Chợt chìm vào giấc ngủ mơ màng sau thành phố thứ 8 của Ý, nhưng tôi lại giật mình tỉnh giấc do cái mùi lành lạnh từ dãy Alps xộc vào mũi. Chuyến tàu nhanh chạy ngang qua dãy Alps, là tín hiệu cho cái đích đến sắp tới. Đi lên thang cuốn đến mặt đất, Bern mở ra một dãy phố dài tấp nập người qua lại, cổ và cũ kỹ lắm. Bern có biểu tượng chẳng thể lẫn vào đâu được là chiếc đồng hồ cổ (Clock Tower) ngay trung tâm và những Fountains nối dài khắp trục đường chính. Thủ đô Thụy Sĩ mang tên Bern bởi vì theo truyền thuyết từ Bern giống từ "Baren" trong tiếng Đức nghĩa là "con gấu", và gấu đã trở thành vật tượng trưng mang lại nhiều điều tốt lành cho thành phố, để rồi họ xây nên một trung tâm bảo tồn về loài gấu cạnh bên sông, là nơi mà không một khách du lịch nào bỏ qua khi đến thành phố nhỏ bé này.
Đến với Bern vào một chiều cuối Đông, chắc cũng vì lẽ đó mà quang cảnh không mấy tấp nập nhộn nhịp lúc về chiều. Con phố thưa người, các cửa hàng lưu niệm khu trung tâm dần đóng cửa và những con đường le lói những bóng đèn điện vàng khi chỉ mới sáu giờ chiều. Rút vội thanh socola – món đặc sản không thể bỏ qua của đất nước này – ăn cầm hơi, cái vị đắng làm tôi giật cả mình, vì có lẽ thói quen của hầu hết người châu Á là thích ăn ngọt và nhiều sữa. Nhưng socola ở đây đắng lắm, nhưng rồi cái vị ngọt hay hay sẽ đến nơi đầu lưỡi ngay 2 phút sau đó, tôi bất giác bắt được khoảnh khắc của một ông họa sĩ già trong tiệm tranh cũ kỹ. Chắc hẳn đây phải là niềm đam mê của cả cuộc đời người đàn ông này vì tôi thấy ánh mắt của ông yêu từng bức tranh, khách hàng đã về hết, nhưng ông vẫn đam mê với tác phẩm đang giở dang mà quên cả thời gian. Bức tranh ông đang vẽ là dòng sông Aere bên triền núi, nơi có con đường mòn xơ xác lá giữa chiều đông, cái hồn của bước tranh là những cắp đôi nắm tay nhau, như cái ấm áp giữa trời đông tĩnh mịch. Dân châu Âu họ tình cảm lắm, họ cưới nhau và yêu nhau đến cuối cuộc đời. Ở đây không phải tôi muốn nói dân châu Á không yêu nhau đến cuối cuộc đời, mà là cái cách yêu và thể hiện tình yêu, nó vẫn sâu sắc và đằm thắm sau bao nhiêu năm chung sống. Rất dễ dàng bắt gặp một ông bà lớn tuổi, nắm tay nhau trên phố, rồi cười đùa, rồi trao cho nhau một nụ hôn kéo dài khắp phố, còn tôi, chắc là tôi sẽ thấy ngại.
Sau khi đã lang thang khắp phố, ngang qua những con đường mòn – nhỏ - dốc, tôi tìm về khách sạn để nhâm nhi một tách trà và ghi chép hành trình. Bern nhỏ lắm, chỉ vài tiếng đồng hồ mà tôi đã khám phá hơn một nửa những địa danh trong thành phố (theo như bản đồ du lịch mà chị tiếp tân cung cấp và nhiệt tình chỉ tôi cách đi để tiết kiệm thời gian nhất mà đảm bảo rằng không bỏ qua bất kỳ một địa điểm du lịch nào). Bern về đêm càng lạnh, cơn mưa hiện tại như làm tăng thêm vẻ cô quạnh trên đường phố, người người hối hả, bắt những chuyến tàu điện cuối cùng về nhà. Chẳng mấy chốc, chỉ còn tôi – Bern và màn đêm tĩnh mịch. “Sleepless Nights” của Norah Jones vang lên ở phía cuối phòng sinh hoạt chung, tôi tò mò bước lại phía chàng trai trẻ đang ngồi nghe những giai điệu buồn mà nhấm nháp màn đêm. Anh là một thầy giáo dạy tiểu học, sinh ra và lớn lên tại thành phố này. Đêm nay, anh không muốn về lại ngôi nhà thân thuộc vì hôm nay là ngày kỷ niệm 3 năm ngày tình yêu của anh, nhớ vậy thôi, chứ hai người đã chia tay nhau hơn nửa năm. Anh muốn trốn khỏi những kỷ niệm đẹp, không muốn phải nhớ về những ngày kỷ niệm tình yêu có nhạc và rượu vang dưới ánh nên của hai người. Anh bảo nơi đây dễ tìm một bạn tình, nhưng khó lắm mới có thể vun vén cho tình yêu. Bern khắc nghiệt, đắt đỏ và không phải là chỗ cho kiểu cách sống chậm rãi, bình yên. Mức sống cao làm cho đời sống con người bị cuốn vào guồng công việc, phải tất bật cho cuộc sống của hai người, nhưng đến khi tình yêu quá độ và khó để cân bằng được thời gian bên nhau, người yêu anh bỏ đi sang một thành phố khác và dĩ nhiên là với một mối tình không-phải-là-anh. Ngoài trời đã hết mưa, nhưng tiếng tí tách không hiểu từ đâu lại làm tôi tò mò. Anh giải thích là tiếng chảy của mạch nước ngầm của con sông Aare, chảy xuyên suốt cả thành phố, nên câu hỏi của tôi dường như là câu hỏi chung của hầu hết du khách lần đầu đặt chân đến Bern. Tâm sự với anh vài câu chuyện nhỏ, mà trời đã gần sáng, tôi chào tạm biệt anh và chúc anh ngủ ngon, hẹn có dịp sẽ quay trở lại, hoặc, gặp anh ở Việt Nam nếu anh một lần đến thăm. Hy vọng đêm nay sẽ chẳng còn dài, đối với anh.
Tiếng chuông đồng hồ ngoài trung tâm như đánh thức cả phòng, tôi vươn người dậy, nhớ lại câu chuyện đêm qua. Bern đông đúc hẳn buổi sáng sớm, mọi người tất bật đi học, đi làm, chợ trung tâm đông đúc với các hàng hoa, rau nhộn nhịp. Chợ ở đây ngăn nắp và đẹp lắm, ánh đèn dây tóc vàng ươm như sưởi ấm các quầy hàng giữa tiết trời mùa đông, len lỏi giữa khu chợ, tôi giật mình nghe tiếng quê hương. Một chú lớn tuổi với chiếc xe đẩy, bán đủ các loại cơm chiên, mì xào, tự nhiên thấy hết lạc lõng, thấy hết cô đơn. Chú định cư ở đây cũng hơn hai mươi lăm năm, với chú thì vẫn là Sài Gòn xưa vẫn con người chân chất, vẫn là tiếng trẻ con ngêu ngao, vẫn là kiến trúc thời Pháp thuộc, nhưng chú ơi, Sài Gòn nay đã khác nhiều rồi, có dịp, chú cũng về Việt Nam một lần nhé. Tạm biệt chú, tôi “nhảy tàu”, tiếp tục hướng về Zurich. Zurich
Tôi ra khỏi sân ga và bắt đầu hành trình khám phá thành phố lớn nhất Thụy Sĩ. Zurich vẫn có lối kiến trúc Trung cổ đầy màu sắc, hồ nước lớn và các đài phun nước (có thể uống được) như một điều dễ thương của xứ sở này, nó giúp không ích khách du lịch tiết kiệm một khoản chi tiêu nho nhỏ. Khác với Bern, Zurich đông đúc người qua lại ở khắp các trục đường, các cửa hàng thời trang nổi tiếng nối dài nhau với các món hàng hóa hơn hàng nghìn euro. Tôi quyết định không vào bất cứ một shop thời trang nào để tiết kiệm thời gian, mà đi thẳng đến nhà hát Opera và Hồ Thiên Nga đầy quyến rũ ngay cạnh. Giữa mặt hồ nước yên tình là một đoàn thiên nga nằm phơi nắng giữa cái lạnh cuối đông, thu hút nhiều cặp tình nhân và các gia đình ngồi trãi thảm giã ngoại bên cạnh hồ. Đây là lần thứ 2 tôi bị choáng ngộp bởi số lượng thiên nga đông đúc như vậy (ở Munich – Đức cũng có một hồ tương tự), tôi nhanh tay chụp lại những khoảnh khắc thật đẹp mà chẳng biết bao giờ mới có cơ hội thấy được. Sau đó, tôi ngồi bệt xuống cạnh hồ, suy nghĩ vẩn vơ, ngắm từng dòng người qua lại trên phố hối hả và người ung dung đợi để ngắm hoàng hôn ở các tiệm cà phê hai bên hồ.
Nói về lịch sử đồng hồ Thụy Sĩ thì dài lắm, nhưng bắt đầu phát triển từ ở thế kỷ 17, đến nay ngành công nghiệp đồng hồ của Thụy Sĩ được sếp hạng nhất trên thế giới với đủ các kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, nhưng phân khúc khách hàng vẫn là tầng lớp trung và thượng lưu. Nhiều cửa hàng đồng hồ trông rất cổ và cũ kỹ, dường như chủ tiệm vẫn muốn kế thừa và gìn giữ nên văn minh đồng hồ qua năm tháng, từ những đồng hồ quả lắc với tuổi đời hơn 50 năm cho đến những kiểu dáng đeo tay hiện đại phù hợp với xu hướng giới trẻ hiện nay. Dạo vòng quanh các cửa hàng đồng hồ xưa cho có không khí, chứ mà mua là chuyến hành trình dài suốt một tháng của tôi đã lên kế hoạch sẽ kết thúc trong năm nốt nhạc. Đi về phía Limmat River, thấy được hoàng hôn trên sông tuyệt đẹp mà trước giờ cứ nghĩ là tranh vẽ. Hai bên bờ là thuyền và các tàu nhỏ, chắc là cung cấp cho khách du lịch khi tới đây. Mặt nước lặng như tờ, không khí bắt đầu chùn xuống giữa cái lạnh cắt da.
Kết thúc vòng thành phố là con đường Bahnhofstrasse, đây là con đường chính với hàng loạt cửa hàng thời trang nổi tiếng, không khác gì với Via Montenapoleone ở Milan (Ý) hay Oxford Street ở Luân Đôn (Anh), nhưng điều đặc biệt nhất trên con đường này đó là dưới mặt đất. Thụy Sĩ chưa đầy 8 triệu dân, nhưng có tới gần 350 các ngân hàng lớn nhỏ, và trên trục đường chính Bahnhofstrasse là tập hợp của các hệ thống ngân hàng trên thế giới, và dưới mặt đất này là các hầm chứa bảo mặt tiền tệ của ngân hàng, nên nói ví von rằng “Đi trên Bahnhofstrasse là đi trên tài sản của thế giới”. Tôi không ngủ qua đêm ở Zurich mà chọn cách ngủ trên tàu vì giá thành hostel ở nơi đây thật sự đắt đỏ, gấp 4-5 lần các quốc gia như Ý, Pháp, Đức (kinh nghiệm tan thương ở Bern). Tạm biệt Zurich, tạm biệt Thụy Sĩ. Sau này nếu có dịp tôi sẽ lại ghé qua, vì các quốc gia kì thú khác, vẫn đang lần lượt chờ đợi tôi khám phá. Bài và ảnh: Duy Nguyễn |
Núi Bà Nà toạ lạc 1 khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh , huyện Hòa Vang , cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489 m so với mực nước biển.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, quần chúng Vùng đất thực hiện ý chí tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy , khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lãng gần nửa thế kỷ. Đầu não năm 1998 , UBND thành thị Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn... Con đường từ chân núi lên đỉnh Bà Nà dài 15 km đã được rải nhựa, thuận tiện cho giao thông. Sau năm 2000, Bà Nà đã được đánh thức và tái hiện vịt cỏ một thịt thà du lịch và nhanh chóng trở lại ngôi vị của một trong những khu du lịch lừng danh nhất của đô thị Đà Nẵng.
Bà Nà Hills được mệnh danh là Sapa của miền Trung với khí hâu quanh năm dễ chịu , nhiệt độ làng nhàng vào khoảng 18oC, Bà Nà – Núi Chúa là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng ở miền Trung Đà Nẵng. Du khách đến khu du lich Bà Nà Hills không chỉ được tận hưởng khí trời trong lành , xanh , sạch , đẹp mà còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Ở Bà Nà một ngày có 4 mùa riêng biệt: buổi sáng iết xuân , buổi trưa vào hạ , buổi chiều se se sang thu và đêm về giá lạnh như giữa đông.
Những báo cáo, tin tức khác về du lịch quý khách đọc bên dưới:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét