Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Các điểm đến trong một ngày lang thang Bắc Ninh

Đến Bắc Ninh, bạn có thể đi vào bất cứ lúc nào. Dù vậy, sẽ đẹp hơn nếu đi tháng 1 hoặc tháng 2 khi có hoa cải để chụp ảnh ở bờ sông Hồng hoặc khu vực gần Chùa Dâu. Bắc Ninh cách Hà Nội chỉ khoảng hơn 30 km nên nếu không có ô tô riêng, bạn có thể đi lại bằng xe máy, khá thuận tiện di chuyển trong thành phố.

Lịch trình gợi ý

8h xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng ra đường 5, bạn có thể đi qua cầu Thanh Trì hoặc cầu Vĩnh Tuy. Ngoài ra, theo cách truyền thống, bạn có thể đi đường cầu Chương Dương và ra đường 5.

Chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian.

Đi theo đường 5 qua khu đô thị Đặng Xá Gia Lâm thì rẽ trái theo đường Nguyễn Huy Nhuận (lối đi chợ Sủi) bạn và đi thẳng, đến ngã 3 rẽ vào đường tỉnh lộ 282. Theo Tỉnh lộ 282 bạn sẽ gặp chợ Dâu tại ngã 4 cắt với tỉnh lộ 283. Chùa Dâu các chợ Dâu khoảng 500m.

Khoảng 9h bạn tới Chùa Dâu. Đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú.

Tại chùa Dâu, bạn sẽ có cơ hội lễ chùa, tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây cũng có những bức tượng cổ độc đáo như: tượng La Hán, tượng Bà Pháp Vân, tượng Kim Đồng Ngọc Nữ. Nét đặc biệt là các pho tượng La Hán này cũng như hầu hết các pho tượng trong chùa Dâu đều được đắp bằng giấy bồi và đất sét. Trong khu vực chùa Dâu còn có một giếng to tròn, tương truyền là dấu tích chiếc gậy của Khâu Đà La tặng Man Nương. Man Nương đã chọc gậy xuống đất tạo thành giếng làm cho nước phun ra, lấy nước chống hạn cho dân. Tháp Hòa Phong là nét đặc trưng nhất của chùa Dâu.

Gác Chuông chùa Bút Tháp.

11h: Tiếp tục hành trình đi chùa Bút Tháp. Để không bị lạc đường, hãy quay lại Chợ Dâu, tới ngã 3 ở Chợ (cạnh con mương) bạn hỏi đường đi chùa Bút Tháp. Chùa Bút Tháp đã nổi tiếng bởi vẻ đẹp độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử lâu đời, cũng như phong cảnh hữu tình. Chùa có pho tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam và tòa cửu phẩm liên hoa với những giai thoại kỳ bí của dòng thiền Mật Tông. Đặc biệt là ngọn Bảo Tháp bằng đá rất đẹp. Nếu đi theo đường ven đê, thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngọn Bảo Tháp này, và dễ dàng tìm được đường vào chùa.

Đây là ngôi chùa rất thân thuộc với nhiều người Việt Nam, nhất là người dân miền Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều đạo diễn phim truyền hình chọn làm bối cảnh cho các bộ phim. Ở chùa Bút Tháp, độc đáo nhất là tòa Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (nghìn mắt nghìn tay), kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012. Ngoài ra, một điểm nhấn bạn không thể bỏ qua đó là tòa cửu phẩm liên hoa - tháp bằng gỗ, 9 tầng, 8 mặt. 9 đài sen tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo. Dân gian còn gọi tòa tháp là cối xay lúa. Điều đặc biệt là đến nay cửu phẩm liên hoa vẫn quay nhưng không hề phát ra tiếng, dù được làm từ mấy thế kỷ trước. Chỉ cần hai cụ già vừa niệm Phật vừa đẩy, cối sẽ quay. Theo nghi thức Phật pháp Mật Tông nguồn gốc Tây Tạng, khi vừa quay vừa niệm Phật sẽ nhân lời niệm lên nhiều lần (3.542.400 lần/vòng quay tháp).

12h30: Rời chùa Bút Tháp, bạn đi lên đê, rẽ phải rồi đi dọc theo đê hướng đi thị trấn Hồ. Đi khoảng vài cây số sẽ có biển chỉ dẫn vào làng Tranh Đông Hồ. Tạm thời bỏ qua làng tranh Đông Hồ để tới thị trấn Hồ ăn trưa. Tại thị trấn Hồ có một hàng cơm rang và phở bò Nam Định khá ngon. Ăn xong bạn có thể tìm một quán café để tạm nghỉ.

Các nghệ nhân làng Đông Hồ in tranh theo cách truyền thống.

14h30: Nghỉ ngơi xong và tiếp tục hành trình thú vị. Bạn quay lại đường đê vừa đi để vào làng Tranh Đông Hồ. Ngôi nhà của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế ngay bên triền đê rất dễ tìm. Tại ngôi nhà của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, bạn có thể tìm hiểu quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ, tự tay in tranh, mua các bức tranh làm quà lưu niệm. Tiếp đến bạn có thể thăm gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả . Dạo quanh làng bạn có thể xem cảnh làng Hồ làm giấy màu, làm đồ mã, đồ thờ cúng bằng giấy.

17h: Về lại Hà Nội.

Xem thêm hình ảnh về các điểm đến ở Bắc Ninh

Bài và ảnh: Lê Bích


Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam và có vị trí gần nằm giữa 2 thành thị lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành thị Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa lớn của Việt Nam là phố cổ Hội An, cố đô Huế và thành địa Mỹ Sơn.

Và bất kỳ ai đến du lịch Đà Nẵng đều ngỡ ngàng trước những cảnh quan tuyệt đẹp của nơi đây. Nhìn từ trên cao thành thị Đà Nẵng như một bức tranh thủy mặc với hình ảnh núi những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp uốn lượn bên những ngọn núi hùng vĩ. Biển Mỹ Khê của Đà Nẵng từng được các tập san hàng đầu thế giới Forbes confirm là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Còn có khu du lịch Bà Nà Hills được mọi người nhận xét là có cảnh đẹp tựa chốn thần tiên. Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ non sông hay Bán Đảo Sơn Trà đều là những điểm du lịch tuyệt đẹp của Đà Nẵng.

Chính bởi thế, Đà Nẵng trong những năm gần đây trở thành một điểm du lịch quyến rũ đối với du khách trong nước và quốc tế.

Tour du lịch Đà Nẵng hè 2014 còn đưa du khách tham quan cầu sông Hàn, con cầu quay đương đại nhất Việt Nam. Đến Đà Nẵng, du khách cũng không nên bỏ qua việc trải nghiệm những trò chơi vô cùng thú nhận như lặn biển ngắm ngân, can phạm kéo dù, hay một tour khám phá đèo Hải Vân hùng vĩ.

Du khách cũng đừng quên thưởng thức những món đặc sản nức tiếng Đà Nẵng như những món thuỷ sản tươi ngon, ché bà Đệ, gỏi cá Nam Ô, bánh tráng thịt heo… Các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh khoái và hội lễ đua ghe cũng là những nhân tố cuốn hút nhiều người đến với du lịch hội an. Nơi chốn vui chơi du lịch Hội An. Nếu đã có dịp đi du lịch Hội An, mời bạn san sẻ các độc giả khác những điểm vui chơi thú vị.

- Đi dạo chơi (ở khu phố cổ có rất nhiều điểm du lịch như chùa, nhà gỗ cổ, cầu chùa …), chụp hình, mua đồ lưu niệm, ở khu phố cổ.

- Thừa thãi quán cà phê trong khu phố cổ như cà phê Hải (không gian rất đẹp), phòng trà nhỏ Cung Trầm Phố (hay có nhạc Trịnh), hay dãy cà phê dọc sông Hoài.

- Đi thuyền trên sông Hoài.

- Đi thuyền ra đảo cù lao chàm, ăn trưa và tắm biển tới đây. Bạn có khả năng nghỉ qua đêm hoặc chỉ đi trong ngày.

- Đi ôtô ra khu di tích Mỹ Sơn.

- Xem biểu diễn đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ và sự nhạy cảm cổ truyền

- Tham dự các trò chơi thể thao nước: Jetski ( môtô nước ), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển ( lặn nông và lặn sâu ), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát… tại bãi biển Cửa Đại đi du lịch đảo chàm. Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương khẩu Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi đảo cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn ( Autronesian ) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình cấu trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại đồ đồng thau vài trăm năm.

Không có nhận xét nào: