Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Liên hoan “Gia đình hát ru, hát dân ca”: Ngọt ngào những lời hát ru |

Đảo cù lao chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính thuộc xã đảo Tân Hiệp, đô thị Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO xác nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Đảo cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của thành thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi đảo cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn ( Autronesian ) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình cấu trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Đây còn là một địa điểm du lịch cù lao chàm có khí hậu quanh năm sảng khoái, hệ động cây cỏ sản vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng hổ phách ở khu vực ấn độ dương biển Đảo Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.

Tháng 10 năm 2003, Khu bảo tồn thiên nhiên Đảo Chàm được thành lập để giữ giàng sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu bảo tàng biển của Việt Nam vào thời khắc 2007.

Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, đảo cù lao Chàm được UNESCO xác nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju ( Hàn Quốc ).

Mời quý khách đến với Tour du lịch đảo cù lao chàm (khởi hành hàng ngày)  do công ty du lịch xứ Đà đảm nhiệm sẽ làm hài lòng quý khách. Các lĩnh vực, bài viết khác về du lịch xin qúy khách xem bên dưới:

Liên hoan “Gia đình hát ru, hát dân ca”: Ngọt ngào những lời hát ru 1

8 gia đình tham gia Liên hoan "Gia đình hát ru, hát dân ca (Ảnh P.T) 

4 thế hệ truyền nhau lời ru, tiếng hát

Tham dự Liên hoan “Gia đình hát ru, hát dân ca” gồm 8 gia đình đại diện cho hàng ngàn gia đình tiêu biểu của Thủ đô đến từ các quận, huyện gồm Hà Đông, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Sóc Sơn và Gia Lâm. Đặc biệt các tiết mục biểu diễn gồm thành viên ở nhiều thế hệ trong cùng gia đình tham gia.

Như gia đình bà Triệu Thanh Xuân (55 tuổi) – Vũ Tiến Lực (60 tuổi) đại diện cho Quận Hà Đông gồm 4 thế hệ cùng tham gia biểu diễn. Bà Xuân là cán bộ nhân viên đài truyền thanh, ông Lực là cán bộ Hội Cựu chiến binh phường Dương Nội. Cả gia đình rất tích cực tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương và góp phần duy trì tốt hoạt động chèo La Dương.

Bà Xuân chia sẻ: Gia đình gồm 4 thế hệ chúng tôi hôm nay rất phấn khởi được mang lời ca tiếng hát, mang những làn điệu ru cổ để mong muốn mọi người lưu giữ truyền thống hát ru. Hát ru, dân ca vốn là cái hồn của người Việt Nam, là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con, giữa bà và cháu. Nó không chỉ là một phần hiển nhiên hiện hữu trong cuộc sống mỗi con người mà đặc biệt với người phụ nữ, nó như tô điểm thêm nét đẹp, sự thông minh, dịu dàng. Nhưng sự bùng nổ của các phương tiện thông tin, các loại hình giải trí, nghệ thuật ngày nay đã khiến hát ru có nguy cơ bị mai một dần trong giới trẻ. Dường như các bà mẹ trẻ thời hiện đại đã quên đi lời ru mà họ được nghe thuở nào. Họ thích ru con bằng giai điệu của bản nhạc trẻ, mở những bài hát thu sẵn… Những lời ru cổ có ảnh hưởng rất lớn, nó đúc kết lại những kinh nghiệm nuôi dạy con khỏe, con ngoan qua những lời ru… cần phải được duy trì”

Vốn đam mê ca hát, hai ông bà Nguyễn Xuân Lưu (SN 1959) và và Phạm Thị Năm (SN 1962) ở Gia Lâm (Hà Nội) cũng truyền đam mê đến thế hệ con cháu. Cả gia đình ông với 3 thế hệ đều đam mê văn nghệ, rất thích những làn điệu dân ca, hát ru. Mỗi khi rảnh cả gia đình lại tập hợp lại cùng nhau văn nghệ.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang, SN 1986 – con gái ông Lưu cho rằng đối với mỗi con người Việt Nam không ai lớn lên mà không mang bên mình những làn điệu dân ca, những câu hò điệu lý. Với lớp trẻ như chị bây giờ rất ít người biết hát ru, không phải không muốn mà không có ai chỉ dạy.

 “Từ thuở bé, tôi nghe mẹ hát ru nên mấy chị em tôi thuộc làu. Mỗi khi dỗ chị em tôi ngủ, bố mẹ lại cất lên những lời ru ngọt ngào, sâu lắng. Lời ru ấy đã theo mình vào giấc ngủ say nồng, truyền hơi ấm tình cảm về tình yêu cuộc sống và đạo lý làm người. Đến thế hệ chúng tôi cũng đã ru những lời ru ấy cho các con. Hát mãi thành hay và say mê tự lúc nào. Theo tôi những liên hoan như thế này cần được duy trì và nhân rộng để ngày càng có thêm nhiều người yêu mến và tự hào với hát ru, dân ca, tài sản tinh thần quý giá mang đậm giá trị truyền thống của dân tộc” – chị Trang nói.

Các đơn vị có tiết mục tham dự liên hoan đã có sự đầu tư tập luyện kỹ càng, trang phục phù hợp, chất lượng nghệ thuật đảm bảo. Tiết mục hát ru là những bài hát đã ăn sâu vào máu thịt phụ nữ ở các làng quê từ thuở lọt lòng đến khi làm mẹ, làm bà. Hầu hết mọi người đến với liên hoan đều có chung cảm nhận đây là một sân chơi bổ ích, không chỉ giúp các gia đình có dịp phô diễn chất giọng mượt mà qua những câu hát ru, mà còn giúp họ hiểu hơn về các làn điệu dân ca truyền thống.

Đánh thức bản sắc nguồn cội

Từ đầu năm 2014, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã tưng bừng tổ chức liên hoan hát ru, hát dân ca từ cơ sở đến quận/huyện. Liên hoan hát ru, dân ca đã thu hút lực lượng lớn hội viên phụ nữ tham gia với nhiều chương trình hấp dẫn tạo nên đợt sinh hoạt văn hóa truyền thống ấm áp, nghĩa tình.

Phát biểu tại liên hoan, bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội cho biết: "Hát ru được coi như bài học khai tâm, khai trí đầu đời giáo dục tình yêu quê hương, đất nước; tình thương, công lao của cha mẹ và nghĩa vụ, đạo lý làm con; tình đoàn kết an hem, cộng đồng dân tộc; tiếng hát ru góp phần không nhỏ cho việc hình thành nhân cách con người. Hát ru được truyền từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau bằng tình cảm trìu mến. Chương trình nhằm khơi dậy phong trào hát ru, hát dân ca trong các tầng lớp phụ nữ, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, thu hút sự tham gia đông đảo phụ nữ, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bằng những lời ru êm ả, mượt mà, những làn điệu dân ca sâu lắng, đậm tình, các gia đình đã khẳng định một cách rõ nét hình tượng đẹp của người phụ nữ trong thời đại ngày nay: giỏi giang, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp rất riêng của người phụ nữ và bản sắc văn hóa”.

8 tiết mục tham gia với nhiều thể loại phong phú như hát ru cổ, dân ca các miền Bắc, Trung, Nam… Các gia đình đã thể hiện với tài năng nghệ thuật sáng tạo, giới thiệu quảng bá rộng rãi tới hàng ngàn khán giả nét đẹp nhân văn văn của nghệ thuật hát Ru và Dân ca, mang thông điệp gìn giữ và bảo lưu bản sắc nghệ thuật dân tộc trong các tầng lớp phụ nữ và nhân dân Thủ đô.

Phương Thuận

Không có nhận xét nào: