Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Ngành du lịch: Vượt mục tiêu đón 8,2 triệu du khách

Du lịch Việt Nam đang đẩy mạnh quảng bá hình ảnh

CôngThương - Triển khai chiến dịch “Vietnam Exciting- Việt Nam điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện”, ngành du lịch kỳ vọng điều gì, thưa ông?

Đây là chiến dịch ngắn, gồm các hoạt động cụ thể như: Họp báo quốc tế, khảo sát các điểm du lịch hấp dẫn, kết nối doanh nghiệp xây dựng sản phẩm, thúc đẩy liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch ra thế giới. Có thể nói, triển khai chiến dịch “Vietnam Exciting” là nhằm khẳng định lại vị thế của du lịch Việt Nam.

Vậy kinh phí cho xúc tiến, quảng bá du lịch như thế nào?

Hạn chế của ngành du lịch là kinh phí xúc tiến, quảng bá của Việt Nam chỉ bằng 1/20 so với các nước khác. Tuy nhiên, dự kiến trong tháng 8 này, nghị quyết về phát triển du lịch trong tình hình mới sẽ được Chính phủ ban hành, trong đó, có nội dung tăng cường công tác xúc tiến quảng bá. Theo đó, ngoài sử dụng ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ lấy chính nguồn thu từ khách du lịch. Chẳng hạn, một khách quốc tế ngủ một đêm ở Việt Nam sẽ đóng góp 1 đô la. Nếu làm được như thế, chúng ta sẽ có hàng triệu đô la cho công tác xúc tiến quảng bá.

Nhằm chủ động ứng phó với tình hình mới, Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch thống nhất triển khai một số giải pháp cấp bách về thông tin môi trường du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện; xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm nhằm giữ vững kế hoạch đón du khách quốc tế năm 2014.

Để thu hút du khách, một vấn đề không kém phần quan trọng là đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh. Vậy đề xuất miễn giảm thị thực thêm cho một số thị trường hiện ra sao?

Liên minh Châu Âu đang nới lỏng việc cấp thị thực cho Việt Nam. Nhật Bản cũng đã nới lỏng quy định cấp thị thực và dần hướng tới miễn thị thực cho du khách Việt Nam. Một số nước trong khu vực cũng vậy. Đặc biệt đến năm 2015, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập sẽ tạo điều kiện cho phát triển du lịch. Do đó, chúng ta cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, tiếp tục áp dụng các chế độ ưu đãi riêng biệt đối với 7 thị trường hiện nay, xem xét từng bước mở rộng danh sách các nước được miễn thị thực đơn phương; thực hiện cấp thị thực điện tử (E-visa); tham gia các thỏa thuận thị thực chung (ACMECS, ASEAN). Hiện Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất về miễn giảm thị thực để xem xét, mở rộng đối tượng nhằm bảo đảm lợi ích về cả mặt ngoại giao, chính trị và kinh tế.

Ngoài hoạt động đối ngoại, ngành du lịch sẽ làm gì để níu chân du khách?

Với tiềm năng, lợi thế về cảnh quan, văn hóa, lịch sử, Việt Nam có sức hút rất lớn với du khách quốc tế. Tuy nhiên, cần phải khai thác tốt hơn và chú trọng đi vào chiều sâu, chất lượng. Sản phẩm du lịch, môi trường, dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu của du khách. Mặt khác, chúng ta phải thay đổi tư duy làm du lịch, tức là phải tính đến hiệu quả, chứ không chạy theo số lượng. Tăng trưởng khách du lịch không chỉ về mặt con số, mà quan trọng nhất là mang lại lợi ích cho người dân và sự hài lòng của du khách.

Mục tiêu đón 8,2 triệu lượt khách quốc tế và doanh thu đạt 240 tỷ đồng có khả thi?

Hiện ngành du lịch đang thực hiện hàng loạt các giải pháp để thu hút du khách. Đặc biệt, sau các chuyến xúc tiến nước ngoài, tổ chức roadshow, tham gia các hội chợ… chúng ta cũng đã có những cam kết, ký hợp đồng hợp tác về du lịch với các nước. Tôi tin rằng, với sự quan tâm của Chính phủ, sự đầu tư của các bộ, ngành, lượng khách quốc tế chắc chắn sẽ tăng lên, vượt kế hoạch đề ra.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)

Du lịch Việt Nam đang đẩy mạnh quảng bá hình ảnh

PHẢN HỒI


Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam và có vị trí gần nằm giữa 2 đô thị lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa lớn của Việt Nam là phố cổ Hội An, cố đô Huế và thành địa Mỹ Sơn.

Và bất kỳ ai đến du lịch Đà Nẵng đều ngỡ ngàng trước những cảnh quan tuyệt đẹp của nơi đây. Nhìn từ trên cao thành phố Đà Nẵng như một bức tranh thủy mặc với hình ảnh núi non những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp uốn lượn bên những ngọn núi hùng vĩ. Biển Mỹ Khê của Đà Nẵng từng được các tập san đầu tiên thế giới Forbes công nhận là một trong 6 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Còn có khu du lịch Bà Nà Hills được mọi người nhận xét là có cảnh đẹp tựa chốn thần tiên. Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ nước non hay Bán Đảo Sơn Trà đều là những điểm du lịch tuyệt đẹp của Đà Nẵng.

Chính bởi vậy, Đà Nẵng trong những năm gần đây trở nên một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Tour du lịch Đà Nẵng hè 2014 còn đưa du khách tham quan cầu sông Hàn, con cầu quay đương đại nhất Việt Nam. Đến Đà Nẵng, du khách cũng không nên bỏ quá việc trải nghiệm những trò chơi khôn xiết thú vị như lặn biển ngắm san hô, canh bạc kéo dù, hay một tour khám phá đèo Hải Vân hùng vĩ.

Du khách cũng đừng quên thưởng thức những món đặc sản lừng danh Đà Nẵng như những món hải sản tươi ngon, ché bà Đệ, gỏi cá Nam Ô, bánh tráng thịt heo… Các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh khoái và hội lễ đua ghe cũng là những yếu tố cuốn hút nhiều người đến với du lịch hội an. Nơi chốn vui chơi du lịch Hội An. Nếu đã có dịp đi du lịch Hội An, mời bạn san sẻ các bạn đọc khác những điểm vui chơi thú vị.

- Đi dạo chơi (ở khu phố cổ thừa thãi điểm du lịch như chùa, nhà gỗ cổ, cầu chùa …), chụp hình, mua đồ lưu niệm, ở khu phố cổ.

- Có rất nhiều quán cà phê trong khu phố cổ như cà phê Hải (không gian rất đẹp), phòng trà nhỏ Cung Trầm Phố (hay có nhạc Trịnh), hay dãy cà phê dọc sông Hoài.

- Đi thuyền trên sông Hoài.

- Đi thuyền ra đảo cù lao chàm, ăn trưa và tắm biển tới đây. Bạn có thể nghỉ qua đêm hoặc chỉ đi trong ngày.

- Đi ôtô ra khu di tích Mỹ Sơn.

- Xem trình diễn đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ và sự nhạy cảm cựu truyền

- Tham gia các trò chơi thể thao nước: Jetski ( môtô nước ), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển ( lặn nông và lặn sâu ), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát… tại bãi biển Cửa Đại đi du lịch cù lao chàm. Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của thành phố thương khẩu Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Đảo Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn ( Autronesian ) "Pulau Champa". Đảo Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại đồ đồng thau vài trăm năm.

Không có nhận xét nào: