Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Stockholm, mùa hè Baltic

Chúng đứng điềm tĩnh và thường là cô đơn bên những khúc sông, những cánh rừng, những bình nguyên, những triền đồi xanh thẫm. Và bạn sẽ có cảm giác mình đang sống ở thời kỳ Phục Hưng khi mà màu đỏ Falu là biểu tượng đặc trưng nhất của kiến trúc Bắc Âu có từ thời ấy. Thế rồi khi đoàn tàu đi xa hơn để từ từ dừng bánh ở nhà ga chính Stockholm, ta lại trở về với sự náo nhiệt của một thủ đô hiện đại. Nhưng đó sẽ chỉ là một trong rất nhiều cảm giác bạn sẽ có được khi đến Stockholm.

Gamla Stan

Đến Paris là phải thăm tháp Eiffel, đến thành Vienna để nghe nhạc cổ điển trên một boong tàu nào đó dọc sông Danube, đến London để đi London Eye hay ngắm những buồng điện thoại đỏ, đến Berlin để nhìn lại tàn dư của Đệ nhị Thế chiến từ bức tường đổ nát, và đến Stockholm là phải đi Gamla Stan. Từ nhà ga chính, bạn chỉ mất 15 phút đi bộ là ra tới cổng thành của Gamla Stan – một trong những khu phố cổ nổi tiếng nhất thế giới.

Tôi đi thong dong từ nhà ga ra tới khu vực bờ sông Norrström, con sông nối liền hồ Mälaren và biển Baltic nằm ở mạn phía Bắc của Gamla Stan, đi qua cây cầu Riksbron trong cái nắng hè tươi rói nhưng vẫn thoảng qua gió mát của vùng Scandinavia. Ở thời điểm này, nhiệt độ cao nhất ở Thụy Điển cũng chỉ ở vào khoảng 15 – 20 độ C vào ban ngày, rất lý tưởng cho những cuộc bách bộ, tắm mình trong những khung cảnh tuyệt trần đậm chất Bắc Âu ở Gamla Stan.

Khu phố cổ ấy được bao quanh bởi những con đường nhỏ nhắn, rải rác đá cuội với những ngôi nhà đã nhuốm màu thời gian được bảo tồn vẹn nguyên từ thế kỷ XIII. Những ban công yên tĩnh, dịu dàng và những bậu cửa sổ nở đầy những bông hoa tươi tắn, hồn nhiên. Nắng thì rực lên ngọt ngào còn mưa thì êm ái và cũ kỹ như những thước phim trong một bộ phim châu Âu nào đó có cảnh các cô tiểu thư đang đứng đợi chờ những chàng nghệ sĩ mang đàn đến kéo, ngậm hoa hồng dưới ban công nhà nàng.

Những ngõ nhỏ, những con hẻm dẫn xuống một cái quán café hay nhà hàng nào đó sẽ xuất hiện một cách bất ngờ nhất. Chúng thấp và bí ẩn đến độ bạn sẽ phải khom người xuống để bước vào một khu vườn cổ tích rất Bắc Âu, nơi mà anh bồi bàn mặc những bộ trang phục đen – trắng cổ điển, đeo tạp dề, trải đồ ăn trên tấm khăn trải bàn kẻ ô vuông hình bàn cờ, thắp một ngọn nến bên cạnh chai Bordeaux và nói: “Chúc quý cô ngon miệng”. Bạn sẽ nghe thấy tiếng chim hót trong một không gian yên tĩnh vừa đủ, một bản Folk nào đó sẽ văng vẳng ra từ gian nhà chính và nắng thì vẫn tỏa xuống một góc vườn.

Những cửa hàng lưu niệm rải rác đều đặn khắp thành cổ, nơi mà bạn có thể mua cho mình lá quốc kỳ Thụy Điển nhỏ xinh; những tấm postcard với hình ảnh của Gamla Stan, bến cảng, bến tàu; những con búp bê bằng gỗ mang trong mình bao xúc cảm, tinh hoa từ bàn tay người thợ, có rấ nhiều món nhỏ đặc trưng cho Stockholm.

Không chọn ngày, chỉ bất chợt kéo vali lên tàu nhưng tôi may mắn đến Stockholm vào ngày thứ Bảy. Đừng ngạc nhiên khi chính Stockholm chứ không phải ở London cũng có phiên đổi gác nổi tiếng, diễn ra vào lúc 12 giờ 15 ngày hôm đó và kết thúc sau hơn 40 phút tại sân phía Tây Cung điện Hoàng gia Thụy Điển. Nghi lễ này được duy trì từ năm 1523 cho tới tận ngày nay và vẫn luôn thu hút sự quan tâm của người dân cũng như du khách. Những anh lính Hoàng Gia tóc vàng, mắt xanh, quân phục màu nước biển cưỡi trên lưng những con ngựa khỏe khoắn, mạnh mẽ sẽ giễu hành từ cổng phía Bảo tàng kho bạc cung điện ra tới cổng chính. Tiếng kèn, trống, nhạc vang lên hùng dũng, hào sảng như nhuệ khí những người lính.

Trái tim của Scandinavia

Stockholm là một ví dụ rõ nét của sự kết hợp giữa “Swedish Grace” (tạm dịch: Sự duyên dáng kiểu Thụy Điển) và “Minimalism” (trường phái tối giản). “Swedish grace” là cụm từ được biên tập viên tờ Kiến Trúc của Anh Quốc Architectural Review đặt ra vào đầu thế kỷ XX, thời hoàng kim kiến trúc của đất nước lớn nhất vùng Scandinavia này.

Ngày nay, “Swedish grace” vẫn là nguồn cảm hứng cho những thiết kế, kiến trúc truyền thống Thụy Điển được cả thế giới ngưỡng mộ với những ngôi nhà được kết hợp với nghệ thuật điêu khắc gỗ, kim loại và thủy tinh tạo nên những khu phố vừa duyên dáng, cổ kính vừa tao nhã, gần gũi. Về sau này, kiến trúc và nội thất hiện đại của Thụy Điển đổi sang trường phái “Minimalism” với phong cách giản dị nhưng sang trọng, dùng nhiều gam màu lạnh rất Bắc Âu.

Có lẽ không nơi nào giúp bạn có cái nhìn vừa tổng quát, vừa cận cảnh hai sự khác biệt ấy bằng cách ngồi trên một chiếc du thuyền hay một boong tàu đi dọc dòng sông Norrström để ngắm nhìn toàn thành phố.

Tôi mua vé cho hành trình sông nước Stockholm của dịch vụ Hop On Hop Off. Chuyến đi kéo dài từ một tới ba tiếng tùy vào quãng đường mà du khách lựa chọn. Con sông Norrström xanh thẳm, êm đềm chảy vắt qua những địa điểm nổi tiếng nhất Stockholm. Chắc bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên lắm khi một nơi yên bình như thế từng là nơi hoạt động của cướp biển Viking – tộc người cổ của Thụy Điển cách đây hơn ngàn năm. Bạn sẽ đi qua Cung điện Hoàng Gia, bảo tàng Vasa, bảo tàng ABBA, những công viên, vườn thực vật và cả những cánh rừng. Mùa này, khi mặt trời lên đỉnh vào lúc 2 giờ chiều, người ta sẽ kéo nhau ra tắm nắng ở những nơi thưa thớt bóng cây nhất.

Tôi thấy những cô nàng Thụy Điển diện bikini nằm vươn mình sưởi nắng, phía dưới là một tấm chăn mỏng, gương mặt lộ rõ vẻ thư thái. Những cặp tình nhân nằm ôm hôn nhau bên rìa một khuôn viên nào đấy, bên cạnh là chú chó của họ cũng đang lim dim mơ màng. Và còn có cả những học sinh, sinh viên tai nghe headphone, chạy bộ chung quanh con đường đá ở bìa rừng. Đó là một Stockholm khác, tránh xa khỏi sự ồn ào náo nhiệt ở trung tâm ngoài kia, chỉ có con người hòa mình vào thiên nhiên. Trên quãng đường dọc con sông ấy, bạn sẽ vẫn thấy những con thuyền nằm tự tin trên mặt nước chờ đợi những lượt khách mới, thỉnh thoảng sẽ có một chiếc đi ngược chiều, rẽ nước làm xao động mặt sông trong chốc lát.

Những vệt thời gian vô giá

Người ta nói quá khứ là thứ có thể nhìn thấy nhưng không thể chạm vào. Nhưng ở Stockholm, bạn có thể đặt bàn tay mình lên những dấu tích nổi tiếng của lịch sử một cách dễ dàng. Bạn sẽ được nghe thấy văng vẳng bên tai những giai điệu quen thuộc “Dancing queen”, “Ghimme!Gimme!Gimme!”, “The Winner Takes It All” của ban nhạc huyền thoại ABBA khi đi dọc quảng trường Stortorget được hắt ra từ những chiếc radio đâu đây.

Và ở ngay gần đó thôi, bên tay phải những ngôi nhà 5 tầng sặc sỡ sắc màu nổi tiếng nhất khu Gamla Stan là bảo tàng Nobel, nơi tái hiện lại những sự kiện trong cuộc đời người đàn ông Thụy Điển kiệt xuất và hoàn cảnh ra đời của các giải thưởng Nobel. May mắn một lần nữa đã mỉm cười với tôi khi được cô Vera, nhân viên bảo tàng mời cùng ngồi xuống thiết kế những bộ trang phục cho những mannequin tí hon. Đó là chương trình “Fashion Innovation 3” do trường Đại học thiết kế thời trang Beckmans và Học viện âm nhạc Hoàng Gia Thụy Điển tổ chức để sáng tạo những mẫu trang phục cho những người chiến thắng của giải Nobel 2013 theo từng hạng mục: văn học, y tế, hòa bình…

Đây thực sự sẽ là một trong những trải nghiệm thú vị nhất bạn có được nếu tới thăm Stockholm khi có thể nhìn thấy những bộ trang phục tự cắt ghép của mình được trưng bày trong một tủ kính ở bảo tàng tầm cỡ như Nobel. Và bạn đã từng nghe nói về “The Red Boat”, một nhà nghỉ như một chiếc thuyền lớn sơn màu đỏ thắm? Trước đây “The Red Boat” từng là thuyền đi biển thực sự. Bây giờ, nó về neo cạnh bờ và trở thành nơi ở cho những du khách trẻ. “The Red Boat” vẫn giữ lại những nét cổ kính của một con thuyền.

Stockholm cho người ta mọi cảm giác. Từ hứng khởi, vui vẻ, tràn đầy năng lượng, rồi ngỡ ngàng, ngạc nhiên để rồi lại đắm mình trong sự quyến rũ đến mê hoặc của một nơi đô hội. Bạn không cần phải vào một quán bar nào để có thể hòa mình cùng âm nhạc. Chỉ riêng việc thưởng ngoạn những cảnh đẹp ở Stockholm cũng đủ làm trái tim bạn nhảy múa, như một “Dancing Queen” (“Nữ hoàng khiêu vũ”) thực thụ: “Dancing Queen, feel the beat from the tambourine. You can dance, you can jive, having the time of your life”. (“Hãy nghe nhịp vỗ của trống tambourine. Bạn có thể khiêu vũ, bạn có thể nhảy điệu Jive và tận hưởng cuộc sống của riêng mình”).

Theo FFashion


Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam và có vị trí gần nằm giữa 2 thành phố lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa lớn của Việt Nam là phố cổ Hội An, cố đô Huế và thành địa Mỹ Sơn.

Chính vì vậy, Đà Nẵng trong những năm gần đây trở thành một điểm du lịch quyến rũ đối với du khách trong nước và quốc tế.

Và bất kỳ ai đến du lịch Đà Nẵng đều ngỡ ngàng trước những cảnh quan tuyệt đẹp của nơi đây. Nhìn từ trên cao đô thị Đà Nẵng như một bức tranh thủy mặc với hình ảnh núi những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp uốn lượn bên những ngọn núi hùng vĩ. Biển Mỹ Khê của Đà Nẵng từng được các tạp chí đi hàng đầu thế giới Forbes confirm là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Còn có khu du lịch Bà Nà Hills được Quần chúng nhận xét là có cảnh đẹp tựa chốn thần tiên. Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ nước non hay Bán Đảo Sơn Trà đều là những điểm du lịch tuyệt đẹp của Đà Nẵng.

Tour du lịch Đà Nẵng hè 2014 còn đưa du khách tham quan cầu sông Hàn, con cầu quay hiện đại nhất Việt Nam. Đến Đà Nẵng, du khách cũng không nên lượng thứ việc trải nghiệm những trò chơi khôn xiết thú vị như lặn biển ngắm xà cừ, canh bạc kéo dù, hay một tour khám phá đèo Hải Vân hùng vĩ.

Du khách cũng đừng quên thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng như những món hải sản tươi ngon, ché bà Đệ, gỏi cá Nam Ô, bánh tráng thịt heo… Các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh xèo và lễ hội đua ghe cũng là những nhân tố thu hút nhiều người đến với du lịch hội an. Nơi chốn vui chơi du lịch Hội An. Nếu đã có dịp đi du lịch Hội An, mời bạn chia sẻ các bạn đọc khác những điểm vui chơi thú vị.

- Đi dạo chơi (ở khu phố cổ thừa thãi điểm du lịch như chùa, nhà gỗ cổ, cầu chùa …), chụp hình, mua đồ lưu niệm, ở khu phố cổ.

- Có rất nhiều quán cà phê trong khu phố cổ như cà phê Hải (không gian rất đẹp), phòng trà nhỏ Cung Trầm Phố (hay có nhạc Trịnh), hay dãy cà phê dọc sông Hoài.

- Đi thuyền trên sông Hoài.

- Đi thuyền ra đảo cù lao chàm, ăn trưa và tắm biển tới đây. Bạn có xác xuất nghỉ qua đêm hoặc chỉ đi trong ngày.

- Đi ôtô ra khu di tích Mỹ Sơn.

- Xem biểu diễn đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ và sự nhạy cảm cựu truyền

- Tham gia các trò chơi thể thao nước: Jetski ( môtô nước ), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển ( lặn nông và lặn sâu ), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát… tại bãi biển Cửa Đại đi du lịch đảo cù lao chàm. Đảo Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của thành phố thương khẩu Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Đảo Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn ( Autronesian ) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Không có nhận xét nào: