng tôi cũng vẫn quyết ra khơi”, bà Hoa khẳng định.

Bà cũng kêu gọi báo chí, cộng đồng trong và ngoài nước ủng hộ mạnh mẽ cho bà và Hội nghề cá Đà Nẵng kiểm kê thiệt hại, khởi kiện Trung Quốc ra tòa.

Nam Anh

 

 

Không có nhận xét nào: