Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Tôn vinh những nông dân làm du lịch

(Dân Việt) - Từ 19 đến 26.6 sẽ diễn ra Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013. Festival đặt mục tiêu không những quảng bá  du lịch  mà còn là dịp để cùng chia sẻ kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

tổ gắt gao xứ Trung lắm nắng và gió lại là chốn lưu giữ những ví trừng phạt văn hóa cạn kiệt xuất hạng tự nhiên và con người tạo lập. Trên tổ gắt gao đầy ấy, tự Quảng bình phẩm đến Quảng trai nhỉ ảnh vách vì vậy con lối di sản xứ Trung. Sự phong tặng phú hạng danh thiếp di trữ nức tiếng nhỉ đưa tiễn lại tặng tuyếnlẩn trốn  du lich ba na  những nét xinh xẻo văn hóa khác tuần tra, kín sắc đẹp. DACOTOURS sẽ đưa tiễn lẩn trốn khách khứa tới đồng con lối trường học Sơn kết tiếp kiến thầy giáo di sản tốt nhà tù phá những điều thúc và hữu dụng!

Dacotours in mời quý giá khách khứa tới tham lam quan liêu những chốn trên. Những danh lam tốt cảnh hạng gắt gao Việt  năm cũ và hiện tại. Trân tôn trọng kiếng chào! Cếm ơn quý giá khách khứa

thông báo tham vấn VÀ liên tưởng tốt TOUR
Hotline: Võ Kim trường học  0914 136 151
              Võ Tấn bung       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH phủ phục mùa quý giá khách khứa

Phóng viên NTNN trao đổi với ông Trần Minh Cả (ảnh)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam xung quanh sự kiện này.

Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013 được tổ chức rộng rãi đến 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, vậy có những nét đặc trưng gì mới hơn so với những “Hành trình di sản” của những năm trước?

- Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 20 giờ ngày 22.6. Cũng như những kỳ lễ hội trước, không gian chính diễn ra các hoạt động Festival Di sản Quảng Nam là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. Tuy nhiên, Festival lần này được xác định là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu các sản phẩm du lịch mới của tỉnh, do đó không gian Festival được mở rộng đến TP.Tam Kỳ (bãi tắm Tam Thanh), huyện Phú Ninh (tắm khoáng Hồ Phú Ninh), huyện Điện Bàn (du lịch sinh thái nông thôn Triêm Tây), huyện Nam Giang (đường mòn Hồ Chí Minh, làng dệt Zara, thác Grăng), huyện Đông Giang (làng Bhờ Hôồng, Đhơ Rôồng), nhằm tạo động lực để các sản phẩm du lịch mới của Quảng Nam được quảng bá rộng rãi và đưa vào khai thác trong tương lai…

Bên cạnh đó, Festival lần này có sự tham dự của gần 500 nghệ sĩ của 15 đoàn hợp xướng quốc tế đến từ 7 quốc gia và vùng lãnh thổ (Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam). Đồng thời, các đoàn nghệ thuật từ 8 nước ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Lào, Campuchia) và thành phố Osan của Hàn Quốc sẽ tham gia biểu diễn tại các chương trình nghệ thuật trong Festival.

Các thí sinh hoa hậu, các đoàn hợp xướng, các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế sẽ diễu hành và biểu diễn nghệ thuật từ Quảng trường sông Hoài, qua các đường phố cổ Hội An và tập trung về Nhà hát Hội An dự lễ khai mạc Festival. Carnaval đường phố rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống của các quốc gia và địa phương hứa hẹn sẽ mang lại bầu không khí tưng bừng trước giờ khai mạc Festival.

Du khách thích thú với việc được làm nông dân ở Hội An.

Yếu tố di sản trong Festival này sẽ được thể hiện, giới thiệu như thế nào, thưa ông?

- 22 tỉnh, thành phố sở hữu những di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam sẽ hội tụ về “Không gian di sản văn hóa Việt Nam - ASEAN” từ ngày 21.6 đến 26.6. Triển lãm được sắp đặt dọc bờ sông Hoài với 22 ngôi nhà rường trưng bày hình ảnh, hiện vật, đặc sản các địa phương và hình ảnh tiêu biểu về di sản văn hóa và thiên nhiên của các nước ASEAN.

Tại không gian triển lãm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật ASEAN và đại diện các vùng văn hóa của Việt Nam vào tối 23 và 24.6; đặc biệt, sẽ có các thuyền trình diễn đờn ca tài tử, hát ví dặm, chầu văn, bài chòi hàng đêm trên sông Hoài.

Ngoài ra, các cuộc hội thảo về bảo tồn di sản và phát triển du lịch, hội thảo đầu tư, các cuộc gặp gỡ giữa ngoại giao đoàn và các tỉnh trong khu vực cũng là nét mới của Festival. Chúng tôi muốn Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013 là một sự kiện ngoại giao văn hóa đặc biệt của Việt Nam với cộng đồng các nước ASEAN và nhiều nước khác. Quy mô tổ chức, thành phần tham dự, sự kết hợp của nhiều hoạt động lớn tạo nên diện mạo khác biệt của Festival năm nay.

Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới và nhiều danh thắng cảnh đẹp, vậy ông có kỳ vọng Festival lần này là cơ hội thúc đẩy sự phát triển quảng bá du lịch của tỉnh Quảng Nam?

- Với lợi thế về 2 di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới  cù lao chàm , cùng 54 di tích cấp quốc gia, 282 di tích cấp tỉnh và các loại hình di sản văn hóa phi vật thể phong phú, Quảng Nam xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương là du lịch văn hóa. Do đó, Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V là sự kiện nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh của “Quảng Nam - một điểm đến, hai di sản văn hóa thế giới”.

Thông qua 2 hội thảo khoa học uy tín tầm quốc gia và quốc tế về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong Festival, Quảng Nam sẽ được khắc họa như hình ảnh của một điểm đến biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, và hành động cho sự trường tồn của các giá trị di sản. Đó là nền tảng để chúng ta khẳng định thương hiệu điểm đến của các di sản và phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững đến với các ngoại giao đoàn và tổ chức quốc tế, các nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước, các doanh nhân...

Thưa ông, những người nông dân đã góp sức giữ gìn di sản, quảng bá du lịch trong thời gian qua được tôn vinh như thế nào trong Festival lần này?

- Thông qua việc giới thiệu những sản phẩm mới của du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, Ban tổ chức Festival muốn tôn vinh những người dân tham gia vào các hoạt động du lịch. Ý tưởng về sự chia sẻ lợi ích từ du lịch đến với người dân bản địa - trước hết là đối với nông dân và thợ thủ công ở các làng nghề - chỉ có thể thực hiện được nếu trong chiến lược phát triển du lịch bền vững biết chú ý và có kế hoạch cụ thể cho hướng đi này.

Đến du lịch ở Quảng Nam, du khách không chỉ tận hưởng những tiện nghi mà còn trải nghiệm đời sống và văn hóa của người dân thông qua du lịch cộng đồng. Hình ảnh người nông dân làm du lịch ở làng rau Trà Quế, làng chài Trà Nhiêu, làng Bhờ Hôồng... đã để lại ấn tượng cho du khách, đồng thời người dân cũng được thu lại những lợi ích về kinh tế, tuy bước đầu vẫn còn khiêm tốn.

Về lâu dài, tỉnh Quảng Nam có cơ chế hay đề án nào đầu tư hỗ trợ cho người nông dân làm du lịch, quảng bá thương hiệu du lịch Quảng Nam không?

- Quan điểm của tỉnh Quảng Nam là phát triển du lịch gắn kết với lợi ích cộng đồng, trong đó cộng đồng ở khu vực nông thôn và miền núi được đặc biệt chú trọng. Các tổ chức quốc tế ILO, FAO, FIDR là những đối tác hiện nay của chúng tôi trong việc hướng đến phát triển du lịch nông thôn. Và rõ ràng, trong tương lai du lịch nông thôn vẫn là một trong những thế mạnh của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, chúng tôi đang cùng với ILO xây dựng chiến lược quảng bá du lịch nông thôn.

Xin cảm ơn ông!

Trương Hồng (thực hiện)

 

Không có nhận xét nào: